Thursday 25 August 2016

Gs Geza Vermes Diện mạo Đức GIêsu : Đức Giêsu Đấng phụng thờ Thiên-Chúa-là-Cha (Bài 54)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 54)



Đức Giêsu
Đấng phụng thờ Thiên-Chúa-là-Cha

Tin Mừng Nhất Lãm có đề-cập đến Luật Torah coi đó là luận-điểm chính được Đức Giêsu-người-Do-thái-giáo đưa vào trọng-tâm câu chuyện Ngài nói đến, cũng để người đọc chúng ta xem xét kỹ các chương/đoạn Tin Mừng này, mới nhận ra được. Có làm thế, ta mới thấy được rằng: suối/nguồn hạnh-đạo nơi Ngài, là do nhận-thức Thiên-Chúa-là-Cha của Ngài. Cha của tín-hữu Do-thái-giáo và Cha của nhân-loại.

Thiên-Chúa-là-Cha của Đức Giêsu ít khi nào bị cô-lập, Ngài linh-thiêng/cao-cả và đáng kính/sợ đến độ tổ-phụ Môsê không được phép diện-kiến chân-dung Ngài, mà chỉ thấy mỗi phía sau lưng của Thiên-Chúa thôi, như sách Xuất-hành đoạn 33 câu 21-23 từng diễn-tả:

“Đức Chúa còn phán:
"Đây là chỗ gần Ta;
ngươi sẽ đứng trên tảng đá.
Khi vinh-quang của Ta đi qua,
Ta sẽ đặt ngươi vào trong hốc đá,
và lấy bàn tay che ngươi
cho đến khi Ta đã đi qua.
Rồi Ta sẽ rút tay lại,
và ngươi sẽ xem thấy lưng Ta,
còn tôn-nhan Ta thì không được thấy."
(Xh 33: 21-23)

Ngôn-sứ Ysaya lại đã tin rằng chính ông sẽ bỏ mình đi vào chốn tàn-lụi vì có thị-kiến về ngai cao chốn Nước Trời, như ông từng viết ở đoạn 6 câu 5 sau đây:

“Bấy giờ tôi thốt lên:
"Khốn thân tôi, tôi chết mất!
Vì tôi là một người môi-miệng ô-uế,
tôi ở giữa một dân môi-miệng ô-uế,
thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua
là Đức Chúa các đạo binh!"
(Is 6: 5) 

Ông Êzêkiel thì, trong cơn mê-sảng, lại cầm được Thiên-Chúa đến bốn lần, nhờ thứ gì đó “tựa như” vinh-quang của Đức Chúa, theo khuôn-thước “giống như” hình-hài con người, đặt ở một nơi “tựa hồ” ngai cao ở trên trời, được diễn tả trong sách, như sau:
          
“Từ trên cái vòm,
ngay trên đầu chúng,
có cái gì giống như đá lam ngọc,
tựa như cái ngai,
và trên cái gì tựa như cái ngai đó,
có cái trông như hình dáng một người
ở trên ngai đó,
chốn trời cao”
(Ez 1: 26)

Thời Đức Giêsu, Thiên-Chúa được tín-hữu Do-thái-giáo chiêm-ngưỡng không theo cách hãi sợ như mọi người tưởng. Ngay từ đầu, sách Isaya 3 sau lưu-đày (tức được viết vào thế-kỷ thứ sáu trước Công-nguyên) đã lặp đi lặp lại nhiều lần rằng: bản-tính Thiên-Chúa là “Cha chúng ta”. Điều này, được nói rõ ở đoạn 63 câu 16 như sau:

“Quả chính Ngài là Cha chúng con!
Chúng con không được ông Abraham biết đến,
không được Israel nhìn nhận,
còn Ngài, lạy Đức Chúa,
Ngài mới là Cha,
là Đấng cứu chuộc chúng con:
đó là danh Ngài
từ muôn thuở.” (Is 63: 16)

Và, đoạn 64 câu 8 cũng thấy nói:

“Lạy Đức Chúa,
xin Ngài đừng quá phẫn nộ,
đừng nhớ mãi tội ác chúng con.
Cúi xin Ngài nhìn đến:
chúng con tất cả
đều là dân của Ngài.”
(Is 64; 8)

Khởi từ thế-kỷ thứ hai trước Công nguyên mãi đến sau này, ảnh-hình Thiên-Chúa-là-Cha được tín-hữu Do-thái-giáo thường-xuyên sử-dụng trong văn-chương Đạo mình và cả ở “Cảo Bản Biển Chết” nữa. 

Nay, ta nghe thêm lời lẽ đầy xúc-động do tác-giả thánh-vịnh Qumran viết như sau:

“Cho đến khi con về già,
lạy Đức Chúa!
xin chú ý đến con.
Bởi cha con không còn biết gì đến con nữa
Và mẹ của con cũng đã rời bỏ con cho Ngài đây,
Ôi Lạy Đức Chúa!
Bởi Ngài đích-thực là Cha
của mọi người con Ngài
rất đích-thực”
(1QH 17 [9]: 34-35).

Quả thật, ở thời các tư-tế mới trị vì, thì câu thưa “Lạy Cha, là Đấng ngự trên trời” là câu kinh chuẩn-mực dành cho mọi người, thưa với Chúa.   

Cha-trên-trời là Đấng mến-thương, luôn chăm-nom săn-sóc hết mọi người, là mẫu-mực hành-xử rất hạnh-đạo của Đức Giêsu. Ngài bắt chước Cha trong việc định-vị giới-lệnh do Ngài ban, như Tin Mừng Mátthêu đoạn 5 câu 48 từng ghi rõ:

“Vậy anh em hãy nên hoàn-thiện,
như Cha anh em trên trời
là Đấng Hoàn-thiện.”   

Hoặc, Tin Mừng Luca đoạn 6 câu 36 cũng đã viết:

“Anh em hãy có lòng nhân-từ,
như Cha anh em là Đấng nhân-từ.”

Bắt chước Cha, là việc trực-tiếp đến thẳng, không qua trung-gian của ai khác; và môn-đệ Đức Giêsu được khuyến-khích hãy noi theo đường-lối trực-tiếp giống như Ngài, là thế. Ngõ hầu định ra nguyên-tắc cố-hữu, Đức Giêsu đã dựa vào Huấn-thị của Kinh thánh, nhưng Ngài làm dịu đi rất nhiều, như lời sách Lêvi đoạn 19 câu 2 từng bảo:

“Hãy nói với con cái Israel và bảo chúng:
Các ngươi phải thánh thiện,
vì Ta, Đức Chúa, Thiên-Chúa của các ngươi,
là Đấng Thánh thiện.”   

Đức Giêsu khi xưa từng bắt-chước Thiên-Chúa-Cha, trong việc tỏ lòng từ-bi tha-thứ hết mọi người. Chủ-đề chính Ngài giảng-dạy, thể-hiện nơi Tin Mừng Nhất Lãm như Tin Mừng Máccô đoạn 11 câu 25, lại cũng nói:

“Khi anh em đứng cầu-nguyện,
nếu anh em có chuyện bất-bình với ai,
thì hãy tha-thứ cho họ,
để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời,
cũng tha lỗi cho anh em.” 

Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 6 câu 14 lại cũng ghi, như sau:

“Thật vậy,
nếu anh em tha lỗi cho người ta,
thì Cha anh em trên trời
cũng sẽ tha-thứ cho anh em.
Nhưng nếu anh em không tha-thứ cho người ta,
thì Cha anh em
cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.”

Trong cùng chiều-hướng như thế, Tin Mừng Luca đoạn 15 câu 11-32, lại cũng bảo:

“Rồi Đức Giêsu nói tiếp: "Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.

"Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.

Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.

"Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ. Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!

"Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy."   

Truyện kể đây, nói lên lòng từ-bi/nhân-hậu của người Cha, tượng-trưng cho Thiên-Chúa là Đấng sẵn-sàng tha-thứ cả vào lúc trước khi con mình đang trên đường về nhà, để hối lỗi và xưng-thú nỗi buồn của anh.

Cộng thêm phẩm-chất của sự việc tha-thứ, đặc-trưng thiêng-liêng được Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm biểu-dương như đặc-tính quan-trọng và thiết-yếu để mọi người phấn-đấu nhận chân hơn, đó là: mối bận-tâm của Người Cha với kẻ yếu kém, nghèo hèn và những người không ai giúp-đỡ. Đây, là ưu-tư không giới-hạn, cốt tạo tin-tưởng vô-vàn cho mọi giới.

Lời lẽ tác-giả Tin Mừng sử-dụng ở Bài Giảng Trên Núi, là cốt hỗ-trợ những người thấp cổ bé họng như thế, thôi. Điều này được Tin Mừng Mátthêu đoạn 6 câu 25-34 và Tin Mừng Luca đoạn 12 câu 22-31 đã quả-quyết:

-Ở Mt 6: 25-34, điểm chủ chốt đà thấy rõ:

“Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.   
 
-Còn, Lc 12: 22-31 lại cũng ghi:

“Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: "Vì vậy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc; vì mạng sống thì hơn của ăn, và thân thể thì hơn áo mặc. Hãy nhìn những con quạ mà suy: chúng không gieo, không gặt, cũng không có kho có lẫm, thế mà Thiên Chúa vẫn nuôi chúng. Anh em còn quý giá hơn loài chim biết bao! Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được một gang tay? Vậy, việc nhỏ nhất mà anh em còn làm không được, thì anh em lo lắng về những việc khác làm gì? Hãy nhìn hoa huệ mà suy: chúng không kéo sợi, không dệt vải, thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Phần anh em, đừng tìm xem mình sẽ ăn gì, uống gì, và đừng bận tâm. Vì tất cả những thứ đó, dân ngoại trên thế gian vẫn tìm kiếm; nhưng Cha của anh em thừa biết anh em cần những thứ đó. Vậy hãy lo tìm Nước của Người, còn các thứ kia, Người sẽ thêm cho.”
   
Bằng lối nói hơi quá đáng theo kiểu văn-chương/ngôn-ngữ của nhóm người sống ở miền Đông Địa Trung-Hải, Đức Giêsu đã chọn ví-dụ cụ-thể nhằm tỏ-bày tấm lòng Ngài ngưỡng-mộ bản-tính độ-lượng của Thiên-Chúa-là-Cha. Vốn tạo sự thông-thoáng/khác-biệt giữa việc ứng-đáp tình thương-yêu do mình nhận được, hoặc tỏ bày lòng độ-lượng với niềm hy-vọng thầm-kín về phần thưởng là lòng từ-bi đích-thực không tính-toán, Ngài đã chọn hướng trái-nghịch, tức: thương-yêu cả địch-thù mình như Tin Mừng Mátthêu đoạn 5 câu 44-45 và Luca đoạn 6 câu 27 từng quảng-diễn:

-Ở Mt 5: 44-45, ta còn thấy:

“Còn Thầy,
Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù
và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.
Như vậy, anh em mới được trở nên
con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời,
vì Ngài cho mặt trời của Ngài mọc lên
soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt,
và cho mưa xuống trên người công chính
cũng như kẻ bất chính.”

-Và, Lc 6: 27 cũng đã bảo:

“Thầy nói với anh em
là những người đang nghe Thầy đây:
hãy yêu kẻ thù
và làm ơn cho kẻ ghét anh em.”

Thiên-Chúa là Đấng khiến cho mặt trời rực sang, cho mưa tuôn đổ xuống cả với kẻ ác-độc (tức: địch thù) cùng một dung-lượng như với kẻ hiền-từ. Thành thử, lòng từ-bi/độ-lượng lại là tình thương-yêu vô bờ-bến thấy rất rõ. Ý-tưởng này, thường khiến mọi người hoảng-hốt lại nghĩ đó là độc-quyền của Đức Giêsu, mà thôi.

Tuy nhiên, theo mẫu-mã lạ-thường, sử-gia Flavius Joseph lại gán cho tổ-phụ Môsê quan-điểm ông từng bảo:

Chúng ta phải bày tỏ sự trân-trọng
cả với những người
mà mình tuyên-bố là địch-thù nữa.”
(X. Contra Apionem 2: 211)

Lời nguyện-cầu, là suối-nguồn trực-tiếp giúp tỏ-bày thái-độ và tình-tự của con người hướng về Chúa. Điều cấn là: Tin Mừng Nhất Lãm dù có định-vị sự việc Đức Giêsu giảng-giải ở hội-đường và trên đường tới Giêrusalem, các tác-giả vẫn không đề-cập chuyện Ngài vào đó có để nguyện-cầu không, hay Ngài vào đó có tham-dự phụng-vụ không?

Lời cầu của Chúa, dù chỉ dành cho một nhóm người thôi, vẫn diễn-tả Ngài là Đấng thực-hiện lời cầu theo cách cá-thể nơi hoang-vắng, xa cách mọi người như ta thấy Ngài vẫn nguyện-cầu ở sa-mạc nóng cháy, như Tin Mừng Mátthêu đoạn 1 câu 35 và Luca đoạn 5 câu 15 đã diễn-tả; hoặc ở trên núi, như Tin Mừng Máccô đoạn 14 câu 35, Mát-thêu đoạn 14 câu 23 và Luca đoạn 6 câu 12; hoặc, có khi ở ngay trong vườn xa cách đồ-đệ, như Tin Mừng Máccô đoạn 14 câu 35, Mátthêu đoạn 26 câu 39 và Luca đoạn 22 câu 41 còn ghi chép.           

Cả khi Ngài đề-nghị các môn-đệ phương-thức cầu-nguyện thực-tế, Đức Giêsu vẫn nhấn mạnh như sau:

“Còn anh, khi cầu-nguyện,
hãy vào phòng, đóng cửa lại,
và cầu-nguyện cùng Cha của anh,
Đấng hiện-diện nơi kín đáo.
Và Cha của anh,
Đấng thấu-suốt những gì kín-đáo,
sẽ trả lại cho anh.”
(Mt 6: 6)

Lời tác-giả ghi ở trình-thuật có đúng thực không, vẫn là niềm xác-tín của tác-giả từng đặt nơi miệng Ngài phát-kiến về lời khẩn cầu với Thiên-Chúa-là-Cha, mà thôi. Về điểm này, ít ra ta cũng biết: trình-thuật đây rất đúng-thực. Với tác-giả Máccô, ông chỉ mỗi trích-dẫn lời cầu của Đức Giêsu ở đoạn 14 câu 36, khi ghi rằng:

“Ngài nói:
"Abba, Cha ơi,
Cha làm được mọi sự,
xin cất chén này xa con.
Nhưng xin đừng làm điều con muốn,
mà làm điều Cha muốn."     

Tuy làm thế, Ngài vẫn muốn đi thẳng vào trọng-tâm vấn-đề bằng việc nói lên thỉnh-cầu hướng về Abba (dịch là “Cha ơi!” hoặc “Cha tôi”) là từ-vựng Aram-cổ mà Đức Giêsu thường sử-dụng. Đây là lời cầu để tỏ lòng tôn-kính và thân-mật được hoà-trộn. Lời thưa “Cha ơi” đây, diễn-tả ngôn-từ của trẻ bé, như một số nhà chú-giải vẫn chủ-trương là chuyện không mang ý-nghĩa gì đặc-biệt. Bản thân tôi, vẫn đồng-thuận tư-tưởng của James Barr khi ông bảo: lời thưa “Abba Cha ơi!” không mang nghĩa một ới gọi “Cha ơi!”, “Bố ơi!” hay “Thày ơi!” chút nào hết. (X. Journal of Theological Studies 39, năm 1988 tr. 28-47)

Các lời Tin Mừng Mátthêu và Luca bắt đầu bằng cụm-từ Hy-lạp có nghĩa “Lạy Cha!” hoặc “Lạy Cha chúng tôi!” đã chuyên-chở ý-tưởng của chúc phúc, khẩn nài và cảm-tạ. Ba nghĩa này, gồm tóm trong tu-tưởng nổi cộm ở lời cầu sâu-lắng của Đức Chúa, nói lên mối quan-hệ thân-thương với Thiên-Chúa-Cha đã được Đức Giêsu khuyến-dụ môn-đệ thực-hiện, như Tin Mừng Mátthêu đoạn 6 câu 6-13 và Luca đoạn 11 cầu-4 đã ghi sau đây:

-­Ở Mt 6: 9-13 ta thấy nói:

“Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:
"Lạy Cha chúng con
là Đấng ngự trên trời,
xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển,
triều-đại Cha mau đến,
ý Cha thể hiện ở dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con
hôm nay lương thực hằng ngày;
xin tha tội cho chúng con
như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con;
xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.”

-Và, ở Lc 11: 2-4, cũng đã ghi:

“Ngài bảo các ông:
"Khi cầu nguyện, anh em hãy nói:
"Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
Triều Đại Cha mau đến,
xin Cha cho chúng con
ngày nào có lương thực ngày ấy;
xin tha tội cho chúng con,
vì chính chúng con cũng tha
cho mọi người mắc lỗi với chúng con,
và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ."  

Lời cầu còn sót đến hôm nay, theo hình-thức một dài một vắn, từng được hai tác-giả trên ghi chép rất kỹ. Nhưng, với tầm nhìn của người đọc nói chung, thì ấn-bản ngắn của tác-giả Luca sát với bản gốc hơn. Tuy vậy, các nhà chú-giải xưa nay lại bàn/cãi rất nhiều và đã ủng-hộ cả hai bản. Thật ra thì, lời cầu ghi ở Tin Mừng Mátthêu đã hàm-ngụ nhiều yếu-tố thấy ở văn-bản thực của tác-giả Luca, nay thất-thoát. Xét bản-chất lời cầu, thì cả hai văn-bản đều phản-ánh tâm-thức đạo-hạnh có trong đầu Đức Giêsu, khi ấy.

Lời cầu của Đức Giêsu, là bản tóm súc-tích đáng ta chiêm-ngưỡng, đã phù-hợp với giới-lệnh không dài mỗi khi ta hướng về Chúa. Bởi, như tác-giả Mátthêu từng nhấn mạnh ở đoạn 6 câu 7, lại đã bảo:

“Khi cầu nguyện,
anh em đừng lải-nhải như dân ngoại;
họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời.”

Đề-tài chủ nói nhiều đến tính thánh-thiêng của Danh Chúa vốn dĩ hài-hoà với lời ca của thiên-sứ khi chúc tụng: “Thánh! Thánh! Thánh!” là lời khẩn-thiết mong cơm bánh hôm nay, chứ không chỉ muốn có đủ lương-thực cho ngày mai, hoặc những ngày sau đó.

Muốn được Thiên Chúa thứ-tha mọi lỗi phạm, ta cần phải cải-hối trước thành-viên cộng-đoàn hoặc nhóm hội, và biết tha-thứ cho nhau theo kiểu hỗ-tương, hai chiều. Đây là suy-tư tiêu-biểu của Đức Giêsu, vào thời ấy.

Quả là, lời cầu ở câu: “Xin cho Nước Ngài trị-vì, mau đạt đến!” là đảm-bảo tốt đẹp nhất đã tô-vẽ lời khẩn-thiết dâng lên Thiên-Chúa được gán cho Đức Giêsu. Bởi, cộng-đoàn tín-hữu thời tiên-khởi vẫn tỏ-bày niềm hy-vọng “cánh chung” ngóng đợi Đức Kitô đến lại, qua câu “Marana tha” hơn là trông ngóng Vương Quốc Nước Trời, mau trờ tới.

                                                                                    (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược-dịch.                  


            
   

   




       

No comments: