Wednesday 23 May 2018

Gs Marcus J Borg (Bài 30) Ảnh-hình Đức Giêsu và hình-ảnh cuộc sống của người đi Đạo


Chương 6
Ảnh-hình Đức Giêsu
và hình-ảnh cuộc sống của người đi Đạo
(Bài 30)

Chú thích:

1. Sách này được coi là cuốn khởi đầu phong-trào gầy dựng cộng-đoàn, do tác-giả Hans Frei viết có tên là “The Eclipse of Biblical Narrative: A Study in Eighteenth and Nineteenth Century Hermeneutics (New Haven, CT: Yale Univ. Press, 1974).  Truyện thần-học được mọi người biết ngang qua sách viết người bình-dân của John Shea có đầu đề là “Stories of God (Chicago: Thomas More Press, 1978). Cũng nên xem thêm WilliamJ. Bausch có đầu đề là Story-Telling: Imagination and Faith (Mystic, CT: Twenty Third Publications, 1984); và tác-giả Terrence W. Tilley, viết cuốn “Story Theology (Wilmington, DE: Michael Glazier, 1985).

2. Đây là chủ đề qua đó tôi từng bàn và hy vọng sẽ sớm viết thành sách, có lẽ tôi sẽ đặt đầu đề là: “Scripture, Story and the Christian Journey”.

3. Tôi không muốn đổi ý bảo rằng: có ba và chỉ mỗi ba truyện kể lớn mà thôi. Dù ta khẳng định về Ba Ngôi Đức Chúa, nhưng tôi chẳng thấy có gì thánh thiêng về con số 3 này hết. Bởi thế nên, tôi luôn có thái-độ cởi mở bảo rằng: ta có thể thêm thắt đôi chút vào con số 3 đó chứ không nhất thiết chỉ một hoặc ba câu truyện được coi là truyện kể lớn mà thôi. Các đấng bậc nghiêm-túc có thể đưa vào đây câu truyện mù lòa và thấy được ánh sáng và bàn về các chủ-đề bóng tối và sự sáng, cũng như các truyện về bệnh tật, ốm đau và chữa lành người tật nguyền. Tuy nhiên, dù sự việc ấy quan trọng không ít đối với tôi, nó vẫn không là chuyện chính như 3 truyện kể được tôi nhấn mạnh.

4. William James, The Varieties of Religious Experience, nxb Martin Marty (New York: Penguin 1982; ấn bản đầu được xuất xưởng vào năm 1902), tr. 508.

5. Walter Brueggemann, The Bible Makes Sense (Atlanta: John Knox, 1977), đặc biệt ở chương 3, tr. 45-46 Bruggemann nói về câu truyện đầu tiên ở Israel vốn dĩ bảo rằng: “đó là loại truyện đơn-giản, căn-bản và không thương-lượng nằm ở trọng tâm niềm tin ở thánh kinh… Đây, cũng là khẳng-định nơi hình thức câu truyện được định-vị, “Đây là truyện quan-trọng nhất ta biết được và tin rằng chắc chắn nó nói về ta…”

6. Đệ Nhị Luật 6: 21-23. Đoạn này cùng với Đệ Nhị Luật đoạn 26 câu 5-9 được các nhà thần-học coi là văn-bản xưa/cổ xuất từ truyền-thống truyền-khẩu, nó còn xưa hơn cà tài-liệu nó xuất-hiện trong đó, và như cốt lõi của truyện kể đầy đặn hơn do sách Ngũ Thư ghi lại theo hình-thức tổng-hợp. Chúng được gọi là “lời tuyên tín” cổ xưa nhất.

7. Maurice Samuel dịch Haggadah of Passover (New York: Hebrew Publishing, 1942) tr. 27. Phần chữ nghiêng được thêm vào; phần dịch-thuật có thay đổi đôi chút do yếu tố sử-dụng ngôn-ngữ có chêm thêm giới-tính vào đó.

8. Mấy câu này là của Walter Bruggemann ở cuốn The Prophetic Imagination (Philadelphia: Fortress, 1978), chương 2.

9. Muốn biết kinh thánh mô-tả thế nào về kinh-nghiệm thời lưu-lạc, xin đặc biệt xem Isaiah 40-55 (một phần của sách Isaiah thường qui chiếu coi như “Phó-bản Isaiah” hoặc “Ngụy-thư Isaiah”). Mặc dù các chương ở đây cho thấy những điều tốt đẹp về “sự trở về”, chúng vẫn chứa-đựng các phần mô-tả mang tính cảm-xúc coi cuộc sống lưu-lạc giống ra sao. Cũng nên xem Thánh vịnh 137, là bài vịnh về cuộc sống lưu-lạc và sách Vãn Ca vốn mô-tả sự đau-khổ, nỗi tuyệt-vọng và bực tức của thế-hệ sau ngày thành Giêrusalem và đền thờ bị tàn-phá.

10. Xem thêm, chẳng hạn như cuốn của James Sanders có tên là: Torah and Canon (Philadelphie: Fortess, 1972); ở đây tác-giả Sanders nhấn mạnh rằng phần lớn những điều nói ở Kinh thánh Do-thái-giáo đi vào hiện-hữu trong thời-gian và ngay sau thời lưu-lạc, khi phần đầu trong ba phần của Ngũ Kinh hoặc Torah được đưa vào hình-thức cuối và phần hai trong 3 phần như sách Tiên tri bắt đầu được tạo mẫu. Bằng vào việc mở rộng tầm nhìn để gom gộp Tân Ước luôn thể, Sanders đưa ra các bình-luận theo cách khiêu-khích và chỉnh sửa, ở tr. 6 bảo rằng: “Sách thánh đến với ta từ lớp trọ bụi của hai đền thờ, là Đền Salômôn bị hủy vào năm 586 trước Công nguyên và Đền Hêrôđê bị phá vào năm 70 sau Công nguyên.”

11.Thánh vịnh 137:1. Kinh-nghiệm về thời lưu-lạc có lẽ cũng dấy lên sự giận dữ cao độ được diễn tả ở các câu cuối của bài vịnh này.

12. Isaiah 40: 3-4. Ngôn-từ đẹp và mạnh của đấng tiên-tri đã trở-thành quen-thuộc qua vở nhạc kịch “Messiah” của Handel được phổ biến rộng rãi.

13. Cái hay ở đây là: từ-vựng Do-thái ta dịch ra thành “sám hối” lúc đầu lại có nghĩa là “trở về” và từ đó có nguồn gốc ngôn-ngữ thấy ở truyện kể lưu-đày và trở về.

14. Isaiah 40: 20-31. Các ví-dụ khác về ngôn-ngữ diễn-tả sự trở về: Isaiah 40: 11, 42: 16, 43: 1-21, 48: 20-221, 49: 8-12, 51: 9-11.

15. Để tránh khỏi mọi hiểu lầm, bằng cụm-từ “truyện kể hàng tư tế” tôi không có ý nói đến từ-vựng “hàng tư-tế” hoặc chữ “T” (tiếng Anh) như nguồn của sách Ngũ-thư (dù qui-định trở-thành tư-tế và sự việc hy-sinh đều là chủ-đề chính của nguồn này). Thật ra, tôi có ý nói đến cung-cách tưởng-tượng về cuộc sống đạo-hạnh coi đó như truyện kể về các lỗi/tội, hành-vi sai trái, sự hy-sinh và tha thứ.

16. Paul Ricoeur, The Symbolism of Evil, bản dịch, Emerson Buchanan (Boston: Beacon, 1967).

17. Gustaf Aulen, Christus Victor, dịch. A.G. Herbert (New York: Macmillan, 1969; bản gốc được phát hành vào năm 1931). Tác-giả Aulen sau trở-thành giám-mục Hội thánh Thụy Điển (giáo phái Lutêranô).

18. Aulen, trong cuốn Christus Victor, biện-luận rằng việc am hiểu này lần được Anselm Tổng Giám mục Canterbury đặt thành hệ-thống trong công-trình có tựa đề là Cur Deus Homo? đặt ngày tháng đưa vào tận năm 1097.

19. Aulen, trong cuốn Christus Victor đã gọi việc am-hiểu thứ 3 về lý-thuyết “chủ-quan” hoặc “ví dụ đặc trưng luân lý” về đền bù. Theo tôi thì, ông ít quan-tâm đến việc am-hiểu này cho bằng ông thường có lập trường tương-phản giữa hai lần đầu; và ông đặt mình vào loại am hiểu thứ ba đã khiến tôi ít hài lòng và cảm-kích. Từ đó, tôi xuất thân theo cách nào đó xa rời luận-điểm của ông về vấn-đề này.

20. Gioan 3: 16.

21. Do cáo trạng tiếp sau đây về truyện kể hàng tư tế cũng nghiêm-trọng, nên tôi những muốn thêm đôi điều cố làm sáng-tỏ các nhận-xét. Trước nhất, cáo-trạng đặt lên sự việc giới bình dân am-hiểu thế nào về truyện kể hàng tư tế. Lại có sự am-hiểu thần-học tinh-vi về chuyện ấy khiến ta phải nhấn mạnh đến đặc-tính thật căn-bản khiến tôi sẽ qui-chiếu cách ngắn gọn về sau này. Thứ hai là, cáo-trạng đây thuộc về truyện kể hàng tư-tế khi nó đứng riêng rẽ một mình như cung-cách đầu tiên để tạo ảnh-hình cuộc sống người tín-hữu Đức Kitô. Về sau, tôi có đề-cập ở cuối chương này, là: truyện kể hàng tư-tế được xem xét trong bối-cảnh câu truyện về hành-trình qua đó đây chỉ là một phần, ta cũng đã vượt qua giới-hạn của nó rồi.                                    

22. Xem Xuất hành đoạn 25-40 trong đó có qui-định dành cho bậc tư-tế và các việc hy-sinh đề ra ở nơi hoang-dã.

23. Điều đánh động ta, là: tác-giả Tin Mừng đầu tiên là Mác-cô từng nhấn mạnh hình ảnh về “đường/lối” cũng khá nhiều. Ngôn-từ mà tác-giả Máccô ưng ý nhất là từ-vựng hodos có thể dịch ra thành “con đường”, “con lộ” hoặc “đường/lối”. Tác-giả Máccô mở đầu Tin Mừng do ông viết bằng đoạn văn rút từ sách Tiên tri Isaiah thứ 2 về “con đường nơi hoang-địa”, và Đức Giêsu của tác-giả Máccô cũng từng dạy dỗ nhiều lần về “đường”, đặc-biệt trong phần chính, tức Tin Mừng Máccô chương 8-10 khi Ngài khởi sự hành-trình đi Giêrusalem và đi vào cõi chết. Thành ra, cũng trong Tin Mừng Luca: ở phần trọng tâm sách này là truyện kể về một hành-trình (Luca 9: 51 đến 8: 14). Và trong sách Công vụ, tác-giả Luca ở sách Công vụ cũng ghi lại rằng danh xưng đầu của phong-trào tín-hữu thời tiên-khởi mang tên là “đường đi” (Cv 9: 2).

24. Dù tôi chưa thực-hiện công cuộc nghiên-cứu xuyên suốt, nhưng tôi có linh-cảm rằng phần lớn hoặc toàn-thể Tân Ước đều qui về cái chết của Đức Giêsu như thể theo nghĩa nào đó như sự hy-sinh được hiểu theo kiểu của đường lối lật-đổ.

25. Ở đây thấy có điểm khôi hài đáng tiếc. Trong các tài-liệu sau này trở-thành Tân Ước, việc định-hình cái chết của Đức Giêsu như việc hy sinh cho lỗi/tội ngay từ đầu đã lật đổ truyện kể hàng tư tế; thế nhưng, khi Tân Ước trở thàng Sách thánh, thì các bản-văn tương-tự đã thiết lập truyện kể hàng tư tế như câu truyện chính yếu dành cho tín-hữu Đức Kitô. Kết cuộc là, việc nhấn mạnh như thế đã thay đổi từ sự việc coi truyện kể Đức Giêsu-là-Đấng-chịu-đựng-mọi-hy-sinh cốt để phá-hoại câu truyện hàng tư-tế thành chuyện tin-tưởng vào truyện kể hàng tư-tế trong đó Đức Giêsu nay được coi là nhân-vật chính của câu truyện.

26. Tôi sử-dụng cụm từ “đồ đệ” như chính các Tin Mừng từng làm thế, coi như theo nghĩa rộng chứ không chỉ nói đến “nhóm 12 tông đồ” mà thôi.

27. Xem tác-giả Edward Schillebeckx trong cuốn Jesus (New York : Crossroad, 1981) tr. 201.

28. Đặc-trưng đồ đệ ở đây bao gồm các bạn đồng hành, là cụm-từ có nghĩa ai đó được mọi người chia sẻ cơm bánh.

29. tác-giả Shea trong cuốn Stories of God, tr. 8.

30. Xem chương 1 sách này, ở các trang đầu.

31. Thư thứ 2 gửi giáo đoàn Côrinthô đoạn 3 câu 18.

32. Wilfred Cantwell Smith, Faith and Belief (Princeton, NJ: Princeton Univ. Press, 1979) tr. 76-78. Ta cũng có thể thấy điều này nơi từ-vựng tiếng Đức là belieben, có nguồn gốc trực-tiếp từ tiếng Anh là believe. Belieben tiếng Đức không có nghĩa là “tin tưởng”, nhưng đúng hơn là “yêu quí” . Thành thử, to believe (tin tưởng) đúng ra phải được hiểu đúng cách là “yêu quí” mới đúng. Xem tác-giả Smith biện-luận ở tr. 105-127.

                 

No comments: