Saturday, 9 February 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: PHAOLÔ và cuộc đời thường Khởi từ Galát Phần 2



 
 
PHAOLÔ và cuộc đời thường
Khởi từ Galát

Phần 2

Sứ vụ Galát

Trong mọi trường hợp, thánh Phaolô luôn đặt vấn đề một cách chính xác, rất đích thực. Dù gặp khó khăn đến thế nào đi nữa, thánh nhân vẫn sẵn lòng liên hệ với thủ lãnh các cộng đoàn dân Chúa ở Giêrusalem và Antiôkia.

Thánh Phaolô không khi nào chấp nhận mình là bề dưới của các vị ấy. Nhưng dù vậy, ông vẫn tìm sự hỗ trợ từ các ngài, để cho êm. Ngay từ đầu, thánh nhân đã được hai thánh tông đồ hàng đầu là Phêrô và Giacôbê đồng ý về nhiều chuyện; chí ít là chuyện không nên buộc các tân tòng vừa vào Đạo phải qua thủ tục ‘cắt bì’. Về mặt ngoài, xem ra thủ lãnh các tông đồ vẫn cổ võ lập trường của thánh Phaolô, ngay từ đầu. Nhưng sau đó, các ngài lại đổi ý, nhất là sau lần các thánh bất đồng với nhau về chuyện xảy ra ở Antiôkia, khi thánh Phêrô cương quyết phản bác thánh Phaolô về việc để người Do thái và dân ngoại sẻ san ăn đồ bán ở chợ dù biết rằng thứ ấy đã dâng cúng thần linh khác Đạo.

Rõ ràng, xung khắc/bất đồng là vì hai vị trưởng thượng trong Hội thánh thời ấy đã có quan niệm khác biệt, đến đối chọi. Thánh Phaolô thì cho rằng con dân Đạo Chúa có tự do trong chuyện này. Còn, thánh Phêrô lúc đầu cũng muốn “du di” đôi chút, nhưng sau đó lại theo hướng giải quyết của Giêrusalem, tức: bắt buộc mọi tín hữu phải nhất loạt tuân thủ luật Torah của Do thái, về những chuyện đại loại như thế. Trong vụ này, xem ra người thắng cuộc vẫn là nhị vị thủ lãnh Phêrô và Giacôbê; còn, kẻ đại bại vẫn luôn là Phaolô. Từ đó về sau, không có bằng chứng cho thấy các đấng bậc đỉnh cao là Phêrô và Phaolô lại đã làm hoà với nhau về bất cứ chuyện gì, dù lớn/nhỏ.

Kết cục là, thánh Phaolô và Banaba đành phải đi Giêrusalem để tiếp tục công cuộc giảng rao/mục vụ theo đường lối rất riêng của các ngài (Gal 2: 1-10). Nhất là khi xảy ra sự việc: một số các vị được gọi là ‘mật thám’ của các đấng bậc ở Giêrusalem, cương quyết chống lại động thái khá thông thoáng của nhóm Phaolô để cho tân tòng vừa hồi hướng được tự do, chứ không buộc phải thông qua tục lệ ‘cắt bì’, nếu muốn vào Đạo. Cuối cùng thì, thánh Phêrô và Giacôbê đành nhượng bộ thánh Phaolô và Banaba về hai việc, là: thánh Phêrô và Giacôbê tập trung chuyên lo cho người Do thái, còn thánh Phaolô và Banaba thì lo cho người ngoài Đạo.

Thêm nữa, các ngài đều đã đồng ý để cho nhóm thừa sai Phaolô và Banaba lo phụ trách giúp người nghèo ở Giêrusalem.

Ở đây, cũng xin mở một dấu ngoặc để chú thích thêm rằng: chừng như thánh Giacôbê, mới là người “cầm cân nảy mực” quyết định hết mọi việc. Bởi truyền thống Do thái xưa nay chỉ nhìn vào thời gian và nơi chốn trong lai thời để nắm chắc được rằng tín hữu Do thái lẫn dân ngoại, đều nên một. Và khi ấy, lại thấy có thêm lập trường chia rẽ khác về người ngoài Đạo chưa tin vào những điều được các thánh giảng rao/truyền tụng là có nên trục xuất những người chưa tin ấy khỏi cộng đoàn khi tình huống đến hồi kết cục, không? Hoặc, ai cũng nắm chắc rằng: rồi ra, tất cả đều quay về một mối, mà thôi. Có thể, thánh Giacôbê lúc đầu cũng chọn lập trường thứ hai quyết bám víu vào đó, tức là: người ngoài Đạo muốn trở lại, vẫn buộc phải qua thủ tục ‘cắt bì’ vì khi trước họ cũng đâu buộc phải chịu “cắt bì” khi sống chung với người Do-thái đến lúc cuối, trước khi vào Đạo.

Thỏa thuận này, đặc biệt về chuyện cắt bì, và sau đó là qui định giữ luật Torah của Do-thái, đều không thành hiện thực đối với cộng đoàn tín hữu ở Antiôkia.

Đặc biệt là: nơi nào có nhóm người sống biệt lập/thuần chủng về địa dư, thì nhóm người ngoài Đạo lại vẫn gần gũi/chung đụng với người Do thái, nên mới khó. Thật ra, chẳng chóng thì chày, tân tòng nào trước kia là người ngoại giáo nay trở lại và nhóm Kitô-hữu khi trước thuộc Do-thái-giáo nay mới trở lại, đều sống chung ở cùng thủ phủ vẫn muốn sẻ san, ăn đồ cúng kiếng, nên càng khó. Và, điều này làm nhiều vị không tránh được trường hợp người trong cuộc vẫn thắc mắc nhiều về luật pháp. Kết cuộc là: ở Antiokia, luật ăn đồ cúng kiếng không còn là vấn đề gai góc/khó giải quyết nữa -và đôi lúc thánh Phêrô cũng đồng ý thế.

Tuy nhiên, thánh Giacôbê không chấp nhận sự việc này, khi ông nhấn mạnh rằng: luật lệ ăn đồ cúng phải áp dụng cho mọi người. Và, thánh Phêrô và các vị ở trung ương, chừng như cũng muốn thế; chỉ trừ mỗi thánh Phaolô, thôi. Lúc đó, lại có thêm sự kiện, là: thánh Phaolô cáo giác thánh Phêrô và những người cộng sự đã có động-thái đạo đức giả. Nói chung, tất cả đều đã xử sự không lịch sự cho lắm. Với thánh Phaolô, thì sự việc trở thành vấn đề cốt cán, trên nguyên tắc. Bởi như thế, sẽ như thể bảo rằng: chẳng có gì thẳng thắn, đúng mức từ luật Torah mà ra hết! Hoặc, chỉ mỗi chuyện tin vào Đức Kitô mới là điều quan trọng hơn mọi thứ, đó là điều chắc chắn! Nói khác đi, nếu ta chỉ đặt nặng vào các luận cứ nêu trên, thì tại sao cứ phải đối xử lịch sự với lập trường xưa/cũ, khi chẳng còn ai tin vào những chuyện như thế, nữa?

Vấn đề đặt ra với Galát, thực ra phần lớn chỉ là tập trung giải quyết tình huống giống như thế. Antiôkia, là cộng đoàn mẹ ở Galát, nơi đây tương đối ít gây ảnh hưởng chung cuộc do vị thế địa dư đầy ngăn trở bởi dãy Taurus mà ra. Thành thử, bà con nơi đó lại có khuynh hướng chống báng thánh Phaolô là kẻ từng bại trận không còn ảnh hưởng gì với nhiều giáo hội đàn em nữa. Các ngài chỉ muốn hành Đạo theo cùng một khuôn khổ và chẳng muốn chia năm xẻ bẩy về giao ước do chuyện không giữ luật Torah, mà ra.

Thành thử, cả bên trong nội bộ Hội thánh ở Galát cũng như ngang qua các vị trước đây từng gia nhập đoàn/nhóm của thánh Giacôbê, khi đó đã thấy mọi người đều cổ võ lập trường chủ trương rằng tân tòng nào vừa hồi hướng trở về, đều phải thông qua tục “cắt bì”, như mọi người. Thế nên, chuyện dễ thấy nhất, là: sự việc ở đây đã dính kết với thói tục địa phương. Nhiều người hẳn sẽ hỏi: nếu ta cổ võ những chuyện như thế, thì tại sao ta lại có thể hội nhập với nền văn hoá sở tại được? Nhiều vị lâu nay từng gây khó hoặc trực tiếp khuấy động ở nhiều vụ –tức các bạn đạo thuộc nhóm Giacôbê- đã đến Galát sau thời gian thánh Phaolô lưu lại nơi đây, lần chót. Họ được coi như tín hữu Đạo Chúa gốc Do-thái-giáo. Các vị chủ trương áp dụng luật Torah khá triệt để, và cả đến tục “cắt bì” cũng như luật ăn đồ cúng kiến đối với người ngoại giáo vừa trở lại, nữa.

Vấn đề đặt ra chẳng là chuyện thứ yếu, ít quan trọng. Nhiều vị –nếu không muốn nói là hầu hết- là thành viên của nhóm bạn đạo ở Galát trước đây kính sợ Chúa, tức những người ngoài Đạo nay trở thành dân con Thiên Chúa của Israel, nhưng lại không muốn thành người có gốc Do-thái-giáo vì họ chẳng ưa thích gì tục “cắt bì”, cũng vì thế. Họ là người được thanh tẩy là cốt để dấn thân vào với cộng đoàn dân con Chúa nhưng lại không muốn chịu phép “cắt bì”, mỗi thế thôi. Hỏi: như thế phải chăng họ vẫn là người ngoài Đạo? Họ có là con cháu Abraham cùng một hạt giống là đấng thánh tổ phụ không? Họ có thực sự nằm chung cùng một Giao ước với Chúa chứ?

Thư Galát                  

Nay là lúc, thánh Phaolô gửi một lá thư thật thắm thiết đến cộng đoàn Galát với lời biện giải về điều mà ông gọi là “tự do con cái Chúa” ở Tin Mừng. Thánh Phaolô nhất mực bảo vệ quyền lợi của dân con trong Đạo là: được tự do mà không buộc phải “cắt bì”. Được thế, là nhân danh nguyên tắc tuyệt vời của nền thần học Do-thái-giáo. Dù gì đi nữa, thánh Phaolô nhất quyết phản bác việc đòi mọi người phải chịu “cắt bì” và bị “Do-thái-hoá”. Thánh-nhân viết thư này, là để dặn mọi người trong Thánh Hội đừng để cho phe/nhóm đối nghịch mua chuộc hoặc khuynh loát đến độ phải chấp nhận tập tục “cắt bì”, như người Do-thái. Cuối cùng thì, tin vui cũng chậm đến, là: tất cả mọi người đều có tự do không bị ràng buộc bởi luật lệ nào như thế. Và, trong tự do, mọi người đều có khả năng đạt sự công chính của Thiên Chúa cũng như có được quyền uy/sức mạnh của Thần Khí Chúa ở với mình, ngang qua Đức Giêsu Phục sinh rất quang vinh.

Tác giả H.D. Betz gọi thư Galát là “một trong các thư quan trọng nhất của loài người.” Còn, tác giả Henry Wansborough lại bảo: đây là cung cách rất hay/đẹp để nói lên lập trường rất khác biệt của Đạo Chúa, đối đầu với Do-thái-giáo. Cung cách ấy mở ra với đôi ba chi tiết có liên quan đến giai đoạn cuộc đời của thánh Phaolô mà mọi người không thể tìm được ở nơi nào khác. Cuộc sống của thánh-nhân được trình bày ở các chuyện tương tự để cho thấy là ông đại diện cộng đoàn đấu tranh cho việc đưa Tin Mừng vào sự tự do của con cái Chúa. Ông được ủy thác việc này trực tiếp từ Thiên Chúa và ngang qua Đức Kitô Phục sinh, chứ không trực tiếp từ đấng bậc lãnh đạo các phong trào trong Đạo Chúa. Có lẽ ta cũng nên nói nhiều hơn về sự ủy thác này, thay vì chỉ nói về sự việc ông được cải hoán trở về cùng ràn chiên Hội thánh. Bởi, ông không thay đổi lòng Đạo đến từ Do-thái-giáo nhưng chính ông cũng đã thay đổi đường lối diễn giải của đạo ấy.

Vào lúc ấy, lại thấy xảy ra nhóm người không thích lối suy nghĩ và hành động của thánh Phaolô cho lắm. Các vị này, công khai mở các cuộc tranh luận với thánh-nhân. Các đoàn/nhóm như thế nay thấy dẫy đầy ở Galát, cả ở cộng đoàn do chính thánh-nhân thiết lập vào khi trước. Sự việc đối kháng với đường lối của thánh Phaolô mà họ đưa ra thật tinh tế, tiến bộ; bởi họ dựa trên căn bản là người theo Do-thái-giáo hiểu rõ ngọn ngành về Giao-ước hơn ai hết. Đó là Giao ước mang tính chất rất Abraham và Môsê. Cùng với thánh Phaolô, những người như thế đồng ý rằng: tất cả đã trở về nguồn với Abraham, và điều tuyệt vời là niềm tin của ông vào Chúa rất đậm đặc.

Truyền thống của đoàn/nhóm Phaolô là qui về với Giao ước giữa Abraham và Thiên Chúa rút từ sách Sáng Thế chương 17 qua đó, các vị nhấn mạnh đến trách vụ hỗ tương/hai chiều ở Giao ước, tức: Thiên Chúa hứa với đấng tổ phụ là Ngài sẽ ban cho dân con người Do thái được sinh sôi nảy nở, trù phú cả con đàn cháu đống lẫn đất đai màu mỡ. Đổi lại, dân con Ngài cũng lập giao ước hứa sẽ chấp nhận cho tục “cắt bì” được phổ biến rộng rãi.
              
Thánh Phaolô đối lại với các vị bằng cách sử dụng đoạn sách Sáng Thế chương 15 theo truyền thống Do thái-giáo về Giao ước với Abraham; nhưng trong đó không thấy đả động gì đến “cắt bì” gì hết. Nghe thế, phe đối nghịch bèn bác bỏ mọi lập luận và nói rằng: nội dung các đoạn văn như thế đều nói về niềm tin, nhưng là niềm tin có “cắt bì”.

Phản ứng lại chuyện này, thánh Phaolô bèn hồi đáp bằng một luận cứ rút từ Bản 70 viết về công cuộc Sáng Thế -đoạn này được thánh-nhân trích từ hồi ức của chính mình nhưng không đưa ra nguồn văn nào để mọi người có thể tiếp cận. Thánh Phaolô đã đồng ý nhấn mạnh đến khía cạnh bảo rằng: chính vì sống có niềm tin mới làm mọi người trở nên thực sự đúng đắn, rất phải lẽ.

Nói cho cùng, thì lời lẽ xác đáng mà các ngài đưa ra lại đã bảo rằng: đám con đàn cháu đống của tổ phụ Abraham sở dĩ được chúc phúc là do họ thực sự sống niềm tin khi quyết tâm giữ luật Torah. Con cháu, hậu huệ của Abraham đều làm thế. Bởi, nếu không làm thế, thì chắc chắn họ sẽ bị lời nguyền có chúc dữ từ dân con mọi người. Người ngoại giáo hồi hướng trở về với Đạo cũng sống có niềm tin, chứ không chỉ mỗi hậu duệ của Abraham mới làm thế. Xem thế thì, lý luận rất phải của đám người này, là để trở về với cuộc sống theo luật Torah qui định. Cũng thế, những người này sẽ bị lời nguyền/chúc dữ đeo bám, nếu không sống theo qui định được nêu ra ở luật Torah nói trên. Bởi thế nên, “Cắt bì” là cung cách xđể ta ét nghiệm trường hợp này.

Thánh Phaolô, một lần nữa, lại phản bác một cách tuyệt vời, thật nhuần nhuyễn. Đây là dịp để đoàn/nhóm của thánh-nhân suy tư theo tư thế sống thực, nhưng cũng là cơ hội để các ngài có được nhận thức mới về những gì mình suy nghĩ. Thánh-nhân tự cho thấy là niềm tin của đoàn/nhóm mình khác với phong cách tin tưởng của phe/nhóm đối nghịch. Cung cách của phe/nhóm nghịch với đoàn/nhóm của thánh Phaolô là ở chỗ: phe/nhóm ấy chỉ tin vào mỗi hậu duệ của Abraham, tức dân con Do-thái-giáo vẫn cứ phải giữ luật Torah, mà thôi. Còn, niềm tin của đoàn/nhóm thánh Phaolô, là tin vào con cháu đích thực của Abraham, tức Đức Kitô, và như thế đâu cần chỉ sống theo mẫu mực của luật Torah là đủ, đâu! Phe/nhóm đối nghịch lại cứ tin vào thể chế rất tiêu cực, còn thánh-nhân và đoàn ngũ dưới trướng của ngài nay tin vào Đấng Phục Sinh thật sự rất sống động. Đấy, chính là điểm khác biệt nơi hiện-tượng-học ở niềm tin của đoàn/nhóm rất Phaolô.

Phe/nhóm đối nghịch với thánh Phaolô khi đó lại đã trả miếng bằng cách bảo rằng: Đấng mà đoàn/nhóm Phaolô tin tưởng, rày đã bị chính luật Torah bài bác. Luật Torah bài bác/chúc dữ bất cứ ai bị treo trên cây gỗ và Đức Kitô là người chết thảm trên cây gỗ mang hình chữ thập, tức chịu đóng đinh vào khổ giá, chết rất nhục. Xem thế thì, nói theo cách mặc nhiên, chính luật Torah đã chúc dữ Đức Kitô.

Thánh Phaolô đối ứng rất nhẫn nại, lại vẫn bảo: bằng vào niềm tin ta có với Đức Ktiô, là ta ở trong Ngài; và như thế, ta cũng bị luật Torah chúc dữ. Tuy nhiên, giả như tất cả mọi người đều đã bị luật Torah chúc dữ rồi, thì ta đâu buộc phải tuân giữ luật này nữa. Ngay như Đức Kitô nếu Ngài cũng bị luật Torah chúc dữ, thì Ngài cũng đâu bị ràng buộc nhiều như thế. Và, các tín hữu nào tin vào Đức Kitô bị Luật Torah chúc dữ, cũng đâu còn bị gò bó, bắt buộc như thế. Niềm tin ta có, là chỉ có với một người, một Đấng. Chính vì ta ở trong sự tự-do của Đấng từng bị hệ thống lề luật chúc dữ và cũng đã được giải thoát khỏi hệ thống chuyên chúc dữ ấy, nên rất thoải mái.

Vì thế nên, ta được giải án tuyên công là nhờ vào niềm tin khác biệt rất như thế. Bởi, ta tin vào Đấng chấp nhận chịu đóng đinh vào khổ giá mang hình chữ thập, tức là: Đức Kitô, Đấng đã bị luật lệ chúc dữ, nên cũng bị luật Torah của Do-thái-giáo o ép. Một khi ta chịu trở thành đồng hình/đồng dạng với Ngài, thì tự khắc ta đã tham gia vào với lời nguyền/chúc dữ do lề luật đề ra. Và, chính luật này cũng đã đặt mọi ráng buộc/o ép lên chính mình Ngài. Do đó, ta được Ngài giải cứu, là để có được tự do. Thứ tự do, không bị ràng buộc vào với tục lệ “cắt bì” hoặc bất cứ lời nguyền/chúc dữ nào khác do thói tập tục này đặt ra. Ta có tự do dành sẵn cho ta, tạo được từ tổ phụ Abraham là nhờ vào niềm tin ta có với Đức Kitô, Đấng đã được miễn giải khỏi mọi lời nguyền/chúc dữ dù rất khác. Giải thoát khỏi mọi lời nguyền/chúc dữ cũng tương tự như phục sinh/trỗi dậy khỏi cái chết trên cây gỗ mang hình chữ thập, đầy máu đỏ.

Thế nên, có thể là: ta buộc phải tuyên bố rằng: những ai hiểu/biết chuyện này là vì hệ thống luật lệ do con người đặt ra, quyết khống chế mọi người bằng luật lệ. Và như thế, con người sẽ nguyền rủa/chúc dữ lẫn cả ta, vì ta không làm theo họ, giống như họ, tức không tuân giữ luật lệ do họ đặt ra, theo hệ thống. Diễn rộng hơn, sẽ thấy rằng: ta được bảo cho biết: là ta sẽ bị hệ thống của người đời gồm những luật lệ kềm chế bằng lời nguyền/chúc dữ, và không theo cung cách họ muốn; bởi thế nên, ta mới được giải thoát, và thật sự rất tự do.

                                                -------------------

Phe/nhóm đối nghịch với đoàn/nhóm của Phaolô bèn chuyển qua luận cứ thứ hai để tranh cãi. Tranh và cãi, là họ chỉ muốn bàn về Giao ước Môsê thôi. Phe/nhóm đối nghịch đã bắt bẻ thánh Phaolô và bảo: “Hỡi ông Phaolô, ông cũng nghĩ là ông được giải thoát sao? Chính chúng tôi mới được giải thoát chứ! Chúng tôi được giải thoát bằng vào việc tuân giữ luật Torah.” Và rồi, họ lại nói: Abraham có hai con trai là Isaac và Ismael. Isaac là con bà Sarah, một nữ phụ tự do. Trong khi đó, Ismael là con của người đàn bà nô lệ tên Hagar. Abraham ruồng rẫy người đàn bà nô lệ, nên Sarah mới trở thành nữ phụ tự do, bởi đó toàn thể con cháu của bà là chúng ta, những người Do thái có được tự do là nhờ đó.

Sinai là núi thánh ở nơi đó, Môsê đã trao cho ta giao ước do ông đại diện thiết lập với Thiên Chúa. Núi đó là nhà của những người được tự do con cái CHúa. Là dân con Do thái, ta không thuộc truyền thống nô lệ, mà chỉ mỗi người ngoài Đạo mới như thế. Ta có được tự do trong tuân giữ Giao ước do Môsê lập. Ta không giống như người Gals ở Galát.

Hồi đáp vấn đề này, thánh Phaolô đưa ra lập trường mà thoạt nhìn ai cũng thấy giống như ông đang rơi vào vòng luẩn quẩn. Thánh-nhân có lần bảo: Giêrusalem hiện tại (tức: núi Sinai) là ý thức hệ rất khác biệt, cũng tựa hồ như núi Sinai, thôi. Nhưng ông lại cải chính: Sinai là ở Ả rập! Cũng có thể, ở đây, ông chơi chữ trên âm vận na ná giống hai tên gọi “Sinai” và “Siôn”. Và nhất là, kiểu chơi chữ hơi “bê bết” như đoán già đoán non sự việc rồi bảo: dù sao, thì tất cả cũng đều là Ả rập hết. Điều này có nghĩa là, với ông, Giêrusalem hiện ở vào vị thế của người nô lệ. Bởi, vốn được coi như ở vào vị thế nô lệ, nên luật Môsê mới đòi tín hữu Do thái ở Giêrusalem phải sống làm sao để được tự do như thế. Tức: thánh nhân muốn mọi người đều có được tự do cả với luật Môsê nữa; và tự do khỏi mọi ràng buộc do luật của Giêrusalem tạo ra. Nhưng ông chỉ đòi hỏi chuyện đó qua cung cách khác biệt của niềm tin, thôi.

Điều này, dẫn ông vào với tư tưởng về thanh tẩy chứ không phải tập tục “cắt bì”. Thanh tẩy, là động thái ngụp xuống với nỗi chết và sống lại của Đức Kitô. Bởi, một khi ta đã tin, là ta ở trong niềm tin mới từng chuốc lấy lời nguyền/chúc dữ, như với Đấng từng cất bỏ lời nguyền thập giá để tạo tình thương yêu dành cho người bị áp bức, o ép. Và, khi ta được biểu-tượng-hoá bằng thanh-tẩy để vào với trạng-thái giống như Ngài, thì tất cả mọi người như ta, cũng được đồng hình/đồng dạng ngang bằng nhau qua tư thế “thanh tẩy” mà về với trạng huống khác hẳn tình trạng nào đó tức có tự do. Và khi đó, sẽ chẳng còn ai là Do thái hay dân ngoại, đàn ông hay đàn bà; chẳng ai là nô lệ hoặc tự do. Chính nhờ tin vào “trạng huống có nỗi chết” của Đức Kitô, là “tình trạng” của những người được thực sự giải thoát nay ra thế. Và, ta được thế, là nhờ ơn thanh tẩy xoá bỏ nơi ta mọi lời nguyền/chúc dữ của khổ giá hình chữ thập.

Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Ki-tô. Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Áp-ra-ham, những người thừa kế theo lời hứa.” (Gal 3: 27-29)              

Với cộng đoàn tín hữu thời tiên khởi, nghi thức thanh tẩy được thực hiện cả vào trước thời của thánh Phaolô, nữa. Ở thời đó, thanh tẩy được thực hiện bằng động thái lặn ngụp sâu dưới nước. Và đó là, sự ngụp lặn đầy biểu tượng của việc đi vào với cái chết và sự sống lại của Đức Kitô. Đến lúc đó, thánh Phaolô mới lại bảo: “Vâng. Nhưng, anh chị em được thanh tẩy để đi vào với lời nguyền của Ngài. Đừng để bị thanh tẩy nếu anh chị em không muốn ở vào tình thế ấy theo cung cách chính trị.” Và đó là ơn thanh tẩy để ta đi vào với tình thế lạ lùng khi Đức Kitô bị ràng buộc bởi lời nguyền/chúc dữ, lại là sự tự do của ta. Theo tôi, đó có thể là lập luận của người chủ trương đừng để cho người khác thanh tẩy mình, mà nhiều người lâu nay vẫn đưa ra. Chính đó là điều, mà theo tôi, nhiều người tuy đã được thanh tẩy nhưng không nhận ra, thôi. Ở đây, tôi không chỉ nói về thanh tẩy trẻ nhỏ, mà thôi. Bởi, ta đang chấp nhận mặc lấy cho mình thứ gì đó rất cao cả. Giả như, ta sống đích thực việc tháp đặt phục sinh cho đúng cách, là ta đã được tẩy trừ; và, nhờ việc tẩy trừ ấy mà lần đầu tiên trong đời, ta sẽ cảm nghiệm để hiểu được thế nào là “Phục sinh” .

Không thể có được điều này mà lại không có điều kia. Không thể có được phục sinh mà lại không chết đi. Cũng thế, ta không thể nào có được tự do mà lại không bị tống xuất ra khỏi nơi đó. Và việc đòi hỏi ứng viên nhận thanh tẩy phải như thế, cũng là chuyện rất nặng nghĩa/nặng tình. Có thể, Hội thánh ta đã khôn ngoan đủ trong kinh nghiệm dạy dỗ dân con mình, nên mới không nói cho ứng viên chịu thanh tẩy biết trước hết mọi việc. Thế nhưng, ở đây nữa, có cái gì đó rất cao cả và cũng sâu sắc rất không chừng.

Và, một khi ta tin vào niềm tin tưởng nơi Đấng chấp nhận lời nguyền/chúc dữ cho Ngài ngang qua thập giá, thì tình thương yêu con người sẽ không bị đè nén, bức bách. Một khi ta được biểu-tượng-hoá bằng thanh tẩy để đi vào trạng huống Ngài từng sống, thì tất cả chúng ta được đồng hình/đồng dạng như người được tẩy rửa là có được tự do. Thế nhưng, một khi ta được thanh tẩy khỏi lời nguyền/chúc dữ, để được tự do như thế, thì hiển nhiên là không luật lệ nào kể cả luật Torah lại có thể sờ chạm đuợc ta. Và như thế, tức: không còn phân biệt ai tốt/ai xấu theo nghĩa lề luật đã qui định. Ở đó, tất cả mọi người đều ngang bằng, đồng hạng. Và như thế, không còn phân biệt nào dựa trên yếu tố sắc tộc như Do thái hoặc dân ngoại. Không còn cách biệt nào theo giới tính nam/nữ hoặc tình trạng nô lệ/tự do nữa. Chính đây là niềm tin vào trạng huống chết đi, hoặc “tình trạng có lời nguyền/chúc dữ”được Đức Kitô mặc lấy, như trạng huống sống động của những người được niềm tin giải thoát, rất tự do. Tức, một trạng thái sống rất đồng đều, cho mọi người. Đây là thứ tự do đồng đều mà tất cả những ai được thanh tẩy chấp nhận vào với “lời nguyền/chúc dữ” của thập giá, đã thấy rằng: Thanh tẩy chính là tiến trình rất khác biệt, ở xã hội.

Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô. Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Áp-ra-ham, những người thừa kế theo lời hứa.” (Gal 3: 27-29)              

Đó chính là sự việc rất “hụt hơi”, nếu ta dừng lại mà suy nghĩ. Và theo tôi, đây là chuyện lớn lao/cao cả, cũng rất thực. Là, cái giá của nó, nếu ta dùng ngôn từ hành chánh quản trị để diễn tả. Nhưng, nếu ta không trả cái giá đó mà mua lấy, thì đây là sự chấp nhận một thua lỗ. Là, công nhận các hệ thống dân dã nào khác và chúng dân sẽ là người quản trị hệ thống đó. Và, đó cũng tựa như lời ca ở đâu đó vẫn cứ hát: “Đi đâu quanh co cho đời mỏi mệt.”

Đến đây, lại thấy nảy sinh một vấn đề, là: có chăng khác biệt nào không giữa người Công giáo và tín hữu theo trào lưu của thánh Phaolô? Nếu ta là người Công giáo tốt lành/hạnh đạo vẫn vui hưởng việc giữ luật Hội thánh cho đúng cách, thì thánh Phaolô ắt sẽ bảo với ta rằng: “Các anh chả biết gì hết. Các anh không hề biết, là: mình đang mất mát thứ gì, điều gì hết cả sao? Đây, chính là quyền uy/sức mạnh ta đây vẫn còn thấy”.

Ở đây, tôi không nghĩ thánh Phaolô thuộc giống giòng hào kiệt, lại mắc phải chứng “khổ dâm”; hoặc nghĩ rằng: ông là người từng mời gọi dân con mọi người hãy đi vào trạng thái bị đào thải. Thánh Phaolô chỉ mỗi nói: dầu sao thì đó cũng là chuyện đang xảy đến. Tôi không nghĩ là ta phải làm thế. Và, đây là những gì từng xảy ra để ta nắm được ý nghĩa của Phục sinh. Thánh Phaolô từng thấy sự bí nhiệm nơi những người như thế. Một ví dụ cụ thể về trỗi dậy từ cõi chết, mà theo tôi, có thể khiến nhiều người sẽ thay đổi thái độ không còn tuân thủ luật lệ một cách triệt để, nữa. Thành ra, nếu ta nhìn vào sự việc được diễn tả theo cách đó, thì đấy chính là Phục sinh, rất thực. Thánh Phaolô đạt đến giai đoạn thấy được rằng: Phục sinh không là khoảnh khắc xảy ra vào ngày Chúa nhật lễ Vượt Qua. Mà, là cả một thời đại lịch sử.

Phục sinh, không chỉ là hành xử của Thiên Chúa dù Ngài vẫn ở trong đó. Phục sinh chính là sự năng động trong đó có sự hợp tác giữa Thiên Chúa và con người. Đó là sự hợp tác có kết quả chính trị và xã hội xảy ra ngay ở thế giới này. Và Phục sinh như thế, vẫn được những người từng trải nghiệm một cuộc sống có cả lời nguyền/chúc dữ lẫn tự do vẫn cứ tiếp tục thực hiện. Và tôi nghĩ, thánh Phaolô đã nói: không có cuộc sống nào lại giống như cuộc sống của Đức Kitô mà không dính dự cả hai yếu tố ấy. Và tôi nghĩ: đây là suy tư khác thường, cho đến khi nào ân huệ của Thiên Chúa hoặc sự năng động của Ngài gặp gỡ ta ở nơi ta đang sống. Nhưng, thánh Phaolô lại bảo: năng lực sinh động ấy, không để ta ở lại nơi ta đang sống, bởi nó thay đổi ta và biến cải con người của ta. Tiến trình qua đó nó thay đổi và biến cải, là tiến trình đặt ta vào trong kinh nghiệm sống có mùi vị của lời nguyền/chúc dữ từ luật lệ; trong và ngang qua tiến trình mà ta không thể bị lấy đi, ta sẽ có được kinh nghiệm và mùi vị của tự do nó giúp ta thoát khỏi mọi luật lệ. Tôi nghĩ: luật của tinh thần sống động trong Đức Kitô đã giải thoát ta ra khỏi mọi luật lệ. Đó, cũng tuơng tự như cung cách lý sự của người La Mã mà thánh nhân thực sự đang nói đến.

Ở đây nữa, cũng chẳng là cung cách của người theo Do-thái-giáo nói về cánh chung. Cũng chẳng như thánh Giacôbê lại cứ nghĩ rằng sự việc như thế chắc chắn sẽ xảy đến, trong lai thời.

Trên lý thuyết, thì nhiều người không tin vào sự sống lại của Đức Giêsu. Nhưng nếu những người ấy tham gia vào tiến trình sống động có sự phục sinh đã khởi sự cùng với Đức Giêsu, thì rõ ràng là những người này đã góp phần của mình vào trong đó. Cả chúng ta, lẫn Đức Giêsu và Thiên Chúa, tất cả đều ngang bằng nhau trong tiến trình ấy, bởi tất cả chúng ta đều cùng được giải thoát khỏi lời nguyền/chúc dữ của hệ thống có những luật và lệ. Và giờ đây, tất cả chúng ta đều cùng chung sống, cùng ngang bằng nhau và tất cả đều có tự do.

Thế nên, nếu thánh Phaolô nói điều này cho những người đã chịu thanh tẩy và từng có kinh nghiệm như thế, thì có thể họ sẽ nói với thánh-nhân rằng: “Vâng. Ông Phaolô ơi. Chúng ta đều có tự do. Thế thì, chúng tôi có thể làm những gì mình thích chứ?” Và thánh Phaolô sẽ đáp trả: “Không phải thế đâu! Các bạn không được như thế. Chỉ được thế, nếu các bạn thực tình sống như người đã chịu thanh tẩy, thôi.”  Hoặc giả, ta cũng nói: “Thường thì, bọn tôi vẫn ra ngoài ăn nằm với các nữ phụ lôi thôi/bê bối ở Côrinthô vào ngày cuối tuần. Tuần nào cũng thế.” Và khi ấy, thánh Phaolô hẳn sẽ nói: “Không được thế đâu. Xin lỗi bạn!”

Vậy nên, có những thực tại kiểu “làm người quý phái, ta buộc phải thế!” đã khiến thánh-nhân không áp đặt luật lệ lên mọi người. Và theo tôi, đấy chính là cung cách khác biệt để ta có thể tiếp cận chuyện ấy. Thế nhưng, thánh Phaolô luôn đưa vấn đề vào với thực tại cuộc sống của ông và thực tế của những người giống như thế. Và, những gì còn lại chỉ là biểu-tượng lớn/rộng vẫn cứ luẩn quẩn ở phía sau hậu trường, mà thôi.

Theo tôi, đó chính là nét đặc thù của thánh Phaolô. Tôi không nghĩ, thánh-nhân thực sự muốn thuyết phục mọi người về những gì xảy ra, vào lúc đó. Thánh-nhân chỉ muốn qui tụ mọi người, rồi để cho họ có cảm tưởng hoặc ý nghĩ như thể thánh-nhân là ai và có kinh nghiệm thế nào và để họ có được kinh nghiệm nào đó, mà đôi lúc cũng chẳng biết rằng nó có ý nghĩa gì hoặc thêm thắt đôi ý vào đó. Nói chung, thì họ vẫn thế chứ? Nhưng theo tôi thì, chỉ một số rất ít là nắm được vấn đề một cách sâu sắc; tức: thấy được các vấn đề mang tính thách thức, tế nhị, thấy được điểm nét tuyệt vời mà thánh-nhân đang có trong người. Và, thánh-nhân cũng lại nói: những thứ ấy, anh chị em cũng đang có trong đời mình, thôi. Thật ra, họ nghe những chuyện có vẻ chắc nịch là thế, nhưng theo tôi, họ vẫn biết rằng thánh Phaolô đang xác định với họ. Và tôi nghĩ, đây chính là một phần của thập giá nơi thánh-nhân. Ông chẳng bao giờ nghĩ mình có thể qua được chuyện ấy cách xuyên suốt; và thông thường thì có lẽ ông cũng chẳng qua được một cách xuyên suốt, đó là ý của tôi đoán như thế.

Và đôi lúc, có lẽ thánh Phaolô cũng thấy những chuyện “trẻo cẳng ngỗng” được đưa vào đường lối này khác khiến thánh-nhân không mấy hài lòng, đặc biệt là các tác giả của “Ngụy thư Paholô” mượn danh nghĩa/tên tuổi của ông để làm những chuyện khác ý. Nhưng, đó cũng có thể là những sự việc, mà theo tôi, đã khiến thánh-nhân phải để tâm lui tới đặt vấn đề. Tôi thiết nghĩ, một trong những cung cách đầy thách thức đòi ông phải xả bớt năng lực mà nói ít đi chính là sự phục sinh đang đi vào với thứ ngôn ngữ đầy lời nguyền/chúc dữ, đến như thế. Nhắm chiều sâu, thì đó là ý niệm cũng rất khó đối với một số người tin vào chuyện áp đặt và bao gộp, để có thể nói được rằng: cả ta nữa, cũng được kể là mình cũng bị bao gộp trong số những người đã trải qua kinh nghiệm bị tống xuất, rất lọc lựa.

Vì thế nên, có thể là thánh-nhân cũng mất đi một số bạn là vì ông đã nói ra chuyện ấy. Đó là theo tôi đoán: ông thực sự bị như thế. Nhưng, thánh Phaolô phấn đấu không ngừng nghỉ cho chuyện này, vào thời ấy.

Đó cũng là lý do khiến thánh Phaolô phải bắt chụp ý nghĩa Phục sinh, rất như thế. Thánh-nhân đã quảng diễn lập trường của ông về Phục sinh theo nghĩa: đó không là khoảnh khắc trong đời, mà là cả một “thời đại”. Đây không là “hành động của Chúa”, mà là cơ năng/động lực trong đó có sự hợp tác/hợp lực giữa Thiên Chúa và con người, để dẫn đến kết quả chính trị và xã hội trong thế giới hiện tại có sự tự do theo nghĩa trần gian, lan man nhiều thế lực.
              
Đây không là điều mà thần học cánh chung của Do-thái-giáo hoặc của thánh Giacôbê từng nghĩ sẽ xảy đến trong lai thời.

Thánh Phaolô có nói: về lý thuyết, chúng ta không tin là Đức Giêsu đã Phục sinh, mà là: ta tham gia dính phần vào với tiến trình sống động của sự sống lại rất thông thường đã bắt đầu với Đức Giêsu và ta góp phần vào tiến trình đó, tự bên trong. Chúng ta, Đức Giêsu và Thiên Chúa, tất cả đã ra đồng hạng trong tiến trình này, là bởi ta cùng ở/cùng được giải thoát khỏi hệ thống luật-lệ có lời nguyền/chúc dữ vẫn đính kèm. Và nay thì, đó là sự việc của tất cả mọi người cùng gộp lại; tất cả đã ra đồng đều, đồng hạng. Tất cả đều có tự do con cái Chúa.

Phe/nhóm đối nghịch lại vẫn cho rằng: họ có quyền hơn cả thánh Phaolô, nghĩa là vẫn ở “trên cơ” thánh Phaolô nữa.

Thánh Phaolô viện cớ lý luận rằng: hoạt động tông đồ của ông là do Chúa gửi đến, cách trực tiếp, nên ông có uy quyền để nói lên điều đó. Ông có được quyền uy đó thoạt vào lúc ông được thị kiến với Chúa trên đường Đamát; khi đó ông đã thấy được lời nguyền thập giá có nghĩa một cuộc sống mới rất khó tưởng tượng vì Đức Giêsu. Quả là, thánh-nhân thấy điều này một cách trực tiếp đến từ Thiên Chúa tựa hồ như cùng một sự việc được đặt để vào cùng một lời nguyền/chúc dữ như Đức Giêsu từng gặp. Thánh-nhân không là sứ giả đến từ Antiôkia hoặc từ thánh Giacôbê hay Phêrô hoặc bất cứ ai khác ủy thác. Phải chăng ông có được chuyện ấy là do niềm xác tín nói rằng vào khi ấy, ông đã tách bạch khỏi thánh Phêrô cũng như Barnaba, tại Antiôkia, chăng?

                                                ----------------

Tranh luận như thế, thánh Phaolô đã sử dụng một loạt các nối kết mang tính ẩn dụ để tạo nên sự việc có liên quan đến chính ông. Trí tưởng tượng đầy ẩn dụ của ông vẫn lớn rộng hơn bất cứ ai khác, trong chúng ta. Ông có tài “lý luận” rất rạch ròi để nối kết các ẩn dụ khác biệt vẫn xa vời cung cách ta thường làm. Thế nhưng, đó cũng là phong cách hùng biện được phe/nhóm đối nghịch sử dụng. Theo nghĩa đó, thì đây là phong cách mang tính rất Do-thái-giáo. Theo tôi, đây cũng là một trong những điều mai mỉa/châm biếm trong sự việc ông chống đối lại phe/nhóm đối địch. Ông đưa những người trong phe/nhóm ấy vào với lập luận của chính ông, rồi cứ nghĩ rằng mình đã thắng cuộc…  

Nói về tục “cắt bì” ông nghĩ nhiều về chuyện “yêm hoạn”. Nói đến núi đồi đạo giáo ở Galát, ông cũng nghĩ nhiều đến đạo giáo của núi đồi Sion ở Giêrusalem. Ông lại cũng nghĩ đến Hagar và Sarah, hai bà vợ của Abraham: một bà là nô lệ, còn bà kia rất tự do. Từ đó, ông lập ra sự tương phản/đối chiếu giữa yêm hoạn-đạo giáo-của-núi đồi Galát-Hagar(nô lệ)-người ngoại giáo (tức Ismael) so với tục lệ “cắt bì”-đạo giáo của núi đồi ở Siôn-Sarah-Do thái-giáo (tức Isaac). Nếu phân tách theo chiều hướng viễn tượng, hẳn ta sẽ bảo rằng: sự yếu kém song hành này là ở nơi bà Sarah: chính bà là nữ phụ rất tự do. Thánh Phaolô hiểu rõ điều đó, nhưng thánh-nhân đã phát biểu như một kẻ tin rất xác tín vào Đức Giêsu. Thánh Phaolô bèn đề nghị, là: con cháu Sarah, là người Do thái ở Giêrusalem lại không giữ bà trong tự do nhưng lại đã rơi ngược vào cung cách nô lệ bằng việc cứ nhắc đi nhắc lại đòi hỏi buộc phải “cắt bì” rất nhiều lời; làm như thế, tức biến mình trở thành đồng hạng với những người ở núi đồi Galát, cũng giống thôi. Rõ ràng là, thánh Phaolô muốn tỏ cho thấy: chỉ những ai ở trong Đức Giêsu, là Đấng từng bị lời nguyền/chúc dữ nơi thập giá và đã Phục sinh mới là người thực sự có tự do như thế, nhưng không cần đến “cắt bì”! “Cắt bì” là dấu chỉ ngược ngạo đối với tất cả những điều được thánh-nhân trình bày, ở đây!

Thánh Phaolô lại cũng nói: hiện ở trên các núi xứ Ả Rập có ngọn đồi được gọi là “Hagar”, và ở nơi đó vẫn có người ngoại giáo, tức: nô lệ của thói thờ cúng kiểu dân ngoại và các nghi thức họ cử hành cũng đều như thế. Thánh Phaolô lại cả gan nói rằng: Giêrusalem (núi Siôn) là núi thánh ở Giuđêa. Những người sống ở đó, tức Do thái, cũng đang theo một đạo giáo của núi đồi mang tên Do-thái-giáo! Họ là nô lệ của lề luật rất Torah! Giêrusalem tương tự đền thờ-đất nước gồm những người nô lệ đang sống kiểu khắc kỷ có hệ thống kiểm soát toàn cầu gọi là Torah, đầy luật lệ. Vậy nên, dấu hiệu và chỉ dẫn trước tiên cho thấy mình thuộc vào đạo giáo nô lệ này là cứ đi mà chịu “cắt bì” chỉ thế thôi. Nếu quý vị chấp nhận chịu cắt bì, thì cũng tương tự như quý vị trở thành nô lệ giống như thế và như thế, tức đã để luột mất sự tự do là điều con dận Israel đáng được thừa tự… Xem thế thì, thánh Phaolô rõ ràng đã so sánh một cách đầy nguy hiểm coi việc cắt bì của người Do-thái-giáo ngang bằng chuyện yêm hoạn của người dân Galát!

Lập luận đầy cay đắng này, thực ra là quảng diễn việc hiểu biết tiến trình Phục sinh do thánh Phaolô đưa ra. Phục sinh, là tiến trình gồm việc đóng đinh vào thập giá để rồi đi vào với sống lại. Thực ra, thánh Phaolô không đi vào với việc đóng đinh thể xác và bạn bè của ông cũng chẳng làm thế, nhưng các ngài đã tự tách rời khỏi cộng đoàn Do-thái-giáo, từng bị Lề luật chúc dữ có cả lời nguyền rủa đính kèm và ngay đến các cột trụ của Hội thánh tiên khởi, cũng đã từ khước. Điều mà thánh Phaolô muốn nói ở đây, là: tiến trình phục sinh bao gồm cả kinh nghiệm của mọi người về lời nguyền/chúc dữ vốn tống xuất họ khỏi kinh nghiệm về sự sống lại. Theo tôi thì, thánh Phaolô từng đem những yếu tố khó nuốt như thế về với người mình và ta thấy là thánh-nhân vẫn thích đề cập đến chuyện ấy, vào mọi lúc. Nhưng điều này thực sự đòi hỏi cộng đoàn tín hữu của ông nhiều hơn là chính ông, như ta từng nói ở các đoạn trên, về con người của thánh Phaolô. Có lần, thánh nhân lại cũng nói: “Tôi đang nếm thử một thứ gì đó rất chán chết, nhưng mùi vị chán chết ấy lại chính là mùi vị của tự do.” Và theo tôi, thì đó là thách thức cũng sâu sắc. Đó là để diễn giải việc đóng đinh vào thập giá cốt đưa vào cuộc sống đích thực rất thường ngày của mọi người, hôm nay.

Nói khác đi, thì: nếu ta xử sự theo kiểu này, tức; cho đi chính mình, cách cởi mở và san sẻ hết mọi thứ với mọi người, thì người theo đạo Do thái lại sẽ bảo là ta có khùng mới làm thế và làm như thế, tức là ta không muốn vào hội đường của họ. Người La Mã cũng nói rằng: tốt hơn ta nên loại bỏ những người có lập trường như thế, ném họ ra khỏi bất cứ hệ thống chính trị này khác. Vứt họ ra ngoài cho mọi người dày đạp.  Xem thế, thì: lời nguyền/chúc dữ mà thánh Phaolô đã thấy, theo ông, chỉ là đường lối duy nhất để ta trải nghiệm/nếm thử và thực sự đi vào với chính mình, đem vào người mình toàn bộ kinh nghiệm của thập giá từng cho ta biết về Đức Giêsu Kitô cũng như thế. Và đó mới là điều, là những gì sẽ bị nuốt chửng và đưa vào chính sự phục sinh đang diễn tiến trong ta và với mọi người chung quanh.

Đó còn là đòi hỏi rất nặng nề, nhưng tôi nghĩ có như thế mới thực sự mang ý nghĩa. Và theo tôi, đó là những gì khiến thánh Phaolô phải đối đầu cả với người Galát cũng như người Do-thái-giáo ở Galát tức đã mang về cho thánh-nhân hơn là chính ông đã mang về cho họ, vào trước đó.

Đối chiếu những điều đang xảy ra ở thời buổi hôm nay, thì ta có thể sánh với những người Công giáo từng ly dị rồi tái giá nên bị hội thánh từ chối không cho dự tiệc Thánh có rước lễ. Những người như thế lâu nay cũng bị đá, bị vứt bỏ ra ngoài cho mọi người chà đạp, hệt như thế. Theo cung cách nào đó, thì thánh Phaolô, nếu ông gặp được người thời hôm nay bị như thế, chắc ông cũng sẽ nói cho họ biết rằng: chính trong việc nếm thử kinh nghiệm đắng cay ấy họ mới được giải thoát khỏi thứ địa ngục đầy chết tiệt. Và, đó còn là cảm nghiệm về chuyện đi vào nhiệm tích đóng đinh vào khổ giá có hình chữ thập để rồi cũng sẽ phục sinh, quang vinh. Tôi tin rằng: ở đời, cũng có nhiều ví dụ đại loại như thế, nhưng đây là một trong những ví dụ rất cụ thể của đời đi Đạo, rất Giêsu.

                                                            -------------------


Điều thú vị là, mãi về sau, chẳng thấy ai nói gì đến những điều xảy ra với tín hữu Đạo Chúa ở Galát, hết. Ngay đến Gioan Patmốt, Clêmentê thành La Mã, Y Nhã ở Antiôkia, Pôlycarp ở Smyrna cũng chả bao giờ đề cập đến những chuyện đại loại như thế mặc dù các ngài đề cập đến rất nhiều thứ tại những nơi khác trong vùng, suốt trăm năm hoặc hơn.

Thánh Phaolô cũng đã lưu lại Galát một thời gian, nhưng xem ra đó là điều ngoài dự kiến. Thật sự cũng chẳng ai biết là thánh-nhân có tính đi về mạn Bắc không hoặc về vùng cận duyên ở Hắc hải, cũng không rõ. Có rõ ít nhiều đi nữa, có lẽ cũng chỉ là “sự cố”, hoặc việc đỗ nhờ trong chốc lát, thế thôi. Có thể, chuyện ấy cũng đã xảy ra là vì thánh-nhân bị đau yếu mắt bị mờ hoặc sao đó. Ông từng ngã bệnh tại Galát. Phải chăng là căn bệnh tương tự như thế, tức: như mũi gai nhọn đâm vào đầu hay sao đó, có ai mà biết. Cũng có thể là thánh-nhân bị chứng tật gì đó giống như cơn sốt rét/ngã nước, nơi mạn ngược, chăng? Có thể là hồi còn trẻ ở Tarsus, ông từng bị chứng bệnh gì đó do khí hậu khắc nghiệt trong vùng gây ra; có thể, ông cũng dự tính đi về mạn Bắc đến với Galát là để tại sức khoẻ tốt cho mình, hơn là đi với Barnaba về miền cực thấp quanh Địa Trung Hải. thật khó biết.                   

                                                                                                                                     (còn tiếp)

--------------------------------
Lm Kevin O’Shea, CSsR –
Mai Tá lược dịch.
               

No comments: