Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 53)
Chân Dung
Đức Giêsu
do tự Lời
Ngài
Cho đến nay, các yếu-tố ta
sử-dụng để tái-tạo ảnh-hình về Đức Giêsu, là rút tự bằng-chứng của những người
sống cùng thời với Ngài, hoặc từ truyền-thống do các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm
nói lên.
Cũng từ các yếu-tố ấy, ta
nhận ra được cảm-nhận của Đức Giêsu khi Ngài nói về Do-thái-giáo ở Palestine và
ta lại cũng biết thêm cung-cách do các tác-giả Tin Mừng vẽ lên chân-dung cốt để
giới-thiệu Ngài với người đọc, thời buổi trước.
Ngày hôm nay, nếu chỉ dựa
vào những bằng-chứng không mấy đích-thật, ta thấy khó lòng mà nhận ra sự thật
đích-thực là thế nào. Tuy nhiên, có trường-hợp cho thấy: phác-thảo được vẽ lên,
vẫn đem đến cho ta cơ-sở đích-đáng để dung-hoà các nhận-định như trên. Cũng may
là, ta có thể kiểm-chứng tính xác-thực ở nhận-định này là rút từ các dụ-ngôn
hoặc truyện kể Tin Mừng đối chiếu với bằng-chứng này/khác rút từ châm-ngôn, tục-ngữ
do Đức Giêsu thuật lại.
Ở chương sau, ta sẽ
nghiên-cứu kỹ lòng đạo của người Do-thái-giáo hồi thế-kỷ thứ nhất, cho rõ ràng.
Việc kiếm tìm “chân-dung
tự-tạo” của Đức Giêsu, dựa vào các đặc-trưng/đặc-thù ở Lời Ngài, không thể
hoà-quyện vào với điều Ngài giảng-dạy, là bởi có làm thế cũng không đạt. Đằng
khác, chính Đức Giêsu Ngài cũng không đề-xuất một phương-án nào khả dĩ có
sử-tính hết. Và, Ngài cũng không để lại dấu-tích bằng chữ viết nào hết hầu giúp
ta tìm ra đường-hướng tư-tưởng về những điều Ngài nói đến.
Tuy nhiên, có người lại
vẫn bảo: Ngài từng tham-gia viết lên truyện kể về nữ-phụ nọ bị bắt quả tang
phạm tội ngoại-tình, ở Tin Mừng Gioan đoạn 8 câu 8 với những lời như sau:
“Rồi Ngài lại cúi xuống
viết gì đó trên đất…”
Đoạn kể ở đây, không cho
thấy tính xác-thực của truyện kể, bởi người đọc không thấy nó xuất-hiện ở
văn-bản nổi tiếng nào viết bằng tiếng Hy-Lạp, hết. Ở Tân-Ước, tác-giả Tin Mừng
viết lên câu trên cũng chỉ nói trống/không là: Ngài viết điều gì đó trên đất mà
thôi, chứ không kể rõ thực-chất câu truyện có tính kiên-định, khiến người đọc
thấy khó lưu-giữ ý-tưởng của người viết, ngõ hầu truyền-tải cho thế-hệ mai-hậu.
Nói cách khác, người kể
đây, không cho biết nội-dung đích-thực về những điều Đức Giêsu từng viết xuống.
Phải chăng Ngài đã đánh bạt tác-giả chuyên sâu thần-học là Phaolô tông-đồ trong
các thư luân-lưu gửi các giáo-đoàn cũng như ở sách Công-vụ Tông đồ? Và, điều đó
cũng không chứng-tỏ là: Đức Giêsu đã tóm gọn nét độc-đáo nơi lời dạy nào hết.
Nếu có, chắc Ngài cũng đã san-sẻ nhiều thắc-mắc mà người nghe hoặc người đọc
lâu nay đều muốn biết.
Cho dù thế, vẫn có ba nét
đặc-thù trụ nơi sứ-điệp Ngài thông-chuyển, khiến ta có thể dùng đó mà tìm-hiểu
chân-dung/diện-mạo rất khác-biệt của Đức Giêsu. Và, để ta biết được lập-trường
Ngài chủ-trương đối với Do-thái-giáo thời Ngài sống và nhận chân ra thái-độ
Ngài có với Thiên-Chúa-là-Cha cùng các ý-định Ngài từng mặc-khải về Vương Quốc
Nước Trời, nữa.
Đức Giêsu
và
đặc-tính Do-thái-giáo
Phần lớn các tiêu-đề bàn
về danh-xưng của Đức Giêsu, ta từng luận ở trang trước, đặc-biệt là danh-xưng “Đức
Chúa”, “Ngôn-Sứ” và “Đấng Mêsia/Thiên-Sai” đều bao-hàm chức-năng giảng-dạy
của Ngài. Và, điều này lại sẽ nêu lên câu-hỏi về vị-thế đích-thực của Đức Giêsu
đối với Do-thái-giáo, như ta vẫn hiểu và thấy nó biểu-hiện ở thời Ngài.
Truyền-thống Đạo-giáo,
từng khiến ông Phaolô và ông Gioan Tin Mừng coi Ngài như sứ-giả đến từ
Thiên-Chúa, đã trụ vững trên nhiều sự/việc. Và, Đức Giêsu cũng tự coi Ngài là
Đấng Thiên-sai đến từ Thiên-Chúa, trên chân Do-thái-giáo là Đạo-giáo từng để
mất đi căn-tính của mình ở Palestine hồi thế-kỷ thứ nhất. Bởi thế nên, các đấng
bậc đại-diện trong Đạo đã tiên-liệu bằng hành-xử chống-đối.
Vì vậy, muốn giải-thích
lập-trường căn-bản khi nhận-định rằng: Đức Giêsu thành Nadarét là người
Do-thái-giáo có tư-cách của Bậc Thầy dạy, ta còn biết Ngài từng là Đấng Trừ tà
và Vị Giảng-thuyết. Đấng bậc Ngôn-sứ và là Người Con của Thiên-Chúa, nên ta
cũng nên tìm-hiểu kỹ lời Ngài công bố về Luật Môsê ẩn-tàng nơi phần sâu lắng của
đạo-giáo do Ngài truyền-dạy và thực-thi.
Các tác-giả Tin Mừng vẫn
hàm-ngụ bên dưới chân-dung Đức Giêsu người Do-thái-giáo luôn đính-kết cách
sâu-sắc với lề-luật và tập-tục của chúng-dân, cùng một số Lời vàng Ngài nói rõ
đã xác-nhận chân-dung này.
Các Tin Mừng lại cũng
xác-chứng là: Ngài từng hiện-diện trong hội-đường Do-thái-giáo ở Galilê và ở cả
Đền thờ Giêrusalem, nữa. Ta còn được bảo: Ngài từng dùng bữa Vượt Qua không lâu
trước khi bị đám quân-binh giam-giữ. Áo/mũ Ngài mang/mặc giống hệt mũ/áo của
nhóm Pharisêu/Biệt-Phái cũng tua/đai, hộp kinh to đùng như từng kể ở Tin Mừng
Mátthêu đoạn 23 câu 5, đoạn 9 câu 20, Tin Mừng Luca đoạn 8 câu 44; Tin Mừng
Máccô đoạn 6 câu 56, Tin Mừng Mátthêu đoạn 14 câu 36, cùng sách Dân-số đoạn 15
câu 38-40, sách Đệ Nhị Luật đoạn 22 câu 12, cũng tuần-tự ghi như sau:
-Tin Mừng Mátthêu đoạn 23
câu 5 đã từng viết:
“Quả vậy, họ đeo những hộp
kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài.”
-Và, đoạn 9 câu 20 lại
thấy nói:
“Bỗng một người đàn bà bị
băng-huyết đã mười hai năm tiến đến phía sau Ngài và sờ vào tua áo của Ngài.”
-Trong khi đó, Tin Mừng
Luca đoạn 8 câu 44 rày thấy bảo:
“Bà tiến đến phía sau Ngài
và sờ vào tua áo của Ngài”
-Rồi đến Tin Mừng Máccô
đoạn 6 câu 56 cũng từng viết:
“Ngài đi tới đâu, vào làng
mạc, thành-thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường
ngoài chợ, và xin Ngài cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Ngài; và
bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi.”
-Trong khi đó, Tin Mừng
Mátthêu đoạn 14 câu 36 rõ ràng ghi như sau:
“Họ nài xin Ngài cho họ
chỉ sờ vào tua áo của Ngài thôi, và ai đã sờ vào thì đều được khỏi.”
Có giai-thoại khác kể
rằng: có lần Ngài vốc một ít muối lên xem muối hột đếm được có tương-đương với
tiền thuế trả cho Đền Thờ không. Điều này cho thấy: Ngài vẫn tôn-trọng lề-luật
về nghi-thức ở Đền Thờ như được kể trong truyện người phung được Ngài chữa lành và Ngài còn căn-dặn phải đi
trình-diện với hàng tư-tế và tự cống-hiến thì-giờ và công-sức phục-vụ Đền Thờ,
như Tin Mừng Mátthêu, Máccô và Luca cũng như sách Lêvi tuần tự ghi như sau:
-Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu
43-44 từng ghi chép:
“Ngài nghiêm giọng đuổi
anh đi và bảo: "Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình-diện
với các tư-tế vì anh được lành sạch, hãy dâng những gì ông Môsê đã truyền, để
làm chứng cho người ta biết."
-Trong khi đó, Tin Mừng
Mátthêu đoạn 8 câu 4 lại cũng ghi:
“Rồi Đức Giêsu bảo anh:
"Coi chừng, đừng nói với ai cả, nhưng hãy đi trình-diện với tư tế và dâng
của lễ như ông Môsê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết."
-Và, Tin Mừng Luca đoạn 5
câu 14 lại cũng bảo:
“Rồi Ngài truyền cho anh
không được nói với ai và bảo: "Hãy đi trình-diện với các tư-tế, và vì anh
đã được sạch, hãy dâng của lễ như ông Môsê truyền để làm chứng cho người ta
biết."
-Và cuối cùng, sách Lêvi
đoạn 14 câu 1-7 lại cũng viết:
“Đức Chúa phán với ông
Môsê rằng:"Đây là luật về người phong hủi, trong ngày nó được thanh-tẩy.
Nó sẽ được đưa đến với tư-tế; tư-tế sẽ ra khỏi trại. Tư-tế sẽ khám: nếu người
phong hủi đã khỏi vết thương phong hủi, thì tư-tế sẽ truyền lấy cho người được
thanh tẩy hai con chim còn sống và thanh-sạch, gỗ bá-hương, phẩn cánh-kiến và
cành hương-thảo. Tư-tế sẽ truyền sát-tế một con chim trên một bình sành đựng
nước mạch. Con chim còn sống, thì tư-tế sẽ lấy nó, cùng với gỗ bá-hương, phẩm
cánh-kiến và cành hương-thảo, và nhúng hết, kể cả con chim còn sống, vào máu
con chim đã bị sát-tế trên nước mạch. Tư-tế sẽ rảy bảy lần trên người đang được
thanh-tẩy khỏi phong hủi, tuyên-bố nó thanh-sạch, rồi thả con chim còn sống ra
ngoài đồng.”
Hành-xử này, ăn khớp với
lời dạy của Đức Giêsu về giá-trị pháp-lý của Luật Torah vốn dĩ qui về hai đoạn-văn sau đây. Thứ
nhất, là Tin Mừng Mátthêu đoạn 5 câu 18 đã từng viết:
“Vì, Thầy bảo thật anh em,
trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không
qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn-thành.”
Và, đoạn thứ hai cũng
giống thế, đó là Tin Mừng Luca đoạn 16 câu 17 cũng có nói:
“Trời đất qua đi còn dễ
hơn là một cái phết của Lề Luật rụng mất.”
Một lần nữa, điều đảm-bảo
tính xác-thực của tuyên-ngôn này, là: nó đã rớt lại ở Tân-Ước khi đứng trước sự
rối-rắm do nó đem lại với Giáo-hội phục-vụ người ngoại khi trước từng chống
Đạo, như Tin Mừng Mátthêu và Luca dành một chỗ thường-trực, ở trong đó.
Giáo hội thời tiên-khởi và
thánh-hội Đạo Chúa thời về sau, đã để luột mất lời khẳng-định của Đức Giêsu về
tính kiên-định/không suy-xuyển của luật Torah, vẫn nói xa nói gần về sự
khác-biệt giữa Do-thái-giáo chuyên tập-trung/chú-trọng vào lề-luật và tinh-thần
rất mới của ở Đạo Chúa do Đức Giêsu đề-xướng.
Để chứng-tỏ là Ngài vượt
lên trên lề-thói giữ Đạo theo kiểu Cựu-Ước, có đấng bậc còn cho biết: Đức Giêsu
coi nhẹ hai điều-khoản nền-tảng của Luật Torah từng áp-đặt, đó là việc giữ ngày
Sabát và qui-định ăn kiêng vẫn thấy ghi ở Kinh thánh. Bằng vào việc này, Ngài
tự đánh giá Ngài cao-cả hơn ông Môsê rất nhiều, do bởi Ngài tự ý bãi-bỏ và
thay-thế khoản luật ấy.
Trước đây, vào buổi
thảo-luận về vai-trò của Đức Giêsu như Đấng Chữa lành và Trừ tà, ta cũng gặp
lời chỉ-trích từ đâu đó vốn dĩ phê-bình rằng: bằng việc chữa lành cho người
bệnh vào ngày Sa-bát, Đức Giêsu đã bẻ gẫy Lề-luật của họ. Vấn-đề chữa lành vào
ngày nghỉ lễ, rõ ràng được đặt ra cách công-khai, ngay ở Tin Mừng, như ta thấy
rõ.
-Tin Mừng Máccô đoạn 3 câu
4 đã có lời sau đây:
“Rồi Ngài nói với họ:
"Ngày Sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết
đi?" Nhưng họ làm thinh.”
-Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn
12 câu 10 lại cũng viết:
“Tại đây, có người bị bại
một tay. Người ta hỏi Đức Giêsu rằng: "Có được phép chữa bệnh ngày Sabát
không?" Họ hỏi thế là để tố cáo Ngài.”
-Cuối cùng thì, Tin Mừng
Luca đoạn 6 câu 9, cũng thấy bảo:
“Đức Giêsu nói với họ:
"Tôi xin hỏi các ông: ngày Sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu
mạng người hay huỷ-diệt họ?"
Và, các cuộc
bàn-luận/tranh-cãi giữa hàng tư-tế bên ngoài Tân-Ước cũng cho thấy như thế. Các
tác-giả Tin Mừng đã cài đặt nơi miệng Đức Giêsu câu trả lời về chuyện ấy, bằng
một khẳng-định thật xuyên-suốt, không do-dự. Và, việc này phù-hợp với quan-niệm
của hàng tư-tế vốn dĩ cho rằng: việc cứu mạng sống con người phải thay thế các
giới-luật về ngày Sabát.
Ở trường-hợp nào cũng thế,
hình-thức chữa lành bằng lời lẽ phát từ miệng lưỡi hoặc do việc sờ chạm được
Đức Giêsu áp-dụng, thật ra không nên coi đó là “công-việc” cấm-kỵ không được
làm vào ngày Sabát.
Từ các bài Tin Mừng ta
khám-phá ra là: chỉ mỗi vấn-đề mà những người sống ở vòng đai Galilê
bận-tâm/ưu-tư nhiều nhất là: mức-độ nghiêm-trọng của tật/bệnh khiến ta có thể
biện-minh cho “công tác” chữa-trị cả vào ngày Sabát, như chuyện khiêng/cáng và
cho thuốc uống hoặc dầu thoa/bóp, là cần-thiết hơn cả.
Tuy nhiên, ngay vấn-đề này
cũng thế, bậc trưởng hội-đường được kể ở Tin Mừng Luca lại đã qui gán cho Đấng
Chữa lành hết mọi phê-phán/trách-cứ, chứ không phải những người tìm đến với
Ngài để được chữa lành vào ngày Sa-bát, như tác-giả Luca ghi ở đoạn 13 câu 14
sau đây:
“Ông trưởng hội-đường
tức-tối vì Đức Giêsu đã chữa bệnh vào ngày Sabát. Ông lên tiếng nói với đám
đông rằng: "Đã có sáu ngày để làm việc, thì đến mà xin chữa bệnh những
ngày đó, đừng có đến vào ngày Sabát.”
Các tư-tế được sách
Mishnah soi-sáng, đã bênh-vực cho tính khoan-dung/nhân-hậu vẫn chủ trương rằng:
giả như có nghi-vấn nào khác đặt ra cho tính nghiêm-trọng của các căn-bệnh khả
dĩ đe-doạ mạng sống người đau yếu, thì điều đó cũng đủ để đấng chữa lành được
phép lướt/vượt luật buộc tuân-giữ ngày Sa-bát như đã ghi ở “mToma” đoạn 8 câu 6.
Thật ra thì, ngay như lời
tuyên-bố của Đức Giêsu về ngày Sa-bát có gây “shốc” cho ai nữa, vẫn được bày-tỏ
là vì lợi-ích của con người chứ không phải là con người được tạo-dựng là vì
lợi-ích của ngày Sabát như Tin Mừng Máccô đoạn 2 câu 27 từng viết vào thế kỷ
thứ hai sau Công nguyên. Tin Mừng đây, có những câu như sau:
“Ngài nói tiếp: "Ngày
Sabát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày
sa-bát.”
Đằng khác, Mekhilta khi
trích sách Xuất-hành đoạn 31 câu 14, cũng nhấn mạnh:
“Các ngươi sẽ giữ ngày
Sabát, vì đó là ngày thánh đối với các ngươi. Kẻ nào vi-phạm điều ấy, thì sẽ bị
xử tử. Phải. Kẻ nào làm việc trong ngày ấy, sẽ bị khai trừ khỏi dân nó.”
Thêm nữa, luật-lệ về thức
ăn ở một chỗ khác trong Tin Mừng có nói rằng: khi Đức Giêsu bị người nghe giảng
lại coi Ngài như đã tạo xung-khắc với luật Torah của Môsê, rồi. Tuy nhiên, có
người lại hiểu là: Ngài đã phá bỏ sự khác-biệt giữa thức ăn lành/sạch đối với
thực-phẩm đầy ô-uế, tức: đã đặt nền-tảng trên hiểu-biết thô-thiển về câu nói
tế-nhị ở các đoạn Tin Mừng Máccô đoạn 7 câu 15, 18-19, và Tin Mừng Mátthêu đoạn
15 câu 11, 17-18, như sau:
-Ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 7
câu 15 ta thấy viết:
“Không có cái gì từ bên
ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng
chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.”
Và, đoạn 7 câu 18-19 cũng diễn-tả:
“Khi Đức Giêsu rời đám
đông vào nhà, các môn đệ hỏi Ngài về dụ-ngôn ấy. Ngài nói với các ông: "Cả
anh em nữa, anh em cũng ngu tối thế sao? Anh em không hiểu à? Bất cứ cái gì từ
bên ngoài vào trong con người, thì không thể làm cho con người ra ô-uế, hết.”
-Trong khi đó, Tin Mừng
Mátthêu đoạn 15 câu 11 lại cũng nói:
“Không phải cái vào miệng
làm cho con người ra ô-uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con
người ra ô-uế."
Và, đoạn 15 câu 17-18 cũng
diễn-tả:
“Anh em không hiểu rằng
bất cứ cái gì vào miệng thì xuống bụng, rồi bị thải ra ngoài sao? Còn những cái
gì từ miệng xuất ra, là phát-xuất tự lòng, chính những cái ấy mới làm cho con
người ra ô-uế.”
Ý-nghĩa hiển-nhiên nơi lời
Ngài ở trên chỉ muốn bảo rằng: ô-uế không do tự thức ăn mà do tâm-can con người
không lý gì đến việc Đấng thần-thiêng cấm-đoán, tức lối giải-thích đạo-đức về
quan-niệm lề-luật. Lời răn-dạy như thế, ta có thể truy-tầm được nguồn-gốc
tác-giả, ngoại trừ các lời ngôn-sứ ở Kinh-thánh, hệt như khi ta truy-tầm nguồn
gốc bức thư của Aristeas hồi tiền bán thế kỷ thứ hai trước Công-nguyên, qua đó
Thiên-Chúa được tôn-vinh không bằng phẩm-vật quà tặng hoặc lễ-vật hy-sinh,
nhưng bằng sự thanh-cao của linh-hồn và niềm xác-tín lành-thánh. Cũng một
ý-tưởng như thế, nhấn mạnh lời dạy được cả Philô của Alexandria lẫn Đức Giêsu
san-sẻ trong 10 điều giới-lệnh, như bản tóm tắt Lề-luật như có đề-cập ở Luật
đặc-biệt đoạn 1 câu 1, và ở Tin Mừng Máccô đoạn 10 câu 17-19 cũng như Tin Mừng
Mátthêu đoạn 19 câu 16-19 và Tin Mừng Luca đoạn 18 câu 18-20, sau đây:
-Ở Tin Mừng Máccô 10:
17-19 đã thấy nói:
“Đức Giêsu vừa lên đường,
thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: "Thưa Thầy
nhân-lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia-nghiệp?" Đức
Giêsu đáp: "Sao anh nói tôi là nhân-lành? Không có ai nhân-lành cả, trừ
một mình Thiên-Chúa. Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình,
chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ."
-Và, Tin Mừng Mátthêu 19:
16-19, cũng đã viết:
“Bấy giờ có một người đến
thưa Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự
sống đời đời?" Đức Giêsu đáp: "Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có
một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều
răn." Người ấy hỏi: "Điều răn nào?" Đức Giêsu đáp: "Ngươi
không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp.
Ngươi không được làm chứng gian. Ngươi phải thờ cha kính mẹ", và
"Ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình."
-Cuối cùng, Tin Mừng Luca
18: 18-20 lại cũng bảo:
“Có một thủ-lãnh hỏi Đức
Giêsu: "Thưa Thầy nhân-lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm
gia-nghiệp?" Đức Giêsu đáp: "Sao ông nói tôi nhân-lành? Chẳng có ai
nhân-lành cả, trừ một mình Thiên-Chúa. Hẳn ông biết các điều răn: Chớ ngoại
tình, chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, hãy thờ cha kính
mẹ."
Ở cái-gọi-là Khuôn Vàng Thưóc Ngọc cũng thấy có lời khuyên mọi người
rằng: “Những gì mình không
muốn người khác làm cho mình, thì mình cũng đừng làm cho người khác.” Đó là những hình thức khác biệt
rút từ tác giả Tobit đoạn 4 câu 15 và Philô ở Hypothetica đoạn 7 câu 6 cho đến tác-giả Hillel là bậc thày hàng đầu của Do-thái-giáo
chuyển qua thời-đại của “bShabbat” ở
câu 31a và qua Đức Giêsu như Tin Mừng Mát-thêu đoạn 7 câu 12 và Luca đoạn 6 câu
31, có ghi sau đây:
-Ở Tin Mừng Mátthêu 7: 12,
ta thấy viết:
“Vậy tất cả những gì anh
em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì
Luật Môsê và lời các ngôn-sứ là thế đó.”
-Và, Tin Mừng Luca 6 31,
cũng đã ghi:
“Anh em muốn người ta làm
gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy.”
Quay về với luật ăn kiêng
mà các tân-tòng thường bận-tâm, có nhà chú-giải nọ khi nghiên-cứu Tin Mừng
Máccô đoạn 7 câu 19 đã nói như sau:
“Xem thế thì, khi Đức
Giêsu tuyên-bố rằng ‘mọi thức ăn đều thanh-sạch’. Câu nói này là lời phê-phán
thứ-yếu không liên-quan gì đến chính Đức Giêsu nhưng mang nhiều ý-nghĩa và tạo
thuận-lợi cho Giáo hội phục-vụ người ngoại mà đoạn Tin Mừng này nhắm tới. Đạo
Chúa thời tiên-khởi cũng gặp trở-ngại khi ứng-xử với các tân-tòng mới hồi-hướng
trở về như được kể ở sách Công Vụ Tông-đồ và ở cuộc tranh-cãi giữa ông Phaolô
và Phêrô hồi các ngài còn ở Antiôkia. Điều này chứng tỏ rằng: với tín-hữu
tiên-khởi, không một ai biết là Đức Giêsu từng tuyên-bố là các thức-ăn đều
lành/sạch.”
Cũng giống hai bằng chứng
vừa nói có liên-quan đến lời Đức Giêsu tuyên-bố rằng Ngài ở trên Lề-luật, bằng
chứng thứ ba lại nằm ở câu nói được Ngài tóm tắt ở Bài Giảng Trên Núi mà người
đọc vẫn coi là “phản-đề” cho Tin Mừng Mátthêu đoạn 5 câu 21-48, sau đây:
“Anh em đã nghe Luật dạy
người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn
Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai
mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai
chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu
khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có
chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với
người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp
với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người
ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống
ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết
đồng xu cuối cùng.
"Anh em đã nghe Luật
dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ
nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Nếu mắt phải
của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân
thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Nếu tay phải của anh làm cớ cho
anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là
toàn thân phải sa hoả ngục.
"Luật còn dạy rằng:
Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết:
ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại
tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.
"Anh em còn nghe Luật
dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy,
Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là
ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ
Giêrusa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề,
vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ
"có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói
"không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.
"Anh em đã nghe Luật
dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự
người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra
nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo
ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai
xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.
"Anh em đã nghe Luật
dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy
yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới
được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời
của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên
người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương
mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm
như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ
thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên
hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.”
Ở bài này, có một câu lấy
từ Cựu-Ước như: “Ngươi không
được giết người” từng được
thay thế và đưa vào Tân-ước bằng lời tuyên-bố của Đức Giêsu như Tin Mừng
Mátthêu đoạn 5 câu 21-22, có nói:
“Anh em đã nghe Luật dạy
người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn
Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai
mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai
chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt.”
Tuy nhiên, phân-tách cho
kỹ, ta sẽ thấy lời Ngài tuyên-bố lại củng-cố cho sáng-tỏ chứ không làm cho Luật
Torah ra mâu-thuẫn. Bởi, khi khuyên mọi người đừng nổi-giận, Đức Giêsu không để
cho các vụ chém giết hoặc án-mạng được xảy đến, nhưng Ngài muốn bảo đảm rằng
cội rễ của hành-động tương-tự phải được đánh bật gốc.
Ngõ hầu biến các phản-đề
thành một thứ đả-phá từng nét luật, nhà chú-giải Tin Mừng người Đức tên là
Ernst Kãsemann có nói đến thứ mù/lòa thất-thường nơi một số các thần-học-gia
của ta thường ngả về hướng ấy.
(còn
tiếp)
Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment