Wednesday, 2 May 2018

Gs Marcus J. Borg: (Bài 29) Đức Giêsu và sự sống người tín-hữu như hành-trình


Chương 6
Ảnh-hình Đức Giêsu
và hình-ảnh cuộc sống của người đi Đạo
(Bài 29)


Đức Giêsu và sự sống người tín-hữu
như hành-trình

Truyện kể về Đức Giêsu, và tầm hiểu/biết của ta về cuộc sống tín-hữu lại sẽ phong-phú và đầy-đặn hơn nếu ta nhìn vào bối-cảnh của ba truyện kể, chứ không chỉ mỗi câu truyện về hàng tư-tế mà thôi. Cả ba truyện, đều nói lên và tạo thành một nhận định của Đức Giêsu về cuộc sống đạo-đức và từ đó lại cũng đề-cập đến thông-điệp và hoạt-động của Ngài nữa.

Khôn-ngoan qui-ước do Ngài bác bỏ, lại cũng có các đặc-trưng/đặc-thù về phận đời nô-lệ lẫn cuộc sống lưu-lạc nơi xứ sở của người Ai-Cập và Babylon. Khôn-ngoan Qui-ước là cuộc sống trong một văn-hóa của lãnh-chúa vốn o ép và tha-hoá con người; và sứ-điệp của Ngài gồm toàn những chủ đề về giải-thoát và quay về nhà.

Ngài đến để giải-thoát những người “bị cầm giữ để họ được tự-do”, bằng thứ ngôn-ngữ nối-kết với ảnh-hình của thân-phận nô-lệ và cuộc sống lưu-lạc. Truyện kể “người con đi hoang” được tạo mẫu một cách đậm sâu theo dáng-dấp truyện kể về lưu-lạc để rồi tạo nên truyện kể về “người con hoang đàng” ra đi về “chốn miền xa xôi”, lẩn khuất/rời xa quê nhà dấu yêu và đem đến giải-pháp cho tình-trạng Ngài gặp, tức chuỗi ngày dài hành-trình quay trở về, hay còn gọi là “hành-trình về lại nhà”.

Điểm nhấn lên giáo-huấn do Đức Giêsu đem lại và đặt nặng vào cái mà Tin Mừng gọi là “đường-lối” hoặc “lộ-trình” vẫn đem lại tầm hiểu biết cách dễ dàng về cuộc sống đạo-hạnh coi đó như một hành-trình. Đức Giêsu vẫn giảng-dạy về “đường lối” Ngài đổi mới và Tin Mừng vẫn diễn-giải “lộ-trình” ấy (*23)

Quan-hệ giữa Đức Giêsu với truyện kể hàng tư-tế lại cũng khác-biệt theo cung-cách nào đó, rất dễ thấy. Ở đây, Ngài bác bỏ chính truyện kể này. Ngài giật sập cả một hệ-thống tinh-anh cắt đứt ảnh-hình điều-kiện sống của con người ở câu truyện kể hàng tư-tế coi đó như “vết nhơ” hoặc nét ô-uế đầy tạp-chất. Ngài tha thứ các lỗi/tội theo cách khác hẳn mọi phương-cách của thể-chế đền thờ, cũng như của hàng tư-tế và khác cả sự hy-sinh qua đó chối bỏ nhu-cầu thiết-yếu của họ nữa.          

Việc loại bỏ câu truyện về hàng tư tế tiếp tục ở bức thư gửi cộng-đoàn Do thái, tức: một tài-liệu Tân Ước được sử-dụng rộng khắp. Ẩn-dụ chính trong thư gửi cộng-đoàn Do-thái đây tạo chân-dung Đức Giêsu như vị Trưởng tế Cao cả cũng đã hy-sinh/hiến tặng sự sống theo cách tiến-cử “một lần là đủ” đối với tất cả các lỗi/tội của thế-gian/phàm trần.

Kết quả được thể-hiện trong thư gửi cộng-đoàn Do-thái, thì: phương-cách trở-thành tư-tế có hệ-thống và công-cuộc hy-sinh lâu nay bị hủy bỏ. Nói tóm lại, tác-giả bức thư gửi cộng-đoàn Do-thái đã sử-dụng truyện kể về hàng tư tế để loại bỏ chính câu truyện ấy. (*24) Rõ ràng là, ở truyền-thống phong-trào tín-hữu thời tiên-khởi, thì truyện kể hàng tư tế được sử dụng cốt để phủ-định chính câu truyện này. (*25)

Thành thử, thông-điệp Đức Giêsu đem lại và cả đến nội-dung Tân Ước, theo tổng-thể, được định-hình từ ba truyện kể lớn nói trên ngay ở trọng-tâm Kinh-thánh Do-thái-giáo, dù mỗi truyện lại hoạt-động một cách khác hẳn. Truyện kể hàng tư tế bị loại bỏ, và việc am tường hiểu biết  cuộc sống có đạo-đức được định-hình qua các ảnh-hình của câu truyện vốn mô tả hành-trình ấy.

Thêm vào đó, ta lại có Tân Ước cũng chuyên kể về hành-trình tương-tự như thế, tức: câu truyện về các đặc-trưng/đặc thù của người chấp-nhận tham-gia làm đồ đệ. Ý-nghĩa cụm từ “đồ đệ” lại khởi đầu một gợi ý cũng rất sớm. Từ-vựng “đồ đệ” không có nghĩa là “người học trò của vị thày nào đó”; nhưng đúng hơn, đó là những người “dấn bước theo chân đấng bậc nào đó”. Chấp-nhận thân-phận đồ-đệ ở Tân Ước, dĩ nhiên, có nghĩa: dấn bước theo gót chân mềm của Đức Giêsu, và đồng-hành với Ngài.

Nếu vậy, thì đâu là ảnh-hình về việc trở-thành đồ-đệ ta có được bằng việc nhìn vào truyện kể ở Tân Ước diễn-tả mối quan-hệ giữa Đức Giêsu và các môn-đệ của Ngài chăng? (*26). Đến đây, tôi mời các độc-giả hãy nghe lại những gì được diễn-tả như tiếng vọng có âm vang phát đi xuất từ những gì được diễn-tả cho các môn-đệ thời tiên-khởi liên-quan đến Đức Giêsu trước ngày Ngài Phục Sinh và những gì có nghĩa đối với các vị dấn bước theo chân Ngài vào mỗi thế-hệ có liên-quan đến Đức Giêsu sau ngày Ngài trỗi dậy.

Cũng tương-tự các truyện lớn ở Cựu Ước, truyện kể về việc làm môn-đệ không chỉ là chuyện xảy ra trong quá-khứ thôi, không chỉ về “các vị” ấy, nhưng còn về chúng ta nữa.

Đồng-hành với Đức Giêsu, lại là trạng-huống làm thân đồ-đệ “rong ruổi đường trường” với Ngài. Sự việc này, còn có nghĩa: họ là người đi đường, cũng sẽ dừng chân đứng lại và cũng “không có chỗ tựa đầu”, hoặc chẳng có nơi nào để nghỉ ngơi/thư-giãn rất dài lâu. Việc này, lại cũng có nghĩa, là: họ thực-hiện một hành-trình xuất từ khôn-ngoan qui-ước, và xuất từ cuộc sống nơi xứ sở Ai Cập và Babylon của ta đi vào sự sống có khôn-ngoan thay-thế, trong Thần Khí.

Thực-hiện hành-trình với Đức Giêsu, mang ý-nghĩa biết lắng tai nghe lời Ngài giảng dạy, đôi khi đã thông hiểu, lắm lúc cũng chẳng biết chút gì hết. Thực-hiện đồng-hành với Ngài và trong Ngài có thể gồm cả động-thái chối bỏ Ngài, cả đến việc bội-phản Ngài nữa.

Hành-trình như thế, còn là tháp-tùng Ngài, ở trước mặt Ngài, vui vẻ cùng Ngài trong hiện-diện. Thần-học-gia người Hà Lan là Linh mục Edward Schillebeck khi trước đã thực-hiện một công-trình nghiên-cứu có tính khoa bảng súc-tích và tuyệt vời rồi bảo rằng:

“Cảm thấy sầu buồn vì sự hiện-diện của Đức Giêsu là chuyện không thể xảy ra trong quá-trình cuộc sống rất hiện-sinh” (*27).

Có thể là, nhiều người cũng cảm thấy sầu buồn, nhưng không buồn rầu về chính sự hiện của mình, bao giờ hết.

Làm thân đồ đệ còn có nghĩa: ăn cùng bàn với Ngài và trải-nghiệm bữa tiệc bàn của Ngài và với Ngài. Tiệc bàn đây là bàn tiệc có đầy đủ sự tham-gia hiện-diện không chỉ mỗi mình tôi và chúng ta, nhưng cả đến những người mà ta có ý-định loại bỏ, tẩy trừ nữa.

Điều đó có nghĩa: ta được Ngài cho ăn cùng nuôi dưỡng. Điều này chừng như là trọng-điểm nói lên sự việc Đức Giêsu ban tặng của ăn thức uống cho năm nghìn người nơi sa mạc, vùng hoang dã trong hành trình truyện kể về một lưu lạc rất xuất hành.

Giả như ta suy-tưởng về Tiệc Thánh Thể rồi kết nối vào với tiệc bàn nơi hoang-dã, thì sự việc này sẽ trở-thành một biểu-tượng của một đồng-hành với Đức Giêsu để được Ngài cho ăn trong hành-trình như thế, khi Ngài bảo: “Hãy cầm lấy mà ăn đi, phi trừ hành-trình nói đây quá to lớn đối với con.”

Đồng-hành với Đức Giêsu lại cũng có nghĩa tham-gia ở với cộng-đoàn, trở nên thành-phần của cộng-đoàn thay thế của Ngài nữa. Làm thân đồ đệ không là con lộ tẻ đi một mình, mà là hành-trình có sự tháp-tùng của các môn-đệ. (*28.

Đây, chính là con lộ ít người đi, trong đó tính-cách đồ đệ bao gồm sự việc tháp-nhập làm thành-viên vốn tưởng nhớ  Đức Giê su và cử-hành lễ hội hiệp-thông bẻ bánh với Ngài. Dù đây không chỉ là vai-trò độc-nhất của Giáo-hội, nhưng vẫn là vai trò cao cả có tính hàng đầu, tiên-khởi. Nếu sử-dụng từ-vựng của tác-giả John Shea, ta có thể áp-dụng vào với câu nói vốn mô-tả về Giáo hội khi ông bảo: “Này hỡi! các bạn. Nào ta hãy tụ tập lại mà kể truyện cho nhau và với nhau, rồi bẻ bánh và cùng nhau thưởng-ngoạn.” (*29)

Và, việc làm thân đồ đệ còn có nghĩa trở-thành người có lòng nhân-từ, bác ái như lời khuyên nhủ ta có xưa nay: “Hãy có lòng lành và nhân-từ vì Thiên-Chúa là Đấng Nhân-từ và lòng lành vô cùng tận.” Chính đó, là trọng-điểm để định-vị thế nào là người dấn bước theo chân Đức Giêsu. Lòng nhân-từ là hoa quả của sự sống trong Thần Khí và là nét đặc-trưng/đặc-thù cộng-đoàn Đức Giê-su vẫn mang.

Thành ra, chúng ta có được cái mà tôi gọi là sự hiểu biết có biến-đổi của cuộc sống người tín hữu Đức Ki tô, một ảnh-hình của sự sống tín-hữu phong-phú và đầy đặn hơn các ảnh-hình duy đức tin và duy đạo-đức mà tôi có dịp nói đến ở các chương về trước (*30). Đó là tầm nhìn về cuộc sống tín-hữu như một hành-trình biến-đổi, được biểu-trưng bằng truyện kể về tính đồ đệ cũng như qua câu truyện xuất-hành và lưu-đày. Nó dẫn đưa ta đi từ cuộc sống trong nền văn-hóa có tính vua quan/lãnh chúa đến cuộc sống đồng-hành với Đức Kitô.

Đây còn là ảnh-hình cuộc sống người tín-hữu Đức Kitô không khởi đầu như người tin-tưởng hoặc người tốt lành cho bằng như có những kẻ có quan-hệ với Thiên-Chúa. Quan-hệ đây, không bỏ ta lại trong tư-thế không đổi-thay nhưng biến-đổi ta thành những hữu-thể ngày càng có tính nhân-từ và lòng lành, tức: “trở nên ngày càng giống Đức Kitô hơn.” Đây chính là tầm nhìn của đời sống tín-hữu Đức Kitô mà ông Phaolô từng nói đến ở thư thứ hai gửi giáo-đoàn Côrinthô, sau đây:

            “Tất cả chúng ta, mặt không che màn,
chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa
như một bức gương;
như vậy, chúng ta được biến đổi
nên giống cũng một hình ảnh đó,
ngày càng trở nên rực rỡ hơn,
do bởi tác-động của Thần Khí.”   
(2Côrinthô 3: 18)      (*31)

Phản-chiếu ảnh-hình của Thần Khí, chúng ta đang trở-nên giống Đức Kitô hơn.
Đến đây, tôi muốn kết-thúc chương/đoạn sách này bằng câu nói quen-thuộc đối với tín-hữu là: Tin tưởng vào Đức Giêsu để cho thấy việc này liên-quan đến ảnh-hình cuộc sống người Kitô-hữu vốn trổi-bật trong cuốn sách này.

Với những ai lớn lên trong Giáo-hội của Chúa, thì việc tin-tưởng vào Đức Giêsu là sự việc rất quan-trọng. Riêng tôi, câu nói ấy thường có ý-nghĩa gì, từ hồi tôi còn bé bỏng cho đến khi khôn lớn, thì “tin-tưởng rất nhiều sự về Đức Giêsu.”

Tin vào Đức Giêsu, điều này có nghĩa là tin những gì được sách Phúc Âm và Giáo hội nói về Ngài. Điều đó, thật rất dễ khi tôi còn là trẻ bé, nhưng ngày càng khó khăn hơn khi tôi lớn lên và trở về già.

Nhưng, nay thì tôi thấy tin-tưởng vào Đức Giêsu có thể và thực sự có ý-nghĩa nào đó khác hẳn điều vừa nói. Thay-đổi không chỉ ở ý-nghĩa căn-bản của từ vựng “Tin-tưởng” . Tin-tưởng, lúc đầu không có nghĩa là tin vào một mớ học-thuyết hoặc giáo-huấn này khác. Bên tiếng Hy Lạp và La-tinh, nghĩa gốc của cụm-từ này là “trao tâm can mình cho ai đó” (*32).

“Tâm can” là chính bản-chất của cái tôi nơi phần thâm sâu nhất. Tin-tưởng, vì thế, không bao gồm việc trao-tặng sự đồng-thuận theo nghĩa tâm-linh cho sự việc nào đó, nhưng lại can-dự mức-độ thâm-sâu nhiều hơn của chính con người mình.

Tin-tưởng vào Đức Giêsu không có nghĩa là tin vào các học-thuyết nói về Ngài. Đúng hơn, có nghĩa là: tặng trao tâm can mình cho ai đó, trao ban chính mình ở tầm mức sâu thẳm nhất, trao cho Đức Giêsu-sau-ngày-Ngài Phục-Sinh, là Đức Chúa sống-động, là diện-mạo Thiên-Chúa đang hướng về ta, Đức Chúa đồng thời là Thần-Khí Chúa.

Tin-tưởng vào Đức Giêsu theo nghĩa trao-ban/hiến-tặng tâm-can mình cho Ngài, là phong-trào đi từ đạo-giáo đã cũ đến lòng Đạo rất mới, từ sự việc nghe biết về Đức Giêsu ngang qua tai trần của mình đến việc trở-nên có quan-hệ mật-thiết với Thần Khí Đức Kitô.

Bởi, cuối cùng ra, Đức Giêsu không chỉ là ảnh-hình một nhân vật của thời đã qua, nhưng là Nhân-vật thời hiện-tại. Thế nên, gặp-gỡ Đức Giêsu, Đấng sống-động đến với ta ngay ở đây và lúc này-  sẽ giống như gặp gỡ Đức Giêsu một lần nữa như lần đầu từng gặp.               


                                                                                               
Gs Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch           


No comments: