Friday 5 February 2010

Trần Ngọc Liên, Sydney: Hồi ký một niên trưởng

Hồi ký thời cựu đệ tử-Trần Ngọc Liên

Theo sự gợi ý của hai anh Tá và Nhuận, tôi thấy phải làm một chút gì đó để phầnnào tri ân Đệ tử viện Dòng Chúa Cứu Thế Huế đã phí bao công sức đào tạo mình thành người hữu ích cho Giáo hội và quê hương. Sau nữa, cũng giúp trí nhớ cá nhân hồi tưởng lại những thời gian vàng ngọc nhất, hạnh phúc nhất của đời người là “tuổi học trò”, theo tôi nghĩ.

Trước khi vào đề, xin độc giả Duc in Altum thông cảm lãnh vực viết lách hạn chế, trí nhớ cùn lụt của kẻ hèn này mà bất chấp những khuyết điểm chắc chắn có nhiều, nhưng xin cam đoan ký sự này trung thành nhất, nếu không d8úng 100% thì ít nhất cũng 9dước 80%. Đồng môn trang lức sẽ chứng minh điềunày.

Paul Minh (tên tôidùng trong ký sự này) sinh ngày 3-3-1925, trong một gia đình Phật giáo, tưong đối khá giả vào lúc ấy, hậu duệ của vị tiền hiền tụ họp thân nhân ngụ cư Bình Ngãi (Bình định – Quảng Ngãi) vào Phú Yên, vốn đất của Chiêm Thành, thành lập nên làng Hội Phú.

Thân phú tôi, một nhà nho thất thời, sớm giác ngộ, đã kêu gọi những gia đình khá giả đi tìm rước một thanh niên tân học tận tỉnh lỵ Sông Cầu đưa về nhà tôi dạy dỗ con em. Theo trường lớp kiểu này, tôi phải mất đến 4 năm mới đọc và viết quốc ngữ thông suốt.

Năm 1934, nhà nước Bảo hộ (Pháp) mới chính thức cho thành lập trường Sơ học đến cấp Phủ huyện ở Phú Yên. Nhờ vậy, tôi mới may mắn theo học l71p 4 (cours préparatoire) tại trường Tiên Châu, cách làng tôi 4 cây số băng đồng. Trường có 3 lớp: lớp 5 (cours enfantin) do thầy Vĩnh chỉ tốt nghiệp Sử học yếu lược phụ trách. Lớp 4 (cours préparatoire) do thầy Huân nguyên học sinh lớp moyen 2 ở Tỉnh dạy. Chỉ có lớp 3được thầy Châu tốt nghiệp bằng Tiểu học (Primaire élémentaire) và sư phạm cấp tốc 6 tháng đảm nhận, kiêm luôn Hiệu trưởng rất hách dịch và nghiêm khắc, răn đe học trò bằng roi mây, thước kẻ và giộng đầu vô bảng đen. Thầy có lối đánh dã man bắt nằm sấp từng chồng 3 đứa nằm đè lên nhau, nặng nhất nằm dưới , nhẹ nằm trên cùng. Không thuộc bài thì phải chịu hình phạt này; nghịch, đùa giỡn, đến lớp trễ thì quỳ trên sơ mít. Sĩ số học trò khỏang 100 trò. Và thời khóa biểu như sau: Ngày hai buổi, từ thứ Hai đến thứ Bẩy, ngọai trừ thứ Năm học buổi sáng. Chiều nhgỉ, Chúa nhật cũng thế. Mỗi buổi học 3 giờ chia làm 2 tiết, mỗi tiết có nửa giờ giải lao. Thứ Năm hàng tuần có một giờ học chữ nho do thầy đồ lại trên phủ về dạy; một giờ căn bản Pháp văn A, B, C Thầy Châu Hiệu trưởng phụ trách chỉ huy cho lớp 3 thôi, 2 lớp kia học chữ nho và chơi thể dục.

Xa nhà, nên tôi phải bới cơm trưa, ngọai trừ thứ Năm hàng tưần. Vì quen biết, nên được trọ ở nhà thầy Hiệu trưởng Châu. Thật là cực hình, vì phải giữ im lặng cho thầy cô ngơi nghỉ mà còn tìm cách giải khuây cho cô Trâm con gái cưng độc nhất của ông bà ấy.

Một kỷ niệm khó quên ở đây: tôi ham đi coi hát bộ nên không thuộc bài. Tôi trốn trong đám mía bị anh phu trường bắt gặp, mét lại với thầy Châu. Ông ta nẹt tôi 10 roi lại còn cấm túc một ngày Chúa nhật làm vệ sinh trường. Giận quá, vị thẹn với nữ sinh, tôi nghe lời bọn chăn bò xúi bẩy, vẽ hình thầy, viết đủ tên họ, bọc giấy điều rồi hỏa thiêu, nhưng thầy vẫn bình an, không bị gì cả, chứng tỏ việc yếm trù chỉ là trò chơi dị đoan, con nít.

Cuối niên học 1935-1936, tôi thi đậu bằng sơ học yếu lược đứng th71 19 trong tổng số 84 người tòan tỉnh. Trường tôi trúng tuyển 3 lần mà tôilại dẫn đầu. Bất mãn với thầy Châu, tôi nghỉ học luôn không tham dự liên hoan.

Sợ con hư hỏng, thân phụ tôi lại gửi tôi đến thọ giúp chứ Hán (Nho) với thầy Sa, một vị lương y nổi tiếng của Tổng An Sơn. Đầu năm 1937. lai trang bị mo cơm trưa, mang cặp giấy bản, mực tầu bút lông (dụng cụ học sinh Hán học) theo chân một anh bạn tên Hồng hơn tôi 5 tuổi trong ý đồ trở thành lang băm ở tương lai nếu học hành thành tài. Tiếc thay, tôi dốt quá, ê a suốt năm mà chỉ thuộc có mỗi quyển sách “Tam tự kinh, tánh bổn thiện” và viết được 10 chữ số từ “nhất” đến “thập” mà thôi.

Nản lòng không biết làm gì, tôi lân la làm quen với một vị Thầy Giảng (tập sự trước khi lãnh nhận chức thánh Thầy Tư ở Đạichủng viện). Biến cố Đông dương thuộc Pháp bị khủng hỏang kinh tế vào hai năm 1937-38 thật sự nghiêm trọngkhiến ngay Hội phó vốn một làng trù mật mà cũng có một số gia đình lâm cảnh đói nghèo. Giáo hạt Mầng Lăng giàu có ra tay nghĩa hiệp cứu trợ tận tình, khiến họ cảm phục xin cải đạo. Linh mục Dung, hạt trưởng cử thầy giảng Giu se Nguyễn văn Sồ đến dạy giáo lý cho tân tòng. Thấy tôi dễ thương sao đó, thầy có cảm tình chomượn truyện tầu để đọc giải trí. Quá say mê “Tam quốc chí diễn nghĩa”, “Hán Sở tranh hùng”, “Đông Chu liệt quốc”, tôi ở cạnh thầy thời gian nhiều hơn sống trong gia đình. Riết rồi, hai bên gắn bó, tôi theo Thầy qua nhà thờ chiêm ngưỡng tượng ảnh trang trí trong thánh đường, ngòai hang đá kính Đức Mẹ; quan sát các lễ quan trọng như Rước kiệu vòng quanh xứ đạo, biểu diễn đại lễ Giáng sinh “Noel”, trình diễn sự tích 3 vua tìm Chúa “Epiphanie”- Hát chầu Mình Thánh Chúa luân phiên của 13 giáo đòan. Đặc biệt có một lần, tôi gặp ông Tây có râu quai nón, mặc áo chùng đen, cổ tròn trắng,quanh đai lưng quấn một tràng hạt thật dài đứng nói chuyện với cha Dung trong nhà thờ trông oai nghiêm và đẹp vô cùng. Tôi hỏi ai đó thì thầy Sổ cho biết đó là cha Lapointe, một linh mục thừa sai người Canada thuộc Dòng Chúa Cứu Thế được mời đến làm tuần Đại phước (cấm phòng) cho giáo dân hạt Mầng Lăng.

Cũng từ lúc đó, tôi mới có ý định muốn đi tu. Tôi ướm hỏi Thầy Sồ có thể nào thực hiện được chăng? Thầy nói khó lắm nhưng nếu chịu đi đạo và cầu nguyện nhiều, hy vọng đạt được. Am hiểu ít nhiều về Kitô-giáo nhờ trao đổi với Thầy Sồ, tôi hăng hái thuyết phục song thân, đầu tiên bị từ chối vì nghịch với tín ngưỡng tổ tiên, hơn nữa con trở ngại vấn đề hương khói theo tập tục thừa tự, vì tôi là con trai trưởng của một đại tộc. Lợi dụng tình mẫu tử, tôi năn nỉ má tôi, người có uy tín nhất nhà, lại yêu tôi hơn bất cứ kẻ nào khác viện dẫn lý do má tôi còn 2 con trai khác (em kế tôi) vừa ngoan vừa hiền hơn tôi đủ sức thờ phượng ông bà. Miễn cưỡng chấp nhận nhưng chắc cũng do tham vọng muốn có một thành viên làm vẻ vang giòng họ.

Rủ được một bạn cùng tuổi tên Võ Trọng Hòa, vừa đâu sơ học yếu lược xin đi Đạo do thầy Sồ dạy giáo lý. 19/3/1938 lễ thánh Giuse, hai đứa tôi chịu phép thanh tẩy do cha Dung hạt trưởng cử hành, sau đó ngài gửi hai đứa tôi thọ giáo pháp văn căn bản với thầy Nguyễn Văn Thậm, một thầy từ Đại chủng viện Làng Sông xuất, rể của ông trùm tám tài.

Cũng nên có vài giòng liên quan đến giáo hạt Mầng Lăng nổi bật có một thánh đường đồ sộ tương đương với Vương cung thánh đường Phủ Cam, Huế, trang bị 3 chuông đồng lớn mua từ bên Pháp, mỗi lần giật lên tiếng ngân vang ra đến 6 cây số vuông, tài sản bậc nhất địa phận Qui Nhơn gồm trên 1000 mẫu ruộng nhất đăng điền, một vựa thóc hàng ngày bán ra tỉnh, một cô nhi viện nuôi dưỡng không dưới 100 trẻ em, một trường sơ học, một nữ tu viện, một xưởng thủ công nghiệp và khỏang 3000 giáo dân sống rải rác trong 13 giáo đòan dưới sự chăm sóc của Hội đồng Mục vụ địa phương, đứng đầu là một Biện họ nếu dưới 200 bổn đạo, trên 200 thì 2 biện một câu. Trên nữa thì thêm ông Trùm tức chức sắc lớn nhất trong tổ chức nầy. Chủ chăn gồm cha hạt trưởng với 2 cha phó. Lúc bấy giờ, là các linh mục Dung, Long và Châm. Mầng Lăng hãnh diện có thánh tử đạo tiên khởi là An-rê Phú Yên.

Đáp thư giới thiệu của cha Dung, cha giám đốc đệ tử viện Dòng Chúa CỨu Thế Huế là cố Hiền, tức linh mục Eugène Larouch chấp nhận hai chú Paul Minh và Joachim Hòa. Trang bị 2 giấy rử tội và 2 bản sơ yếu lý lịch, cộng thêm một rương nội cụ (tế nhuyễn cá nhân) gồm 3 áo dài đen vải trăng đầ, 3 quần dài trắng vải tám, 2 quần short xanh, 2 chemise kaki, 3 quần đùi đen, 3 maillot trắng, 5 mouchoirs, 1 đôi sandale, 1 đôi guốc, 2 khăn tắm, 4 khăn lau mặt, bàn chải và kem đánh răng, chúng tôi chuẩn bị chờ điện tín nhập viện.

Giã từ bạn hiền mà cũng là ân nhân tức thầy Sồ, tôi xúc động nói không nên lời, chỉ biết dùng đôi mắt bịn rịn chia tay. Cuối năm đó, thầy trở lại Đại chủng viện Lòng Sông và năm 1943 người được thụ phong linh mục, bổ nhậm xứ Hà Dừa, Khánh Hòa, rồi chánh xứ Nha Trang, cuối cùng bí thư kiêm quản lý tòa Giám mục Qui Nhơn dưới thời Đức Cha Phạm Ngọc Chia. Qua đời tháng 5/1974 vì ung thư gan. Tôi có may mắn giã từ lần cuối cùng vị thầy này tại tư gia tôi trong một bữa cơn trước đó một tháng.

9 giờ tối cùng ngày tầu hỏa vào ga Huế, sắp hàng đôi đi bộ về viện. Thủ tục đầu tiên lấy số danh bạ, tôi mang số 119, các chú mới đến lần này cùng chuyến với tôi có số kế tiếp đến 143. Vào nhà nguyện viếng Mình Thánh Chúa, kinh tối. Anh Felix Lang dẫn chúng tôi lên phòng ngủ (tầng 3) cứ thấy giường nào trống là leo lên ngủ.

6 giờ sáng hôm sau, một hồi còi coufflet, nhảy khỏi giừờng, lấy dấu đọc lời nguyện đã được học thuộc lòng trước khi đi ngủ: “Lạy Chúa Giê-su con yêu mến, xin dâng hôm nay để làm mọi việc vì danh Chúa và phần rỗi các linh hồn”. Vệ sinh cá nhân xong, xuống nhà nguyện dự thánh lễ. Vào nhà cơm dùng bữa sáng. Tập họp làm thủ tục đóng dấu áo quần, gửi tiền riêng cho cha thủ dịch (économe), học một số từ ngữ địa phương thông dụng: mô (đâu), chừ (bây giờ), răng (sao), rứa (thế), Ôn (ông), Mệ (bà), ni (này), O (cô), trốt (đầu), tề (kia), đọi (tô, bát) vv.

Tham quan địa hình: đệ tử việ Dòng Chúa Cứu Thế Huế được xây dựng đầu năm 1925, công trình do cụ Hồng Lô Lê Văn Sắt, một nhà thầu tiếng tăm ở Phủ Cam thực hiện trên lo đất độ 10.00m2 tọa lạc trong vùng An cựu cách Huế 2 cây số. Kiến trúc là 3 tầng lầu bê tông cốt sắt: cao 10m, dái 60m, rộng 25m. Tầng trệt là nhà bếp, phòng ăn, các lớo 9, 8, 7, 6, phòng cha thủ dịch (économe), nhà khách; hành lang đưa vào một nhà chơi mỗi bề 20m có sân khấu để diễn kịch, hòa nhạc. Tầng 2 có phòng cha Giám đốc, nhà nguyện, thư viện, phòng họp giáo sư, phòng hồ sơ, học bạ, thư ký, phòng ngủ. Hai anh Sum và Tô (thư ký, tạp dịch) các lớp 5, 4, và 3. Tầng 3 là phòng ngủ các chú, phòng trực của cha giám sát mọi sinh họat trong ngày, các lớp 2, 1 và Philo., trạm xá y tế.

Nối dài cạnh mỗi từng là kiến trúc vệ sinh, 20 toilets, 20 phòng tắm, máng rửa chân ở tầng trệt, hệ thống giặt máy ở từng 2, nhà kho; bồn rửa mặt và 25 toilets, 25 phòng tắm ở tầng trên cuối cùng. Vì trần đúc bêtông nên có thang lên sân thương cao mát, và ngủ vào mùa hè nóng bức.

Cần nói thêm: nhà Dòng Chúa CỨu Thế dành riêng cho quý cha, quý thầy (nói chung là tu sĩ) được xây dựng sau đó 2 năm sát cạnh đệ tử viện, cũng 3 tầng bằng bê-tông cốt sắt nhưng không qui mô bằng, có thêm một nhà nguyện nối liền nhà Dòng mệnh danh là nhà nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp dành cho giáo dân cư ngụ quanh vùng. Đối diện cơ sở này bênkia đường Nguyễn Huệ là trung tâm “Accueil” và hí viện với foyer Nguyễn Trường Tộ dành riêng cho giới thanh niên và học sinh xa nhà, lẽ dĩ nhiên cũng do Dòng Chúa Cứu Thế quản lý.

6 giờchiều ngày 16/6/1938 dùng cơm tối xong xuống ghe cặp bến An cựu trước An định cung, trực chỉ nhà mát Tư Hiền. Một đêm vất vả bị sóng nyồi do vượt phá Cầu Hai nhưng vừa lên bờ tranh thủ vào nhà nguyện dự thánh lễ, xuống nhà ăn điểm tâm, cấp tốc tập họp chia lớp căn cứ vào tình độ học vấn, chia đội lấy mốc tuổi.

Xin có đôi hàng tán dương cha Giám đốc tiên khởi Eugène Larouche (cố Hiền) với sáng kiến độc đáo đào tạo linh mục Việt Nam Dòng ngòai hai lĩnh vực căn bản học vấn và đạo đức, còn trang bị thêm kiến thức và tinh thần Hướng đạo. Ngài l65p hội An Phong có hiệy kỳ (cờ) 2 mầu trắng vàng ở giữa thập tự đỏ, hiệu ca (nhạc) vừa hùng, lại gợi ý tận hiến “Ớ Đệ tử, lắng nghe Cha tha thiết gọi mọi người, ở thế… Thương con lắm, nên mới xin con dứt việc tạm bợ, thế trần…” Chia các chú đệ tử thành 3 nhóm:

a/ Nhi hầu, tương đuơng với “Sói” từ 10 đến 15 tuổi, cứ 12 Hầu thành một “Ngụ”, đứng đầu ngụ là C.N., tức chánh ngụ.

b/Dũng sĩ tương đương với “hiệp” là 16 đến 19 tuổi, cứ 10 sĩ thành một đội, đứng đầu Sĩ là C.Đ., tức Chánh Đội.

c/Hành Lữ tương đương với “Tráng” từ 20 tuổi lên, cứ 8 Lữ thành một tóan, đứng đầu Tóan là C.T., tức Chánh Tóan.

Cha Larouche linh giám Hội

Cha Boucher linh giám Nhi hầu, sau cha Labonté thế.

Cha Dubé linh giám Dũng sĩ.

Cha Dumas linh giám Hành Lữ.

Áp dụng tổchức Hướng đạo, cũng có mệnh lệnh “sẵn sàng”, chào hỏi hai ngón tay hình chữ V nhu Louveteau; chương trình học Morse (hiệu còi). Sémaphore (hiệu cờ), piste (dấu ấn), noeud (gút), cứu thương (hồng thập tự). Cũng thi lấy bằng, cũng tuyên thệ như ai. Vì lý do gì đó, sau khi tôi xuất viện ít lâu, cha Camille Dubé tân Giám đốc đã giải tán tổ chức này, tiếc thay…

Đệ tử viện gồm 10 lớp học với khỏang trên dưới 150 học sinh. Vì là thời gian nghỉ hè, nên tạm gác bút nghiên, sinh họat phần lớn theo tổ chức An Phong. Thời khóa biểu tại nhà mát như sau:

Kiểng báo thức 6 giờ sáng. Vệ sinh cá nhân. Tập thể dục có hướng dẫn đúng bài bản. 7g thánh lễ. 7,45g điểm tâm. 8,30g đến 10g chuẩn bị chương trình học tập niên khóa tới có giáo sư chỉ dẫn từng môn. Tắm biển, bơi lội. 11,30g tập hát. 11,45g cơm trưa vừa ăn vừa chuyện trò các ngày 3, 5, 7 và Chúa Nhật. Các ngày khác nghe đọc báo tường do các Ngụ, Đội, Toán thi đua sáng tác. 13g nghỉ trưa. 14,30g chầu Mình Thánh Chúa. 14,30 Chầu Mình Thánh Chúa. 15,15 sinh họat An Phong, hội họp, thảo luận, học hỏi các bộ môn morse, sémaphore, pist, noeud, cứu thương. 16,30g thểdục thể thao. 17,30g tắm bể bơi lội. 18,30g cơm tối. 20g lần hạt, kinh tối, hát “Salve Regina”. 21g ngủ ngòai bãi biển nếu trời tạnh, các chúlớn ngòai cùng, các chú nhỏ bên trong, trời động hoặc mưa ngủ trong nhà.

Thông thường, tối thứ Bẩy văn nghệ, ca nhạc kịch đốt lửa trại, hoặc Rước kiệu Đức Mẹ Hằng CỨu Giúp từ Nhà mát đến Giáo xứ “Nước Ngọt” của Cha Nguyên, có giáo dân tham dự. Chúa nhật, mang cơm trưa leo núi “Linh Sơn” hái trái cây, hoặc thám hiểm quanh vùng Hiền Nguyên (ghép tên cố Hiền và Lm Nước Ngọt) câu cá. Lọai cá ong lớn bằng cá rô ở ruộng, dễ bén mồi, thịt ngọt cải thiện bữa ăn tuyệt cú mèo. Chiều về, nếu đêm không trăng, đốt đuốc bắt còng luộc ngon đáo để.

Ba tháng hè trôi qua mau chóng. Chuẩn bị niên học mới bằng “tuần cấm phòng”: 3 ngày sống hoàn tòan nội tâm, chỉ có thánh lễ, chầu Mình Thánh Chúa, lần hạt, nghe giảng, cầu kinh, dọn mình, xưng tội. Kết thúc bằng bài hát Te Deum.

Đầu tháng 9 khăn gói vượt phá Cầu Hai trở về HUế trong nỗi bùi ngùi của dân Hiền Nguyên. Khai giảng bằng thánh lễ đồng tế trọng thể mở đầu hát kinh “Veni Creator Spiritus” xin Đức Chúa Thánh Thần phù trợ việc học hành thành công.

Vô hội trường (nhà chơi) đọc danh sách các lớp, giới thiệu chủ nhiệm và giáo sư bộ môn: Thầy Anh trông nom l71o 9; thầy Michel Đức trông nom lớp 8; thầy Hòanh trông nom lớp 7; Cha Henri Lộc lớp 6; cha Lavoix lớp 5, cha Fortin lớp 4, cha Labonté lớp 3 cha Dubé lớp 2 cha Lupien lớp 1 cha Bolduc lớp Finissant.

Pháp văn: cha Eugène Larouche, cha Gagné, cha Pignon. Latin: cha Yến, cha Pierre Lộc, thầy Thông (đại chủng chinh xuất) việt văn: cha Thanh; Tóan lý hoqá: cha Lành; Hán văn: Thầy nhiêu (Hàn lâm viện đãi chiếu); Sử địc: thầy Thọai; Vẽ: thầy Tôn Thất Sa; Giáo lý: cha Tóan; Nhạc đàn: cha Fortier.

Tầm quan trọng bộ môn do số giờ đứng lớp mỗi tuần. Đứng đầu là Pháp văn: 12 giờ mỗi tuần cho các lớp nhỏ, 8 giờ mỗi tuần cho các lớp lớn. Kế đến là Latinh: 8 giờ từ lớp 6 trở lên. Việt văn: 4 giờ cho lớp nhỏ; 2 giờ cho lớp lớn. Tóan lý hóa: 2 giờ cho lớp lớn; lớp nhỏ: 3giờ tóan. Sử địa 2 giờ đồng đều cho các lớp. Các môn khác: đều 1 giờ cho hết thảy các lớp.

Ngày học 5giơ (đứng lớp) trừ thứ năm chỉ 3giờ. Tuần học 6 ngày kể cả thứ Bẩy. Mỗi tối, (trừ Chúa Nhật) đều có 2giờ étude surveillée (tức homeworke); chú ý ôn bài và làm bài tập. Chiều thứ Năm hàng tuần (trừ cuối tháng) thể dục thể thao do moniteur hướng dẫn theo tinh thần Du Couroir của chính phủ Pháp thời bị Đức chiếm đóng 1939-45 (chính phủ Pétain). Chiều thứ Năm cuối tháng, tập họp ở Hội trường Nhà Chơi, chủ nhiệm các lớp công bố kết quả học tập trong tháng bằng cách đọc danh sách học sinh kèm số điểm đạt được trong các môn chính: Pháp văn, Việt văn, Tóan (lớp nhỏ).Latinh, Pháp văn (lớp lớn) với tổntg kết mọi môn cho từng lớp (classement général).

Mỗi niên khóa có 2 kỳ thi cả viết lẫn vấn đáp (trừ Hán học, Vẽ, Âm nhạc). Vào cuối tháng 12 và 5, công bố kết quả theo lối trên. Đây có lẽ là tiêu chuẩn xét ơn gọi về mặt học vấn. Thời khắc biểu năm học của Đệ tử viện:

Từ thứ Hai đến thứ Bẩy (trừ chiều thứ Năm): 5,30g chuông báo thức –Thể dục 2o phút- Vệ sinh cá nhân 40 phút. 6,30 thánh lễ ở nhà nguyện đệ tử. 7g Ôn bài ở lớp. 7,45g Điểm tâm ơ nhà ăn (cháo hoặc khoai). 8,30g Đứng lớp (thời gian 3 tiếng, giữa 2 tiết có 10 phút giải lao). 11,30g Tập hát. 12g Cơm trưa (3 món canh, xào mặn- 4 người một mâm). Vừa ăn vừa được nói chuyện bằng tiếng Việt với các chú nhỏ các lớp 9, 8, 7. Các lớp trên bắt buộc nói tiếng Pháp. Các ngày khác nghe đọc báo, truyện các thánh bằng Pháp văn. 12g Nghỉ trưa. 13,45g Lần hạt ở nhà chơi (nếu trời mưa), nếu tạnh ráo: dưới hàng dương ven sân vận động. 14g Viếng Mình Thánh Chúa (Viếng chư không phải chầu). 14,15g Ôn bài trong lớp. 15g Đứng lớp 2 tiếng, giữa 2 tiết có 15 phút giải lao. 17,15g bữa lỡ (afternoon tea) với bắp luộc hoặc chè. 17,30g chơi thể thao: bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, pingpong, billard, chạy nhảy, ném…) 18,30g Rửa ráy ở sông An cựu trước đệ tử viện nếu trời nắng ráo-thời tiết xấu: ở dãy nhà vệ sinh. 19g étude surveillée (homework). 19,45 cơm tối. 20,30g Dạo chung quanh sân vận động, chuyện trò bằng 2 thứ tiếng minh định rõ ràng giữa hia trình độ, Trời mưa trong nhà chơi.

21,15g Lật hạt hoặc trong nhà chơi hoặc trên terasse (sân thượng) tùy thời tiết. 21,30g Chầu Mình Thánh Chúa, Kinh tối. Hát Salve Regina 22g Ngủ ở nhà ngủ-mùa hè trên sân thượng.

Chiều thứ Năm thường: 14g Chầu Mình Thánh Chúa. 14,30g Hớt tóc do các thầy trợ sĩ hoặc các chú có tay nghề đảm nhận. 15,30g Thể dục theo phong trào Du Courroir do moniteurs Pháp hướng dẫn các môn điền kinh: chạy, nhảy cao, nhảy dài, ném lao, cử tạ, chơi các lọai bóng tròn, bóng rổ, bóng chuyền, pingpong billard vv. Lâu lâu tổ chức tranh đua giao hữu.18,30g rửa ráy. 19g étude surveillée (homework). 19,45g Cơm tối. Tiếp theo như các ngày khác.

Thứ Năm cuối tháng sau phần công bố kết quả học tập, tập họp thành 2 hàng đi bộ dạo quanh vùng Phủ Cam, An cựu trọng điể là đàn Nam giao, cung An định, lăng tiểu vương Dục đức, Hiệp hòa, Kiến phúc. 18g trở về đệ tử việ thực hiện thời khác biểu thường lệ. Chúa nhật quanh năm: 6g chuông báo thức. Thể dục ½ giờ. Vệ sinh cá nhân 45phút. 7,15g Di chuyển qua hành lang đến nhà nguyện Đức Mẹ Hằng CỨu Giúp. Các chú nhỏ ở cung thánh. Các chú lớn tham gia ca đòan trên gác lửng nhà Nguyện (cha Fortier chỉ huy). 8g thánh lễ có giáo dân cùng tham dự. 9,30g điểm tâm (bắp luộc hoặc xôi) 10g Sinh họat An Phong (họp Ngụ, Đội, Tóan kiểm thảo học và thực tập kỹ năng hướng đão. 11,30g tập hát. 12g cơm trưa 12,45g nghỉ trưa. 13,30g Chầu Mình Thánh Chúa. 14g Trời tốt, đi dạo các vùng phụ cận Huế. Thời tiết xấu tập ca kịch ở nhà hoặc giao h74u đấu bóng bàn, thụt billard, chơi cột. 18g Tắm rử. 19g Cơm tối. 20g Văn nghệ bỏ túi (ca nhạc kịch do An Phong tập dượt trước, trình diễn có các cha, các thầy bên nhà Dòng dự khác.). 21,30g Lần hạt, kinh tối. 22g Ngủ.

Các ngày lễ tại Đệ tử viện:

A. Nghỉ một buổi.

1/Hưng quốc khánh niệm (Vua Gia Long lên ngôi) hàng năm vào ngày 2/5 Âm lịch: mọi người sang Phú Văn Lâu chào cờ lúc 8g sáng. Cuối lễ, mọi người lãnh một bánh thẫn và một bánh in mang về tráng miệng bữa cơm trưa. Thời gian còn lại chơi thể thao.

2/Lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu ngày 1/10 DL hằng năm: sang Dòng Kín Carmel ở Kim Long hát lễ. Mang về một số bánh kẹo của các soeurs tặng. Cũng chơi thể thao thời gian còn lại trong buổi sáng.

3/Lễ thánh Clêmentê, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế

4/Lễ thánh Giêrađô, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Thánh lễ cử hành ở nguyện đường ĐMHCG. Bữa cơm rtưa thêm tráng miệng.

B.Nghỉ cả ngày.

1/Lễ các thánh nam nữ (1/11 hàng năm).

2/Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội (8/12 hàng năm). Sau thánh lễ đi cắm trại ở đồi Vạn niên (nhà máy lọc nước Huế) bới theo cơm trưa.Trời xấu ở nhà chơi thể thao.

C. Nghỉ 2 ngày trở lên

1/Noel (thương 2 ngày)

2/Tết Nguyên Đán (thuờng 3 ngày).

Thánh lễ ở nguyện đường ĐMHCG. Sau đó, đi cắm trại xa, mang theo lều trại dụng cụ nhà bếp và thức ăn tươi. Nơi thường đến là Dòng Thiên An, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, làng Lăng Cô.. Có thi đua nấu ăn do quan khách đi theo (các cha và các thầy) chấm điểm.

Ân nhân:

Theo tôi biết thì từ khi thành lập đệ tử viện Huế (1925) Ban Lãnh Đạo đã có kế họach tìm tài trợ kinh tế yểm trợ chi phí đào tạo chủng sinh từ 1uốc gia cử mình tham gia đòan thừa sai: quốc gia Canada. Vì thế, cứ đầu mỗi niên học, cha Thủ dịch (Econome) gửi danh sách, lý lịch cá nhân kèm theo ảnh của mỗi tuyển sinh vừa được thâu nhận về tình dòng mẹ ở Montréal, nơi đây phổ biến, cổ động đến các tình nguyện viên muôn bảo trợ 1 hay 2 chú bán thời hay tòan thời do khả năng đến khi thành linh mục. Cha thủ dịch có trách nhiệm thông báo tình trạng của người thọ ân còn tiếp tục tu học hay đã rời viện. Học viên thừong xuyên gửi thư vấn an và tường trình sinh họat của mình đến ân nhân. Tôi không trong trường hợp ngọai lệ, vẫn có ân nhân trong suốt thời gian tại đệ tử viện. Xin Thiên Chúa hãy trả công và bồihòan thiệt thòi của vị này không được tôi dâng thánh lễ mở tay để tôn vinh Người.

Xuất viện.

Tham dự tuần cấm phòng của niên học chót Ban Trung học (Cours finissant) tôi linh cảm có vấn đề trong ý chi tu hành của tôi. Vai trò của 2 linh mục DCCT quá nặng nề, đòi hỏi nhiều hy sinh mà khả năng hạn hẹp của tôi chắc chắn không kham nổi. Nếu cứ tiến tới, tôi e sợ hậu quả không phải một mình tôi gánh chịu mà Dòng thánh cũng ít nhiều mang tiếng. Tôi trình bầy ngay với cha linh giám mà cũng là cha Giám đốc đương nhiệm (cha Camille Dubé). Ngài chăm chú nghe, hỏi thêm một số chi tiết không rõ ràng. Cuôi cùng ng2i thảo luận tiêu chuẩn xét ơn gọi là Trí, Thể, Đức, thấy không nên vội vàng quyết định nên yêu cầu tôi cùng ngài cầu ixn Thánh Linh soi sáng và Mẹ Hằng CứuGiúp chỉ dẫn. Ba lần tiếp xúc sau đ1o, tôi vẫn giữ ý định xin về. Sau thánh lễ ngày 30-12-1947 ngài gọi tôi vào phòng cho biết quyết định chấp thuận yêu cầu của tôi. Xem qua hồ sơ, ngài biết hiện tôi đứt liên lạc với gia đình từ 19-12-1946 do chiến cuộc bùng nổ giữa Việt Minh và Pháp; và vùng tôi bị tạm chiếm. Thể hiện tinh thần yêu thương đùm bọc của người cha với đưa con hoang đàng, ngài đã viết thư gửi gấm cho cụ Trần văn Lý, nguyên tuần vũ đã ẩn núp tại đệ tử viện Dòng Chúa Cứu Thế suốt thời gian Pháp và Việt Minh giao tranh ở huế cuối năm 1946, hiện lúc ấy giữ chức chủ tịch hội đồng chấp chánh lâm thời Trung kỳ. Ông này cử tôi đi thụ huấn khóa huấn luyện công chức do cụ Giám đốc Tài chánh Lê Khắc Tường điều khiển. Ngày 1-4-1948, tôi trở thành thư ký sở An ninh Trung kỳ đóng ở Tam Tòa, thành nội Huế.

Gần 10 njăm sống trong vòng tay nhân ái, êm đềm, thánh thiện và hạnh phúc, tôi lĩnh hội đầy đủ 3 lĩnh vực Trí, Thể. Đức trang bị cho cuộc đời mình, tôi phải làm gì để đền ơn sâu nghĩa nặng của D(ệ tử viện Dòng Chúa Cứu Thế đây? Nếu không có diễm phúc trở thành một linh mục Dòng, chí ít tôi phải là một tín đồ ngoan đạo, một thành viên tuyến hai góp lời cầu nguyện chotuyến 1 được ơn bền đỗ và thành công trong sứ mệnh đưa dân nghèo đến với Chúa đúng sách lược của thánh tổ phụ An Phong Sô.

Trước khi dừng bút, tôi xin thành tâm hợp ý với các vị đã dũng cảm chiến đấu,bền đỗ trong ơn gọi:

A.Quý linh mục bậc thầy: các cha Yên, Cân, Khâm, Cơ, Lq2nh, Tóan, Hưng, Pierre Lộc, Henry Lộc, Vàng (đều đã qua đời); linh mục Trần Hữu Thanh, hiện bị quản thúc ở ngòai Bắc. Quý linh mục đàn anh (trên vài lớ): cha Paul Tiệu, Pierre Phan Phát Huồn, cựu Giám đốc Nha Tuyên Úy Quân đội VNCH, hiện ở Mỹ. Quý linh mục (sau mấy lớp): cha Rock Do trại cùi Cái sắn; cha Ân bề trên nhà Nha Trang, cha Quy (cựu Giám đốc đệ tử viện Huế, cha Nguyễn Ngọc Lan và Louis Anh (cả hai đã xuất, 1 ở Saigòn, 1 ở Mỹ). Hai linh mục đồng khóa :Antoine Nam, chanh xứ quân trấn Nha trang và cha Pierre Phục, Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Huế.

B.Các bạn cùng nghiệp chướng:

Quý anh:

.Lê vănDUyệt, nguyên chủ sự phòng vănthư Nha CSQG Trung Nguyên Trung Phần, Huế (c0

.Nguyễn văn Tự, nguyên trưởng ty Thông tinHuế ©

.Nguyễn văn Lý, nguyên trưởng ty xã hội Khánh hòa ©

.nguyễn văn Kính, nguyên T/s Bảo an chết trận ở Huế

.Lê văn Trọng, nguyên Đ/úy QĐVNCH mất tích ở Lào

.Trần văn Nở, nguyên T/s chết trận ở miền Tây

.Trần văn Đoan, nguyên chủ sự phòng công văn Nha CS Huế ©

.Pierre Nho, cữu Đ/úy hiện luật sư ở Pháp

.Nguyễn Thanh Nhân, nguyên Th/tá Phó nội an Pleiky (hiện ở Mỹ)

.Trần văn Vững,nguyên quận trưởng CS trưởng ty Ninh Thuận ©

.Trần văn Bi, nguyên Th/tá CS trưởng ty Biên hòa (hiện ở Bỉ)

.Trần văn Tín,nguyên thiếu tá trưởng ban quân nhạc QĐVNCH

.Lê văn Ngai , sĩ quan QĐVNCH, tử trận

.Trần văn Hương,nguyên Tr/ta CS quận trưởng CS Huế (Mỹ)

.Lê văn phò, nguyên Đ/úy QĐVNCH Giám đốc Công an Trung nguyên Trung phần (Mỹ)

.Nguyễn Quang Cẩn, trung úy QĐ Pháp, trưởng ty CS Phú Yên

.Trần văn Trung, Tr/tướng QĐVNCH trưởng khối CTCTrị (Pháp)

.Hùynh văn Lạc (đồng khóa),chuẩn tướng tư lệnh sư đòan 7 Bộ binh 9Mỹ)

.Chung tấn Cang, nguyên tư lệnh hải quân, cấp bậc Đề đốc (Mỹ)

.Nguyễn Văn Kim , nguyên đại úy CS chủ sự phòng Học vụ TTHL/CS Rạch Dừa ©

.Trần Tứ Cảnh, nguyên Đ/úy QĐVNCH (Úc)

.Đương sự, nguyên Th/ta chủ sự CSĐB Nha CS MN TNTP, thành viên ban quân sự 4 bên rồi 2 bên đòan Ban Mê Thuột (Úc)

Chúng tôi vô cùng hãnh diện mang danh hiệu cựu đệ tử Dòng Chúa Cứu Thế Huế, thành kính tri ân công đức những vị đã thai nghén, sinh thành và điều hành cơ sở này chẳng những đào tạo cho Chúa, cho Giáo hội nhiều tông đồ ưu tú mà còn góp công gầy dựng một đội ngũ biết phục vụ tổ quốc theo khả năng.

Ngợi khen Đức Giê-su và Đức Mẹ Maria.

Amen.

Trần Ngọc Liên,

Sydney 2006

No comments: