Thursday 26 August 2010

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mạc Khải Cứu Rỗi


CUỘC DI DÂN

Kinh thánh: Stt 11: 10-26 (nên để ý Arpaksad: không phải danh từ Sem di tích: dòng dõi Abraham đã pha trộn những yếu tố Bắc lưỡng hà điạ).

Stt 11: 28-31: Khởi tự thành Ur.

Nhưng truyện các tổ phụ có liên lạc nhiều với Lưỡng hà điạ: vùng Kinh thánh gọi là Paddan Aram (cánh đồng Aram: Stt: 25:20), hay Aram Naharavin (Stt 24: 10) khoảng giữa hai sông nhánh của Phờ-rát (Habur và Balih. NB. Nhiều tên tổ tiên Abraham lại trùng với tên thành vùng này: Peleg/Paliga tại cửa sông Habur, Serug/Sarughi (bây giờ Serug) giữa Harran và Phờ-rát Nahôr/Nahuru (sau này Til-Nahiri) gần Harran, Terah/Til-sha-Tirahi (có chứng chỉ thời Assur).

Tên Aram (Tlt 26: 5) (Êz 16: 3 Amori)

Dân Aram lịch sử (văn kiện) xuất hiện lối thế kỷ -12. Nhưng trước kia chắc họ đã là những bộ lạc bán du mục. Trước họ, còn những đợt dân chúng tổ tiên hay bà con với Aram: có lẽ nhóm Shu-tu (có thể nhóm Terah của Abraham thuộc nhóm này). Rồi lối thế kỷ -16-15: nhóm Ahlamu (đáng để ý là dân Moab, Israel cũng nhận là bà con bởi Lot, được gọi là Benê-Shut trong Dst 24-17)” văn kiện Mari còn giữ tên các bộ lạc bà con với nhóm Terah: Benê Rabbaya Benê-Semal, Benê Yamiha.

Tên Hipri (Stt 14: 13)

Kinh thánh cho là con cái của Eher. Nhóm Hapiru (Ai Cập gọi là Apiru, Ugarit gọi là Aberim): sinh hoạt phức tạp: lính thuê, tù binh, bọn cướp bóc, thủ công hèn hạ, khi ở bên rìa vùng canh thổ, khi lại phục vụ trong các nước đã thành lập văn minh. Họ có những thần và những thành riêng. Hapiru-Apiru-Ibrim: không nhất khối, nhưng có những nét đặc biệt chung, nên có lẽ phải liệt họ vào một gốc chung: chủng tộc Sem. Kiểu nói Kinh thánh cho phép hiểu nhóm Terah, Abraham cũng thuộc nhóm Hapiru. Còn xác định rõ ràng hơn: rất tranh luận (nhất là nhóm Hapiru đó hoạt động ráo riết tại Phalệtin vào thế kỷ -15 thôi.

DI DÂN

Nhóm Terah cũng như nhiều bộ lạc du mục khác bị văn minh canh thổ lôi kéo: Ur danh tiếng bởi đền thờ thần Mặt trăng. Nhóm Terah chắc cũng bị ảnh hưởng sùng bái đó (Giosua 24: 2-4). Sau đó họ di cư đến một thành cũng thờ Mặt trăng: Haran (nơi bây giờ gọi là Eski-Harran).

Con đường Abraham:

Kinh thánh không nói rõ. Nhưng chiếu theo kiểu di chuyển của nhóm bà con Benê Yamina thì đường đi vạch được thế này: thung lũng Balih – Phờrát (ngang qua có nhiều nẻo: Tell et-Tadayon, hay Meshkeneh (Balis), hay Karkemish. Tục truyện muộn thời: sau đó Abraham ngang qua các thành Alep, Neirab (Nirahu), Hamat, Damas (Eliezer quê tại đó? Stt 15: 2). Từ Damas đến Canaan có nhiều đường: Đường thẳng: đi sát Hermôn đến hồ Hulich, sát gần Genesareth, rồi cánh đồng Esdrelon để ra duyên hải. Đường khác: Damas đi Aqaba (biển đỏ) rồi có nhiều đường phụ rẽ vào Phalệtin. Kinh thánh chỉ cho ta biất Abraham có ghé tại Sikem. Nhưng những bộ lạc du mục có theo đưòng chính đâu. Họ theo một hướng dung, nhưng tạt bên này bên kia để tìm nước và cỏ cho thú vật. Rồi sau đó Abraham xuống Negeb (miền bán sa mạc ít người ở).

HOẠT ĐỘNG DU MỤC

Phải phân biệt du mục chính (Bê-đui) và bán du mục. Bê-đui có khi suốt đời không hề thấy một thành nào (Nhờ sự dẻo dai của lạc đà). Còn những bộ lạc chăn cứu chỉ có thể sống vùng bán sa mạc: các chỗ có nước không xa bao nhiêu và nhiều cỏ hơn. Đó là vùng Kinh thánh đặt các tổ phụ: Harran, Sikem, Bethel, Hebron, Berseba. Trong truyện các tổ phụ có nói đến lạc đà nhưng không phải là yếu tố chính, cũng nói đến bò (một thú vật vùng canh thổ). Nhưng chính yếu là cừu. Abraham cùng các tổ phụ chưa định cư. Kinh thánh cho ta thấy các ngài vận chuyển tùy theo mùa: thay đổi chỗ để tìm cỏ cho bầy thú. Họ lẩn vẩn giữa những khu trù mật đông người, tạt ngang nhưng không dừng lại. Họ tìm cách bảo đảm quyền lợi họ nơi những chỗ có nước (thói của dân du mục, Stt: 21: 15tt); 26: 18tt) tranh chấp với những bộ lạc khác đất (Stt 23: 33, 19): có đất đai, và đi đến định cư: đó là lịch trình hầu như tất nhiên của các bộ lạc bán du mục.

Cuộc sống của các Tổ phụ: yên hoà, đi lại thường ổn thoả với các dân vùng canh thổ. Các tổ phụ tuy còn giữ liên lạc với quê Harran cũ) họ kiếm vợ cho con cái nơi quê cũ đó), nhưng thực sự họ đã quyết ở lại tại Phalệtin này: có khi việc đổi tên Saray thành Sarah, Abram thành Abraham là dấu chỉ việc thừa nhận cả tiếng nói của vùng này.

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR

No comments: