Mt 5: 27-30: Phản đề II: Điều răn thứ 6
Ngoại tình không cứ là dâm dật thật sự, nhưng chính là nơi
lòng dục của người ta. Nếu đã biết rằng việc ngoại tình là điều Thiên Chúa cấm,
thì lý đương nhiên phải nói rằng: Thiên Chúa cấm cả cái nguyên nhân gây ra
ngoại tình: tức là lòng chấp chứa dục vọng. Đây cũng như trên, sự dư dật của
công chính mới là phải đặt thái độ bên trong trước những thực hiện bên ngoài,
khi phải tìm kiếm ý định của Thiên Chúa.
5: 19-30: Những nố cực đoan về thái độ của một người nhất
quyết giữ mình cho khỏi sa ngã. Các lời này còn lặp lại trong Mt 18: 8t/Mc
9:43-48. Ở đây các lời này nhắm đến tính cách tuyệt đối bắt buộc khử trừ dục
vọng.
5: 31-32. Thêm một lời của Chúa về ly dị. Lời này phát xuất
trong hoàn cảnh nói trong Mt 19: 1-9/Mc 10:1-2.
Vấn đề ly dị phải hiểu theo hoàn cảnh lịch sử thời Chúa
Yêsu:
-Người ta coi ly dị như một đặc ân của Israel. Còn ly thư (tờ cho phép ly dị, hay
chứng nhận đã ly dị) có mục đích bảo vệ quyền lợi người vợ, cho họ có một bảo
đảm pháp luật được phép lấy chồng để được che chở.
-Vấn đề tranh luận là khi nào được phép ly dị. Lý do nào cho
người chồng quyền đó. Các môn phái, thông luật đều dựa trên Tl 24: 1 (khi người
chồng thấy nơi vợ có một điều gì đáng xấu hổ: tranh luận điều đó là gì: ngoại
tình (môn phái Shammai) hay bất cứ điều gì người chồng cho là đáng xấu hổ (môn
phái Hillel).
Mt 19: 1-9/Mc 10: 2tt: Chúa Yêsu tuyên bố ly dị không phải
là đặc ân, mà là một điều bất đắc dĩ vì sự lì lợm, cứng cỏi của người ta. Sau
đó Ngài nhắc đến ý của Thiên Chúa khi tạo thành, và tuyên bố hôn nhân không thể
hủy bỏ được.
Vậy lập trường của Chúa Yêsu: lấy lại chính ý định của Thiên
Chúa đã ghi trong việc tạo thành. Ngài không cư xử như người cải cách hay ban
luật rạch ròi hơn. Ngài làm sứ vụ tiên tri, tuyên bố ra ý định tiên khởi của
Thiên Chúa: con người phải được thẩm định cách trang nhiêm kính cẩn, chứ không
được hạ giá xuống tư cách một đối vật cho dục vọng. Và điều đó, Chúa Yêsu bày
tỏ ra trong nố người nữ ngoại tình (Yn 8: 1-11)
Đang sau lập trường của lời tuyên bố, có giả thiết này: thời
Lề luật đã đến lúc cáo chung, thời cứu rỗi đã xuất hiện, thời mà ý định tinh
tuyền của Thiên Chúa trong trạng thái địa đàng được vãn hồi trong Nước Thiên
Chúa.
(còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)
No comments:
Post a Comment