Wednesday, 9 December 2015

Gs Geza Vermes Phaolô Tông-đồ & Gioan Tin Mừng



Chương 3
Bậc Lão thành
có mặt ở giữa các tông-đồ
(Bài 15)


Phaolô Tông-đồ & Gioan Tin Mừng

Giả như ông Gioan, tác-giả chuyên viết chuyện thần-bí trong Tân-Ước lại chịu trách-nhiệm về chuyện giáng-hạ cốt-cách của LOGOS thánh-thiêng, tức Lời của Chúa xuống làm người, thì các nhà chú-giải có lẽ cũng sẽ đồng thuận là: nhiều tranh-cãi về thần-học, cũng như biện-luận trong Giáo-hội nói tiếng Hy-Lạp, từng xảy ra giống như thế. Cùng lúc ấy, lại thấy xuất-hiện đấng bậc khác là Phaolô tông-đồ là người được coi là bậc tổ-phụ từng biến-chế ảnh-hình một Đức Giêsu thống-trị Đạo Chúa ở Tây Âu.

Tác-giả Phaolô tông-đồ được nhiều học-giả kinh-điển rất độc-lập công-nhận ông là người sáng-lập Đạo Chúa và nhiều cơ-chế trong Đạo. Ngay đến nhà xuất bản Từ-Điển Oxford của Giáo-hội Thiên-Chúa cũng mô-tả vị tông-đồ trưởng-thượng này, là “đấng tạo-dựng toàn-bộ hệ-thống đạo-lý cũng như thần-vụ của Giáo-hội” mà trước đó, ông từng định-danh/định-hình ở nhiều thư gửi các thánh hội, trên thế-giới.

Đấng bậc nhân-hiền Phaolô tông-đồ, được khá nhiều người biết trong Đạo Chúa lẫn ngoài đời, ở Do-thái. Có thể nói, ông là nhân-vật điển-hình của Tân-Ước tạo tranh-cãi nhiều nhất từ các nhóm/hội khác nhau. Không như Đức Giêsu, Phaolô tông-đồ đã duy-trì tư-duy/lập-trường của chính ông, qua các thủ-bản thư từ; và đặc-biệt hơn cả, là qua thư từ gửi các giáo-đoàn, nhờ đó ta biết được nhiều điều về cuộc sống, tâm-tư và con người của ông nữa.

Trong số 14 lá thư được Giáo-hội cho là do vị tông-đồ trưởng-thượng này viết ra, nhiều học-giả kinh-điển lại đã nghi-ngờ tính xác-thực của “thư gửi tín-hữu Do-thái”. Nội đầu-đề, như: “thư gửi tín hữu Do-thái” thôi, cũng không giống đầu-đề đoạn viết nào khác được cho là của cùng một Phaolô tông-đồ này, tự tay viết ra hết. Trong các thư của Phaolô đây, đều không thấy nói: tác-giả hoặc người viết là ai.

Về bức thư được gọi là “Thư thứ nhất và thứ hai gửi Timôthê và Titô, thì: thông-thường ai cũng nghĩ và cho là mãi về sau mới được gán cho Phaolô tông-đồ là tác-giả mặc dù, nhiều chỗ trái-nghịch hẳn với tư-tưởng do ông Phaolô tạo-tác. Thư Êphêsô và Côlôssê, có thể là công-trình ngụy-tạo của ai đó mãi về sau tìm cách nhái lại cung-cách do Phaolô tông-đồ từng làm, vào độ trước.

Tuy nhiên, hơn phân nửa các thư này, như thư Rôma, Thư Thứ Nhất và Thứ hai gửi Giáo-đoàn Côrinthô, Thư Galát, Philliphê, Philêmôn, Thứ Thứ Nhất và Thứ Hai Thessalônikê được công-nhận là do ông viết, ngoại trừ đôi chỗ được thêm vào đó, một số lời nói hoặc diễn-giải do học-viên này/khác chuyên nghiên-cứu Tân Ước thời cận-đại sau này cho rằng: đây là các thư do ông Phaolô viết vào thập niên 50 thuộc thế kỷ đầu, sau Công nguyên.

Thêm vào đó, còn có chứng-cớ thông-thường được diễn-giải coi như văn-bản viết tay rất thực của Phaolô đấng bậc tông-đồ. Một số thư khác, còn chứa đựng nhiều đặc-trưng cá-biệt như thể do chính tác-giả viết tự sự cách ngẫu-hứng, theo đó, cho phép người đọc nắm bắt được não-trạng và động-lực thúc-đẩy ông làm nên chuyện.

Cuối cùng thì, khoảng phân nửa sách Tông-đồ Công-vụ lại là truyện kể về cuộc sống và sinh-hoạt mục-vụ của Phaolô tông-đồ, cốt để cung-cấp/bổ-sung, và đôi khi cũng xác-chứng hoặc tạo mâu-thuẫn chống lại thông-tin do chính ông cung-cấp. Các dữ-liệu này, may thay, được lưu-trữ cách cẩn-thận, nên nhờ đó bộc-lộ cho quan-sát-viên nào có tính cẩn-thận, thích-đáng với nguồn-hứng chuyên nhấn mạnh vào chân-dung/diện-mạo của Đức Giêsu theo ông chủ-trương.

Vậy thì, ai là người thực sự sáng-lập Đạo Chúa?
Khi xưa, tông-đồ trưởng-thượng của Giáo hội lại cứ tự gọi mình là Phaolô. Nhưng, theo sách Công-vụ Tông-đồ, thì: ông được biết nhiều qua danh-xưng mang tính Do-thái-giáo, rất Saulô. Cũng tựa hồ như sách Công-vụ Tông-đồ ở đoạn 13 câu 9, từng định danh ông một cách rõ ràng như sau:

“Bấy giờ ông Saolô, cũng gọi là Phaolô, được đầy Thần Khí…”


Theo lời kể đầy chứng-cứ được lặp đi lặp lại nhiều lần ở sách Công-vụ Tông-đồ, Phaolô tông-đồ sinh hạ tại thủ-phủ Tarsus xứ Cilicia, thuộc mạn Nam nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi xưa, ông là công-dân La Mã theo bẩm sinh. Quả là, từ xứ sở mang tên Tarsus này, lại thấy có bạn đồng-hành thừa-sai đã cùng với ông thực hiện công-việc mục vụ, tên là Barnabas là người được ông Phaolô tuyển-mộ dụ dỗ đến với ông để đi thuyết-giảng về Đức Giêsu, ở Antiôkia, một thủ-phủ khác nằm ở mạn Bắc nước Syria.

Phaolô tông-đồ chẳng bao giờ qui-chiếu thư ông viết gửi cho cộng-đoàn dân con Do-thái sống tại nơi ông sinh-trưởng, hoặc bàn-bạc gì về nghĩa-vụ công-dân của chính ông, hết. Việc lặng câm, thầm kín này thật kỳ lạ. Và, hai yếu-tố này đều đóng vai-trò quan-yếu trong câu truyện do chính ông kể, qua tư-cách mình là tác-giả sách Công-vụ Tông-đồ.

Ý-tưởng lạ kỳ này, còn được đấng bậc hiển-thánh khác là Giêrônimô quảng-bá rộng-rãi ở thế-kỷ thứ tư nữa. Khi ấy, bậc thánh-nhân này vẫn quyết rằng: Phaolô tông-đồ lại đã sinh ra ở Palestine, mãi về sau mới cùng mẹ cha di-dời về thủ-phủ Tarsus để sinh-sống (điều này thánh-nhân đã viết trong cuốn gọi là De Viris Illustribus quyển 5) nhưng thật sự cũng chẳng có gì đáng để ta tin tưởng vào đó hết.      

Trong Kinh Sách, chẳng có chỗ nào nói về ngày sinh của Phaolô tông-đồ, cho rõ ràng. Nhưng, tính cho đúng, thì: khi phó-tế Stêphanô bị ném đá đến chết vào hồi thập-niên 30, thuộc thế-kỷ đầu, ông Phaolô , khi ấy, mới chỉ là trang thiếu niên còn “trẻ người non dạ”, như sách Công-vụ Tông-đồ lại đã ghi ở đoạn 7 câu 58, như sau:

                        “Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô…” 


Xem thế, có nghĩa: vào thế-kỷ đầu đời, ông Phaolô sinh ra khoảng giữa niên-đại thứ 10 đến 15, sau Công nguyên. Ở cuối sách Công-vụ Tông-đồ, chương 28 lại cũng nói đến sự việc xảy ra hồi đầu thập-niên 60’ ở thế-kỷ đầu, khi ấy ông Phaolô vẫn còn sống và đang chờ ngày ra toà xét xử, ở Rôma. Theo truyền-thống trong Đạo, vào niên-đại mãi tận thế-kỷ thứ tư, đấng bậc vị vọng nọ lại đã nối-kết cái chết của ông Phaolô vào với thời-điểm xảy ra cuộc bách-hại người Do-thái do bạo chúa Nêrô ra tay thực-hiện lúc đó là vào năm 67 sau Công nguyên.

Ông Phaolô đã mô-tả chính mình là người theo Do-thái-giáo thuộc bộ-tộc Benjamin và đã gia-nhập nhóm/phái Pharisêu như ông từng viết trong thư gửi tín-hữu Rôma đoạn 11 câu 1; và trong thư thứ hai gửi giáo-đoàn Côrinthô, đoạn 11 câu 22, cũng như thư Phillíphê đoạn 3 câu 5, có những lời như sau:

“Vậy tôi xin hỏi: Phải chăng Thiên-Chúa đã ruồng bỏ dân Người? Không phải thế! Chính tôi đây cũng là người Israel, thuộc dòng dõi Abram, thuộc chi-tộc Benjamin.”

Hoặc:

Họ là người Hípri ư? Tôi cũng vậy! Họ là người Israel ư? Tôi cũng vậy! Họ là dòng giống Abram ư? Tôi cũng vậy.”

Và:
“Tôi chịu cắt bì ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Israel, họ Benjamin, là người Hípri, con của người Hípri; giữ luật thì đúng như một người Pharisêu.”

Ngoài ra, sách Công-vụ Tông-đồ lại đã thêm: ông Phaolô từng theo học ở Giêrusalem ngồi dưới chân bậc thày nổi tiếng là Gamaliel, khi ấy là thủ-lãnh Pharisêu vào tiền bán thế kỷ thứ nhất, sau Công nguyên. Dù sao thì, thái-độ lặng câm rất dài ngày của ông Phaolô về chuyện này, lại đã kéo theo sau một chấm hỏi đậm-đặc về tính xác-thực của các thông-tin gặp ở sách Công-vụ Tông-đồ.

Có một chút mang dáng khoác-lác, khó tin; và có điều chắc là: ông không chống lại chuyện khoa-trương quả-quyết bảo rằng: “khi trước, tôi là học-trò học-trò bậc thày nổi tiếng như Gamaliel”. Lời tuyên-bố này có lẽ đã giúp ông rất nhiều trong các lần cãi-vã xảy ra giữa chức-sắc Do-thái-giáo có thẩm-quyền về luật-pháp.

Nguyên-tắc ông Phaolô đề ra là: một thành-viên Pharisêu đầy cẩn-trọng như ông không thể bị cầm giữ lâu như thế được. Cũng nên nhớ: vào thời xưa cũ, người ta thường hay nhân-danh luật-pháp để cột buộc người khác, không giống như mọi kẻ tin vào Đạo Chúa chấp-nhận cải-tân thành người Do-thái-giáo gần cận với Giacôbê tông-đồ đến độ cho phép những người trước đây ngoại Đạo được hồi hướng trở về. Và, cả ông nữa, lại cũng được miễn-chuẩn không phải giữ luật chay kiêng cùng những qui-tắc có liên-quan đến nghi-thức/tập-tục cổ sử kiểu Môsê.

Ông Phaolô sở-hữu hai đặc-trưng Pharisêu thường dễ thấy là: Phaolô tông-đồ của chúng ta lại có biệt-tài rất rõ, không ai có thể chỗi dãi được, là: khả-năng biện-luận, tranh-cãi có đủ cả hai mặt tốt/xấu, tích-cực hoặc tiêu-cực ở bản-văn Kinh thánh. Qua các thư ông gửi tín-hữu Rôma và Galát rất đặc-biệt, gồm nhiều trích-dẫn rút từ sách Cựu Ước qua đó, ông vẫn dùng làm chứng-cứ để cắt đứt mọi tranh-luận, dù gây cấn. Cũng giống tác-giả của Bản Cảo Biển Chết ở Đamát, Phaolô tông-đồ có đủ khả-năng xoay-trở ý-nghĩa của các đoạn văn Kinh-thánh nào mà ông muốn, để rồi, ông có thể đảo ngược ý-nghĩa hầu biện-chứng, rằng: Người Do-thái-giáo xưa nay từng là con cháu của Hagar, một ỳ-thiếp của Abram  và tín-hữu Đạo Chúa lại là con cháu của bà Sarah nhờ vào Isaác, như ông từng đề-cập trong thư gửi tín-hữu Galát ở đoạn 4 câu 21 đến 31, vốn quyết rằng:

“Hãy nói cho tôi hay: anh em là những người muốn sống dưới Lề Luật, anh em không nghe Lề Luật nói gì sao? Thật vậy, có lời chép rằng: ông Áp-ra-ham có hai người con, mẹ của một người là nô lệ, mẹ của người kia là tự do. Nhưng con của người mẹ nô lệ thì sinh ra theo luật tự nhiên; còn con của người mẹ tự do thì sinh ra nhờ lời hứa. Truyện đó ngụ ý thế này: hai người đàn bà là hai giao ước. Giao ước thứ nhất tại núi Xinai, thì sinh ra nô lệ: đó là Haga. Haga chỉ núi Xinai trong miền Ảrập, và tương đương với Giêrusalem ngày nay, vì thành này cùng với các con đều là nô lệ. Còn Giêrusalem thượng giới thì tự do: đó là mẹ chúng ta. Thật vậy, có lời chép: Reo mừng lên, hỡi người phụ nữ son sẻ, không sinh con; hãy bật tiếng reo hò mừng vui, hỡi ai chưa một lần chuyển dạ, vì con của phụ nữ bị bỏ rơi thì đông hơn con của phụ nữ có chồng!

Thưa anh em, như Isaác, anh em là những người con sinh ra do lời Thiên Chúa hứa.29 Nhưng cũng như thuở ấy đứa con sinh ra theo luật tự nhiên đã ngược đãi đứa con sinh ra theo Thần khí, thì bây giờ cũng vậy. Thế nhưng Kinh Thánh nói gì? Kinh Thánh nói: Tống cổ người nô lệ và con của nó đi, vì con của nô lệ không đời nào được thừa kế gia tài cùng với con của người tự do. Ấy vậy, thưa anh em, chúng ta không phải là con của một người nô lệ, nhưng là con của người tự do.”


Ông Phaolô lại cũng tự-hào về niềm tin đặc-thù rất Pharisêu của ông. Tin, là tin rằng: chắc-chắn thân-xác con người ngày sau sẽ sống lại. Bằng vào lập-trường này, ông đã khéo khai-thác luận-thuyết đầy tính “bút chiến” trước mặt các đại-biểu thuộc Hội-đồng tối cao ở Giêrusalem cũng như Côlôsê, đến độ ông đã chiếm được cảm-tình của rất đông thành-viên Pharisêu chiếm đại đa số ở trong đó.

Lập-trường ấy, được ông ghi rõ ở sách Công vụ Tông-đồ đoạn 23 câu 6 đến 7 và đoạn 24 câu 21, kể như sau:

“Ông Phaolô biết rằng một phần Thượng Hội Đồng thuộc phái Xađốc, còn phần kia thuộc phái Pharisêu, nên ông nói lớn tiếng giữa hội nghị: "Thưa anh em, tôi là người Pharisêu, thuộc dòng dõi Pharisêu; chính vì hy vọng rằng kẻ chết sẽ sống lại mà tôi bị đưa ra xét xử." Ông vừa nói thế, thì người Pharisêu và người Xađốc chống đối nhau, khiến hội nghị chia rẽ.”   

Và:
“Phải chăng là lời duy nhất tôi đã hô lên khi đứng giữa họ: chính vì sự phục sinh của kẻ chết mà hôm nay tôi bị các ông đưa ra xét xử?"


Ông Phaolô nói tiếng Hy-Lạp như người Hy-Lạp gốc ròng. Thế nhưng, nếu người đọc là chúng ta tin vào sách Công-vụ đoạn 21 câu 40, lại sẽ thấy ông cũng còn có biệt-tài ứng-khẩu các bài thuyết-trình bằng thổ-ngữ Do-thái, tức tiếng Aram một cách dễ dàng.

Thường thì, ông đọc cho thư ký chép lại các ý-tưởng của ông bằng tiếng Hy-Lạp; nhưng đôi lúc, ông cũng đính kèm vài phân-đoạn nhỏ như các câu chúc ở thư Thứ Nhất gửi giáo-đoàn Corinthô  đoạn 16 câu 21, tức các đoạn do ông tự tay viết lên. Ở thư khác cũng thế, các thư ông đọc cho người khác viết, như: thư Galát đoạn 6 câu 11, Thư Thứ Hai Thessalônikê đoạn 3 câu 17, thư Philêmôn đoạn 19, tất cả đều có các đoạn do ông tự viết ra, như:

            “Anh em thấy những chữ to này: chính tay tôi viết cho anh em đó!”  

Và Thư Thứ Hai Thessalônikê đoạn 3 câu 17, lại có câu viết như sau:

“Chính tôi, Phaolô, tự tay viết lời chào này. Đó là chữ ký trong tất cả các thư của tôi. Tôi viết như thế đó. Chúc tất cả anh em được đầy ân-sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”
                                                                                                (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên soạn - Mai Tá lược dịch

No comments: