Monday 11 February 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi: Thái độ Chỉ trích Lề luật (Mt 5: 20-48)




Mt 5: 20-48
Phần I: Công chính cxủa Ký lục và công chính mới.
Câu 20: Mở đề cho cả đoạn

Không phủ nhận sự công chính của Ký lục và Biệt Phái. Nhưng sự công chính không đủ cho môn đồ của Chúa Yêsu để được vào Nước Trời: vì sự công chính của môn đồ phải dư dật hơn, nghĩa là theo văn mạch: sự công chính đó trổi vượt hơn ngàn trùng, bởi được đi vào giới cùng tận (Ys 11: 9: sẽ không còn sự dữ và tàn phá trên toàn cõi núi thánh của Ta, vì cả xứ đầy dẫy sự biết Yavê, như nước chảy đầy lòng biển).

5: 21-26: Phản đầ 1: Điều răn thứ 5:
Khúc này gồm có 3 lời riêng biệt của Chúa, cốt thiết là giải thích lại điều răn thứ 5.
22-22: Lời cốt5 thiết
23-24: Mội lờ tự lập được kéo lại vì tiếng “anh em” đồng vớ 21tt.
25-26: toát yếu ý nghĩa điều răn thứ 5 như thấy trong Xh 21: 12; Lv 24: 17; Tl 17: 8-13.

Nghe bảo người xưa: Nghĩa là đã nghe đọc Lề luật trong hội đường. Và như vậy, muốn nói đến chính câu sách Thánh, chứ không phải chỉ nhắm đến việc giải tích Lề luật theo truyền thôngg cổ nhân (tức là các bậc tiền bối trong hàng các rabbi).

Câu 22: Phần thứ nhất muốn nói: người ta ai cũng nhận rằng chém giết người ta là có tội với Thiên Chúa. Nhưng đó chỉ là hậu quả cuối cùng của thái độ cừu địch với “anh em”. Chính thái độ đó, tức là cái lòng của người ta, mới là điều đáng lo ngại, vì gốc rễ của mọi sự thù oán chém giết đã sẵn có đó. Nếu gốc rễ là điều phải để ý thì ngay như một sự nóng giận, phát xuất từ thái độ kia, đã đáng mang án của Thiên Chúa rồi. Vậy ý của điều răn theo Chúa Yêsu giải thích ý định Thiên Chúa là “người ta phải đích thực là nhân lành tự đáy lòng”. Tư tưởng đó lại được diễn tả cách “nghịch nhiên” trong phần thứ 2 câu 22 (b+c): hai lời mắng trách đây là hai câu chửi như cơm bữa của người Do thái. Ngây những rabbi đạo đức cũng không lấy làm lạ, và cũng có dùng nữa. Nhưng Chúa Yêsu lại dạy rằng đó là những kiểu diễn tả ra bên ngoài sự nóng giận bên trong, người ta tức tối mà khinh bỉ kẻ khác, và lộ ra cái lòng bất nhẫn của mình.

Iraka: do tự mợt tiếng Aram, ý là “trống rỗng” (nơi óc, não,\: tức là “ngu”, không trí khôn).
Đồ điên: Cũng dựa trên một tiếng Aram. Ý nghĩa giống như “ngốc”. Hai lời chửi mát đó cho thấy hoàn cảnh Phalệtin.
Hình phạt Chúa Yêsu ngăm đe: vạ trước toà án/vạ trước công nghị/ địa ngục hoả hào: cũng đều nói đến “tử hình” cả.

Ý nghĩa: một lời quá nghịch thường, bắt phải ngạc nhiên, và thực sự chúng ta lấy làm lạ, và thường tìm cách giải thích cho đỡ lạ kỳ: thực sự sẽ không có toà án nào lại họp để xử một cơn nóng giận: không một công nghị (toà án cao nhất) nhóm một phiên đại hình để xử một lời mắng nhiếc. Vậy Chúa Yêsu muốn dạy: không phải chỉ khi nào hạ sát kẻ khác mới phải mang án. Nưng án của Thiên Chúa đã ngay một khi người ta buông theo nóng giận, tức là nguyên nhân dẫn đến giệt người. Lời mắng nhiếc, làm thiệt danh dự của ngườita, làm cho đời sống chung bị đầu độc, cũng mắc án của Thiên Chúa.

Đòi hỏi của Chúa Yêsu đi đến: yêu mến lòng người đồng loại, và thật tình kính trọng kẻ khác. Đó là cái lập trường Nước Thiên Chúa đòi hỏi. Có thể người ta mới sống trong trật tự chiếu theo ý của Thiên Chúa. Hai Lời của Chúa tiếp sau (23t và 25t) là hai thí dụ:

-Lời thứ nhất căn dặn là nhất thiết phải làm hoà (phát xuất một lòng nhân lành đích thực câu thúc mình): không sẵn lòng làm hoà thì mọi lễ tế đều không có giá trị gì cả. Nên để ý đến cách diễn tả các hoàn cảnh của việc làm hoà này: Việc làm hoà đó quan trọng hơn là phụng vụ, tế tự.

-Lời thứ hai (25t): lời này phải so với Lc 12: 58t: lkhông làm hoà ngay đi thì sẽ khốn.
Sự công chính dư dật khi thực hành điều răn thứ 5 là thế: chính lònh “nhân lành” tự bên trong là điều phải có vào Nước Trời.       
                                                                                                 (còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR - 
 (trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)

1 comment:

Anonymous said...

Xin cám ơn gia đình Anphong đã tiếp tục quyển sách này