Trong
bộ Kinh Thánh Tân Ước, thư gửi ông Philêmon là một văn bản ngắn nhất vỏn vẹn
chỉ có 25 câu. Trong tiểu dẫn vào Thư, các nhà chú giải Kính Thánh đã đoan chắc
thư này do chính tay Tông Đồ Phaolô viết kèm với trích dẫn (c. 19.21).
Nội
dung Thư, ông Phaolô gửi cho một tín hữu có thế giá ở Côlôxê có tên là
Philêmon. Ông Philêmon được ông Phaolô quý mến và coi là một cộng sự ( c. 1 )
của mình. Ônêsimô là một người nô lệ ở nhà ông Philêmon nhưng đã bỏ trốn khỏi
nhà có lẽ vì tội ăn cắp ( c. 18 ). Gặp được Ônêsimô, Tông Đồ Phaolô liền loan
báo Tin Mừng cho anh ta, và khi đã đón nhận Tin Mừng, anh ta đã trở thành người
con của Phaolô trong Đức Tin (c. 10).
Và
sau đó ông Phaolô trả Ônêsimô về lại cho Philêmon, nhưng không phải trở lại với
kiếp sống nô lệ, nhưng với tư cách là một người anh em. Phaolô không bắt ép
Philêmon nhưng kêu gọi và xử dụng giới luật yêu thương mà Tin Mừng cống hiến để
xin Philêmon hãy giải phóng Ônêsimô (c. 16.17).
Theo
luật pháp thời đó, Ônêsimô sẽ bị trừng phạt, có thể bị thích dấu bằng sắt nung
đỏ hoặc có thể bị đóng đinh. Nhưng một khi được chủ cũ là Philêmon đón nhận,
Ônêsimô trở nên người anh em, bình đẳng với mọi người, giải phóng khỏi kiếp nô
lệ.
Gặp
Ônêsimô, một nô lệ phạm tội bỏ trốn, dấu chỉ cho thấy Tông Đồ Phaolô không gần
gũi thân quen đi lại với giới có tiền, sang trọng, thượng lưu, nhưng lại gần
gũi với giới nghèo hèn, thậm chí tội phạm. Câu 15 chỉ rõ Phaolô đã tin cậy và
kết thân với Ônêsimô. Thi hành sứ mạng, Tông Đồ Phaolô không chỉ loan báo Tin
Mừng rồi thực hiện phép rửa, nhưng cùng với việc rao giảng, ông đã giải phóng
người nô lệ, xử dụng phương thế bác ái, ông đã giúp người bị chà đạp được cứu
thoát và sống xứng đáng với nhân phẩm, sống đúng kiếp người trong yêu thương.
Thư
Philêmon được đọc trong Thánh Lễ ngày thứ năm tuần 32 thường niên, đọc trong
lòng Hội Thánh giữa lúc Hội Thánh kêu gọi mọi người tích cực dấn thân trong sứ
mạng loan báo Tin Mừng.
Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo Tông nói đi
nói lại về một sự “đi ra” của Hội Thánh, công cuộc loan báo Tin Mừng phải được
thực hiện ở những “vùng ngoại biên”, không thế cứ quanh quẩn trong lòng Nhà Thờ
và tự thỏa mãn với những sinh hoạt sầm uất rềnh rang của mình ( số 25 ). Không thể chỉ có rao giảng
mà không quan tâm đến tình trạng áp bức, bất công, chà đạp nhân phẩm và tước
đoạt tự do của người nghèo. Đức Tin và người nghèo không thể tách rời nhau được
( số 48 ).
Không
chọn giải pháp bạo lực, Tông Đồ Phaolô chọn phương thế bác ái, vận dụng Tin
Mừng, ông kêu gọi và tìm cách đánh động tâm hồn của Philêmon bằng một lý luận:
ông ta không mất gì cả nhưng được thêm một người anh em, và được vĩnh viễn (c.
15.16), sự giàu có sẽ tăng lên cho cuộc sống khi chúng ta có
thêm người anh em.
Giáo
Xứ Tân Hội, tỉnh Hà Tĩnh, Giáo Phận Vinh, rốn lũ và nơi lãnh nhiều hậu quả khốc
liệt nhất của những cơn lũ vừa qua. Lần viếng thăm gần đây của ba vị Giám Mục:
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt và Đức Cha Micae Hoàng
Đức Oanh. Đức Cha Phaolô đã nói: Chúng tôi đến đây để chia xẻ nỗi đau khổ của
anh chị em, quyền an cư lạc nghiệp là quyền chính đáng của con người, không an
cư không thể lạc nghiệp. Chúng tôi cùng với anh chị em quyết đòi cho được quyền
an cư, đời chúng ta không được chúng ta phải đòi cho con cháu chúng ta. Ngày
nào còn cái thủy điện kia thì anh chị em không thể an cư được.
Rao
giảng Tin Mừng và thăng tiến con người toàn diện là sứ mạng bất khả ly của Hội
Thánh.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 17.11.2016
No comments:
Post a Comment