Wednesday 14 September 2011

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mạc Khải Cứu Rỗi (tiếp theo)


Lược sử các sách Cựu Ước (tiếp theo)

PHƯƠNG PHÁP: Đọc Tin Mừng làm sao?

Đọc trong lòng tin của chúng ta: Chúa Yêsu là Thiên Chúa thật và là người thật .

Là người thật: sự kiện Yêsu là một sự kiện lịch sử: cho địa điểm có thời gian, trong một xã hội nhất định.

Là Thiên Chúa thật: Ngài một bí nhiệm, các môn đồ dần dần thấy được một sự hiện diện của Thiên Chúa. Các môn đồ khám phá mãi cho đến biến cố Phục Sinh. Và Hội thánh sẽ cứ tiếp tục khám phá mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người.

Hai phương diện đó của sự kiện Chúa Yêsu chi phối mọi việc khảo sát về Tin Mừng:

Trên bình diện nguyên tắc:

Có hai cách đụng đến vấn đề: học hỏi một cách khoa học, và tìm kiếm trong lòng tin (nói gọn lại: bình luận và đức tin). Hai bình diện đó nhất thiết phải phân biệt ra, vì giá trị và phương pháp đều khác nhau. Đời Chúa Yêsu, như một biến cố trong thời gian, thì tất nhiên khoa sử học đuợc quyền khảo sát để xác định vị trí, điều kiện sinh hoạt, và các điều thuộc một sự kiện trong quá khứ. Nhưng đức tin mới mở ra cho ta ý nghĩa hằng có, ý nghĩa cho ta bây giờ của sự kiện đó.

Nhưng bình luận và đức tin phải liên kết chặt chẽ với nhau ở nơi ta (nếu ta có thể bình luận khoa học được; bằng không thì ta phải thận trọng trong quả quyết lịch sử, và tin cậy vào những thành quả chắc thực của những nhà học giả đã ra công nghiên cứu).

Dùng đến lịch sử, đức tin nhận lấy tất cả yêu sách của sử học, và chính vì điều khảo sát lại là rất mực quí báu đối mình. Lịch sử đòi trước tiên khi đứng trước văn kiện là tuyệt đối thành thật đối với văn bản và sự kiện. Khi đứng về phía đức tin, thì Tin Mừng đòi quyết định và đành nhận lấy lời phán xét trên cái mình muốn nắn méo mó lời của Chúa Yêsu cho thoải mái với cách sống của mình. Và đối với chúng tra, thì còn nguồn mạch làm ta chắc chắn trong sự tìm kiếm Chúa đó là Hội thánh: Trong Hội thánh, ta đón nhận lấy Chúa với tất cả những yêu sách của mầu nhiệm Ngài.

Thực tế ra:

-Dựa vào văn bản: đọc một cách thành thật và chính xác (do đó mà phải có một văn bản đáng tin cậy, hay một bản dịch kỷ lưỡng).

-Lời Chúa và việc Ngài làm có giá trị vĩnh viễn. Nhưng cũng là lời và việc lịch sử: phải biết hoàn cảnh lịch sử.

-Nhưng luôn luôn phải nhắm đến điều cốt yếu: tín thư và sứ mạng cùa Chúa Yêsu trong khuôn khổ Cựu ước – lời Ngài so chiếu với việc của Ngài – những chi tiết phải đặt trong tín thư tổng quát.

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR

(trích tài liệu giảng dạy lưu hành nội bộ)

No comments: