Tuesday, 2 August 2016

Gs Geza Vermes: Diện Mạo Đức Giêsu: Danh-xưng “Đức Chúa” (Bài 51)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 51)


Danh-xưng
“Đức Chúa”

Danh-xưng “Đức Chúa” ta gặp ở Tin Mừng của tác-giả Gioan, cùng các thư Phaolô và sách Công Vụ, vẫn là chuyện thường ngày ở Tân Ước. Đây, là sắc-thái uyên-thâm, dị-kỳ và hiện-đại của thánh-kinh. Nhưng, có lập-trường lại vẫn bảo: danh-xưng này, không nói lên được gì nhiều về Đức Giêsu lịch-sử, và cả lối hiểu-biết về Đức Giêsu của tín-hữu Đạo Chúa ở Palestine.

Nhìn chung thì, với tầm ảnh-hưởng có từ học giả nổi-danh ở Đức là ông Wilhem Bousset và Rudolf Bultmann vốn dĩ cho rằng: Tân-ước sử-dụng danh-xưng “Đức Chúa” là rút từ nguồn gốc Giáo-hội phục-vụ dân ngoại, khi sách này sao chép thuật-ngữ của các các tôn-giáo bí-nhiệm (như ở đạo thờ Đức Chúa Osiris hoặc Đức Chúa Hermes) và của lối thờ/cúng xuất-phát từ La Mã, qua đó hoàng-đế được tôn-dương thành “Chúa” (Kyrios) hoặc “Đức Chúa và Thiên-Chúa chúng tôi” (tức Dominus et Deus noster ở tiếng La-tinh).      

Bởi thế nên, bạn đọc dù có rối trí, vẫn có thể nắm gọn ý-nghĩa của câu viết ở Tin Mừng Nhất Lãm, hầu tạo cho mình một phán-đoán tư riêng, trọn vẹn. Phần chúng ta sẽ tiếp-tục bàn-luận về danh-xưng mang tính quyết-định này, dưới lằn sáng soi-rọi từ những kinh-nghiệm hậu-cảnh của ngôn-ngữ Sêmit và Hy-Lạp.

Người Do-thái-giáo nói tiếng Do-thái/Aram-cổ và tiếng Hy-Lạp vào buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-Ước đều đã quen với cụm-từ “Đức Chúa” (tức: ‘adon, mar(e), hoặc Kyrios) theo nghĩa khác nhau, nhưng hình-thức xác-định của từ-vựng này, vẫn tuỳ bối-cảnh trong đó nó hiển-hiện. Có lẽ, ta chỉ cần phác-hoạ hiện-tượng ngôn-ngữ thôi, cũng đủ để cho phép các vị nào không là học-giả về ngữ-học, cũng đánh giá được cách dùng từ của Tin Mừng.

Với bối-cảnh con người, danh-xưng “Đức Chúa” có nghĩa: “Bậc Thày” hoặc “Ngài” được sử-dụng đều-đặn ở mọi ngôn-ngữ của Do-thái-giáo như tiếng Do-thái, Aram-cổ và tiếng Hy-Lạp ở buổi giao-thời Cựu và Tân-Ước cũng như ở văn-chương tư-tế thời về sau. Ở địa-hạt phi-tôn-giáo, từ-vựng này lại biểu-thị nhân-vật có chức/có quyền trong cơ-chế nào đó, bắt đầu là cơ-chế gia-đình, như: sách Nguỵ Sáng Thế-ký tiếng Aram-cổ gặp ở “Qumran Mêthusêlah” có lời của Ênốch từng phát-biểu: “Ôi cha tôi, ôi Đức Chúa của tôi!” Và, Lamếch cũng nói lời này qua người vợ của mình bằng một giọng cũng trịnh-trọng không kém: “Ôi anh tôi, Ôi Đức Chúa của tôi!” (X. 1QapGen 2: 9, 24)

Cũng hệt thế, bia mộ tiếng Hy-Lạp đặt ở nghĩa-trang Do-thái-giáo của Bet Shearim, hai người con của ông đã mô-tả nơi cha mình chết bằng những câu như: “Nơi đây, là mồ chôn của Đức Chúa, là cha tôi!” “Đây, là mồ chôn của Đức Bà là Mẹ tôi”. Điều này, lại cũng vang-vọng từ văn-chương tư-tế lúc có qui-định, là: khi người cha đã chết, các người con phải gọi ông là: “Cha tôi, Đức Chúa của tôi!”  hoặc: “Cha tôi, là Thày tôi!” (tức: “abba mari”)

Ở tầng lớp cao tít của đời thường, ta thấy đấng bậc vua/cha mọi dân-tộc cũng được kêu-vời bằng cụm-từ “Chúa Thượng”. Với sách Nguỵ Sáng Thế-ký gặp ở Qumran, vua Pharaô của Ai Cập cũng được một hoàng-tử thưa/gửi với ông bằng danh-xưng tựa như thế.

Ngay ông Abraham xưa cũng gọi vua/cha của Sôđôm bằng lời-lẽ tương-tự. Cũng hệt thế, văn-chương tư-tế có nói đến tổ-phụ Giuđa là hoàng-tử cũng chào mừng hoàng-đế La Mã bằng danh-xưng như: “Lạy Chúa Thượng, là Đức Vua của tôi”. (X. Gen Rabba đoạn 75 câu 5)

Ở địa-hạt tôn-giáo, tiếng Aram-cổ lại cũng dùng từ-vựng “mar / mari” nghĩa là “Thày”, đã qui về đấng-bậc thày-dạy nào đó, như tiếng Do-thái gọi là: “rab” “rabbi” hoặc “rabbun / rabbuni” cũng đều thế.

Tuy nhiên, giữa bậc thày Do-thái-giáo ở Palestine và cả vùng Lưỡng Hà Địa, lại thấy nổi lên một thể-thức hành-chánh rất mạnh-mẽ để thưa/gửi với “Bậc Tổ-Phụ” hoặc “Thượng-tế rabbi”, trong khi ở Galilê, vị này được gọi là “Rabban” “Đấng Exilarch” là chức-sắc có vai-trò tương-tự cũng như cộng-đoàn Do-thái-giáo Babylon gọi là “Mar”, cũng là thế.

Thuật-ngữ tương-tự khi xưa sử-dụng ở Giáo-hội Syria, gồm các đấng bậc là Giám-mục, linh-mục và các thánh được định-danh như “Mar” cũng đều thế. Thế nhưng, từ-vựng “Mar” chứ không phải “Rabbi” được sử-dụng rộng-rãi vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, cốt để chỉ “Abba Hilkiah”, tức: đấng bậc đầy hấp-lực. Thế nên, khi Hilkiah khiêm-tốn từ-chối không nhận danh-xưng ấy trước mặt các sứ-thần, ông lại bảo: ông có trọng-trách chấm-dứt nạn hạn-hán kéo dài ngày, thì khi ấy các tư-tế đồng-thanh tuyên-xưng “Chúng tôi hiểu rằng: cơn mưa nay tuôn xuống là do Đấng “Mar” tư-tế cao cả ban phát mà có”. (X. bTaanit 23b)

Trên đỉnh hệ-cấp con người, thì cụm-từ “Chúa Thượng/Mar” chỉ hướng về ngôn sứ Êlya do một tư-tế lành-thánh đệ-đạt (X. Gen Rabba 94: 9). Và cụm-từ này, lại cũng qui về Đấng Thiên-Sai/Mêsia khi xưa được hỏi: “Khi nào Chúa Thượng đến?” (X. bsanhedrin 98a). Câu này, cũng đã sử-dụng cụm-từ “athe mar” là câu nói làm ta nhớ đến cụm-từ “Maran atha” ở Tân-Ước.

Cuối cùng, như mọi người đều biết, ở cộng-đoàn hiện-hữu từ năm 200 trước Công nguyên mãi đến năm 300 sau Công nguyên, người Do-thái-giáo vẫn quen sử-dụng danh-xưng “Đức Chúakhi nói về hoặc kêu vời với Thiên-Chúa bằng tiếng Do-thái, Aram-cổ và tiếng Hy-Lạp. Tác-giả sách Đaniên ở Kinh-thánh, viết bằng hai thứ tiếng Do-thái và Aram-cổ, đã sử-dụng cả hai từ-vựng “‘adon” “mar” này.

Ngoài thánh-kinh ra, sách Nguỵ Sáng Thế-ký Qumran gặp ở “Cảo Bản Biển Chết” vẫn sử-dụng cùng một thuật-ngữ để lập nên các câu như: “Đức Chúa Cao Cả”, “Chúa Thượng Trời Đất”, “Chúa Thượng Trần Gian” (cụm-từ chót này diễn-giải bốn nét chữ YHWH) vv…

Bài Ca Tạ Ơn của giáo-phái tách riêng gặp ở hang Qumran số 1 có lời thưa/gửi với Thiên-Chúa: “Chúa Thượng của tôi ơi!” (tức: “adonay”). Tiếng Hy-Lạp của Do-thái-giáo, dù có là tác-phẩm tự-do như sách Châm Ngôn của Salômôn hoặc có là bản dịch tiếng Do-thái như Ben Sira hoặc sách Giảng Viên, thì từ-vựng “kyrios” được dùng thay cho cả 4 chữ “YHWH” đơn-điệu, lẫn từ-vựng “adon”. Khi ấy, mọi người vẫn thưa/gửi với Thiên-Chúa bằng cụm-từ “Kyrios” như có ghi ở các chữ được khắc trên bình đựng hài-cốt từ thế-kỷ thứ 3 sau Công nguyên ở Bet Shearim, và cụm-từ “Chúa Thượng” tiếp-tục được sử-dụng cách kiên-định ở lời kinh Do-thái-giáo được ghi trong nguồn-văn cổ của Do-thái-giáo, rất tư-tế.

Sự việc người người kiên-trì sử-dụng cụm-từ “Chúa Thượng” theo nghĩa khác nhau, vì thế, đã mô-tả thói quen ở từ-vựng Do-thái-giáo này từng ăn sâu vào lòng người, khiến ta có thể truy-nguyên ra là không có đổi-thay nào suốt 5 thế kỷ dài đằng đẵng. Thật ra thì, tính liên-tục này tạo nên phản-luận tốt/đẹp nhất cho chính luận-đề bảo rằng: danh-xưng “Đức Chúa” hay “Chúa Thượng” đi vào với Tin Mừng như món nợ với văn-hoá đặc-trưng Hy-Lạp ngang qua Đạo Chúa của dân ngoại, lại không mang tiền-đề nào từ ngôn-ngữ Sêmít thuộc vùng Palestine hết.

Sánh với màn hậu-trường về ngữ-học, thì Tin Mừng Nhất Lãm sử-dụng cụm-từ “Đức Chúa” lại xuất sắc cách rõ-ràng hơn. Xét về mặt tiêu-cực, lại không thấy ví-dụ nào như thế ở Tin Mừng Máccô, Mátthêu hoặc Luca, trong đó Đức Giêsu tự gọi Ngài là “Đức Chúa”, thì các tác-giả Tin Mừng không nối-kết với bất cứ thứ gì, hầu kết-hợp Ngài với Thiên Chúa hết. Chỉ có ở Tin Mừng Gioan và duy-nhất chỉ một lần thấy được hai ý-niệm chính-thức kết-hợp lời ông Tôma khi ông thưa với Đức Giêsu bằng câu: “Ôi Lạy Đức Chúa của tôi, Lạy Thiên-Chúa tôi! (Ga 20: 28).

Thế nên, ta có thể nói mà không nghi ngờ rằng: danh-xưng đáng kính này, cộng với điều áp-dụng cho Thiên-Chúa, đã mang một loạt các ý-nghĩa khác nhau. Do đó, tầm quan-trọng của danh-xưng này không thể được định-vị, mà lại không có bối-cảnh nào khác, như bên tiếng Anh, khi ta gọi ai bằng danh-xưng “Ngài” tức danh-xưng thường dành cho Thày Hiệu-trưởng ở trường học. Và, đây là hình-thức thưa/gửi cả với vua/cha ngay tại đền đài/dinh-thự thuộc hoàng-tộc.

Một yếu-tố không kém quan-trọng ta cũng cần chú ý, là: cụm-từ “Đức Chúa” ở Tin Mừng Nhất Lãm không hề kết-nối chức-năng Mêsia/Thiên-Sai với Đức Giêsu chút nào hết. Yếu-tố gần-gũi nhất ta có được, là lời bình-giải cho thánh-vịnh 110 câu 1, qua đó có nói:

“Sâm-ngôn của Đức Chúa
ngỏ cùng Chúa Thượng tôi                 
bên hữu Cha đây, con lên ngự-trị!”

Bằng câu này, Đức Kitô được áp-đặt vào với Ngài danh-xưng “Đức Chúa”, chứ không phải tên gọi “Người Con” của vua Đavít, như vẫn thấy ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn 12 câu 35-37, sau đây:

“Khi giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giêsu lên tiếng hỏi: "Sao các kinh-sư lại nói Đấng Kitô là con vua Đavít? Chính vua Đavít được Thánh-Thần soi-sáng có nói: Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: bên hữu Cha đây, Con lên ngự-trị, để rồi bao địch-thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con. Chính vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng, thì Đấng Kitô lại là con của vua ấy thế nào được?" Đám người đông đảo nghe Đức Giêsu cách thích thú.”

-Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 22 câu 41-46 cũng phụ hoạ:

“Thấy những người Pharisêu đang tụ-tập, thì Đức Giêsu hỏi họ: "Các ông nghĩ sao về Đấng Kitô? Ngài là con ai?" Họ thưa: "Con vua Đavít." Ngài hỏi: "Vậy tại sao vua Đavít, được Thần-Khí soi-sáng, lại gọi Ngài là Chúa Thượng, khi nói rằng: Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: bên hữu Cha đây, Con lên ngự-trị, để rồi bao địch-thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con?" Vậy nếu vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng, thì làm sao Đấng Kitô lại là con của vua ấy được?" Không ai đáp lại Ngài được một tiếng. Và từ ngày ấy, chẳng ai còn dám chất-vấn Ngài nữa.”

Và Tin Mừng Luca đoạn 20 câu 41-44 lại cũng ghi:

“Nhưng Ngài hỏi họ: "Sao người ta lại nói Đấng Kitô là con vua Đavít? Vì chính vua Đavít đã nói trong sách Thánh-vịnh: Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: Bên hữu Cha đây, Con lên ngự-trị, để rồi bao địch-thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân Con. "Như vậy, vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng; thế thì làm sao Đấng Kitô lại là con của vua ấy được?"

Tuy thế, đoạn văn ở Tin Mừng Nhất Lãm mà lâu nay có nhiều tranh-luận (có lẽ là giả-mạo) giữa các nhóm chú-giải người Pharisêu cho rằng: câu này không nối-kết trực-tiếp với Đức Giêsu bao giờ.

Phần lớn các ví-dụ rút từ Tin Mừng Nhất Lãm, là Tin Mừng sử-dụng nhiều nhất lời thưa/gửi “Lạy Chúa” gồm các truyện kể về phép lạ, như:

-Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 2 có ghi rằng:

“Bỗng có một người phong hủi tiến lại, bái lạy Ngài và nói: "Thưa Đức Chúa, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch."

-Và Tin Mừng Luca đoạn 5 câu 12 cũng thấy nói:

“Khi ấy, Đức Giêsu đang ở trong một thành kia; có một người đầy phong hủi vừa thấy Ngài, liền sấp mặt xuống, xin Ngài rằng: "Thưa Đức Chúa, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch."

Cũng hệt thế, viên đội-trưởng binh-đội ở Caphácnaum cũng làm thế, và Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 8 lại cũng ghi như sau:

“Viên đại-đội-trưởng đáp: "Thưa Đức Chúa, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh.”

Và, Tin Mừng Luca đoạn 7 câu 5 cũng ghi những lời tương-tự :

“Đức Giêsu liền đi với họ. Khi Ngài còn cách nhà viên sĩ-quan không bao xa, thì ông này cho bạn-hữu ra nói với Ngài: "Thưa Đức Chúa, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi.”

Lời-lẽ cảm-động của nữ-phụ người Syria Phênixia đã khẩn-cầu cho con gái bà đang đau nặng, lại cũng tỏ-bày sự tin-tưởng không giới-hạn, vào sức mạnh đầy quyền-thế của Đấng Chữa Lành không hăng-hái mấy với chuyện cứu-chữa con bà, như câu:

-Tin Mừng Máccô đoạn 7 câu 28 cũng đã ghi:

“Bà ấy đáp: "Thưa Đức Chúa, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ nhỏ."

-Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 15 câu 27 cũng từng chép:

“Bà ấy nói: "Thưa Đức Chúa, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống."  

Bằng vào những lời như thế và vào các câu nói của người ngoài cuộc từng chứng-kiến, ta có thể thêm vào đó các yêu-cầu tương-tự, từ thành-viên giới-chức gần cận với Đức Giêsu như yêu cầu này: “Lạy Chúa, xin hãy cứu kẻo chúng tôi chết mất!”. Đây là tiếng gào/thét gán cho các tông-đồ đang trên thuyền chòng-chành vì phong ba/bão táp ồ-ập tới như có ghi:

-ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 25 sau đây:

“Các ông lại gần đánh thức Ngài và nói: "Thưa Đức Chúa, xin Ngài cứu chúng tôi đang chết mất rồi đây!”

-Và, cũng Tin Mừng này ở đoạn 14 câu 28, 30 lại cũng viết:

“Ông Phêrô liền thưa với Ngài: "Thưa Đức Chúa, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài."    

Và câu 30 lại cũng ghi:

“Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Đức Chúa, xin Ngài cứu con với!"

Và, vào lúc các tông-đồ nhận ra là các ông cũng có được quyền-uy/sức mạnh, khả dĩ thực-hiện một cách hiệu-quả công việc trừ tà, khiến các ông hứng-chí như con trẻ, bèn thưa với Thày mình như Tin Mừng Luca đoạn 10 câu 27 cũng thấy ghi:

“Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn-hở nói: "Thưa Đức Chúa, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất-phục cả chúng con nữa."

Và, kinh-nghiệm về “phép lạ” xảy ra, cũng được Tin Mừng Mátthêu đoạn 7 câu 22 ghi rõ những lời như:

“Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân-danh Chúa mà nói tiên-tri, nhân-danh Chúa mà trừ quỷ, nhân-danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?"

Dù có nhiều lý-chứng để nói ngược lại điều này, các học-giả đều hướng về chuyện phản-bác lại sự thật, qua việc sử-dụng danh-xưng “Đức Chúa” ở cộng-đoàn Do-thái-giáo tại Palestine, không ngừng nhấn mạnh sự-kiện cho thấy: danh-xưng này không thấy ở Tin Mừng Máccô, tức Tin Mừng xưa nhất ở Tân Ước; ngoại trừ trường-hợp nữ-phụ người Syria Phênixya là người đàn bà không theo Do-thái-giáo, cũng chẳng nói tiếng Aram-cổ bao giờ hết. 

Tuy nhiên, lời-lẽ họ biện-chứng, lại không vững-chắc và cũng không trọn-vẹn. Nó hoàn-toàn tuỳ-thuộc bản in do các hiệu-đính-viên đầy học-vị của tác-giả Máccô; và lời biện-chứng này cũng chẳng lý gì đến thành-phần của chứng-cứ viết tay, cho thấy tính-chất quen-thuộc với lối gọi tên “Đức Chúa” như ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 40 sau đây:

“Có người bị phong hủi đến gặp Ngài, anh ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Chúa muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch."

-Hoặc ở Tin Mừng này đoạn 9 câu 22, có những lời sau đây:

“Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Chúa có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu-giúp chúng tôi."

-Hoặc đoạn 10 câu 51 cũng viết rằng:

“Ngài hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" Anh mù đáp: "Thưa Đức Chúa, xin cho tôi nhìn thấy được."   

Các học-giả theo trường-phái như thế, lại bỏ sót thể-loại kể-lể nơi văn-phong của tác-giả Máccô. Trong khi tác-giả Mátthêu lại mặc lấy cho ông cung-cách kể truyện kinh-thánh, bằng các bài thuyết-giảng phỏng theo hình-thức trích-dẫn cách trực-tiếp, thì tác-gỉa Máccô lại chọn lối nói súc-tích và gián-tiếp hơn. Ví-dụ như, khi so-sánh Tin Mừng Mátthêu đoạn 15 câu 25 tác-giả đã viết:

“Bà ấy đến bái lạy mà thưa Ngài rằng: "Lạy Đức Chúa, xin cứu giúp tôi!"

so với Tin Mừng Máccô đoạn 7 câu 26 khi tác-giả này lại cũng ghi:

“Bà xin Ngài trừ quỷ cho con gái bà.”

Khi các danh-xưng này được sử-dụng ở bối-cảnh kể truyện về phép lạ rồi, danh-xưng “Đức Chúa” lại xuất-hiện thường hơn và đồng-nghĩa với chữ “Thày”. Thật ra, tác-giả Luca có khuynh-hướng lẫn-lộn cả hai bên, như ông có viết trong Tin Mừng đoạn 8 câu 24, hoặc đoạn 9 câu 49, hoặc đoạn 17 câu 13, sau đây:

-Đoạn 8 câu 24, có nói:

“Các môn đệ lại gần đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, Thầy! Chúng ta chết mất!"; hoặc:

-Đoạn 9 câu 49, lại cũng viết như sau:

“Ông Gioan lên tiếng nói: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân-danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn-cản, vì người ấy không cùng với chúng con đi theo Thầy." 

-Và, đoạn 17 câu 13, cũng giống thế:

“Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng: "Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!"

Ở Tin Mừng Mác-cô cũng thế, anh mù Batimê thành Giêrikhô tìm cách tái-tạo thị-lực đã quay về phía Đức Giêsu rồi nói với Ngài bằng tiếng Aram-cổ, danh-xưng “rabbuni” có nghĩa Thưa Thầy của con” như đoạn 10 câu 51 có viết:

“Ngài hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được."

Nhưng, các danh-xưng này lại không giống câu “Thưa Đức Chúa” ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 20 câu 33 sau đây:

“Họ thưa: "Lạy Đức Chúa, xin cho mắt chúng tôi được mở ra!"

Và, Tin Mừng Luca đoạn 18 câu 41 cũng ghi như sau:

“"Anh muốn tôi làm gì cho anh?" Anh ta đáp: "Lạy Đức Chúa, xin cho tôi nhìn thấy được."

Tuy nhiên, danh-xưng thoạt xem như không mấy thích-hợp có thể cũng không ăn khớp như được mang trong đầu chữ “rab”, thường có nghĩa rộng hơn bậc “Thày dạy”, và thường để chỉ vị thủ-trưởng, tức đấng-bậc nắm quyền-bính, gần với chữ “Đức Chúa” hoặc “Bậc Thày” nói chung. 

                                                                                                             (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược-dịch.

2 comments:

Unknown said...
This comment has been removed by the author.
Unknown said...

Cảm ơn blog đã chia sẻ 1 bài viết quý giá

hạt điều rang muối