Friday 9 July 2010

Lm Nguyễn Thế Thuấn, CSsR: Sách Thánh và Mạc Khải Cứu Rỗi


TÍNH CÁCH RIÊNG CỦA TRÌNH THUẬT

1/Lịch sử sơ thủy

Các dân cổ thời đều biết:

Ai Cập: (Một dân chú trọng hành chính, nên nghĩ đến địa bạ, chữ viết).

Fênixi: dân hàng hải (chú trọng đến phát minh thuyền đầu hết).

Hipri: Lịch sử sơ thủy chú trọng ít nét riêng biệt:

a) Nối thời Abraham với khởi thủy vũ trụ: bằng những dòng dõi càng lên cao càng dài năm, càng xuống thì càng gần với mức năm của đời người bình thường.

b) Cắm chặng có những phát minh:nghề chăn nuôi lập thành huyện đồng.

c) Không có tính cách khoa học: tác giả không có chút ý tưởng gì về bước tiến của nhân loại xác thực.

d) Có đụng chạm với văn hoá Lưỡng Hà Địa về ít chủ đề, hình ảnh, kiểu hành văn.

2/ Lịch sử tầm nguyên:

Người mọi thời đều tìm cách cắt nghĩa giải thích về do lai vũ trụ, và do lai của chính mình họ: vừa tò mò, vừa lo âu. Trong các đoạn này có những lời nói ngấm ngầm này: Tại sao lại có nhiều tiếng nói? Tại sao những lâu đài cự thạch thấy tại Đông và Tây Yorđan? Tại sao có những tháp ngất nghểu hư hỏng tại Lưỡng Hà Địa? Tại sao nhân loại chia rẽ nhau? Tại sao lại có ái tình giữa nam nữ làm hai người nên một? Tại sao đời sống vợ chồng lại như thường thấy vợ dưới quyền chồng một thứ thống trị? Tại sao sinh sản lại đau đớn, trong khi con cái là một sự chúc lành của Thiên Chúa? Tại sao con rắn lại bò mà không chân? Nhưng nhất là tại sao số mạng nhân loại như thường thấy: lao nhọc, đau đớn, dốt nát, và phải chết. Các chương sách Sáng Thế như muốn trả lời các câu hỏi đó và hướng dẫn trí lòng chúng ta.

3/ Lịch sử tôn giáo: Lịch sử muốn cho ta hay về:

a) Chương trình của Thiên Chúa: Chương trình có tính cách phổ cập tất cả nhân loại: Thiên Chúa kêu gọi nhân loại đến một đời sống vượt quá mọi ước vọng của loài người (Cựu Uớc sẽ còn nói tỉ mỉ hơn nữa: Is 11: 6-9; rồi Tân ước sẽ lập lại Khải huyền 22: 1-5). Hoàng kim thời đại hỏng mất bởi tội Ađam sẽ trở nên chương trình cho mút cùng: cánh chung Thiên Chúa lấy lại chương trình đó, nhưng theo giai đoạn, nhờ công việc tuyển lựa: thiểu số hoạt bát để cứu lại đa số.

b) Ứng đáp của người ta: Tội lỗi: loài người ngay từ đầu hết đã chống đối với ý định đầy yêu thương của Thiên Chúa. Tội đây: một lựa chọn có tính cách siêu nhiên: Ơn Thiên Chúa ban nhưng người ta khước từ. Ngay tự Ađam đã diễn ra thảm cảnh: Lòng mến của Thiên Chúa đứng trước sự khước từ của tạo vật. Mười một đoạn đầu Sáng Thế thư diễn lại bước tiến khốc liệt của Tội giữa loài người.

Tội dưới hình thức cốt yếu: kiêu ngạo trước mặt Thiên Chúa: từ lời con rắn nói với Eva, đến tội của loài người xây tháp Babel: họ muốn một công trình đương đầu được với sức vóc của Thiên Chúa.

Tội cũng được tả ra trong những hậu quả của nó:

Liên lạc một ý thức đã trưởng thành

Liên lạc với phát triển và tiến bộ (dòng dõi Cain tài giỏi)

Gây chia rẽ nơi bản thân con người (Ađam)

Gây chia rẽ trong gia đình (Cain và Abel)

Gây chia rẽ trong nhân loại (Babel)

Giáng hoạ cho cả vũ trụ (Hồng thủy)

4/ Kết luận:

Các chương đầu Sáng Thế thư dạy ít sự kiện đạo lý.

Thiên Chúa mạc khải các sự kiện đó thế nào chúng ta không biết được. Các sự kiện đó không dựa trên chứng chỉ nhân loại, hay một truyền thống sơ thời chuyển mãi qua các thời đại cho đến Môsê.

Ba chương đầu: tất nhiên không sao có thể chứng nghiệm được.

7-11: đàng sau có những ký ức về sơ thời.

Nhưng điều cốt yếu: mục đích của tác giả: nhìn về dĩ vãng theo nhỡn giời tôn giáo, để dạy dỗ: gọi đến dĩ vãng, tác giả luôn nghĩ đến người đồng thời: gây nên trong lòng họ một xao xuyến hữu ích để đến một lòng trông cậy chân thành.

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR

No comments: