Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng
Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi
cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất
Khải-huyền.
(Bài 52)
Danh xưng
“Ngôn sứ”
Các phạm-trù chỉ về
“ngôn-sứ” mà người Do-thái-giáo vào thế-kỷ thứ nhất sau Công-nguyên đã sử-dụng
rất quen thuộc, như: thày dạy, ngôn-sứ thời cánh-chung, và tác-nhân diệu kỳ, ta
đều đề-cập ở các chương trước hết rồi.
Tuy nhiên, sách Công
Vụ Tông Đồ và Tin Mừng tác-giả Gioan vẫn xác-nhận có giai-đoạn phát-triển
suy-tư về ngôn-sứ ở Tân-Ước. Ở sách này, Đức Giêsu là Đấng Ngôn-sứ, tức: Phát-ngôn-viên cuối tính quyết-định cho
Thiên-Chúa. Tin Mừng Nhất Lãm từng vẽ lên chân-dung này vào độ trước, lại đã đề
ra cho độc giả một ảnh/hình ngôn-sứ theo cách hoà-trộn các ý-thức-hệ của
Do-thái-giáo nói chung, ở thế kỷ đầu.
Lời tiên-tri
ở Do-thái-giáo
“Từ ngày các tiên-tri
Haggai, Zakaria và Malaki đi vào cõi chết, Thần Khí Chúa đã thôi không còn thổi
đến với Israel nữa” (tSotah 13: 2). Đây, là câu nổi tiếng của bậc tư-tế, tức có
nghĩa: lời tiên-tri của các ngôn-sứ về Israel đã kết-thúc từ cuối thế-kỷ thứ 6
trước Công-nguyên, cũng không lâu sau ngày Đền Thờ Giêrusalem do người
Do-thái-giáo từ Babylon lưu-đày về xây-dựng.
Kể từ đó, với niềm
tin/suy-tưởng của hàng tư-tế, Thiên-Chúa lại tiếp-tục mặc-khải cho dân con của
Ngài qua cái-gọi-là gọi là “bat qol”, hoặc
“giọng nói của người con gái từ trời cao”
thể theo điều được tác-giả Tin Mừng mở ra cho mọi người từ lúc Đức Giêsu chấp-nhận
tẩy rửa.
Việc chấm-dứt lời
tiên-tri được qui vào sách Macabê quyển đầu như đoạn 9 câu 27 đã nhận-định:
“Quả là
thời-kỳ gian-nan khốn-khổ cho Israel, như chưa từng thấy bao giờ, kể từ ngày
không còn vị ngôn-sứ nào xuất-hiện nữa.”
Và, đến như sử-gia
Flavius Josephus cũng đã viết:
“Từ thời
Artaxerces [tức vua/quan người Ba-Tư cai-quản Palestine vào thế-kỷ thứ 5 trước
Công-nguyên] cho đến thời của ta, nguyên trọn lịch-sử đã được viết lên, nhưng lại
không xứng-hợp với những gì các sách vào thời trước đó đã ghi-chép như thế là
vì các ngôn-sứ không kế-tục thực-sự được nữa rồi.” (X. Contra Apionem 1: 41)
Dù sao, thì
văn-chương giao-thời giữa Cựu và Tân-Ước, cũng như Cảo Bản Biển Chết và nguồn sử
của Flavius Josephus đã theo lối chạy lòng vòng. Và, cả Tân-Ước nữa, nhất nhất
đều hàm-ngụ một mâu-thuẫn đối-nghịch lại quan-niệm này. Và, việc này lại được
chứng-thực vào thời xảy ra cuộc chiến ban đầu giữa Do-thái-giáo chống lại La Mã
(tức từ năm 66 đến năm 70 sau Công-nguyên), khi ấy mọi sinh-hoạt tiên-tri giữa
người Do-thái-giáo ở Palestin vẫn tiếp-tục và mọi người vẫn trông chờ ngôn-sứ
quay về lại.
Để tiện việc sắp xếp
chính-thức, ta cũng nên chia thời-đại các ngôn-sứ ở kinh thánh thành hai mặt
khác nhau. Một bên, là: các ngài được hiểu như đấng truyền-đạt giữa Thiên-Chúa
và dân con Do-thái-giáo mà một số các vị ấy khi trước là bậc giảng-thuyết và/hoặc
là nhà thơ, còn người khác lại chỉ là những người chỉ khởi sự như thế vào lúc đầu,
mà thôi.
Ý-nghĩa chính-trị,
tôn-giáo và cánh-chung-luận được các ngôn-sứ đầu-tiên truyền-đạt, đều được
ghi-chú vào sách tiên-tri của Kinh-thánh. Lời tiên-tri ấy, chẳng liên-can gì với
chúng ta theo cách đặc-thù nào hết. Và mặt kia, là bố-cục lịch-sử Cựu-Ước, đặc-biệt
là sách Samuel và sách Các Vua, đã xác-minh hành-động lạ-kỳ của một số ngôn-sứ từng
làm nên nhiều sự lạ, như ông Êlya và Êlisha, là bậc ngôn-sứ tiếng-tăm hơn các vị
khác.
Kinh-thánh vẫn tin rằng:
các ngôn-sứ đây còn có khả-năng ra lệnh cho trời đất/khí-tượng để bắt đầu hoặc
chấm-dứt các cơn mưa tuôn đổ xuống chúng dân, hoặc biến nguồn nước dân con mọi
người tìm đến uống biến thành nguồn ô-nhiễm, hoặc chữa lành cho người đau-bệnh
và phục-hồi sinh-lực cho kẻ đã chết cũng còn được. Do bởi các lời tiên-tri đều
có sắc-thái lạ-kỳ, vốn ứng-hợp với ảnh/hình về một Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất
Lãm và với quảng đại quần-chúng theo Do-thái-giáo ở Palestine, nên ta sẽ bàn kỹ
hơn về đề-tài này ở những trang tới.
Tiếp-tục suy-luận chung
quanh nhân-vật Êlya, là ngôn-sứ từng thoát khỏi cảnh chết và ông như được bốc về
trời bằng chiếc xe ngựa đầy những lửa, đã đóng vai-trò quan-yếu trong tầm nhìn
của các tác-giả Tin Mừng ở đây.
Ông dàn/dựng sự việc
gọi là lời tiên-tri lạ-kỳ đều là những điều dựa trên suy-đoán của ngôn-sứ
Malaki, thế nên ông Êlya mới quay về lại như để nói rằng: truyền-thống đã tự diễn-biến
từ chương đầu của sách Ênốch nhất là
đoạn 90 câu 31 và 37; và cả sách Khôn-Ngoan
của Ben Sira hoặc sách Giảng Viên trong đó chính ông Êlya thừa-nhận
là người vượt lên cả Đấng Mêsia/Thiên-Sai, là Đấng sẽ đến chuẩn-bị cho “Ngày-của-Chúa”
như có nói ở sách Huấn Ca đoạn 48 câu
10 sau đây:
“Trong những lời khiển
trách thời sẽ đến,
ông được nêu danh,
làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa
trước khi cơn thịnh-nộ bùng lên,
để đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu,
và tái-lập các chi tộc Gia-cóp.”
ông được nêu danh,
làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa
trước khi cơn thịnh-nộ bùng lên,
để đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu,
và tái-lập các chi tộc Gia-cóp.”
Thế nhưng, ngoài ông
Êlya ra, người Do-thái-giáo thời Đức Giêsu lại vẫn trông-chờ ngôn-sứ khác do
Môsê từng hứa-hẹn ở sách Đệ-Nhị-Luật đoạn 18 câu 15-18 đại ý bảo rằng:
“Từ giữa
anh (em), trong số các anh em của anh (em), Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em),
sẽ cho xuất-hiện một ngôn-sứ như tôi để giúp anh (em); anh (em) hãy nghe vị ấy.
Đó chính là điều mà anh (em) đã xin với Đức Chúa, Thiên-Chúa của anh (em), tại
núi Khôrếp, trong ngày đại-hội; anh (em) đã nói: "Chúng tôi không dám nghe
tiếng Đức Chúa, Thiên-Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa
lớn này nữa, kẻo phải chết."
Bấy giờ
Đức Chúa phán với tôi: "Chúng nói phải. Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ
cho xuất-hiện một ngôn-sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta
trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền
cho người ấy.”
Cũng như Môsê, ông sẽ
là người chuyển thông-điệp của Thiên-Chúa gửi đến con người. Qua thông-điệp
này, ngôn-sứ là “môi/miệng” cuối-cùng
của Thiên-Chúa còn gọi là “Ngôn-sứ
Thiên-Sai” như có nói ở sách Macabê quyển I đoạn 4 câu 46 và đoạn 14 câu
41, sau đây:
“Thế là
họ đã phá-huỷ bàn thờ dâng lễ toàn-thiêu và đem những tảng đá đặt vào nơi xứng-hợp
trên núi Nhà Tạm, chờ đến khi có một vị ngôn-sứ tới chỉ cách phải giải-quyết
như thế nào.”
Và:
“Vua
cũng nghe biết người Do-thái đồng-ý để ông Simôn làm thủ-lãnh và thượng-tế của
họ mãi cho tới khi có một vị ngôn-sứ đáng tin-tưởng xuất-hiện.”
Và, ở hang Qumran số
1 các nhà khảo-cổ đã tìm ra qui-định viết bằng tay của Cộng-đoàn Qumran có số-hiệu
1QS 9: 11 được định ra như để qui về Đức Giêsu mà sách Công Vụ Tông Đồ và 4 Tin
Mừng từng nói đến.
Cuộc khảo-sát ta đề
ra đây, có lẽ sẽ phải chấm-dứt bằng việc đề-cập đến nhân-vật lưỡng-tính vẫn được
gán cho vai-trò ngôn-sứ và Đấng Mêsia/Thiên-Sai theo tính chính-trị như đã bàn ở
các trang về trước. Các đặc-trưng/đặc-thù định ra là để nói lên việc tái-diễn một
chuyển-biến tiếp theo sau cái chết của nhiều người Do-thái-giáo rất “cả tin”
vào năm tháng ngày giờ dẫn đến việc đoàn người Do-thái-giáo ùn-ùn nổi lên chống
đế quốc La Mã.
Nhân-vật được sử-gia
Flavius Josephus mô-tả là “Hắc-quái”
cốt để gọi những kẻ “bại-trận” từng hứa ban điềm thiêng dấu lạ kiểu “lơ-lửng” trên
không hầu báo-hiệu một giải-thoát xuất-hành từ sông Giođan hoặc từ tường thành
Giêrusalem đã sụp đổ. (X. Jewish
Antiquities 20: 167-68) Hai nhân-vật xuất-hiện trong số các ngôn-sứ này, là
Thêuđas và một người khác tên là “Tay Ai-Cập trẻ” được sử-gia Flavius
Josephus nói đến ở cuốn Antiquities
đoạn 20 câu 97, 169-70 cũng xuất-hiện ở Tân-Ước.
Đức Giêsu
Đấng Ngôn-sứ ở Tin Mừng
Giả như có sự thể bảo
rằng: Đức Giêsu không ưa những chuyện chính-trị như thế chút nào, thì ta cũng
không cần phải chần-chừ với nhóm người cuối này, hoặc hiểu rằng: Ngài cũng chẳng
ưa gì hình-ảnh “Đấng Ngôn-sứ Cuối” được
mọi người nhận ra từ lần chỉnh-sửa quan-niệm ngôn-sứ của tín-hữu Đạo Chúa mãi về
sau, như sách Công Vụ Tông-đồ và Tin Mừng tác-giả Gioan từng đặt nền-tảng mọi sự
việc vào động-thái trông chờ “Đấng Môsê Mới”.
Đến
lượt định, ảnh/hình của ông Êlya thủ-giữ phần quan-trọng trong giòng tư-tưởng của
các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm. Thế nhưng, các tác-giả Tân-Ước lúc đầu đã nối-kết
ông Êlya với ông Gioan Tẩy Giả. Rõ ràng là, ngay đoạn mở đầu Tin Mừng Mác-cô
lúc xuất-hiện hoạt-cảnh công-khai trong đó ông Gioan Tẩy Giả đóng vai chính được
dẫn-nhập bằng lời ngôn-sứ Malaki ở sách này đoạn 3 câu 1 có nói rằng:
Này Ta sai sứ giả của
Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm,
đi vào Thánh Điện của Người. Kìa, vị sứ giả của giao ước mà các ngươi đợi trông
đang đến, - Đức Chúa các đạo binh phán.”
Và
đoạn 3 câu 23 cũng thấy viết:
“Này Ta sai ngôn sứ
Êlya đến với các ngươi, trước khi Ngày của Đức Chúa đến.”
Và,
chính Đức Giêsu cũng đã sử-dụng lời này để tuyên-dương ông Gioan bằng những câu
như có ghi ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 11 câu 10, những lời rằng:
“Chính ông là người
Kinh-Thánh đã nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con,
người sẽ dọn đường cho Con đến.”
Nối-kết
trực-tiếp Đức Giêsu với ngôn-sứ Êlya, ông được mọi người trông đợi là sẽ quay
trở lại, hoặc còn được gọi bằng danh-xưng “Êlya
tái-sinh” nữa. Quan-điểm này không được Giáo-hội tiên-khởi cổ-vũ, nhưng lại
là một trong ba quan-niệm của các nhân-vật sống đồng thời với Đức Giêsu từng chủ-trương.
Còn, hai quan-niệm kia lại chủ-trương rằng: Đức Giêsu là hiện-thân của ngôn-sứ
nào khác thời Cựu-Ước đã tái-thế nhập hồn; hoặc Ngài chính là Gioan Tẩy Giả
tái-xuất giang-hồ, như có viết ở:
-Tin
Mừng Mác-cô đoạn 8 câu 28, sau đây:
“Các ông đáp: "Họ
bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlya, kẻ khác lại cho là một
ngôn-sứ nào đó."
-Và,
Tin Mừng Mátthêu đoạn 16 câu 14 cũng nhắc đến:
“Các ông thưa:
"Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlya, có người lại cho
là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn-sứ."
-Và,
ngay đến Tin Mừng Luca đoạn 9 câu 19 cũng đề-cập:
“Các ông thưa:
"Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Êlya, kẻ
khác lại cho là một trong các ngôn-sứ thời xưa đã sống lại."
Theo
tác-giả Mát-thêu Tin Mừng, thì chính Hêrôđê đã khiếp sợ khi nghĩ rằng: Đức Giêsu
là ông Gioan Tẩy Giả dù bị chém đầu, nay vẫn trỗ dậy từ cõi chết như có viết ở
Tin Mừng đoạn 14 câu 2 sau đây:
“Tiểu vương Hêrôđê
nghe danh tiếng Đức Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Đó chính là
ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền-năng làm phép
lạ."
Và,
tác-giả Mác-cô cũng như Luca cũng từng có ý-tưởng tương-tự khi qui cho chức-sắc
toà-án thuộc nhà cầm quyền Galilê như đã ghi ở:
-Tin Mừng Mác-cô đoạn
6 câu 14 sau đây:
“Vua Hêrôđê nghe biết
về Đức Giêsu, vì Ngài đã nổi-danh. Có kẻ nói: "Đó là ông Gioan Tẩy Giả từ
cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền-năng làm phép lạ."
Và
Tin Mừng Luca đoạ 9 câu 9, cũng viết như sau:
“Còn vua Hêrôđê thì
nói: "Ông Gioan, chính ta đã chém đầu rồi! Vậy thì ông này là ai mà ta
nghe đồn những chuyện như thế? " Rồi vua tìm cách gặp Đức Giêsu.”
Dù
các lập-trường này có thể sai-sót, chúng vẫn là nhận-định tiêu-biểu về một
não-trạng của xã-hội từng thuận theo bản-năng cài đặt Đức Giêsu vào khuôn-khổ của
truyền-thống rất ngôn-sứ.
Thật
ra, các xác-chứng thuần-nhất của tác-giả Tin Mừng để lại một xác-tín cho rằng:
chúng-dân người Galilê thuận tình lại đã coi Đức Giêsu như Đấng Ngôn-sứ. Điều
này không dựa trên khả-năng Ngài sẵn có khi giảng-dạy hoặc tiên-đoán trước sự-kiện
xảy đến trong tương-lai, mai ngày. Định-nghĩa thông-thường được mọi người ưa
thích nhất như tác-giả Mát-thêu Tin Mừng
có nói ở đoạn 21 câu 11 về Đấng Ngôn-sứ thuộc thôn làng Nadarét ở Galilê là dựa
trên các phép lạ và sự diệu-kỳ vẫn gán ép cho Ngài.
Chứng-kiến
người thanh-niên thành Na-in trỗi-dậy, đám đông đã cất tiếng reo hò như Tin Mừng
Luca đoạn 7 câu 26 từng diễn-tả:
“Thế thì anh em đi
xem gì? Một vị ngôn-sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết: đây còn
hơn cả ngôn-sứ nữa.”
Cũng
một nhận-xét như thế, được tỏ-lộ ở vòng quay gần cận những người từng dấn thân
theo chân Đức Giêsu. Cả đến hai môn-đệ rong-ruổi trên đường Emmaus cũng đã mô-tả
Đức Giêsu đã chết đi nhưng Đấng Kitô sống lại rồi, mà không ai biết đến như điều
được Tin Mừng Luca đoạn 24 câu 19 từng ghi lại:
“Đức Giêsu hỏi:
"Chuyện gì vậy?" Họ thưa: "Chuyện ông Giêsu Nadarét. Ngài là một
ngôn-sứ đầy uy-thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên-Chúa và toàn
dân.”
Ngay
đến ông Simôn người Pharisêu dù cá-nhân ông không mấy xác-tín, vẫn biết rằng Đức
Giêsu từng nổi-tiếng là Đấng Ngôn-sứ như Tin Mừng Luca đoạn 7 câu 39 lại cũng
ghi:
“Thấy vậy, ông
Pharisêu đã mời Ngài liền nghĩ bụng rằng: "Nếu quả thật ông này là ngôn-sứ,
thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một
người tội lỗi!"
Thêm
nữa, ta còn được bảo là: các thượng-tế dù có chống-đối lại Ngài, vẫn cứ do-dự
không muốn bắt giam Ngài vì sợ đám chúng-dân bình-thường ở phố/chợ có phản-ứng
không tốt. Bởi, đối với họ, Ngài là Thiên-sứ do Chúa gửi đến, như Tin Mừng
Mát-thêu đoạn 21 câu 46 còn ghi rõ:
“Họ tìm cách bắt
Ngài, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Ngài là một ngôn-sứ.”
Từ
luận-điểm này, ta có thể đi xa thêm ít bước nữa, nhưng vẫn nhớ rằng: với tác-giả
Tin Mừng, Đức Giêsu tự coi Ngài rõ ràng là Đấng Ngôn-sứ chuyên làm phép lạ. Các
Tin Mừng nổi tiếng về thời-gian Ngài sinh sống ở Nadarét đều bộc-lộ, như:
-Ở
Tin Mừng Máccô đoạn 6 câu 4 cũng vẫn nói:
“Đức Giêsu bảo họ:
"Ngôn sứ có bị rẻ-rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê-hương mình, hay giữa
đám bà con thân thuộc, và trong gia-đình mình mà thôi."
-Cả
đến Tin Mừng Mátthêu đoạn 13 câu 57 cũng đã ghi:
“Và họ vấp ngã vì
Ngài. Nhưng Đức Giêsu bảo họ: "Ngôn-sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở
chính quê-hương mình và trong gia-đình mình mà thôi."
-Cuối
cùng thì, Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 24 lại cũng bảo:
“Ngài nói tiếp:
"Tôi bảo thật các ông: không một ngôn-sứ nào được chấp-nhận tại quê-hương
mình.”
Bối-cảnh
câu truyện có nói rõ: tuyên-bố thẳng-thừng của Đức Giêsu đã bị những người sống
trong vùng Ngài ở, không mấy thích-thú về Lời Ngài, và cả biệt-tài giảng-dạy của
Ngài từng thu/hút những người nghe theo. Và, Tin Mừng còn nói đến công việc đầy
uy-lực của Ngài như Tin Mừng Máccô đoạn 6 câu 2 đã có ghi:
“Đến ngày Sabát, Ngài
bắt đầu giảng-dạy trong hội-đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói:
"Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn-ngoan như vậy, nghĩa là làm
sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?”
Lại
nữa, Tin Mừng Mátthêu đoạn 13 câu 54 cũng từng viết:
“Ngài về quê, giảng-dạy
dân-chúng trong hội-đường của họ, khiến họ sửng-sốt và nói: "Bởi đâu ông
ta được khôn-ngoan và làm được những phép lạ như thế?”
Ngược
lại, do dân-chúng trong vùng Ngài ở, không mấy tin vào bất cứ điều gì ở nơi
Ngài. Thành thử, Đức Giêsu như bị “bại-liệt” một cách linh-thiêng, không có khả-năng
chữa lành và trừ quỷ, đối với họ.
Ở
Tin Mừng Luca, có nối-kết giữa các hoạt-động lôi kéo quần-chúng rất đông-đảo của
Đức Giêsu người Galilê với hoạt-động của Êlya và Êlisha, là hai nhà hoạt-động
năng-nổ từng thực-hiện những việc kỳ-diệu ở vùng phía Bắc đất nước Israel, khi
Ngài có nhận-xét như đã ghi ở Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 24 đến 27, sau đây:
“Ngài nói tiếp:
"Tôi bảo thật các ông: không ngôn-sứ nào được chấp-nhận tại quê-hương
mình. "Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Êlya, khi trời hạn-hán
suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ-dội, thiếu gì bà goá ở Israel;
thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào, nhưng chỉ được sai đến giúp bà
goá thành Xarépta miền Xiđôn thôi. Cũng vậy, vào thời ngôn-sứ Êlisha, thiếu gì
người phong-hủi ở Israel, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông
Naaman, người xứ Xyria được thế mà thôi."
Thật
khó có thể xác-minh tính xác-thực của môi/miệng ở lời như thế. Nhưng xét về
tính xác-thực của lời như thế, ta không còn nghi-ngờ gì khi bảo rằng: tác-giả
Tin Mừng hoặc Giáo-hội tiên-khởi không mấy thích chuyện chế ra những điều như
thế. Các ngài dứt-khoát chống lại khuynh-hướng chế thêm này.
Thật
ra thì, khuynh-hướng bộc-lộ ở sách Công-Vụ và Tin Mừng ông Gioan khi xưa quyết-tâm
làm nổi bật tầm vóc của Đức Giêsu có từ tư-thế của Đấng Ngôn-sứ chuyên làm phép
lạ cho đến việc trở-thành “loa/miệng” của Thiên-Chúa qua lăng-kính chiếu rọi niềm
tin của Giáo-Hội.
Chẳng
có gì khiến ta phải ngạc-nhiên, khi ông Phaolô ưa-thích loại-trừ đề-tài này; và
mọi người ai cũng đều thấy: giòng dã nhiều thế-kỷ trôi qua, có khá đông các nhà
chú-giải Tân-Ước vẫn tỏ ra lạnh-lùng chẳng đả động gì đến các ý-niệm mang tính
Do-thái-giáo về đặc-trưng/đặc-thù “ngôn-sứ” của Đức Giêsu, đặc-biệt ngay tại
quê-hương/xứ sở gồm những người Do-thái-giáo Galilê sống cùng thời với Ngài.
Kết-quả
là, nhãn-hiệu gán cho Đức Giêsu vẫn bảo rằng: Ngài là Ngôn-sứ đầy sức hút kiểu
ngôn-sứ Êlya, đã vui hưởng thành-tích đầy chất-lượng về sự thật này.
(còn tiếp)
Gs Geza Vermes
biên-soạn
Mai
Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment