Tuesday 6 September 2011

Lm Frank Doyle sj: U uẩn mãi, theo mùa trăng đã chết

Chúa Nhật 24 Thường Niên Năm A

U uẩn mãi, theo mùa trăng đã chết

Cám ơn người, lời kinh đêm cùng nguyện

Không tội nào, bằng tội đã dối gian

Lòng muốn yên, tim hỡi hãy ngủ ngoan

Chắp tay cầu, xin một lời tha thứ…

Mt 18:21-35 (dẫn nhập từ thơ Hoài Yên)

U uẩn, mùa trăng chết; và , nguyện cầu xin thứ tha, là tâm tình của nhà thơ, nay cải hối. Cải hối – thứ tha, một tình tự nơi dụ ngôn thánh Mat-thêu gửi đến dân con nhà Đạo, bằng trình thuật.

Trình thuật hôm nay , ghi lại một thắc mắc của Phê-rô thánh nhân, khi ông hỏi Đức Chúa về tha thứ. Chuyện thứ tha thánh nhân hỏi, vẫn quanh quẩn: nên đếm tới bao lần? và thánh nhân những tưởng , rằng: Thầy dạy chỉ nên tha, có mỗi bảy lần. Đáp lại điều môn đệ mình cật vấn, Đức Giê –su đã đi xa hơn bằng con số: “ Thầy không nói bẩy lần , mà là: bảy mươi lần bẩy.” (Mt 18:21). 70 lần 7, là con số mà thánh sử từng ghi trong sách Khởi nguyên, thời Cựu Ước.

Sách Khởi nguyên xưa, vốn đề cập đến chuyện báo thù, nên đã viết:”Thê thiếp của La-méc, hãy lắng nghe lời ta đây! Vì vết thương, ta giết một người; vì sây sát , ta giết một đứa trẻ , Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy , nhưng La-méc thì gấp bảy mươi lần bảy!” (Kn 4:23-24). Sách Cựu Ước từng viết thế, nhưng Tân Ước, nay đổi chữ

“báo thù” thành “hành động”, có thứ tha. Thứ lỗi và tha tội, những 70 lần 7.

Lời Chúa ở đây, thoạt xem, ra như có vẻ nghịch chống với tư tưởng Ngài đưa ra, vào tuần trước. Tuần lễ trước, thánh sử Mat-thêu có viết về cảnh tình “người anh em” nhiều sai phạm. Dù đã sai, người anh em vẫn khước từ/chối bỏ mọi đổi thay. Nên anh lùi dần vào chốn suy sụp, vỡ đổ. Chẳng được tha thứ. Vì thế, anh phải rời xa cộng đoàn thân thương.

Tin Mừng hôm nay, đi sâu vào dụ ngôn Chúa kể ngay sau khi Ngài quả quyết, về tha thứ. Dụ ngôn hôm nay , nói nhiều về người quản gia mắc nợ những mười ngàn ‘yên vang”. Yên vang, là đơn vị tiền tệ Chúa dùng, để chỉ món nợ to lớn mà bản thân các tôi tớ không bao giờ có khả năng làm trả, suốt cuộc đời.

Vấn đề cốt thiết của dụ ngôn, là ở điểm: người tôi tớ thân cận kia, đã không biết phận mình, lại còn quay lại trì chiết/ bóp cổ đàn em dân con, chỉ thiếu có trăm tiền. Với người Do thái thời bấy giờ, tiền trăm đây là món nợ nhỏ, không đáng kể. Chỉ tương đương sức lao động, một ngày công. Dầu thế, quản gia nhà ta vẫn cứ không tha thứ cho đàn em, rất phận hèn. Nhiều túng thiếu. Và tống vào ngục tối đám em nghèo hèn. Tống vào ngục chết thảm, cho đến khi có người cho vay trả giúp mới được tha. Nghe chuyện, Vua -cha bèn truyền lệnh tống giam quản gia độc ác kia không mong ngày về.

Dụ ngôn hôm nay, liên kết người nghe về với lời dặn hôm trước, ở lời kinh:

“ Xin tha tội nợ chúng tôi, như chúng tôi cũng tha cho khách nợ.” (Mt 6;12). Và sau đó thánh Mat-thêu đã thêm lời giải thích , cho rõ :“ nếu anh em tha thứ cho người ta những điều họ sai lỗi, thì Cha anh em cũng, Đấng ở trên trời, cũng sẽ tha cho anh em. Nhược bằng, anh em không tha cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha thứ những điều anh em sai lỗi.” (Mt 6:14-15).

Ở đây, người đọc có thể rút ra đôi điều bổ ích, từ lời dạy:

* Trước nhất, ta chẳng thể rút ơn tha thứ khỏi những người đã được Chúa thứ tha. Như đã biết, thái độ của Chúa đối với người sai phạm, dù có hiều hướng xấu, vẫn là: tha thứ và tha thứ. Tha thứ mà không đòi hỏi gì nhiều. Đơn giản là, tha thứ và chỉ tha thứ.

* Thêm nữa, Đức Kitô đã mặc khải để ta hiểu rõ: Thiên Chúa sẵn sàng tha thức cho ta đến 77 lần 7. Và, khi đã được tha mọi lỗi lầm mình mắc phạm, ta nên coi chuyện này là ân- huệ nhưng- không, có từ Trên. Thêm vào đó , việc Chúa thứ tha bao giờ cũng kèm thêm một dặn dò gửi đến người được tha, là: hãy sẵn sàng sám hối và biết đường mà trở về. Trở về, khi đã được tha, để sẽ bắt chước Ngài thực thi ân điển tha thứ ấy, bằng cách trải dài ơn tha thứ cho những người đem phiền hà đến cho mình.

Thêm nữa, Thiên Chúa quyền năng, Ngài không thể hoàn toàn tha cho ai đã lĩnh nhận ơn tha thứ rồi, lại quay đi, chối từ mọi hoà hoãn /thứ lỗi cho người khác. Từ đó, ta nhận ra, rằng: khi người được tha đã không biết mà làm hoà ,và chừa bỏ mọi cơ hội phạm lỗi, hoặc hy vọng tiến tới hoà giải, thì hành vi tha thứ ấy không thể là một thứ tha, theo đúng nghĩa.

Tha thứ, hiểu theo nghĩa người tín hữu vẫn cảm nghiệm, là hình thức cụ thể để ta quảng bá tình yêu thương, đùm bọc, có chăm sóc. Vấn đề thường thấy ở đây, là: hành vi của nhiều người ứng xử với ta, thường được coi như một khích bác, dễ gây tổn thương, xúc phạm, trên cả lòng tự trọng của ta, nữa. Để rồi, ta không thấy những điều nằm phía sau hành vi sai phạm, của người khác.

Người hay ghen ghét, giận dữ vẫn gây tác hại cho chính mình nhiều hơn đối tượng của sự ghen ghét, dữ dằn. Vì tự thân, mình đã không cố gắng đủ, để nhìn thấy những gì đang xảy ra đến với người khác. Để nhận ra rằng: tha thứ, hoà giải và chữa lành vẫn có nơi người ấy.

Và mỗi khi xảy đến sự kiện có người xử sự với mình theo phương cách giận dữ - ghét ghen, ta hãy nên tự hỏi: “ Có điều gì không ổn trong con người mình, để đến nỗi người kia đã xử tệ với mình, chăng?”. Tự vấn theo cách ấy, thì tha thứ và hoà giải nơi ta, sẽ nên dễ dàng hơn. Tự hỏi thế, ta sẽ cảm thấy bớt bị “chạm nọc”. Và, có thể thông cảm, cùng xót thương mà đi ra tìm đến làm hoà với người khác, người xử tệ với ta hoặc đã bị chính ta làm khổ.

Thường những ai biết mình được Chúa thương yêu trọn vẹn và biết mình không đáng được yêu như thế sẽ không thấy chuyện tha thứ và hoà giải, là khó khăn. Tha thứ những 77 lần 7, phải được coi không những là chuyện thực tế mà còn là phương cách duy nhất, để thực hiện. Đồng thời, giống như Chúa và cộng đoàn Kitô hữu xử sự, tha thứ và hoà giải không có nghiã khiến ta nhân nhượng ác thần/sự dữ hoặc hành vi vô liêm sỉ. Như trong dụ ngôn Chua kể, vua-cha đã sẵn sàng tha thứ cho người quản gia” nợ như chúa chổm”, nhưng làm sao tạo được sự hoà giải khi người tôi tớ gian ngoa ấy vẫn xử sự tànác với người anh em hèn yếu của mình?

Nói tóm lại, cứ sẵn sàng tha thứ không hạn định, cho người phạm lỗi. Nhưng đồng thời, vẫn nên chiến đấu chống cưỡng mọi sai trái/lỗi lầm, mà chẳng nên tính toán cái giá phải trả, của nó.

Chúa có thể tha thứ cho các tội nhân nào biết ăn ăn, hối hỗi. Nhưng, Ngài không chấp nhận được hành động của những ai không biết tha thứ có sám hối. Bởi, đó là nguồn gốc của ác thần/ sự dữ, lẫn khổ đau. Thiên Chúa cũng không nhân nhượng / hoà giải với người phạm lỗi nào vẫn tiếp tục giữ tình trạng sai trái, lỗi phạm. Và, cộng đoàn dân Chúa cũng chẳng thể sát nhập thành viên nào quyết chối từ mọi hoà giải có sám hối. Những người như thế, thường không muốn từ bỏ hành vi gây tổn hại cho Sự Thật và Tình Yêu Thương, đùm bọc.

Với Chúa, bằng vào Nhiệm tích Hoà giải, và với cá nhân Kitô –hữu, dứt khoát chỉ có thể tha thứ khi người sai phạm tìm cách hàn gắn vết thương lòng, nhiều sai trái. Và, chỉ hoà giải khi nào đương sự có ước ao thay đổi ý định và hành vi sai trái, quyết chấm dứt con đường dẫn đến lỗi phạm, thôi.

Quyết tâm tu sửa, xa rời con đường lầm lạc, ta hát lên niềm hy vọng giải hoà, qua lời ca:

‘Dẫu như tôi phải đi qua vực sâu u tối, tôi vẫn không sợ hãi gì

Vì người gần bên tôi mãi…” (Đức Huy- Và con tim đã vui trở lại)

Chính thế. Dù sai phạm, ngập vùi nơi vực sâu, vẫn không sợ. Dù “mùa trăng đã chết, vì dối gian”, hãy cứ “chắp tay nguyện cầu, được thứ tha”. Vì luôn biết là, Người gần mãi bên ta. Bên mọi người.

No comments: