Wednesday 9 May 2012

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi: Ví dụ “Người Con Hoang Đàng” (tiếp theo)




Mt 21: 28-31: Hai đứa con

Lời kết cho thấy rõ hoàn cảnh. Trong Mát-thêu: ví dụ này là thành phần của 3 ví dụ nói đến việc Biệt phái và hàng lĩnh đạo tôn giáo Do thái phần đông khước từ tín thư Chúa Yêsu đem đến. Sau đó nói ra đối phương hợp sức tấn công Chúa Yêsu, để kết thúc nơi những lời chúc dữ.

Câu 28: Ví dụ phải đọc với những đồng nhất ngấm ngầm: Một người kia (Thiên Chúa), có hai con (hạng công chính và hạng tội lỗi). Đáng ngạc nhiên cả hai bên được gọi là “con”. Quá khứ của họ thế nào không nói đến, chỉ biết bây giờ mới phải đứng vào chỗ phải dứt khoát quyết định: đối với lịnh truyền người cha ra cho họ, họ có làm hay không làm. Điều cốt yếu như vậy là “làm”. Tiếng “hôm nay” cũng quan trọng. Người cha trong ví dụ không nghĩ ngợi gì về tâm tình của các con. Ông chỉ đặt các con trước lịnh truyền một cách thẳng thắn.

Câu 29: Thái độ của hạng tội lỗi: bây giờ họ hối cải và tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến.

Câu 30: Còn những kẻ nhân đức lại không. Họ có thiện chí, kính trọng cha, nhưng thực sự không vâng phục cách kiến hiệu.

Câu 31: Lời áp dụng long trọng (Amen) Vào Nước Thiên Chúa trước: không phải vào thiên đàng, nhưng là “tin” vào Yoan Tẩy Giả, và bởi đó tin vào rao giảng. Đàng khác “vào trước” không phải chỉ có thứ tự thời gian nhưng chính nghĩa là: họ đi vào, còn các ông thì không! Ví dụ không nhấn đến tương phản giữa lời nói và việc làm. Nhưng cốt yếu là Chúa Yêsu mở ra trước mặt người ta một khả năng mới, một việc “làm” mới quyết định trước mặt Thiên Chúa, trong tình trạng mới bởi sự xuất hiện của Ngài: lòng tin: đó là việc làm cho phương cách mở Nước Thiên Chúa cho họ vào (coi Yn 6: 29).

Nhân những ví dụ vừa kể trên, chúng ta phải nói qua thái độ của CHÚA YÊSU ĐỐI VỚI LỀ LUẬT.
Chúa Yêsu phủ nhận địa vị môi giới của Lề Luật: đó là lập trường căn bản. Liên lạc của người ta và Thiên Chúa không còn dựa trên Lề Luật, và liên lạc giữa người ta và Thiên Chúa là chính Lời của Chúa Yêsu, và xét cho cùng là chính mình Ngài. Chính nhờ liên lạc đối với Ngài và Nước Thiên Chúa đã hé rạng ra nơi sự hiện diện của Ngài, mà người ta được có liên lạc với Thiên Chúa.

Mr 21: 28-323 cho thấy không phải việc lỗi phạm Lề Luật, khước từ Lề Luật nên điều quyết định cùng tận về số phận người ta trước mặt Thiên Chúa. Câu 31b cho thấy Chúa Yêsu không nhắm đến thái độ ngôn hành tương phản nơi người ta, nhưng là sự khác biệt giữa việc khuớc từ Lề Luật Thiên Chúa với biến cố mới, tức là việc kêu gọi “hôm nay con hãy đi làm việc ngoài vườn nho”: việc ăn năn hối cải và thực hiện ý của Thiên Chúa. Theo ví dụ, thì có thể thấy được rằng: Chúa Yêsu không muốn nói rằng “lỗi phạm Lề luật chẳng có tội lệ gì”, hay là “tội không tách khỏi Thiên Chúa đâu.” Điều ví dụ nhắm đến (để vạch ra quá khứ trong vân phục Lề luật chưa chắc gì Thiên Chúa kêu gọi quyết định nơi can thiệp cùng tận của Thiên Chúa, mà là ơn hối cải) làm sao thanh toán được cái tình trạng thất vọng gây nên bởi tội.

Luca trình bày một loạt ví dụ về mục đích căn bản của Chúa Yêsu: Ngài đến cứu những gì đã hư đi. Các người thu thuế và tội lỗi được tới gần Ngài, được nối lại liên lạc với Thiên Chúa nhờ Ngài, đến đỗi Ngài tiếp rước họ đồng bàn với Ngài: điều diễn ra nơi chiên lạc và đồng bạc tìm lại được, và đứa con hoang đàng về lại nhà Cha.

Lc 15: 25t ngược lại cho thấy “việc lưu lại ở nhà” của người con cả, chí thú vào công việc nhà cũng chẳng ích gì cho nó. Chúa Yêsu không phủ nhận sự trung thành của Biệt phái đối với Lề luật. Ngài cũng không giấu diếm những lỗi phạm của đứa con thứ hai, coi đó như không hề gì. Tội vẫn là tội! Nhưng không phải điều quyết định cho liên lạc cùng tận với Thiên Chúa là nơi những điều đó. Điều quyết định là kẻ có tội được tiếp đón vào liên lạc với Chúa Yêsu, và như vậy mà được dẫn lại về nhà Cha.

Con người công chính theo Lề luật thì bị dồn tới câu hỏi: nỗ lực lập công, trung thành giữ luật có phải là muốn tự mình xây dựng bảo đảm cho mình trước mặt Thiên Chúa, hay nhận biết rằng mình có chí thú vâng lời cũng đã là một phần thưởng rồi: sự sung sướng của đứa con được sống bên Cha.

Trong cả hai trường hợp, ta thấy được rằng: Lề luật không còn có tính cách môi giới giữa người ta và Thiên Chúa (cuối cùng thì vẫn là người ta trong nỗ lực của mình đuợc gọi là quyết định cho đàng cứu rỗi, chứ không hẳn là ơn của Thiên Chúa). Điều quyết định là liên lạc, lập trường cứu người ta đối với Lời nói và việc của Chúa Yêsu, nghĩa là mình Chúa Yêsu.

Các lời như Mt 10: 32tt; Mc cũng hướng về ý nghĩa đó; các đoạn Mt 5: 3-12; 11: 28tt; Lc 18: 9-17: Mc 10: 13tt cũng thế. Mt 23: 13 luật sĩ khoá Nước trời vì họ chỉ muốn cho người ta vào Nước Trời nhờ việc tuân giữ Lề luật, Lề luật mà quyền giải thích họ nắm giữ trong tay họ.

Lập trường của Chúa Yêsu sáng tỏ như vậy nữa trong những chỗ nói đến thời cánh chung đã rạng, trật tự mới đã xuất hiện, Nước Thiên Chúa đã đến. Sứ mạng của Chúa Yêsu không phải là phát minh ra một điều đã sắn có đó, một con đàng có rồi, nhưng chưa ai nhận ra, hay là một sự lầm lạc tai hại của người ta từ trước đến nay, thí dụ như phải giữ Luật thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa hơn: sứ mạng của Ngài là chính sự hiện diện của Ngài giữa trần gian, bởi Ngài hiện diện mà một việc hoàn toàn mới Thiên Chúa có đó, một điều mà từ trước đến nay dân của Thiên Chúa chỉ chịu lấy trong lời hứa mà thôi (Lc 16: 16; Mc 2: 21t).

Tình trạng mới, thời mới đó hoàn toàn tuỳ vào Lời và Mình (bản thân) của Đấng đem đến sự thay đổi kia (Mc 2: 21 nói ra điều đó). Như thế sự tự do đối với Lề luật nơi Chúa Yêsu hoàn toàn được hiểu về tư cách, sứ mạng của Đấng rao giảng Tin Mừng (Mt 17: 23tt).

Như vậy, bởi Chúa Yêsu căn cứ liên lạc của người ta đối với Thiên Chúa vào liên lạc của người ta đối với chính mình Ngài và Nước Thiên Chúa đã rạng, đã khai mạc nơi việc Ngài xuất hiện (Ngài như Đấng tha tội, kêu gọi những kẻ tội lỗi), nên đã có một sự phủ nhận rõ rệt Lề luật như môi giới giữa Thiên Chúa và loài người, sự phủ nhận một đời sống công chính trước mặt Thiên Chúa xây dựng trên Lề luật, việc làm của Lề luật.
                                                                                                                                                             (còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)

No comments: