Monday, 30 May 2016

Gs Geza Vermes: Chân-dung Đức Giêsu ở truyền-thống rất Nhất Lãm (Bài 41)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 41)



Chân-dung Đức Giêsu
ở truyền-thống rất Nhất Lãm


Bằng tiêu-đề như thế, và qua ba đề-mục ở bên dưới, chúng ta sẽ xem chất-liệu nào liên-quan đến Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm. Các yếu-tố chân-dung, lâu nay đưa vào ở truyện kể, sẽ được bàn trước. Tiếp đó, ta lại bàn về ảnh-hình trồi vượt, xuất từ nhận-thức về Đức Giêsu do người cùng thời với Ngài bày-tỏ, và phản-ánh qua danh-xưng hoặc tước-vị của Ngài ở Tin Mừng Nhất Lãm. Và ba nữa, sẽ giải-trình giáo-huấn của Ngài để bổ-sung cho ảnh-hình này, hầu giúp ta định ra bản-vị, ý-kiến và lý-tưởng của Ngài. Luôn tiện, ta sẽ bàn thêm đôi chi-tiết thu-thập từ Tin Mừng Thứ Tư, là nguồn văn được dùng đến.

Công việc trước mắt, đòi ta học-hỏi cho chính-xác; bởi, Tin Mừng Nhất Lãm bao-hàm dữ-liệu-thô khá phong-phú ở Tân-Ước, cốt để dựng-xây ảnh-hình về Đức Giêsu lịch-sử. Thế nên, ta không thể bỏ qua mọi cố gắng do mọi người đề ra.


Đức Giêsu ở Truyện kể Nhất Lãm:
Bác Thợ Mộc làng Nadarét


Truyện kể Tin Mừng, về thực-thể, tương-ứng với những gì ta gặp ở trình-thuật Máccô, chuyên cung-cấp ảnh-hình khá lỗ-chỗ theo kiểu hoạ-đồ về cuộc đời Đức Giêsu. Ngài là người chín-chắn, rất trưởng-thành. Tin Mừng Luca đoạn 3 câu 23 có nói: khi ấy Ngài đã ở độ tuổi 30, cả vào lúc ta gặp Ngài trên đường đến với ông Gioan để được tẩy rửa từ ông ta. Ngày nay, các nam-nhân dù ở độ tuổi 30 vẫn được coi là “còn trẻ”, tức: vẫn là “tuổi đầu đời”. Nhưng, vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, cũng có thể: Đức Giêsu từng được coi là Đấng trung-niên/chín-chắn, đã đi dần vào tuổi cao-niên. 

Với thành-viên nhóm “Cảo Bản Biển Chết”, những ai ở độ tuổi này, được coi là quan-chức kỳ-cựu có danh-xưng/chức-vị này/khác, kể cả Quan Giám-Hộ Tổng-Quản, cũng thế. Nên nhớ, chỉ một số rất ít xương/cốt khai-quật ở Qumran thuộc nam-nhân, ở độ tuổi trên 40 tuổi, thôi.     

Thực tế mà nói: trước khi bước vào tuổi ba mươi, hầu hết các nam-nhân Do-thái-giáo, ngoại trừ các vị thuộc phái Essênê còn độc-thân, đều đã thành gia-thất, rất nhiều năm. Theo qui-định từ giới tư-tế, thì các nam-nhân Do-thái-giáo được kỳ-vọng thuộc nhóm “đấng bậc” được phép có mặt ở lều/vòm cưới/hỏi và đã trải qua ít nhất là 18 năm lập gia-đình. Hoặc, theo phong-tục của nhánh/phái Qumran, họ cũng đã có 20 năm hoặc hơn nữa để trở-thành những người đã thành gia-thất.

Từ đó cho thấy, không Tin Mừng nào hàm-ngụ chuyện bảo rằng: Đức Giêsu từng có vợ/con, vào giai-đoạn nào đó, chí ít là khoảng thời-gian Ngài công-khai sinh-hoạt, ở ngoài đời. Theo sử-gia Philô và Flavius Josephus, thì: tính “ghét cay ghét đắng” đàn-bà/con gái như nhóm Essênê ở Biển Chết vẫn mang nặng, thì: đó không là lý-do khiến Đức Giêsu chọn đời độc-thân, đơn-độc.

Thật ra, Đức Giêsu được các tác-giả Tin Mừng mô-tả là Đấng Thánh lúc nào cũng có bầu-bạn phụ nữ và những người ái-mộ quây quần ở bên Ngài, rất đông. Tất cả mọi Tin Mừng đều không bình-luận gì về lề-thói dị-thường này.

Và, ở chương 7 tiếp theo đây, ta sẽ bàn về những quan-hệ đạt đến Đức Giêsu vẫn ẩn-giấu bên dưới Tin Mừng Nhất Lãm.

Một lần nữa, Tin Mừng bản chính cũng kể cho ta thấy rất ít điều lạ-thường về lai-lịch gia-đình, nền học-vấn và nghề chuyên-môn ngoài đời của Đức Giêsu. Ngài sinh-trưởng ở Galilê, nơi thôn-làng nhỏ bé đến độ sử-gia Josephus cùng Mishnah và Talmud đều không hề nhắc tới. Lần đầu, Ngài được nhắc nhớ tên tuổi, là ở bia/tượng là vào các thế-kỷ sau này, mà thôi.

Cha đẻ của Ngài là ông Giuse, và mẹ ruột Ngài là bà Maria, từng được coi là công-dân tốt-lành/hạnh-đạo sinh-sống ở Nadarét, ở nơi đó các ngài đã gầy-dựng gia-đình đông-đúc gồm: bốn người em trai, trong đó người có tên là Giacóp hoặc Giacôbê sau này làm Trưởng Giáo-hội Giêrusalem, tiếp theo là Giuđa được coi là tác-giả bức thư đăng ở Tân Ước, tiếp đến là Giôxét và Simôn, cộng thêm 2 người em gái không nêu rõ  danh-tánh, như được kể ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn 6 câu 3, sau đây:

“Thế, Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Giôxép, Giuđa và Simôn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?"   

-Và, ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 13 câu 5-6, cũng thấy viết:

“Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria; anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Giôxép, Simôn và Giuđa sao? Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế? "

Chính Tin Mừng này, cũng không có gợi ý nào để bác-bỏ điều gì đại-khái như: các nam-nhân và nữ-phụ kể ở đây, không là anh/chị em ruột thịt của Đức Giêsu, chút nào hết. Không chỗ nào ở Tin Mừng lại nói Đức Maria còn son-sẻ như trinh-nữ, ngoại trừ ở truyện kể về “thời ấu-thơ” của Ngài, là những đoạn được đính-kết vào với truyền-thống Tin Mừng chính, mãi về sau.

Thật ra, chỉ đến khi nhằm mục đích khai-triển niềm tin vào tính-chất đồng-trinh vĩnh-viễn của thân-mẫu Đức Giêsu, các đấng bậc trong Giáo hội mới trỗi dậy tìm cách giải-thích thần-học theo kiểu “vô thưởng vô phạt” về sự hiện-hữu từng gây lúng túng về các người anh/em trai hoặc chị/em gái của Ngài trong bản-văn Tin Mừng.

Một số văn-bản ngụy-tạo mới về Tân-Ước, như cuốn “Lịch-sử về Ông Giuse Thợ Mộc”, là bản-văn còn tồn-tại bằng tiếng Ả-Rập và Cốp-tích Ai-cập có qui về bốn người em trai, hai em gái thuộc hôn-nhân trước kia của ông Giuse.

Theo các thông-dịch-viên Đạo Chúa thời hiện-đại, đã đề-nghị: ta nên nới rộng định-nghĩa về anh/em và chị/em cho rộng hơn. Làm như thế, sẽ bao gộp cả quan-hệ ít mang tính ruột thịt như anh/em hoặc chị/em họ; hoặc con chú/bác ruột; hoặc con dì/con già như tục lệ ta vẫn có.

Thế nhưng, thật cũng khó mà thấy đó là chuyện cần-thiết để định ra rằng: trong bối-cảnh ngôn-ngữ nào khác không là Tân Ước. Trên thực-tế, đã có sự việc, là: chẳng mấy ai bận tâm hỏi cho bằng được ý-nghĩa thông-thường và giản-đơn của chữ nghĩa.

Theo truyền-thống Tin Mừng, thì: gia-đình Đức Giêsu gồm giới thủ-công-nghệ. Gia-phả hoàng-tộc phía bên nội của Ngài, chỉ là cung-cách làm đẹp nền thần-học, thôi. Chúng ta sẽ có dịp bàn thêm chuyện này ở các trang kế-tiếp. Nhưng, thân-phụ Ngài là ông Giuse, một thợ mộc (mà tiếng Hy-Lạp gọi là Tekton) và chính bản-thân Đức Giêsu cũng đã hành-nghề ấy như ta vừa thấy ở trích-đoạn Tin Mừng Mátthêu đoạn 13 câu 55-56, cũng như Tin Mừng Máccô đoạn 6 câu 3, ta vừa kể.       

Với xã-hội Do-thái-giáo vào thời đó, việc phối-hợp chuyện học-hỏi về đạo-giáo vào với công tác lao-động chân tay, hoặc thủ-công-nghệ không hề là chuyện ngoại-thường. Như ông Phêrô và một số các đồng-sự của ông, đều là dân chài lưới, rất bình-dị. Trong khi đó, ông Phaolô lại là thợ dệt vải làm lều/trại và cũng là đấng bậc tư-tế được mọi người biết tiếng, nên đã đặt tên họ cho ông là “Anh Thợ Vụng” , hoặc “Người Thợ Rèn” , hoặc nhiều thứ khác.

Truyền-thống Đạo Chúa vốn kéo dài nhiều thế-kỷ đã trân-trọng ý-nghĩ về Đức Giêsu như thợ thủ-công khiêm-nhu hạ mình từng làm việc với cha đẻ của Ngài. Nhưng, mãi về sau, một số học-giả lại đã sốt-sắng nâng cao tình-trạng xã-hội của Ngài: từ thợ thủ-công-nghệ làm công việc phụ-giúp, linh-tinh được nâng lên thành nhà thầu xây-cất.

Lai-lịch chuyển-đổi này đã là một “khám-phá” nối-kết với các cuộc khai-quật mới đây ở Sepphoris, cho thấy tầm quan trọng của thị-thành Do-thái-giáo xuất tự dân ngoại đây chỉ cách xa làng Nadarét có 4 dặm mà thôi.

Giả như, tổ-hợp lao-động của ông Giuse & Đức Giêsu quyết-chí tìm về doanh-nghiệp, hẳn sẽ có rất nhiều công-việc về góc phần do người Hy-Lạp chủ-trì gần cận thủ-phủ trong vùng Galilê. Ở nơi đó, cùng với các đề-án khác, đã thấy xuất-hiện toà kiến-trúc mở rộng đang được xây-cất. Đầu óc phong-phú của một số nhà nghiên-cứu không ngừng lại ở điểm này.

Mãi về sau, các vị ấy đều thừa-nhận rằng: Đức Giêsu đã từng quan-sát nhiều tuồng kịch trên sân khấu Sepphoris. Bởi, sao lại có thể làm khác hơn để giải-thích được sự việc Ngài từng lặp đi lặp lại cụm từ “hypokritai” (tức: “Giả hình”) mà bên tiếng Hy-Lạp lại được hiểu là “diễn-viên”, cùng một số chuyện khác nữa.                    

Ngay đến giả thuyết bảo rằng: nếu ta thừa-nhận rằng Đức Giêsu đã thốt ra những đoạn văn chứa-đựng các câu nói đang đặt thành vấn-đề và bỏ qua sự-kiện bảo rằng thuyết giả-định là tiếng Hy-Lạp của Đức Giêsu cũng hay đủ để giúp Ngài có thể diễn các vai tuồng sân-khấu. Và, rằng: trái-nghịch lại nét đặc-trưng của Do-thái-giáo, thì Ngài hẳn phải là người hay đi xem các vở diễn trên sân khấu. Và cho dù có giả-định như thế, ta lại vẫn phải giáp mặt với tuyên-bố dõng-dạc của một chuyên-gia hàng đầu về nguyên-ngữ đối lại việc chú-giải các từ-vựng Tin Mừng như “hypokrites/diễn-viên”  “hypokrisis/diễn kịch” theo nghĩa “diễn-viên” “thủ-diễn”.

Cũng nên nhớ, cụm-từ tiếng Hy-Lạp nói ở đây, thường có nghĩa “tự cho mình đúng” và “hành-xử tự cho mình đúng” không thấy xuất-hiện nơi nào trong các Tin Mừng vốn dĩ mô-tả sân-khấu, kịch-nghệ, bi-kịch, thoại-kịch, dân chúng xem kịch, vv. và bảo rằng: trên hết mọi sự, ý-niệm về diễn-viên và diễn-kịch chưa từng có chỗ đứng trong văn-hoá Do-thái-giáo thời cổ-đại, hết.          

Nói cho cùng, cũng nên đề-nghị là ta cứ gắn-bó với truyền-thống và chấp-nhận mà bảo rằng: trước khi đi đến với ông Gioan Tẩy-Giả, Đức Giêsu làng Nadarét là người chưa từng lập gia-đình, vào độ tuổi chừng ba mươi, một thợ thủ-công-nghệ, tức: thợ mộc hoặc xây-dựng nhà cửa.

Mặc dù cá nhà biện-giải của Do-thái-giáo ở thế-kỷ thứ nhất, như: Philô và Josephus từng tán-dương nền kiến-thức đạo-lý ở Do-thái-giáo thời đầu chỉ-thị cho đám trai-trẻ theo Do-thái-giáo do bậc thày và cha mẹ dạy “từ hồi còn vấn tã” (Xem Philô, Legatio, đoạn 115) và cũng đã đưa vào lề-luật dạy-dỗ từ lúc còn “trứng nước” để chúng được “hằn in trong hồn mình” (Xem Josephus, Contra Apionem, 2: 178). Xem thế thì, truyền-thống rất chung ở Tin Mừng vẫn giữ thinh-lặng về trình-độ học-vấn của Đức Giêsu.

Những gì được tác-giả Luca ghi-chép về trường-hợp thiếu-niên Giêsu mới mười hai tuổi đời đã có kiến-thức phi-thường, ta sẽ bàn-luận thêm sau. Tuy nhiên, thực-chất của việc làm thinh lại đã trùng-hợp với lời công-khai tuyên-bố chối-bỏ là đã có cuộc huấn-luyện chính-thức ở Tin Mừng Thứ Tư của ông Gioan, qua các câu gặp được ở:

-Tin Mừng tác-giả Gioan đoạn 7 câu 15, sau đây:

“Người Do-thái lấy làm ngạc nhiên. Họ nói: "Ông này không học hành gì, mà sao lại thông-thạo chữ nghĩa thế!"     

-Và, ở Tin Mừng tác-giả Máccô đoạn 6 câu 2, cũng thấy bảo:

“Đến ngày Sabát, Ngài bắt đầu giảng-dạy trong hội-đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc-nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn-ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?”

-Và, cả ở Tin Mừng tác-giả Mátthêu đoạn 13 câu 54, cũng thấy viết:

“Người về quê, giảng-dạy dân chúng trong hội-đường của họ, khiến họ sửng-sốt và nói: "Bởi đâu ông ta được khôn-ngoan và làm được những phép lạ như thế?”

       
                                                                                                (còn tiếp)



Gs Geza Vermes soạn tác
Mai Tá lược dịch                     
              


                       




No comments: