Friday 13 July 2012

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi: Bài giảng trên núi theo)



Bài Giảng Trên Núi

Về hình thức: có hai: Mt 5: 7 & Lc 6: 20-49

Học về hình thức cốt thiết là so sánh hai hình thức đó để hội ra bài giảng có trước Mt và Lc, tuy thế vẫn chưa hẳn là lời lẽ Chúa đã nói tất cả trong một trường hợp cụ thế nhất định vào đời Ngài.

N.B. Lời lẽ trong cả hai hình thức Mt và Lc là lời của Chúa. Nhưng những lời đó có thể do những trường hợp khác biệt nhau.

Công việc đâu kết các lời đó thành chương là một công trình tổng hợp của Hội thánh.

Tổng hợp của Hội thánh đó, mà ta gọi là hình thức nguyên khởi của Bài Giảng Trên Núi, đã được viết để dạy dỗ tín hữu, rồi Mt và Lc đã sử dụng vào sách Tin Mừng của mỗi vị, đó là công việc soạn tác (thêm những lời Chúa khác, hoặc bớt).

Bình luận cho phép ta hội ra hình thức tiên khởi (Mt sát gần hơn): Khai đề: các mối phúc thật.

Vào đề với 5: 20: Chủ chốt của bài giảng: sự công chính mới.
Lời này vạch ra cho chúng ta 3 phần của bài giảng, chiếu theo 3 sự công chính:
-Sự công chính của các ngươi
-Sự công chính của Ký lục (luật sĩ)
-Sự công chính của Biệt phái.

Ký lục, hay Luật sĩ là những nhà thần học của đạo Do thái thời đó, thần học của họ chuyên chú vào nghiên cứu và giải thích Kinh thánh.

Biệt phái ngược lại không phải là những nhà thần học, mà là phong trào đạo đức, hướng tất cả đời sống vào sự trung tín với Lề luật. Về mặt xã hội: họ thuộc dân thường, chứ không phải là quý phái. Và nghề nghiệp của họ thì phức tạp: thương gia, thợ thuyền, nông gia…)

                                                                                                                                                (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)


No comments: