Chương 5
Đức Giêsu
của sách Công-vụ
Tông-đồ
(bài 39)
Đạo Chúa
ở Giáo hội thời đầu
Cách hay nhất, để giúp
ta hiểu rõ bản-chất Giáo-hội thời đầu và cả những nơi có Đức Giêsu ngự-trị, là:
định-vị xem làm cách nào người ngoài cuộc lại có khả-năng tự nối-kết với đội-ngũ
môn-đệ của Ngài ngay từ đầu, được. Môn-đệ Ngài, ai cũng theo Đạo Do-thái, vẫn tự
coi mình là tín-hữu Do-thái-giáo, vẫn hành-xử như người trong Đạo và đặt trọn
tâm-can nối-kết với Đạo mà bất cứ người Do-thái-giáo nào cũng tuyên-xưng niềm
tin của mình, ở trong đó. Vấn-đề này, xưa nay từng gây phân-rẽ cộng-đoàn, tạo
khó-khăn cho người ngoài cuộc nào muốn gia-nhập hàng-ngũ tín-hữu Đạo Chúa, dù
việc ấy không là rào cản đầu, ở mọi thời.
Thật ra ngay từ đầu,
ông Phêrô đã muốn đưa viên đội-trưởng đội binh La Mã và gia-đình ông ta vào
nhóm người người đi Đạo quyết dấn thân theo chân Đức Giêsu là có ý-đồ rõ-rệt. Bởi,
sự-kiện này gây nhiều khúc-mắc về sử-học, khó có thể đưa ra quyết-định nào cho
phép ta nghĩ rằng: người ngoài Đạo từng dự-phần vào với Giáo-hội. Các ngài làm
thế, cho đến khi ông Phaolô lập sứ-vụ thừa-sai cho người ngoại Đạo ở Syria và
Tiểu Á, hầu tránh né mọi khó khăn có thể có.
Đạo Chúa lúc đầu chỉ
là phong-trào phục-hồi sinh-lực Do-thái-giáo, thôi. Sách Công-vụ đoạn 6 câu 1
đã ghi lại điều này bằng một xác-quyết, như sau:
“Thời
đó, khi số môn-đệ thêm đông, các tín-hữu Do-thái-giáo theo văn-hoá Hy-lạp kêu
trách các tín-hữu Do-thái-giáo bản-xứ, vì trong việc phân-phát lương-thực hằng
ngày, các bà goá trong nhóm bị bỏ quên.”
Xem thế thì, người
Do-thái-giáo nói tiếng Aram hoặc Hy-Lạp và người Do-thái-giáo Samari sống ở
Palestine đều làm thế. Ngay như cộng-đồng Do-thái-giáo hải-ngoại sống ở
Phênixia hoặc đảo Sýp cũng làm thế. Và Tin Mừng, chỉ truyền-đạt cách hạn-chế đến
người Do-thái-giáo thôi, như sách Công-vụ đoạn 11 câu 19-20 từng xác-định cả
vào lúc trước khi có sứ-vụ Antiôkia và trước lúc ông Phaolô xuất đầu lộ-diện,
như đã viết:
“Vậy những
người phải tản mác vì cuộc bách-hại xảy ra nhân vụ ông Têphanô, đi đến tận miền
Phênixi, đảo Sýp và thành Antiôkia. Họ không rao-giảng lời Chúa cho ai ngoài
người Do-thái-giáo. Nhưng trong nhóm, có mấy người gốc Sýp và Kyrênê; những người
này, khi đến Antiôkia, đã giảng cho cả người Hy-lạp nữa, loan Tin Mừng của Đức
Giêsu cho họ.”
Người Do-thái-giáo sống
ở Giêrusalem từng nghe các tông-đồ kêu gọi: hãy tự cứu khỏi “thế-hệ tà-vạy” và
được dạy, là: hãy cởi bỏ tính yếu-hèn của mình, để khiến mình trở nên thanh-sạch
như sách Công-vụ đoạn 2 câu 40 còn nói tiếp:
“Ông
Phêrô còn dùng nhiều lời khác để long-trọng làm chứng và khuyên-nhủ họ. Ông
nói: "Anh em hãy tránh xa thế-hệ gian-tà này để được cứu-độ."
Nói khác đi, tín-hữu
thời đầu bị thôi-thúc thực-hiện cuộc “đổi đời” một cách thiêng-liêng như ông
Gioan Tẩy Giả từng đề-bạt. Nhưng, trong đó vẫn thấy có điều khác-biệt, là: tất
cả mọi tín-hữu đều phải sám-hối chấp-nhận chịu thanh-tẩy để được ơn tha-thứ mọi
lỗi/tội vì danh Đức Giêsu, như sách Công-vụ đoạn 2 câu 38 lại cũng ghi:
“Ông
Phêrô đáp: "Anh em hãy sám-hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân-danh Đức
Giêsu Kitô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận ân-huệ là Thánh-Thần Chúa.”
Lời phát-biểu của ông
Phêrô vào Lễ Ngũ Tuần, xem ra chứa-đựng một chuẩn-mực để khích-lệ tín-hữu thời
đầu tin vào Đức Giêsu. Điều này, trước nhất, chú-trọng vào niềm tin và sự tuân-phục.
Kế đến, vào sự-kiện thanh-tẩy như ta thấy, là luật thôi-thúc ngay tức thì hoặc mãi
về sau. Tuy nhiên, ngay khi ấy, đã thấy dấu-hiệu kích-ngất ở trong đó; hoặc,
nói theo ngôn-từ của đấng bậc, thì: thành-viên Giáo-hội, đều nhận-lãnh ơn lành
của Thần-khí, như sách Công-vụ còn đề-cập:
Ở đoạn 8 câu 5-6 rày vẫn
bảo:
“Ông
Philípphê xuống một thành miền Samari và rao-giảng Đức Kitô cho dân-cư ở đó.
Đám đông một lòng chú ý đến những điều ông Philípphê giảng, bởi được nghe đồn
và được chứng-kiến những dấu lạ ông làm.”
Và cũng ở đoạn này,
câu 14-17 lại cũng nói:
“Các
Tông Đồ ở Giêrusalem nghe biết dân miền Samari đã đón-nhận lời Thiên Chúa, thì
cử ông Phêrô và ông Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ông cầu-nguyện cho họ, để
họ nhận được Thánh-Thần. Vì Thánh Thần chưa ngự xuống một ai trong nhóm họ: họ
mới chỉ chịu phép rửa nhân-danh Đức Giêsu. Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và
họ nhận được Thánh-Thần.”
Có thể nói: với người
Do-thái-giáo và Samari, thì: chỉ cần đón-nhận Lời rao-báo Tin Mừng, dù ngắn ngủi,
cũng đủ để được thanh-tẩy ngay tức thời. Trường-hợp ông Phaolô chẳng hạn, sau
khi diện-kiến “Đấng Công-Chính” và tuyên-xưng niềm tin của mình vào Đức Giêsu,
ông được ông Anania ở Đamát khuyên-nhủ, như sách Công-vu đoạn 22 câu 16 lại đã ghi:
“Vậy
bây giờ anh còn chần-chừ gì nữa? Anh hãy đứng lên, chịu phép rửa và thanh-tẩy
mình cho sạch tội lỗi, miệng kêu-cầu danh Ngài.”
Việc tiếp-nhận
thanh-tẩy ngay tại chỗ, là hành-xử trực-tiếp gia-nhập vào Giáo-hội như trường-hợp
tân-tòng nọ ở Êthiôpia được rút ngắn ngày giờ chờ đợi bằng lời nhủ-khuyên đã được
ghi ở sách Công-vụ đoạn 8 câu 36-38, như sau:
“Dọc đường,
các ông tới một chỗ có nước, viên thái-giám mới nói: "Sẵn nước đây, có gì
ngăn-trở tôi chịu phép rửa không?" Ông Philípphê đáp: "Nếu ngài tin hết
lòng, thì được." Viên thái-giám thưa: "Tôi tin Đức Giêsu Kitô là Con
Thiên Chúa." Ông truyền dừng xe lại. Ông Philípphê và viên thái-giám, cả
hai cùng xuống chỗ có nước, và ông Philípphê làm phép rửa cho vị quan ấy.”
Tiếp-nhận kẻ tin gia-nhập
Giáo-hội một cách chóng-vánh, được hiểu rằng: đây không là hành-xử “đổi Đạo” hoặc
xa rời niềm tin mình có để mặc lấy tin-tưởng nào khác thường xảy đến với
Do-thái-giáo cũng như những người được tin là đã đi đúng hướng chỉ-định.
Vấn-đề thực-sự nổi
lên, khi có người khi trước không theo Do-thái-giáo đã khởi-sự gõ cửa nhà thờ, để
được thế. Không kể vị tân-tòng đầu tiên ở Êthiôpia là người vốn dĩ quen thuộc
thủ-tục của Do-thái-giáo –bởi, vị này từng đi Giêrusalem cầu-nguyện và đọc sách
Ysaya – và, đây là trường-hợp hi-hữu đầu tiên khi một người không theo
Do-thái-giáo vẫn tham-gia nhập Đạo là Conêliô, đội-trưởng binh đội La Mã có
chân trong nhóm sắc-tộc người Ý, sống ở Cêsarê.
Câu truyện lập lại,
hiểu như động-thái thiên-vị mang tính chính-trị, thôi. Cũng nên nhớ: xung-đột
giữa ông Phêrô và ông Phaolô dẫn đến kết-cuộc, là: hai vị đã có lập-trường khác
nhau khi đối-xử với những người có gốc-nguồn ngoại Đạo, vốn là thành-viên Đạo
Chúa ở thời đầu, như ta đã đề-cập ở trang trước. Đây, là điều thích-thú cho các
cổ-động-viên phò ông Phêrô vẫn chỉ muốn áp-đặt những gì mới mẻ cho lãnh-tụ của mình,
thôi.
Vấn-đề này, khi xưa
không ai biết. Và, giải-pháp được đề ra đã mang tính-chất rất cách-mạng. Không một
ai trong Giáo-hội ở Giêrusalem lại sẵn-sàng nhận-đón người ngoại-giáo vào nhóm
mình cả. Họ không hề biết Đức Kitô có ra lệnh cho con dân Đạo mình ra đi rao-giảng
Phúc Âm cho công-dân thuộc mọi quốc-gia hay không, hoặc có khi lại xảy ra sự việc
hoàn-toàn trái-ngược.
Thành thử, ước-vọng của
đội-trưởng Conêliô, do lực đẩy siêu-nhiên thôi-thúc, đã nhanh chóng tham-gia Giáo-hội.
Và, ông đã gặp ông Phêrô cũng như các đồng-nghiệp của ông này với tư-cách là người Do-thái-giáo khiến
ông ở vào tình-thế “tiến-thoái-lưỡng-nan”, khi hỏi rằng: các vị có cho phép người
ngoại-giáo được trở-thành thành-viên cộng-đoàn Do-thái-giáo làm ứng-viên buộc phải
chấp-nhận Do-thái-giáo đấy chứ? Và, như một biểu-thức quan-trọng đòi thành-viên
Giáo-hội phải làm, là: “bẻ bánh” trong bữa ăn chung cùng bàn.
Vậy, làm sao người
ngoài Đạo được chấp-nhận làm thành-viên ngồi cùng bàn với họ được? Làm sao tín-hữu
Đạo Chúa rất Do-thái-giáo lại được phép bước vào nhà/nguyện-đường để sẻ-san thức
ăn, theo tư-cách người ô-uế/lỗ-phạm, tức: những người không tuân-thủ luật Do-thái-giáo?
Tác-giả sách Công-vụ
đã đưa ra giải-pháp “nước đôi” khá siêu-nhiên nhưng lạ kỳ. “Nước đôi” đây, trước
nhất là tầm-nhìn bó buộc xuất tự trời cao, từng khiến ông Phêrô sửng-sốt khi ông
bãi-bỏ luật buộc người Do-thái-giáo phải kiêng ăn đồ cúng/kỵ. Ông phản-đối luật
này và nói: “Tôi chưa từng ăn bất cứ thứ gì chung-chạ với những người này bao
giờ hết, vì thế mới nghe được tiếng đáp-trả từ trời cao”, như sách Công-vụ đoạn
10 câu 14-15 từng trích-dẫn:
“Ông Phêrô
thưa: "Lạy Chúa, không thể được, vì không bao giờ con ăn những gì ô-uế,
không thanh-sạch." Lại có tiếng phán bảo ông lần thứ hai: "Những gì
Thiên-Chúa tuyên bố là thanh-sạch, thì ngươi chớ gọi là ô-uế."
Trong khi đó, lập-trường
của ông Phaolô lại ăn khớp với quan-điểm của thành-viên Đạo Chúa ở Giêrusalem rất
Do-thái-giáo từng trải-nghiệm. Vì chuyện này, nên thái-độ của ông Phêrô là người
thường hành-xử theo tâm-tánh Do-thái-giáo, nên ông mới do-dự. Ông Phêrô từng tuyên-bố:
“Bậc cha ông tiền-bối của chúng ta, đều
không chịu nổi” gông cùm Lề-Luật thật rỗng-tuếch khi mọi người chỉ-trích ông
là đã trở mặt ở Antiôkia khi ông Phaolô lại công-khai trách-móc ông Phêrô một cách
không tiếc lời.
Tuy nhiên, ta vẫn được
bảo, là: chứng-cứ rõ-rệt cho phép người ngoại-đạo làm thế, là do từ trời cao
khi Thần-khí Chúa “đổ” lên đầu ông Conêliiô cùng gia-đình. Và, những người này cũng
đã trỗi dậy bằng sự-kiện “Glossalia”/nói
tiếng lạ. Lúc đó hơi lúng túng, nên ông Phêrô bèn kêu ca/trách-móc như sách
Công-vụ đoạn 10 câu 47, còn ghi chép:
“Những
người này đã nhận được Thánh-Thần như chúng ta, thì ai có thể ngăn-cản ta lấy
nước làm phép rửa cho họ?”
Vào lúc ấy, ông
Giacôbê, bào-đệ của Đức Chúa, bèn ra chỉ-thị châm-chước mọi sự trước mặt hội-đồng
thành-phố Giêrusalem như giải-pháp chấp-nhận người ngoại-đạo được phép gia-nhập
Giáo Hội Chúa mà không buộc phải tuân-thủ luật Môsê, trong đó có tục cắt bì, rất
bức-bách. Kình-chống việc sát-nhập hình-thức này để trở nên thành-viên
Do-thái-giáo, là lề-lối coi tục cắt bì và giữ luật Torah là hành-xử “chẳng đặng đừng” cả trong “cao-trào
Giêsu” như ta thấy ở sách Công-vụ đoạn 15 câu 1. Đoạn này nói về nghĩa-vụ
“pháp-lý” đối với người ngoại-giáo theo Đạo Chúa, được giảm-thiểu thành giới-lệnh
cổ kiểu ông Nôê tránh không bị nhiễm ô-uế từ ngẫu-tượng như không ăn thịt loài thú
bị xiết cổ cho chết hoặc kiêng ăn thực-phẩm nào dính máu, như sách Công-vụ đoạn
15 câu 20, 29 đã từng lập đi lập lại:
“Vì vậy,
phần tôi, tôi xét là không được gây phiền-hà cho những người gốc dân ngoại trở
lại với Thiên-Chúa, nhưng chỉ viết thư bảo họ kiêng những thức ăn ô-uế vì đã
cúng cho ngẫu-tượng, tránh gian-dâm, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết và
kiêng ăn tiết.”
Và, câu 29 lại cũng
nói:
“Thánh
Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác
ngoài những điều cần-thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu-tượng, kiêng ăn
tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian-dâm. Anh em cẩn thận tránh
những điều đó là tốt.”
Sau đó ít lâu, các vị
đành nhượng-bộ một cách chính-thức. Nhưng, chứng-từ ta có lâu nay cho thấy: phản-ứng
từ người Do-thái-giáo chủ-trương cắt bì, vẫn coi ông Phêrô là người xoay chiều/đổi
lối, như sách Công-vụ đoạn 11 câu 2-3 còn xác-chứng:
“Các
Tông Đồ và các anh em ở miền Giuđêa nghe tin là cả dân ngoại cũng đã đón-nhận lời
Thiên-Chúa. Khi ông Phêrô lên Giêrusalem, các người thuộc giới cắt bì chỉ-trích
ông, họ nói: "Ông đã vào nhà những kẻ không cắt bì và cùng ăn uống với họ!"
Và, ông Phaolô còn bị
coi là kẻ bội-phản, dám khuyên-răn người Do-thái-giáo hải-ngoại hãy phế-bỏ Luật
Môsê, khuyến-khích họ chống tục cắt bì cho con em mình, như sách Công-vụ lại cũng
nói đến ở đoạn 21 câu 21 sau đây:
“Thế mà
họ đã nghe nói về anh rằng: anh dạy tất cả những người Do-thái-giáo sống với
dân-ngoại phải bỏ ông Môsê, anh bảo họ đừng làm phép cắt-bì cho con cái, và đừng
giữ các tục-lệ nữa.”
Thành thử, xem ra dọc
suốt thời-kỳ Đạo-Chúa rất Do-thái-giáo trải qua những tháng ngày buộc tín-hữu phải
tuân-thủ Lề-luật, đã nhen-nhúm một rạn nứt giữa Đạo Chúa ở Palestine và dân-ngoại,
lại kết-thúc trong chia cắt/tách-lìa. Và từ đó, có sự suy-giảm chầm chậm nơi
hình-thức “cao-trào Giêsu” vốn dĩ trùng-hợp với sự-kiện Đạo Chúa của các vị khi
trước là ngoại-giáo nay dần dà tăng-trưởng.
Nói tóm lại, làm sao
nắm được tính xác-thực nơi ảnh-hình về năm tháng ngày giờ của Đạo Chúa qua sách
Công-vụ Tông Đồ được? Phải thừa-nhận, ảnh-hình ấy chứa đựng rất nhiều khuynh-loát/lắt
léo nhằm dung-hoà ý-tưởng của tác-giả với tầm nhìn của Giáo-hội.
Lấy ví-dụ, nỗ-lực
dung-hoà/chỉnh-sửa là nhắm vào việc giới-thiệu ông Phêrô như nhà quán-quân hỗ-trợ
cho người ngoại Đạo lại tạo nên chân-dung một ông Phaolô là nhà thuyết-giảng giỏi-giang
từng thu-hút rất nhiều người ở Palestine. Và ngoài ra, việc đổ lỗi cho toàn-thể
đất nước theo Do-thái-giáo là thủ-phạm giết chết Đức Giêsu của chúng ta.
Thế nhưng, giả như ta
tách riêng sự/việc xét lại như thế, tức: việc mà bất cứ người đọc tinh-ý và
sáng suốt một chút, cũng dễ nhận ra, thế mà sách Công-Vụ lại trưng-diễn các nhận-thức
rất thô-thiển về cuộc sống cũng như lối suy-nghĩ và nguyện-vọng của Kitô-hữu thế-hệ
đầu đời.
Phác-thảo này, trụ giữa
một bên là Đạo Chúa của ông Phaolô và ông Gioan Tin Mừng, còn bên kia là ảnh-hình
và hy-vọng cùng mục-đích nhắm vào sứ-điệp của Đức Giêsu Nadarét do Tin Mừng Nhất
Lãm chuyển-tải. Nay, ta có thể đi bước trước, tuyên-bố cho mọi người biết rằng:
điều này gần với Đức Giêsu hơn việc quảng-bá thần-học riêng-rẽ, lạ kỳ của ông
Phaolô và ông Gioan Tin Mừng.
Một yếu-tố khiến ta
không thể đặt câu hỏi tiên-quyết, là: chừng như ta rút ra nhiều ý-tưởng từ sách
Công-vụ, rồi bảo rằng: các vị đồng-hành với Đức Giêsu. Và nói chung, các vị từng
đính-kết vào Đạo Chúa ở Palestine, không tự coi mình như thực-thể đạo-giáo tách
rời. Nhất thứ là khi “cao-trào Giêsu” còn ở thời-kỳ phôi-thai/mới chớm ở thời
này, các vị vẫn tự coi mình như thành-phần cần-thiết/chính-yếu thuộc xã-hội
Do-thái-giáo.
Không chỉ mỗi các vị
này là những người thích-nghi/ứng-phó với thói quen thông-thường của
Do-thái-giáo, như: luật kiêng ăn đồ cúng-kỵ mà thôi; nhưng, các vị lại cũng
hành-đạo và nguyện-cầu/phụng-thờ như người theo Do-thái-giáo vậy. Niềm tin, mà
các vị đặt nơi Đức Kitô như Bậc Thày và là Đức Chúa, đơn-giản chỉ là đôi điều thêm-thắt
vào Do-thái-giáo, dù họ có làm thế cách triệt-để. Và, sự việc này, lại tô đậm sắc
mầu lên Đạo Chúa-Do-thái giáo cũng rất chung của họ thành đặc-trưng/đặc-thù.
Ngoại trừ phản-ứng
gay-gắt đến độ dễ gây “ói mửa” áp-đặt vào một Phêrô Do-thái-giáo bằng ý-tưởng
ăn uống/ẩm-thực không theo tập-tục Do-thái-giáo hoặc hoà-trộn với các người ngoại
Đạo có tính xã-hội, để rồi đặc-trưng/đặc-thù này được biểu-lộ cách rõ-rệt nhất:
ở cách hành-xử của thành-viên Đạo Chúa thời đầu, như: việc các ngài tiếp-tục nối-kết
với Đền Thờ.
Và, điều này chẳng mảy
may gây thắc-mắc/vấn-nạn gì, khi các ngài lưu-ngụ tại Giêrusalem. Đây, là đặc-trưng/đặc-thù
khá đáng kể, nhất là sau lần đền thờ/thành-phố bị phá-hủy vào năm 70 sau
Công-nguyên. Khi ấy, cung-thánh bị hủy-hoại, nên đã trở-thành biểu-tượng cho
Giáo-hội bằng việc chối-bỏ tính thần-thiêng của Đức Giêsu. Và, các tín-hữu Đạo
Chúa đã thay thế Giáo-hội bằng ý-niệm “Dân con Đức Chúa”.
Đằng khác, ngoại trừ sự/việc
Phó-tế Stêphanô dùng tiếng Hy-Lạp để công-kích lối phụng-thờ theo kiểu cúng/kỵ,
tức nhân-tố tạo ý-niệm kình-chống Đền Thờ mà trong đó không thấy có quan-điểm của
nhóm/phái tông-đồ.
Nay, giả như Đức
Giêsu lịch-sử chọn động-thái triệt-để kình-chống Do-thái-giáo cùng cơ-chế Đạo-giáo,
thì việc làm này dựa theo bản-năng tái-tục một thứ Đạo-giáo tiên-tổ do đồ-đệ
thân-cận của mình tạo ra, cũng là điều khó hiểu. Giả như, hình-ảnh Giáo hội thời
đầu được phác-hoạ ở sách Công-vụ Tông-đồ, lại chứa-đựng một mẩu sự thật, thì
người người có thể khẳng-định với lòng tự tin, rằng: điều này không thể dung-nạp
ý-niệm bảo rằng: Đức Giêsu là Đấng Sáng lập Đạo-giáo mới và đã chia tay Do-thái-giáo.
Chỉ một điều
riêng-tư/mới-mẻ xuất-hiện ở Giáo-hội thời đầu, như sách Công-vụ từng quan-niệm,
là tính thiêng-liêng cởi-mở cách ngoại-thường của thành-viên Giáo-hội này. Nhưng,
các dấu-hiệu bề ngoài về sự kích-ngất, lại cứ nắm tay nhau đồng-hành với sự
hưng-phấn rất tự-nhiên của cao-trào vừa phôi-thai, mới đáng lạ. Uy-lực mà Thần-khí
Chúa sở-hữu từ trời cao được Đức Giêsu phổ-biến đã tặng ban cho mọi kẻ tin, được
coi như bằng-chứng về sinh-hoạt của Đức Giêsu Phục-sinh vẫn tiếp-tục ở dưới đất.
Chúng ta đều thấy rằng:
đối với Giáo-hội thời đầu, thì: Đức
Giêsu là Đấng Kitô. Thế nhưng, đặc-trưng “Thiên-Sai” của Ngài như sách Công-vụ
quan-niệm, chỉ là thứ gì đó khá đặc-biệt, mà thôi. Bởi, Đức Giêsu ở sách Công-vụ,
vẫn không có nét đặc-trưng của vị vua cha nào hết, và không thấy sách này nói về
chuyện Ngài đóng vai-trò chính-trị ở đoạn nào hết.
Việc nâng-nhấc Đức
Giêsu lên hàng siêu-nhân/thần-thánh lại không giống như ở Tin Mừng của tác-giả
Gioan, nói về việc Ngài không đi trước mà chỉ theo sau các diễn-tiến ngành nghề
của Ngài ở dưới đất. Trong thời sinh-tiền Ngài sống chung đụng và sống với các
đồ-đệ của Ngài, Đức Giêsu được phác-hoạ như Tôi Tớ Lành Thánh của Thiên-Chúa và
như Phát-Ngôn-Nhân/Ngôn sứ cuối cùng của Chúa, thôi. Với tư-cách Ngôn-sứ
tham-gia vào việc thiết-lập Vương Quốc Nước Trời từng được mọi người chờ-đợi ở
thế-giới Do-thái-giáo, Đức Giêsu được tuyển-dụng vào với thế-giới ấy, mà thôi.
Chứng-thực của sách
Công-vụ có vai-trò chuyên-chở các ấn-tượng, niềm tin và xác-tín của chúng-dân từng
được biết và nghe Đức Giêsu giảng-dạy. Các chứng-từ ấy mang ý-nghĩa sống còn
trong kiếm tìm hình-ảnh lịch-sử còn ẩn-tàng ở Tân-Ước.
Cũng có thể tóm tắt ở
đây đôi điều nói rằng: sách Công-vụ Tông-đồ chẳng chứa-đựng điều gì khả dĩ ta
có thể dựa vào đó mà giải-thích/diễn-giảng bảo rằng Đức Giêsu là Bậc Thần-linh,
Đức Chúa. Sách này chẳng sớm hình-dung miêu-tả được hình-ảnh của Ngài, ngay cả
lời mường-tượng bóng-bảy nơi lời lẽ nói về Đấng Kitô/Con Thiên-Chúa như ông
Phaolô từng diễn-tả. Chỉ riêng ông Gioan Tin Mừng là nói đến Lời Hằng Sống tức Logos
rất vĩnh-hằng, mà thôi.
Sự tương-phản giữa
tác-giả sách Công-vụ và ông Gioan Tin Mừng là điểm trọn vẹn thấy rõ, và nét
trái-nghịch với ông Phaolô lại thiết-thực và là nguyên-nhân chính-yếu tạo
khác-biệt để nói rằng: sách Công-vụ Tông-đồ, đặc-biệt là các chương có-trước thời
của ông Phaolô, phản-ánh thông-điệp gửi đến những vị theo Do-thái-giáo sống
cùng thời với Đức Giêsu trong thời-gian ông Phaolô và ông Gioan rao giảng cho
các Kitô-hữu có gốc ngoại-giáo.
Đặc-biệt là ông
Phêrô, thay vì coi Đức Giêsu như Thiên-Chúa hoặc Đấng tạm-thời xuất từ trời
cao, ông lại đánh-giá Ngài vào lần đề-cập đến lời tuyên-bố đầu tiên với
công-chúng về tính Kitô-học ở sách Công-vụ như một Ngôn-sứ Do-thái-giáo, rằng:
Đức Giêsu Nadarét, “một người được Thiên-Chúa chứng-thực với quí vị có nhiều việc
làm và điều kỳ-diệu cũng như dấu-hiệu đầy quyền-năng” như sách này có nói ở đoạn
2 câu 22 và đoạn 13 câu 38-39, sau đây:
“Vậy
thưa anh em, xin biết cho điều này: chính nhờ Đấng ấy mà ơn tha tội được loan
báo cho anh em; và trong khi anh em không thể được giải-thoát khỏi tội lỗi mà
trở nên công-chính nhờ tuân giữ Luật Môsê, thì nhờ Ngài, mọi kẻ tin đều được
nên công chính.”
Cuối cùng thì, công
việc còn lại của chúng ta ở đây, là khám-phá xem có phải và nếu quả có thế thì làm
cách nào mà ý-niệm này lại phù-hợp với chứng-từ của Tin Mừng Nhất Lãm. Và, làm
sao chân-dung Đức Giêsu phác-thảo ở sách Công-vụ Tông-đồ, lại được sử-dụng để định-vị
nền thần-học Đạo Chúa, về sau còn được đánh bóng chói lọi nơi bản phác-hoạ tiểu-sử
do tác-giả Luca, Mátthêu và Máccô viết về Đức Giêsu sống trong đời các vị ấy.
(Xem tiếp
chương 6)
Gs Geza
Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment