Monday 5 December 2011

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mạc Khải Cứu Rỗi (tiếp theo)




Vài đoạn Tin Mừng về tính cách hiện tại của Nước Thiên Chúa

Mt 2: 18-22/Mt 9: 14-17/Lc 5: 33-39: Thỉnh vấn về ăn chay

Trình thuật cốt thiết là một danh ngôn, - không có liên lạc với truyện trước
-(Lc muốn đâu kết hết thảy thành một truyện).

Vì là truyện tự lập, nên thời gian không được xác định, có lẽ không thuộc về những buổi đầu của việc Chúa Yêsu rao giảng tại Galilê mà là có khi phải đặt sau khi Gioan Tẩy Giả đã bị giết (phân biệt rõ ràng: nhóm môn đồ của Yoan – nhóm môn đồ của Chúa Yêsu – nhóm của Biệt phái: lại không còn nói đến Gioan Tẩy Giả nữa).

Chay: Bắt đầu từ thời Macabê (giữa thế kỷ II), phong trào Biệt phái (cùng những người nhân đức) đã coi ăn chay như một bổn phận của những người nhân đức. Một kiểu để tang: vì tội lỗi dân đã sa đọa. Có những ngày chay bắt buộc toàn dân: Ngày lễ Đền tội; và những khi có tang tóc, đại hoạ ngăm đe cả dân. Ngoài ra thì tự ý: đền tội của mình hay kẻ khác… Biệt phái: một tuần 2 lần (Lc 18: 12) thứ hai và thứ năm.

Lời hỏi đây ngấm ngầm chỉ trích: nhóm của Chúa Yêsu lỗi đến bổn phận của dân Thiên Chúa.

C. 19/ Chúa Yêsu trả lời theo kiểu các rabbi: hỏi lại. Câu trả lời dựa trên thói tục Do thái: cấm ăn chay. Lễ gì? Lễ cưới! Bao lâu tân lang còn có mắt (nghĩa là bao lâu còn là lễ cưới) thì khác không được ăn chay. Hình ảnh nói ra liền gợi đến tất cả quá khứ Cựu ước: Giao ước là một hôn nhân, Nhưng Israel như hôn thê bất trung. Thời cứu rỗi: một lễ cưới, tức là người vợ thất trung được tha thứ. Phong trào của Yoan còn thuộc thời đính hôn. Bây giờ là lễ cưới: là thời cứu thoát, thứ tha. Thiên Chúa đã chiếu cố đoái thương chứ không phải là thời người ta lấy chay kiêng để khẩn xin đoái thương. Môn đồ của Chúa Yêsu đang liên hoan tiệc cưới, hưởng hồng ân Thiên Chúa.

Tầm quan trọng về đạo lý: địa vị hôn phu được chuyển từ Yavê (trong Cựu ước) qua Chúa Yêsu trong Tin Mừng: để nói lên liên lạc độc nhất giữa Chúa Yêsu và nhửng kẻ thuộc về Ngài. Hiện tại đã mang cái liên lạc hứa cho những ngày sau hết các tiên tri đã hứa: tiệc cưới đã cử hành, và đảm bảo cho sự viên thành sẽ đến.

Các câu 21-22: Những lời tự lập này nói lên một giai đoạn mới, triểt để hơn nữa. Lời bóng bảy có tính cách một ví dụ, lấy tự đời sống hạng nghèo khó Galilê: để vá áo cũ, không ai lại đi xé vải mới. Vải sống giặt đi thì co dúm lại. Và rượu mới quá hăng, bì cũ không thể đủ sức kìm hãm lại . Như vậy, những lời này cho thấy tính cách cách mạng của Tin Mừng: tín thư mới phải tìm cho được những cái gì mới hẳn để chứa đựng , nếu không thì bị hư hoại mất và phá cả những kiểu đạo đức vốn đã có rồi. Những lời này nhắc đến những đoạn Tân ước đối chọi giữa cũ và mới như Rm 7: 6 – Ep 4: 22tt – Co 3: 9t – Hr 8: 13.

Nhưng đàng sau những hình ảnh thông thường đó, ta còn có thể đọc được những ngụ ý sâu hơn nữa. Là vì trong thế giới đó, tiếng “vải, áo choàng…” đã nên hình ảnh cho cả vũ trụ (Hr 1: 10-12/Tv 102: 26-28). Còn “rượu’ cuĩng đã là một hình ảnh thông dụng cho thời cứu thoát cùng tận. Một lần nữa: “cũ” đã đến giờ tận số, và “mới” đã ló hiện: thời cứu rỗi đã hé rạng.
                                                                                                                                                (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng dạy phổ biến nội bộ)


No comments: