Monday 8 February 2010

Lm Richard Leonard sj: Phúc cho anh, cho em là những người

Đức Giáo Hoàng vừa kết thúc chuyến tham quan nước Mỹ và ngài đang sửa sọan ra chịếc Limousine lái một vòng San Francisco. Vốn chưa một lần được lái Limo, Đức Giáo Hoàng bèn hỏi bác tài xế xem có thể cho ngài lái một chút được không. Bác tài cũng không còn chọn lựa nào khác, đành thúc thủ chui vào ngồi băng sau nhường tay lái cho Đức Giáo Hoàng.

Đức Giáo Hoàng bèn bắt đầu nhấn ga xem tốc độ Limo lên tới cỡ nào. Ngài đạt tới 130 cây số giờ và phút chốc nhìn gương chiếu hậu thấy ánh đèn xe cảnh sát tuần tra chớp chớp, đang trườn tới. Ngài tắp vào lề, nhưng viên cảnh sát thấy ngài, bèn bảo ngài chờ để gọi điện thọai. Viên tuần tra nói chuyện với cấp trên, báo cáo vừa chặn được một “cánh nhạn” thuộc tầm cỡ thứ dữ.

Cấp trên hỏi:
-lại Thượng Nghị sĩ Ted Kennedy nữa, chứ gì?
-Không đâu, vị này quan trọng hơn cỡ đó, nữa cơ.
-TThông đốc tiểu bang hả?
-“Không phải đâu sếp, còn cao hơn nữa.
-Lạy Chúa nhân lành, chắc chỉ có Tổng Thống mới cao hơn me-sừ này?
-Thưa không, còn hơn cả Tổng Thống nhiều bậc.
-Có tay nào lại hơn cả Tổng thống nhà mình ở cái xứ này nhỉ?
-Dạ không biết ỗng là ai, mà đến Đức Giáo Hoàng còn phải lái xe cho ỗng nữa, cơ đấy!”

Qua chuyện vui trên, ta có thể nói: những gì mình thấy thường không phải là những gì mình tin vào mắt được.

Những gì ta vừa được nghe trong Tin Mừng thánh Luca, cũng rơi vào trường hợp này. Khi nghe câu “Phúc cho anh em”, ta thấy đó như có vẻ lời lẽ của Đấng Bề Trên. Chừng như, Đức Giêsu muốn nhấn mạnh loại hình thực trạng gay gắt nơi con người bằng những lời lẽ dân gian như:

“Tốt, cứ tiếp tục. Hãy yên tâm mà vui hưởng, ta sẽ chỉnh lại khi về đến Thiên đàng.”

Thế nhưng, đọc 8 điều Chúa chúc phúc theo chiều hướng trên, là đi ngược lại những gì Đức Giê-su nói trong bối cảnh ngôn ngữ này; và, hiểu Ngài sống điều ấy như thế nào. Quan niệm của nguời Do Thái đương thời về việc chúc phúc không hẳn là cái vỗ nhẹ thần thánh lên đầu loài người. Ở đây, thánh sử muốn nói đến việc có thể tìm gặp Chúa tại địa điểm nào. Trong Kinh thánh tiếng Do thái, “chúc phúc” là khám phá ra Thiên Chúa có mặt và đang hoạt động trong cuộc sống từng trải của mỗi người. Ở đây và lúc này.

Thành thử, “chúc phúc” muốn nói rằng: ta chẳng cần ngang qua các phấn đấu mỗi ngày để thấy được là Đức Chúa đang hiện hữu. Đức Giê-su cho biết: mỗi lần thấy người nghèo, người cần thương xót, người ảm đạm sầu khổ, những người tranh đấu cho một xã hội công bằng và chịu mọi cực hình vì có như thế, người tử tế, vô tội, tái tạo hòa bình và tử đạo, là ta đang giáp mặt, một cách đặc biệt, với sư hiện diện của Chúa.

Đức Giê-su dạy rằng: Thiên Chúa không “trơ ra như phỗng đá” trước nỗi thống khổ cũng như hạnh phúc của ta. Ngài không là tay phù thủy khuynh loát chỉ thích trừng phạt hoặc dạy ta bằng những hành vi kinh khiếp hầu tạo cảm giác mạnh. Không, tuyệt đối không. Thiên Chúa của những “chúc phúc” là bạn đồng hành với ta trên bước đường bôn ba chịu đựng, mà cá nhân ta hoặc cộng đoàn ta đang từng trải.

Thánh Luca cũng đem đến cho ta những lời chúc dữ hoặc cảnh báo, nữa. Những lời này cũng quan trọng không kém các “chúc phúc”. Thánh sử nhấn mạnh để ta thấy: mỗi chúc phúc đều kéo theo một mời gọi. Mỗi quà tặng đều chứa đựng một trọng trách biết san sẻ với người khác. Và, mỗi quyền lợi đều thấy có bên trong bổn phận, phải nhận lãnh.

Điều này thật đúng đối với đất nước của ta. Ở đây, đại đa số công dân, quần chúng nước này đều có nơi ăn chốn ở, được học hành tử tế. Có nước sạch trong để uống. Có chiều dài cuộc sống an toàn và ổn định. Có công ăn việc làm và vui hưởng quyền tự do dân chủ, ở bậc cao. Điều này đặt ta vào vị trí 15 phần trăm những nước có đời sống hạnh phúc trên toàn thế giới. Phải thấy được sự hiện hữu của Thiên Chúa ở nơi các chúc phúc này, nhưng cũng cần đối đầu với trọng trách ta được trao cho.

Nếu chỉ tỏ ra kinh ngạc một chút rồi thôi trước khoảng cách ngày càng nới rộng giữa người giàu và kẻ nghèo, cũng chưa hẳn là tốt. Tin Mừng hôm nay đặt nơi ta một thách thức phải làm điều gì để rút ngắn khoảng cách ấy. Bằng lời nguyện cầu. Bằng bận tâm biết sử dụng cho đúng nguồn tài sản của mình; hoặc, bằng cách sử dụng tiền bạc cho đúng chỗ. Biết chọn mặt gửi vàng bầu phiếu cho những ai thực hiện những đổi thay ở tầm mức quốc tế.

Chúc phúc và cảnh báo mời gọi ta đặc biệt quan tâm một cách trịnh trọng đến công bằng, phát triển và hòa bình, cho mọi dân nước. Để rồi, người khác thấy được ở nơi những người dõi theo bước chân Chúa, là: những điều xảy đến nơi họ sẽ giống như vậy.

Lm Richard Leonard, sj

(xem thêm các bài cùng một dạng, xin mời vào
www.suyniemloingai.blogspot.com
www.chuyenphiemdaodoi.blogspot.com )

>

No comments: