Wednesday, 11 May 2016

Gs Geza Vermes: Diện Mạo Ngài thay-đổi: Vương Quốc Nước Trời và sức hút rất nhiều người (Bài 38)



Chương 5
Đức Giêsu
của sách Công-vụ Tông-đồ
(bài 38)



Vương Quốc Nước Trời
và sức hút rất nhiều người 

Ngóng-đợi Vương Quốc Nước Trời đến với con người, đây là điều thiết-yếu với Đạo-lý Đức Giêsu và thần-học do ông Phaolô đem lại. Trong khi đó, Tin Mừng của ông Gioan lại không đả-động đến vấn-đề này. Và chủ-đề đây, có tầm quan-trọng khá mạnh-mẽ với Hội-thánh Chúa tiên-khởi, như sách Công-vụ từng đề-cập.

Thật ra, thì sứ-điệp tập-trung hướng về Đức Giêsu Phục-Sinh được biết đã triển-khai suốt 40 ngày, ngay từ lúc Chúa Phục Sinh trỗi dậy đến lúc Ngài Về Trời, tóm-gọn ở Vương Quốc Nước Trời, như sách Công-vụ đoạn 1 câu 3 từng ghi chép:

“Ngài đã dùng nhiều cách để chứng-tỏ cho các ông thấy là Ngài vẫn sống sau khi chịu khổ-hình: trong bốn mươi ngày, Ngài hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên-Chúa.”   

Tính nóng-bỏng và cấp-thiết nơi việc ngóng-đợi, được xác-chứng bằng việc sách Công-vụ coi đây là vấn-đề chung-cuộc khiến Đức Giêsu phải trả lời trước khi bay bổng lên không-trung biến khỏi tầm-nhìn của mọi người, sau đám mây trời vần-vũ. Điều này, khiến nhiều người tự hỏi: phải chăng đã đến giờ Vương Quốc Nước Trời được thiết-lập như Ngài từng hứa? Và, sách Công-vụ lại đã đề-cập đến chuyện này, ở đoạn 1 câu 6 như sau:

“Bấy giờ những người đang tụ-họp ở đó hỏi Ngài rằng: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi-phục Vương-quốc Israel không?”

Qua Công-vụ, người đọc thấy tin vui qua việc ông Phillíphê loan-báo Vương Quốc Nước Trời hồi ông còn ở Samaria. Và, ông Phaolô cũng như ông Banaba lại đã thông-tri cho mọi người ở Antiôkia biết. Lại nữa, chính ông Phaolô từng nói điều ấy với mọi người ở Êphêsô, Milêtus và Rôma như sách Công-vụ đoạn 8 câu 12, đoạn 14 câu 22, đoạn 19 câu 8, đoạn 20 câu 25 và đoạn 28 câu 23, và 32 lần lượt viết:

Trước nhất, là đoạn 8 câu 12:

“Khi họ tin lời ông Philípphê loan báo Tin-Mừng về Nước Thiên-Chúa và về danh Đức Giêsu Kitô, họ đã chịu phép rửa, có cả đàn ông lẫn đàn bà;”

Và, đoạn 14: 22 cũng viết:

“Hai ông đã củng-cố tinh-thần các môn-đệ, và khuyên họ giữ vững đức tin. Hai ông nói: "Chúng ta phải chịu nhiều gian-khổ mới vào được Nước Thiên-Chúa.";

Rồi, đoạn 19:8 còn nối tiếp:

“Ông Phaolô vào hội-đường và trong vòng ba tháng, ông mạnh-dạn rao-giảng, thảo-luận về Nước Thiên-Chúa và cố-gắng thuyết-phục họ.”

Và, đoạn 20: 25 cũng đã viết:

“Giờ đây, tôi biết rằng: tất cả anh em, những người tôi đến thăm để rao-giảng Nước Thiên-Chúa, anh em sẽ không còn thấy mặt tôi nữa;”

Kế đến, là đoạn 28 câu 23, 31 tiếp theo đây:

“Họ hẹn ngày với ông, và hôm đó đến gặp ông tại nhà trọ đông hơn. Ông trình-bày cho họ và long-trọng làm chứng về Nước Thiên-Chúa; từ sáng đến chiều, ông dựa vào Luật Môsê và các ngôn-sứ mà nói về Đức Giêsu, để cố thuyết-phục họ;”

Và thêm câu 31 nữa, là:

“Ông rao-giảng Nước Thiên-Chúa và dạy về Đức Giêsu Kitô, một cách rất mạnh-dạn, không gặp ngăn-trở nào.”

Tin-Mừng-Lời-Vàng về Vương Quốc Nước Chúa, là hy-vọng cuối về những điều do Cao-Trào Đức Giêsu đem đến, sau “khổ-đau/sầu buồn” để được vào với “Vương Quốc Nuớc Chúa” như sách Công-vụ đoạn 14 câu 22 từng nói rõ:

“Hai ông củng-cố tinh-thần các môn-đệ và khuyên họ giữ vững đức tin. Hai ông nói: "Chúng ta phải chịu nhiều gian-khổ mới được vào Nước Thiên-Chúa."

Ý-tưởng về việc Đức Kitô tái-lâm, ít nổi-bật nơi sách Công-vụ ở Giáo-hội Giêrusalem hơn là nơi thư Phaolô. Điều ấy, có thể là do sự-kiện sách Công-vụ hoàn-thành khoảng ba mươi hoặc bốn mươi năm sau khi ông Phaolô có thư cho các cộng-đoàn; chí ít cả khi việc trông-ngóng cuộc “Tái lâm” phai-nhạt dần. Tuy thế, sự việc này không có nghĩa là sự trống-vắng trọn vẹn, như ông Phêrô trình-bày ở Đền Thờ về việc Đức Kitô quay về lại từ chốn trời cao thăm thẳm, như sách Công-vụ có ghi ở đoạn 3 câu 19-21, sau đây:

“Vậy, anh em hãy sám-hối và trở lại cùng Thiên-Chúa, để Ngài xoá bỏ tội lỗi cho anh em. Như vậy thời-kỳ an-lạc mà Đức Chúa ban cho anh em sẽ đến, khi Ngài sai Đấng Kitô Ngài đã dành cho anh em, là Đức Giêsu. Đức Giêsu còn phải được giữ lại trên trời, cho đến thời phục-hồi vạn-vật, thời mà Thiên-Chúa đã dùng miệng các vị thánh ngôn-sứ của Ngài mà loan-báo tự ngàn xưa.”     

Hệt như thế, cũng một Đức Giêsu Đấng mà ông Phêrô tuyên-dương với viên sĩ-quan binh đội La Mã là Conêliô. Và, Ngài là Đấng được Thiên-Chúa tấn-phong làm Quan-án, sẽ xét-xử người sống/kẻ chết trong tương-lai/mai ngày và làm Trọng-tài nhân-loại, như sách Công-vụ đoạn 10 câu 42, còn nói thêm:

“Ngài truyền cho chúng tôi phải rao-giảng cho dân, và long-trọng làm chứng rằng chính Ngài là Đấng được Thiên-Chúa đặt làm thẩm-phán, để xét-xử kẻ sống và kẻ chết.”       

Và, tầm nhìn sống-động về cánh-chung không thể tồn-tại như khuôn-thước hiện-hữu thông-thường khiến mọi người có thể hiểu được. Cao-trào Đức Giêsu ở thời đầu, thật ra, đã vượt-trội quyền-uy của Chúa, dù không mang tính độc-đáo rất quyền-uy, nhưng lại được hun-đúc trong đầu của người Palestin ở thời đầu.

Như ta thấy, ngay từ đầu, Đức Giêsu được người phàm/mắt thịt tạo chân-dung ở Tin Mừng Nhất Lãm như Đấng Thần-thiêng đầy quyền-phép có khả-năng chữa-lành/trừ tà một cách đặc-thù đến độ môn-đệ Ngài cũng phản-ánh gương lành của Thày mình, để tiếp-tục bước theo chân Ngài như đấng/bậc chữa-lành, trừ quỷ.

Quà tặng từ trời Đức Giêsu có được, cứ tiếp-tục truyền-tải đến các nhà lãnh-đạo tinh-thần Giáo-hội vào nhiều thời-điểm, như tác-giả sách Công-vụ đã chứng-minh. Riêng tại Giêrusalem, nhiều cảnh-trí quen-thuộc đã khiến người Galilê nhớ lại thời Đức Giêsu còn sống Ngài vẫn hoạt-động cùng một kiểu.  

Một ví-dụ cụ-thể, là: dân-chúng xưa nay vẫn dùng giường/chõng làm cáng khiêng bệnh-nhân ra ngoài đường/lộ, đặt họ trên giường hoặc lên tấm dọc/ngang, để khi ông Phêrô đi qua bóng/hình của ông sẽ chiếu rợp lên thân mình của người mà họ muốn chữa”, như sách Công-vụ đà ghi chép ở đoạn 5 câu 15, sau đây:

“Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh-nhân nào đó.”                    

Bên làng phụ-cận, các bệnh-nhân hoặc người bị quỉ ám cũng được khiêng đến cho ông Phêrô chữa, như sách Công-vụ đoạn 5 câu 16, tiếp-tục kể:

“Nhiều người từ các thành chung quanh Giêrusalem cũng lũ-lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô-uế ám-hại, và tất cả đều được chữa lành.”

Số người hưởng ơn chữa lành căn-bệnh do ông Phêrô thực-hiện được liệt-kê trên danh-sách, trong đó thấy rõ nhất, là: trường-hợp hành-khất nọ được ông Phêrô và Gioan chữa khỏi bệnh ngay trong Đền Thờ, như sách Công-vụ còn tả rõ ở đoạn 3 câu 2-10, sau đây:

“Khi ấy, người ta khiêng đến một người què từ khi lọt lòng mẹ. Ngày ngày họ đặt anh ta bên cửa Đền Thờ gọi là Cửa Đẹp, để xin kẻ ra vào Đền Thờ bố thí. Vừa thấy ông Phêrô và ông Gioan sắp vào Đền Thờ, anh liền xin bố-thí. Hai ông nhìn thẳng vào anh, và ông Phêrô nói: "Anh nhìn chúng tôi đây!" Anh ta chăm chú nhìn hai ông, tưởng rằng sẽ được cái gì.

Bấy giờ ông Phêrô nói: "Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân-danh Đức Giêsu Kitô người Nadarét, anh đứng dậy mà đi!" Rồi ông nắm chặt lấy tay mặt anh, kéo anh chỗi dậy. Lập tức bàn chân và xương mắt cá của anh trở nên cứng-cáp. Anh đứng phắt dậy, đi lại được; rồi cùng với hai ông, anh vào Đền Thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ca-tụng Thiên-Chúa. Toàn dân thấy anh đi lại và ca-tụng Thiên Chúa. Và khi nhận ra anh chính là người vẫn ngồi ăn xin tại Cửa Đẹp Đền Thờ, họ kinh-ngạc sững-sờ về sự việc mới xảy đến cho anh.”

Có người khác tên là Aênêa ở Lyđđa, bị bại-liệt suốt 8 năm trời được ông Phêrô hồi-phục sinh-lực nên đã cử-động được. Và một nữ môn-đệ khác, có tên là Tabitha (tức “Gazella”) mọi người cứ tưởng bà đã chết từ lâu, lại cũng được ông Phêrô tái-hồi sinh-lực ở Joppa hoặc Jaffa, như sách Công-vụ từng ghi chi-tiết ở đoạn 9 câu 33-41, sau đây:

Nơi đây ông gặp thấy một người tên là Ênê liệt giường đã tám năm, vì anh bị tê bại. Ông Phêrô nói với anh ta: "Anh Ênê, Đức Giêsu Kitô chữa anh khỏi. Hãy đứng dậy và tự dọn giường lấy!" Lập tức anh đứng dậy. Tất cả những người cư-ngụ ở Lốt và đồng bằng Saron thấy anh, và họ trở lại cùng Chúa.

Ở GiaPhô, trong số các môn đệ có một bà tên là Tabitha, có nghĩa là Linh Dương. Bà này đầy công-đức vì những việc lành và bố thí bà đã làm. Trong những ngày ấy, bà mắc bệnh và qua đời. Người ta tắm xác cho bà và đặt ở lầu trên. Vì Lốt gần Giaphô, nên khi các môn-đệ nghe biết ông Phêrô ở đó, liền cử hai người đến mời: "Xin ông đến với chúng tôi, đừng trì hoãn."

Ông Phêrô đứng dậy cùng đi với họ. Tới nơi, người ta đưa ông lên lầu trên. Các bà goá xúm lại quanh ông, vừa khóc vừa cho ông xem những áo dài và áo choàng bà Linh Dương đã may khi còn sống với họ. Ông Phêrô cho mọi người ra ngoài, rồi quỳ xuống cầu nguyện. Sau đó, ông quay lại về phía thi hài và ra lệnh: "Bà Tabitha, hãy đứng dậy! " Bà ấy mở mắt ra, và khi thấy ông Phêrô, liền ngồi dậy. Ông đưa tay đỡ bà đứng dậy, rồi gọi dân thánh và các bà goá lại và cho thấy bà đang sống.”  

Bản thân Phó-tế Phillíphê, cũng được ủy-thác công-việc “chữa lành” người què-quặt và bại-liệt. Ông có khả-năng trừ tà hồi còn ở Samaria, nơi ông từng coi nhẹ khuyến-cáo rành-rẽ của Đức Giêsu cách thành-đạt như Tin Mừng Mát-thêu đoạn 10 câu 5-7 và sách Công Vụ đoạn 8 câu 7, vẫn còn ghi:

Trước hết, là: đoạn 10 câu 5-7 sau đây:

“Đức Giêsu sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị là: Tốt hơn, hãy đến với các con chiên lạc nhà Israel. Dọc đường hãy rao giảng: Vương Quốc Nước Trời đã đến gần.”   

Tiếp đến, là Công-vụ đoạn 8 câu 7 lại vẫn bảo:

“Thật vậy, các thần ô-uế vừa kêu lớn tiếng vừa xuất khỏi nhiều người trong số những kẻ bị chúng ám. Nhiều người tê-bại và tàn-tật được chữa lành."

Thêm vào đó, tác-giả sách Công-vụ còn ghi lại hình ảnh có sức cuốn-hút rất tinh-anh, cả bên ngoài vùng đất lành/thánh, nữa. Trong khi đó, ông Phaolô lại được tác-giả sách này tạo ảnh-hình theo cùng kiểu-cách giống như thế. Điều này, tạo mâu thuẫn với loại chân-dung vẫn diễn-bày ở các thư do ông Phaolô viết, trong đó có niềm tin-tưởng, nỗi hy-vọng và đặc-biệt hơn, có cả tình thương-yêu xuất-hiện như quà-tặng cao-cấp, rất giá-trị.

Và, hành-xử đầy sức cuốn-hút của ông Phaolô đã bị giới-hạn vào loại-hình mà tiếng Do-thái gọi là “glossolalia”, tức: lời kinh/câu hát đầy kích-ngất như thư thứ nhất Côrinthô đoạn 14 câu 18-19 ông có nói như sau:

“Tôi cảm tạ Thiên-Chúa vì tôi nói các tiếng lạ nhiều hơn tất cả anh em, nhưng trong cộng-đoàn, thà tôi nói năm ba tiếng có thể hiểu được để dạy-dỗ kẻ khác, còn hơn là nói hàng vạn lời bằng tiếng lạ.” 

Sách Công-vụ cũng nói đến việc ông Phaolô gia-nhập cộng-đoàn Đạo Chúa bằng truyện kể về thị-kiến dẫn ông gặp-gỡ Đức Giêsu trong cơn kích-ngất. Thoạt khi ấy, ông được chữa lành cách lạ kỳ khỏi chứng mù/loà như sách đây từng xác-nhận ở đoạn 9 câu 17, rằng:

“Ông Khanania liền đi; ông vào nhà, đặt tay trên ông Saolô và nói: "Anh Saun, Chúa đã sai tôi đến đây, Người là Đức Giêsu, Đấng đã hiện ra với anh trên đường anh tới đây. Người sai tôi đến để anh lại thấy được và để anh được đầy Thánh-Thần."

Và sau đó, ông lại cũng tỏ-lộ nhiều thị-kiến cũng như mạc-khải khác, ở đất miền Ai-Cập, như thư thứ hai Côrinthô đoạn 12 câu 1-4 còn kể như sau:

“Phải tự-hào ư? Nào có ích gì! Dù thế, tôi cũng xin nói về thị-kiến và mặc-khải Chúa ban cho tôi. Tôi biết có người môn-đệ Đức Kitô, trước đây mười bốn năm đã được nhắc lên tới tầng trời thứ ba -có ở trong thân-xác hay không, tôi không biết, có ở ngoài thân-xác hay không, tôi cũng không biết, chỉ có Thiên-Chúa biết. Tôi biết rằng người ấy đã được nhắc lên tận thiên-đàng -trong thân xác hay ngoài thân xác, tôi không biết, chỉ Thiên-Chúa mới biết-, và người ấy đã được nghe những lời khôn-tả mà loài người không được phép nói lại.”

Bằng động-thái siêu-nhiên đầu trong đời, ông đã giáng cho tay phù-thủy có tên là Bar-Jesus hoặc Êlyma ở đảo Sýp chứng mù/loà, điều mà sách Công-vụ đã kể lại ở đoạn 13 câu 11 như sau:

“Giờ đây, này bàn tay Chúa giáng xuống trên ngươi: ngươi sẽ bị mù, không thấy ánh-sáng mặt trời trong một thời-gian." Lập tức, mù loà và tối tăm ập xuống trên người phù thuỷ, và ông ta phải lần mò tìm người dắt. Bấy giờ, thấy việc xảy ra, thống-đốc liền tin theo, vì ông rất đỗi ngạc-nhiên về giáo-huấn của Chúa.”

Nhưng sau đó, động-thái can-thiệp vào chữa lành/trừ tà, trở nên tích-cực hơn. Có lần, ông từng khiến người què-quặt ở Lystra đi lại được; và đã trừ khử được tà-ma quỉ-quái cho cô bé gái ở Phillíppi như sách Công-vụ đoạn 14 câu 8-10 đã kể như sau:

“Tại Lýt-ra, có một người bại hai chân ngồi đó; anh ta bị què từ khi lọt lòng mẹ, chưa hề đi được bước nào. Anh nghe ông Phaolô giảng. Ông nhìn thẳng vào anh và thấy anh có lòng tin để được cứu chữa, thì lớn tiếng nói: "Anh trỗi dậy đi, hai chân đứng thẳng!" Anh đứng phắt dậy và đi lại được.”

Và, đoạn 16 câu 16-18 nói về cô bé gái:

“Một hôm, đang khi chúng tôi đi tới nơi cầu-nguyện, một đầy tớ gái đón gặp chúng tôi; cô ta bị quỷ-thần ốp, và thuật bói-toán của cô làm lợi nhiều cho các chủ của cô. Cô lẽo-đẽo theo ông Phaolô và chúng tôi mà kêu: "Các ông này là tôi-tớ Thiên-Chúa Tối Cao; họ loan-báo cho các người con đường cứu-độ." Cô cứ làm thế trong nhiều ngày. Bực mình, ông Phaolô quay lại bảo quỷ: "Nhân danh Đức Giêsu Kitô, ta truyền cho ngươi phải xuất khỏi người này!" Ngay lúc ấy, quỷ-thần liền xuất.”

Ở Troas, ông Phaolô đã tạo được sự sống cho chàng trai trẻ tên là Eutychus lúc ấy đang ngồi trên lầu 3 bị xây/xẩm té xuống đất và ở tình-trạng thập-tử-nhất-sinh, trong khi ông đang thuyết-giảng bài dài, như sách Công-vụ đoạn 20 câu 9-12, còn ghi chép như sau:

“Có khá nhiều đèn ở lầu trên, nơi chúng tôi họp nhau. Một thiếu niên kia, tên là Êutykhô, ngồi ở cửa sổ, đã thiếp đi và ngủ say trong khi ông Phaolô vẫn cứ giảng. Vì ngủ say, nên nó ngã từ tầng thứ ba xuống. Vực lên, thì nó đã chết. Ông Phaolô xuống, cúi mình trên nó, ôm lấy và nói: "Đừng xôn xao nữa, vì nó sống mà!" Rồi ông lên, bẻ bánh và ăn. Ông còn nói chuyện khá lâu, mãi đến tảng sáng mới ra đi. Người ta đưa cậu bé đang sống về, và ai nấy được an ủi không ít.”

Cả vào lúc ông Phaolô không hiện-diện thực-sự, người ta chỉ cần đặt tay hoặc dùng khăn  hoặc áo choàng của ông đặt lên mình người bệnh, tự khắc người ấy được lành; và một số người bị quỉ-ám ở Êphêsô, cũng được ông giải-thoát khỏi căn bệnh hiểm-nghèo, như truyện kể ở đoạn 19 câu 12, đã ghi lại:

“Ông Phaolô đã làm những phép lạ phi-thường, đến nỗi người ta lấy cả khăn cả áo đã chạm đến da thịt ông mà đặt trên người bệnh, và bệnh-tật biến đi, tà-thần cũng phải xuất.”

Sau lần đắm tàu, ông Phaolô thoát cơn nguy-biến do trăn quấn gọn cả tay. Có lần, ông cũng chữa cho cụ thân-sinh vị thủ-trưởng là người đảo Malta kia khỏi cơn nóng sốt và bệnh kiết-lỵ chỉ bằng đôi tay trần, đặt trên người bệnh-nhân, như đoạn 28 câu 3-5 từng ghi chi tiết, sau đây:

“Ông Phaolô vơ được một mớ cành khô và đang bỏ vào lửa, thì một con rắn độc bị nóng bò ra, cuốn vào tay ông. Người địa-phương thấy con vật lủng-lẳng ở tay ông thì bảo nhau: "Chắc chắn người này là một tên sát-nhân: hắn vừa được cứu khỏi chết dưới biển, nhưng Thần Công-Lý đã không để cho sống." Nhưng ông giũ con vật vào lửa mà không hề hấn gì;” 

Và, câu 8-9 cũng viết lên một ý như thế:

“Có ông thân-sinh ra ông Púpliô đang liệt-giường vì bị sốt và kiết-lỵ. Ông Phaolô vào thăm, cầu-nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi. Thấy thế, các bệnh-nhân khác trên đảo cũng đến với ông và được chữa lành.”

Bằng vào truyện kể xuyên-suốt ở nhiều trang, tác-giả sách Công-vụ thường nhấn mạnh đặc-trưng thu-hút nhiều người theo Đạo ở thời đầu. Và, do ông Phaolô là nhà vô-địch trứ-danh với mình, tác-giả sách Công-vụ lại cũng vẽ chân-dung một Phaolô như bậc thày đầy sức cuốn/hút hơn nhiều người.

Đức Kitô đây, được nhiều người biết đến như Bậc thần-thiêng thánh-ái rất nhạy-cảm, vốn là Đấng đứng sau mọi chữa lành và phép lạ trừ tà. Ông Phêrô, Phillíphê, Anania, Phaolô và các đồ-đệ đều nghĩ: họ là công-cụ hoặc máng chuyển ơn lành, qua đó Đức Chúa đối-xử với các thánh vinh-quang từ chốn trời cao.

Việc chữa-lành có hiệu-lực “do nhân danh Đức Giêsu Nadarét” (như được kể ở đoạn 3 câu 6), “nhờ danh-tánh Vị Tôi Trung lành-thánh của Ngài là Đức Giêsu” (như ở đoạn 4 câu 30), hoặc “như một thành-quả của việc tuyên-dương Đức Kitô” (như đoạn 8 câu 5 có nói) và trường-hợp bệnh-nhân tên Ananêa đã bị què được bảo là: ông được chính Đức Giêsu Kitô chữa cho lành, bằng ẩn-dụ ở đoạn 9 câu 34 cũng từng nói.

Để chứng-tỏ các phép lạ được ban, không phải bằng việc đọc lời thần-chú nhưng do quyền-bính thiêng-liên tặng ban cho tín-hữu nào có lòng tin mạnh-mẽ, tác-giả sách Công-vụ đã kể lại việc có 7 đấng/bậc trừ-tà người Do-thái-giáo từng đi đây đó mà chữa bệnh. Họ là các người con của vị Thượng-tế không được nhiều người biết, tên là Scêva”,  đã làm thế. Mặt ngoài, họ tìm cách đưa công-thức Đức Giêsu vào danh-mục quỉ-quái của họ, bằng việc nói với bọn tà-ma quỉ quái, những câu như: “Ta thề với bọn người nhân danh Đức Giêsu mà ông Phaolô từng giảng rao…”

Không cần nói nhiều, mọi cố-gắng mà họ từng toan-tính, đều đi đến thất-bại. Người bị ám, được bảo là: đã giận-dữ bỏ về, để chúng bay đi và khi ấy đám quỉ-thần lại bêu xấu chế-giễu họ bằng lời thoá-mạ, rằng: “Giêsu, ta cũng biết; Phaolô, ta cũng rành, thế nhưng các người là ai?” tựa như sách Công-vụ đoạn 19 câu 13-15 từng kể như sau:

“Có mấy người Do-thái đi đây đi đó làm nghề trừ quỷ cũng thử lấy danh Chúa Giêsu mà chữa những người bị tà thần ám. Họ nói: "Nhân-danh Đức Giêsu mà ông Phaolô rao-giảng, ta truyền lệnh cho các ngươi!" Ông Xikêua nọ, thượng-tế Do-thái, có bảy con trai thường làm như vậy. Nhưng tà-thần đáp: "Đức Giêsu, tao biết; ông Phao-lô, tao cũng tường; còn bay, bay là ai?”

Bằng việc kể lể, tác-giả sách Công-vụ ghi lại nhiều “dấu-hiệu” do các tông-đồ cũng như môn-đệ Ngài đề ra, như các đoạn trích sau đây:

Trước nhất, là đoạn 2 câu 43:

“Mọi người đều kinh-sợ, vì các Tông- Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ.”

Kế đến, là đoạn 4 câu 16:

“Họ nói: "Ta phải xử làm sao với những người này? Họ đã làm một dấu lạ rành rành: điều đó hiển-nhiên đối với mọi người cư-ngụ tại Giêrusalem, và ta không thể chối được;”

Và, đoạn 5 câu 12, cũng nói:

“Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ.”

Và, ở đoạn 6 câu 8, lại thấy nói:

“Ông Têphanô được đầy ân-sủng và quyền-năng, đã làm những điềm thiêng dấu lạ lớn-lao trong dân.”

Rồi, đoạn 8 câu 6-7 cũng cho biết như sau:

“Đám đông một lòng chú-ý đến những điều ông Philípphê giảng, bởi được nghe đồn và được chứng-kiến những dấu lạ ông làm. Thật vậy, các thần ô-uế vừa kêu lớn tiếng vừa xuất khỏi nhiều người trong số những kẻ bị chúng ám. Nhiều người tê-bại và tàn-tật được chữa-lành.”

Và, cuối cùng là đoạn 8 câu 13 sau đây:

“Cả ông Simôn nữa cũng đã tin theo, và sau khi chịu phép rửa, ông cứ theo sát ông Philípphê, và kinh-ngạc vì được thấy các dấu lạ và các phép-mầu vĩ-đại xảy ra.”, vv.

Thêm vào đó, do bởi các vị thực-hiện điều kỳ-diệu ở Giêrusalem không là chuyên-gia chữa-lành hoặc phù-thủy có tay nghề, mà chỉ là “người thường, thất học”, như sách Công-vụ đoạn 4 câu 13 lại cũng kể:

“Họ ngạc-nhiên khi thấy ông Phêrô và ông Gioan mạnh-dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ-nghĩa, lại thuộc giới bình-dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức Giêsu;”

Thế nên, quyền-uy chữa lành của các ông được mọi người hiểu, là: do Đấng Ở Trên ban-phát mà có. Quả thật, cộng thêm với quyền-uy chữa lành lạ-kỳ có sức điều-khiển được đám “quỉ tha ma bắt” như thế, nhiều hiện-tượng này/khác lại đã nối-kết với các nhà lãnh-đạo Cao-trào Đức Giêsu. Cao-trào này, bao gồm cá các vụ thần-sứ siêu-nhiên ghé chân thăm viếng như các đoạn sau từng xác-chứng:

Trước hết, là đoạn 15 câu 19 như sau:

“Vì vậy, phần tôi, tôi xét là không được gây phiền-hà cho những người gốc dân-ngoại trở-lại với Thiên-Chúa.”

Và, đoạn 10 câu 3 cũng tiếp-tục:

“Một hôm, vào khoảng giờ thứ chín, trong một thị-kiến ông thấy rõ ràng một thiên-sứ của Thiên-Chúa vào nhà ông và nói: "Conêliô!"

Và, đoạn 12 câu 7 lại nói thêm:

“Bỗng thiên-sứ của Chúa đứng cạnh ông, và ánh-sáng chói-rực cả phòng giam. Thiên-sứ đập vào cạnh sườn ông Phêrô, đánh thức ông và bảo: "Đứng dậy mau đi! " Xiềng-xích liền tuột khỏi tay ông.”

Và, đoạn 16 câu 9 lại thấy nói:

“Ban đêm, ông Phaolô thấy một thị-kiến: một người miền Makêđônia đứng đó, mời ông rằng: "Xin ông sang Makêđônia giúp chúng tôi!"

Và cuối cùng, đoạn 27 câu 23 lại nói rằng:

“Thật vậy, đêm vừa rồi, một thiên-sứ của Thiên-Chúa là Chúa-Tể của tôi và là Đấng tôi phụng-thờ, đã hiện ra với tôi.”

Ngoài ra, còn phải kể đến các thị-kiến của Đức Giêsu như sách Công-vụ đoạn 7 câu 56 còn tả thêm:

“Ông nói: "Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên-Chúa."

Ở đoạn 9 câu 4-5, cũng thấy bảo:

“Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta? " Ông nói: "Thưa Ngài, Ngài là ai? " Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ.”

Một số ngôn-sứ Đạo Chúa, nam cũng như nữ, được nhắc đến tên tuổi, trong số đó có gia-đình như đã đề-cập ở đoạn 21 câu 9 và có nhóm di-chuyển từ Giêrusalem đến Antiôkia như đã kể ở đoạn 13 câu 1 sau đây:

“Ông này có bốn người con gái đồng-trinh được ơn nói tiên-tri.”

Và, đoạn 13 câu 1 như sau:

“Trong Hội Thánh tại Antiôkia, có những ngôn-sứ và thầy dạy, đó là các ông Banaba, Simêôn biệt-hiệu là Đen, Lukiô người Kyrênê, Manaen, bạn thời thơ-ấu của tiểu-vương Hêrôđê, và Saolô.”

Một trong số những người ấy, có vị tên là Agabô tiên-đoán về nạn đói xảy ra vào triều-đại hoàng-đế Clauđiô và báo trước việc ông Phaolô bị bắt/giữ ở Rôma, như sách Công vụ các đoạn sau đây từng kể lại:

Đoạn 11 câu 27, nói rằng:

“Trong những ngày ấy, có những ngôn sứ từ Giêrusa-lem xuống Antiôkia.”

Và, đoạn 21 câu 10-11 lại như sau:

“Đang khi chúng tôi ở lại đó nhiều ngày, có một ngôn-sứ tên là Agabô từ miền Giuđê xuống. Ông đến thăm chúng tôi và lấy dây lưng của ông Phaolô tự trói chân tay lại và nói: "Đây là điều Thánh-Thần phán: người có dây lưng này sẽ bị người Do-thái trói lại như thế ở Giêrusalem mà nộp vào tay người ngoại."  

Tác-giả sách Công-vụ biết được điều này nên đã viết lên để độc-giả thấy được diễn-tiến linh-đạo ở các nơi. Các trải-nghiệm và hành-xử đầy kích-ngất cũng được ghi lại là: đã xảy ra với nhiều nhóm thời buổi trước không có chút gì nối-kết với Cao-trào Đức Giêsu, nên đã được trình-bày như một Lễ Hiện Xuống bất chợt của Thánh Thần.

Sự việc này, được mô-tả theo loại-hình dựa vào các ví-dụ của lời tiên-tri đầu ở Cựu-Ước, tựa hồ cảnh-trí của Eldad và Medad và các vị cao-niên khác được Môsê tuyển-chọn như có nói ở sách Dân số đoạn 11 câu 25-26, như sau:

“Đức Chúa ngự xuống giữa đám mây và nói chuyện với ông Môsê. Ngài lấy một phần Thần-Khí đang đậu trên ông mà đặt trên bảy mươi kỳ-mục. Khi Thần-Khí đậu xuống trên các ông thì các ông bắt đầu phát-ngôn, nhưng việc đó không tái-diễn nữa.

Bấy giờ có hai người ở lại trong trại, một người tên là Enđát, một người tên là Mêđát. Các ông đã được ghi trong danh-sách kỳ-mục, nhưng đã không đến Lều. Thần-Khí đậu xuống trên các ông và các ông bắt đầu phát-ngôn trong trại.”

Và sau đó, là tâm-trạng lo-âu không thể kềm-chế của một Saolô mới được tuyển-chọn như vị vua đầu-tiên của Israel, khi ông gặp một “mớ các ngôn-sứ”. Và, Thần-Linh Chúa đầy quyền-uy đã đến trên ông và ông đã nói tiên-tri cùng với các vị khác” như sách thứ nhất Samuel đoạn 10 câu 10 cũng có nói như sau:

“Khi họ đến Ghípa thì thấy một nhóm ngôn sứ đi về phía họ. Thần khí Thiên Chúa nhập vào ông, và ông lên cơn xuất thần ngôn sứ ở giữa họ.”

Có lẽ, sự-kiện thu-hút đặc-biệt nhất ghi ở sách Công-vụ về “Glossolalia” tức chuyện “Nói tiếng lạ” được đồ-đệ Đức Giêsu thực-hiện trước nhất ở Giêrusalem vào Lễ Ngũ Tuần, đánh dấu ngày sinh của Giáo-hội như một đoàn-thể xã-hội. Nhóm/hội tiên-khởi gồm 120 vị như có nói ở đoạn 1 câu 15 sau đây: “Trong những ngày ấy, ông Phê-rô đứng lên giữa các anh em - có khoảng một trăm hai mươi người đang họp mặt.”

Hoặc, cũng có thể chỉ là nhóm Mười Hai được tái-tục như sách Công-vụ diễn tả ở đoạn 1 câu 26 đến đoạn 2 câu 1, rằng: “Họ rút thăm trúng ông Mát-thi-a: ông được kể thêm vào số mười một Tông Đồ, đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu”, được “tràn-ngập Thánh-Thần Chúa”.

Hiện-tượng gió thổi có tiếng động và ánh-sáng chói-chang đà xuất-hiện, tức chùm lửa ngọn đính kèm vào với sự-kiện này vẫn là đặc-trưng/đặc-thù ở phần mô-tả những gì là siêu-hình đã diễn ra ở văn-chương Do-thái-giáo. Người lĩnh-nhận ơn nói tiếng lạ là “glossalia” đã coi hiện-tượng này như quà tặng thần-thiêng như dấu chỉ nhà trời xác-nhận các ngài là nhân-chứng cùng là nhà thuyết-giảng Tin Mừng. Điều ấy, dưới mắt các ngài,  cũng là động-thái hoàn-tất lời Đức Giêsu hứa rằng: các ngài được thanh-tẩy vào những ngày rất sớm là thanh-tẩy bằng Thần Khí Chúa, như sách Công-vụ ở đoạn 1 câu 4-5, còn minh-xác:

“Điều Chúa Cha đã hứa và anh em đã nghe Thầy nói tới, là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần."           

Hiện-tượng “Nói tiếng Lạ” (Glossalia) bàn ở đây, khác hẳn động-thái nguyện-cầu trong kích-ngất lặng-thinh không ý-nghĩa mà ông Phaolô qui về các quà tặng thiêng-liêng ở Giáo-hội Côrinthô như ta đã đề-cập ở các trang trước. Thật ra, thì: các bài giảng bằng “tiếng mẹ đẻ” khác đặt dưới tầm ảnh-hưởng của Thần Khí Chúa như các Tông-đồ vẫn làm đã được nhiều người Do-thái-giáo tuyển chọn từ “mọi quốc-gia dưới bầu trời này” như sách Công-vụ còn nói ở đoạn 2 câu 5, như sau:

“Lúc đó, tại Giêrusalem, có những người Do-thái-giáo sùng đạo, từ các dân thiên-hạ kéo trở về.”   

Một số người khác, không mấy đồng-điệu với chuyện khác-thường đó, lại đã nghĩ rằng tiếng ú-ớ/bập-bẹ đây chỉ là lối ấp-úng của những người say, mà thôi. Lời phẩm-bình đầy mai-mỉa của các vị này đã bị ông Phêrô phản-kháng theo khuynh-hướng bảo rằng: giờ thứ chín buổi sáng cũng chẳng có ai đến đúng lúc được hết, như sách này diễn-tả ở đoạn 2 câu 13-15, sau đây:

Nhưng người khác lại chế nhạo: "Mấy ông này say bứ rồi!" Bấy giờ, ông Phêrô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với họ rằng: "Thưa anh em miền Giuđê và tất cả những người đang cư-ngụ tại Giêrusalem, xin biết cho điều này, và lắng nghe những lời tôi nói đây. Không, những người này không say rượu như anh em nghĩ, vì bây giờ mới là giờ thứ ba.”

Những gì chúng ta cần hỏi, đó là: ơn “Nói tiếng lạ” Glossalia nói ở đây có tạo ảnh-hưởng gì lên nguời nói cũng như người nghe hay không, thôi. Phải chăng các tông-đồ ở vào tình-trạng kích-ngất đang nói tiếng mẹ đẻ nào khác hoặc là các ngài đang dùng thứ “thổ-ngữ” hằng ngày của mình chăng? Hay là cử-toạ nhận ra được thông-điệp mà các vị giảng-thuyết truyền-tải lại được nghe và hiểu như thể tiếng mẹ đẻ của mình không? Có lẽ, chỉ có máy thâu thanh vào dĩa nhựa mới trả lời được câu hỏi, này thôi. Dù sao đi nữa, có giai-thoại còn sót lại ở văn-chương tư-tế có lẽ sẽ đưa câu chuyện ở đây theo cảnh-phối khác.

Ở truyện kể Cựu-Ước nói về việc tuyển chọn 70 vị cao-niên để trợ-giúp ông Môsê cho việc quản-trị chúng dân Israel trong thời gian ngang qua vùng hoang-vu nóng cháy như sách Dân số đoạn 11 câu 24-30 đã kể lại sau đây:

Ông Môsê ra nói lại với dân những lời của Đức Chúa. Ông tập họp bảy mươi người trong số kỳ-mục của dân và đặt họ đứng chung quanh Lều. Đức Chúa ngự xuống giữa đám mây và nói chuyện với ông Môsê. Người lấy một phần Thần-Khí đang đậu trên ông mà đặt trên bảy mươi kỳ-mục. Khi Thần-Khí đậu xuống trên các ông thì các ông bắt đầu phát-ngôn, nhưng việc đó không tái-diễn nữa.”


“Bấy giờ có hai người ở lại trong trại, một người tên là Enđát, một người tên là Mêđát. Các ông đã được ghi trong danh-sách kỳ-mục, nhưng đã không đến Lều. Thần-Khí đậu xuống trên các ông và các ông bắt đầu phát-ngôn trong trại. Một người thanh-niên chạy đi báo tin cho ông Môsê rằng: "Ông Enđát và ông Mêđát đang phát-ngôn trong trại!" Ông Giôsuê con ông Nun, từng theo hầu ông Môsê từ hồi còn nhỏ, lên tiếng nói với ông Môsê: "Thưa thầy, xin thầy ngăn cản họ!" Nhưng ông Môsê trả lời: "Anh ghen giùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban Thần-Khí trên toàn-dân của Ngài để họ đều là ngôn-sứ!" Vì Đức Chúa đã ban Thần-Khí của Ngài trên họ. Ông Môsê đã vào trại cùng với các kỳ mục Israel.”

Các bản bình-luận bằng tiếng Aram cổ ở Palestine nói về đoạn này cho rằng bản-văn ấy có ý nói đến tình-trạng kích-ngất biến thành lời. Một trong các bản ấy, là bài Targum Pseudo Jonathan cũng nhắc đến đoạn văn ngắn có câu “Kiris etimos lehon besha’at aniki” nghĩa là: “Đức Chúa, là quà tặng đem đến cho các ngài vào phút âu-sầu/khổ-não.” Ở tài-liệu tiếng Aram này, có ba chữ in đậm bằng tiếng Hy-Lạp, còn hai chữ kia là tiếng Aram. Nói khác đi, thì:bản Jonathan giả-hiệu có thể cũng cung-cấp cho ta một thứ gọi là “glossalia” nói tiếng lạ bằng song-ngữ.

Quay về truyện kể của các tông-đồ vào Lễ Ngũ Tuần, có lẽ ta cũng nên giả-định rằng trong lúc các ngài cảm-hứng kích-ngất lại được người nghe coi như các ngài đang nói thứ thổ-ngữ gồm một phần là tiếng Aram còn phần kia là tiếng Hy-Lạp. Hỏi rằng: làm sao chuyện này gây ảnh-hưởng lên nhóm người ở trong cuộc gồm “người Parthian, Medes và Êlamite và cư-dân vùng Lưỡng-Hà-Địa, Giuđêa và Cappađôkia, Pontus and Tiểu Á, Phyrygia và Pamphilia, Ai-Cập và các phần khác của Lybia thuộc Kyrênê và khách viếng từ Rôma đến, cả người Do-thái-giáo lẫn những người đã cải-đạo”, tức người Nabatêa nói tiếng Aram, như sách Công-vụ đoạn 2 câu 9-11, từng viết như sau:

Chúng ta đây, có người là dân Pácthia, Mêđi, Êlam, Mêxôpôtamia, Giuđê, Cáppađôkia, Pontô, và Axia, có người là dân Phyghia, Pamphylia, Ai-cập, và những vùng Libya giáp giới Kyrênê; nào là những người từ Rôma đến đây; nào là người Do-thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Crêta hay người Ả-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!” 

Thoạt nhìn, đoạn song-ngữ từ văn-bản Targum ở Palestine xem ra không ứng-hợp với một loạt kể gồm khoảng 15 sắc-tộc khác nhau. Ngay những ai từng dày công nghiên-cứu các sổ ghi danh nước này nước khác trên thế-giới hẳn cũng nhận ra rằng tất cả những người Do-thái-giáo nói ở đây có lẽ cũng chỉ quen-thuộc có hai ngôn-ngữ chính của Do-thái vào thời đó, là tiếng Aram và Hy-Lạp để hiểu được thông-điệp nói đây bằng chính “tiếng mẹ đẻ của họ” mà thôi, như sách Công-cụ đoạn 2 câu 8 đã quả-quyết như sau:

Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?”           

Hiện-tượng đầy sức cuốn hút như thế sau này lại được Giáo-hội thời đầu coi như bằng cớ bên ngoài về chuyện đổi-thay ở bên trong khi chuyện tuyển-mộ người có niềm tin đi Đạo. Sự việc xảy ra cách hồn-nhiên vào buổi đầu như có đề-cập ở sách này đoạn 2 câu 4 và đoạn 10 câu 44, thấy như sau:

Đoạn 2 câu 4 nói rõ rằng:

Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.

Và, đoạn 10 câu 44, đó là:

Ông Phêrô còn đang nói những điều đó, thì Thánh-Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên-Chúa.”  

Việc Thánh-Thần Chúa đến với con dân, sau lần Đức Chúa thăng-tiến về lại quê trời, đều đã đặt tay lên người lĩnh-nhận ơn soi sáng từ Đức Chúa. Ông Phêrô và ông Gioan cũng đã làm thế với người Samaritanô muốn hồi-hướng trở về, như sách Công-vụ đoạn 8 câu 14-17 từng diễn tả:

Các Tông Đồ ở Giêrusalem nghe biết dân miền Samari đã đón-nhận lời Thiên-Chúa, thì cử ông Phê-rô và ông Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ông cầu-nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh-Thần. Vì Thánh-Thần chưa ngự xuống một ai trong nhóm họ: họ mới chỉ chịu phép rửa nhân-danh Chúa Giêsu. Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh-Thần.”

Và, ông Phaolô cũng có nói với 12 đồ-đệ của ông Apôlô tại Êphêsô, là những người từng nhận-lãnh ơn thanh-tẩy của ông Gioan Tẩy-giả mà chẳng bao giờ nghe biết việc thanh-tẩy của Đức Giêsu hoặc của Thánh-Thần Chúa, như sách Công-vụ đoạn 19 câu 1-7 sau đây:

Trong khi ông Apôlô ở Côrintô thì ông Phaolô đi qua miền thượng-du đến Êphêsô. Ông Phaolô gặp một số môn-đệ và hỏi họ: "Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh-Thần chưa?" Họ trả lời: "Ngay cả việc có Thánh-Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói." Ông hỏi: "Vậy anh em đã được chịu phép rửa nào?" Họ đáp: "Phép rửa của ông Gioan." Ông Phaolô nói: "Ông Gioan đã làm một phép rửa tỏ lòng sám-hối, và ông bảo dân tin vào Đấng đến sau ông, tức là Đức Giêsu." Nghe nói thế, họ chịu phép rửa nhân-danh Chúa Giêsu. Và khi ông Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh-Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri. Cả nhóm có chừng mười hai người.” 

Quả là, Giáo-Hội thời đầu, đã sớm có khả-năng biến-đổi niềm hứng-khởi đầy kích-ngất từ việc “Thánh-Thần Chúa “ngự xuống trên họ” tức các kẻ tin, thành nghi-thức kết-nạp dân con vào Đạo, tức: nghi-thức phụng-vụ thay cho việc đổ tràn ơn-huệ của Thánh-Thần Chúa.   

                                                                                                                        (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược-dịch.
 




No comments: