Saturday 19 December 2015

Gs Geza Vermes Khuôn trăng Diện Mạo Ngài thay đổi Chiều-hướng khá lạ-kỳ của ông Phaolô (bài 17)



Chương 3
Bậc Lão thành
có mặt giữa các tông-đồ
(bài 17)

Chiều-hướng khá lạ-kỳ của ông Phaolô

Chiều-hướng đối-nghịch với tư-cách tông-đồ của ông Phaolô được thể-hiện từ hai nguồn mạch. Nguồn thứ nhất, là từ đấng bậc chuyên-chăm rao-truyền Do-thái-giáo, tức: Giáo-hội Do-thái ở Palestine, một nhánh đạo tách riêng do bào-đệ Đức Giêsu là ông Giacôbê làm thủ-lãnh.

Thủ-lãnh Giáo-hội này, thường kình-chống quyết-định của ông Phaolô cứ chủ-trương chuẩn/miễn cho tín-hữu có gốc-nguồn ngoài Đạo không buộc họ phải giữ luật Môsê, vốn dĩ là quyết-định riêng-tư của cá-nhân ông Phaolô cốt để tự cất nhắc chính ông lên bậc cao hơn, mà thôi.

Thứ hai nữa: chừng như ngay sau đó, đã có sự hiện-diện của hội-thánh tiên-khởi, là thánh hội luôn minh-định, rằng: tước-vị tông-đồ do ông Phaolô tự gán cho mình, không có ý-nghĩa nào như thế cả. Thoạt khi Giuđa Iscariốt đào-thoát khỏi nhóm Mười Hai, thì Nhóm này vẫn kiếm tìm người nào đó có khả-năng thay thế ông ta.

Khi ấy, các đấng bậc vị vọng trong Giáo-hội lại đưa ra điều-kiện “ắt và đủ”, bảo rằng: bất cứ ai thay thế Giuđa Iscariốt, phải đảm-bảo mình là đấng bậc từng đồng-hành với Nhóm trong suốt thời-gian Thày mình, tức: Đức Giêsu đến với và rời khỏi Nhóm; điều đó có nghĩa: khởi từ việc ông Gioan thực-hiện thanh-tẩy cho môn-sinh/đồ-đệ như sách Công Vụ Tông Đồ đoạn 1 câu 21-22, từng quả quyết:

“Vậy phải làm thế này: có những anh em đã cùng chúng tôi theo Đức Giêsu suốt thời gian Ngài sống giữa chúng ta, kể từ khi Ngài được ông Gioan làm phép rửa cho đến ngày Ngài lìa bỏ chúng ta và được rước về trời. Một trong những anh em đó phải cùng với chúng tôi làm chứng rằng: Ngài đã phục sinh."   

Định-danh/định-hình như thế, là cốt để bảo, rằng: ông Phaolô chưa một lần gặp mặt hoặc đồng-hành giảng rao cùng Đức Giêsu và/hoặc với ông Gioan Tẩy Giả, bao giờ hết. Thành thử, ta không thể nói: ông là “tông-đồ” theo đúng tước-vị của đấng bậc đồng-hành với Đức Giêsu, được.

Ông Phaolô biết: mình không là “tông đồ” theo nghĩa đích-thực của Đạo, nên thay vào đó, ông đành nói tránh ra rằng: ông được Chúa chọn một cách trực-tiếp, để thể-hiện ý-định của Ngài, như ông từng viết trong thư thứ nhất gửi giáo-đoàn Côrintô đoạn 1 câu 1; và thư thứ hai đoạn 1 câu 1 và thư Galát đoạn 1 câu 1, trong đó rõ ràng ông có nói:

“Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên-Chúa, được gọi làm Tông-đồ Đức Kitô Giêsu, và ông Xốtthênê là người anh em chúng tôi”;

Hoặc:
“Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên-Chúa được làm Tông-đồ Đức Kitô Giêsu, và Timôthê là người anh em, kính gửi Hội Thánh của Thiên-Chúa ở Côrintô, cùng với mọi người dân thánh trong khắp miền Akhaia.”

Và:
“Tôi là Phaolô tông đồ không phải do loài người, cũng không nhờ một ai, nhưng bởi Đức Giêsu Kitô và Thiên-Chúa là Cha, Đấng đã cho Ngài từ cõi chết trỗi dậy…”


Và, bằng vào thị-kiến siêu-nhiên/ưu-việt, ông thường tự gạn hỏi như ở thư Thứ nhất Côrintô  đoạn 9 câu 1 lại đã đề-cập:

“Tôi không tự do ư? Tôi không phải là tông-đồ ư? Tôi đã không thấy Đức Giêsu, Chúa chúng ta sao? Anh em không phải là công-trình của tôi trong Chúa sao?”

Cả thời sau này, cũng trong thư tương-tự ở đoạn 15 câu 8-9, lại thấy nói:

“Sau hết, Ngài cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào trẻ sinh non. Thật vậy, tôi là người hèn-mọn nhất trong số các Tông-Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông-đồ, vì đã ngược-đãi Hội-Thánh của Thiên-Chúa.”

Thị-kiến nói ở đây, hẳn đã ám-chỉ mặc-khải từng tỏ cho ông biết, kịp vào lúc ông trực-chỉ Đamát, mà theo thư Galát đoạn 1 câu 16, đã kéo theo lệnh-truyền biến ông thành tông-đồ dân ngoại, ngụ ý bảo: (*3)

“Người đã đoái thương mặc-khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho dân ngoại. Tôi đã chẳng thuận theo các lý-do tự-nhiên.”

Kết quả là, ông Phaolô tự thấy mình được Đức Giêsu uỷ-thác cho việc giảng rao ý-định của Ngài cách trọn-vẹn, không cần được đề-cử hoặc bổ-nhiệm, mà chỉ cần các tông-đồ biết đến, là được.

Điều này, xem ra là để diễn-giải những gì ông từng tuyên-bố lần đầu tiên khi đến với Giêrusalem, ông được ưu-đãi cách lịch-duyệt và gọn-gàng khiến ông tiếp-cận chỉ mỗi hai tông-đồ trưởng-thượng, mà thôi. Mười bốn năm sau, kịp lúc trở lại chốn cũ với Banaba, ông đã thông-tri cho anh em biết về Phúc-âm ông rao-giảng cho dân ngoại, lại cũng kéo theo sau quyết-định không bó buộc phải “cắt bì” người trở lại; và mọi người cũng chẳng cần tuân theo luật Torah như điều-kiện tiên-quyết, để được thế. 

Trong thư gửi cộng-đoàn Gálát đoạn 2 câu 7, ông Phaolô hành-xử cách ngang bằng ông Phêrô, nên đã bảo:

“Trái lại, các ngài thấy rằng tôi đã được uỷ-thác nhiệm-vụ loan-báo Tin Mừng cho những người không được cắt-bì, cũng như ông Phêrô được uỷ-thác nhiệm-vụ loan-báo Tin Mừng cho những người được cắt bì.”     

Ông Phaolô đã có lần thẳng-thắn nói cho mọi người biết: ông được chuẩn-thuận từ đấng bậc “trụ cột” của Giáo-hội khi ấy, gồm các ông Giacôbê và Kêpha (tức Phêrô) và cả ông Gioan, như thư gửi cộng-đoàn Galát đoạn 2 câu 1-9, từng xác-quyết:

“Rồi sau mười bốn năm, tôi lại lên Giêrusalem một lần nữa, cùng với ông Banaba; tôi cũng đem theo anh Titô đi với tôi. Tôi lên đó, vì được Thiên-Chúa mặc-khải, và đã trình-bày cho người ta Tin Mừng tôi rao-giảng cho dân ngoại, -cách riêng cho các vị có thế giá-, vì sợ rằng tôi ngược xuôi, và đã ngược xuôi vô ích.

Thế mà ngay cả anh Titô, người cùng đi với tôi và là người Hy-lạp, cũng không bị ép phải chịu cắt bì. Sở dĩ thế, là vì có những tên xâm-nhập, những kẻ giả danh giả nghĩa anh em, đã len lỏi vào dò-xét sự tự-do của chúng ta, sự tự-do chúng ta có được trong Đức Kitô Giêsu. Họ làm như vậy, là để bắt chúng ta trở-thành nô-lệ. Nhưng, với những người ấy, chúng tôi đã không chịu nhượng-bộ, dù chỉ trong giây lát, để duy-trì cho anh em chân-lý của Tin Mừng.

Còn về các vị có thế-giá -lúc bấy giờ các vị ấy có là gì đi nữa, điều đó không quan-hệ đối với tôi: Thiên-Chúa không thiên-vị ai-, các vị có thế-giá ấy đã không đưa ra thêm điều gì cho tôi. Trái lại, các ngài thấy rằng tôi đã được uỷ-thác nhiệm-vụ loan-báo Tin Mừng cho những người không được cắt bì, cũng như ông Phêrô được uỷ-thác nhiệm-vụ loan báo Tin Mừng cho những người được cắt bì.

Thật vậy, Đấng đã hoạt-động nơi ông Phêrô, biến ông thành Tông-Đồ của những người được cắt bì, cũng đã hoạt-động biến tôi thành Tông-Đồ các dân ngoại. Vậy khi nhận ra ân-huệ Thiên-Chúa đã ban cho tôi, các ông Giacôbê, Kêpha và Gioan, những người được coi là cột-trụ, đã bắt tay tôi và ông Banaba để tỏ dấu hiệp-thông: chúng tôi thì lo cho các dân ngoại, còn các vị ấy thì lo cho những người được cắt bì.” 


Cứ sự thường, tác-giả sách Công-vụ Tông-đồ vốn dĩ muốn hoà-giải và làm nhẹ tình-thế căng-thẳng giữa các đấng bậc, bèn diễn-tả tình-huống êm-ả hơn, bằng việc qui về một thượng hội-đồng tông-đồ đưa về đỉnh-cao nhằm giải-quyết sự việc theo tính-cách chính-trị mà ông Phaolô không hề đề-cập đến chuyện ấy.

Nhiều tín-hữu từng hồi-hướng từ dân ngoại, đã được thâu-nhận làm thành-viên Hội-thánh bao lâu các ngài tuân-thủ giới-răn cổ-đại có từ thời ông Nôê, mà ra. Theo giới-răn này, thì mọi thành-viên Hội-thánh đều phải giữ giới không ăn loại thịt đã cúng bái ngẫu-thần ngoại-giáo; tức: thịt loài thú đã bị xiết cổ hoặc thọc tiết. Cũng không được ăn/uống thức ăn nào có dính máu/huyết các loài ấy; hoặc mang ấn-tích vô-luân, như sách Công-vụ Tông đồ đoạn 15 câu 19-29 viết như sau:

Vì vậy, phần tôi, tôi xét là không được gây phiền-hà cho những người gốc dân ngoại trở lại với Thiên Chúa, nhưng chỉ viết thư bảo họ kiêng những thức ăn ô-uế vì đã cúng cho ngẫu-tượng, tránh gian-dâm, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết và kiêng ăn tiết. Thật vậy, từ những thế-hệ xa xưa, trong mỗi thành ông Môsê đều có những người rao giảng: họ đọc lời của ông trong các hội-đường mỗi ngày sabát."

Bấy giờ, các Tông-Đồ và các kỳ-mục, cùng với toàn-thể Hội-Thánh, quyết-định chọn mấy người trong các ông, để phái đi Antiôkia với ông Phaolô và ông Banaba. Đó là ông Giuđa, biệt danh là Basaba, và ông Xila, những người có uy-tín trong Hội-Thánh. Các ông trao cho phái-đoàn bức thư sau:

Chúng tôi nghe biết có một số người trong chúng tôi, không được chúng tôi uỷ-nhiệm, mà lại đi nói những điều gây xáo-trộn nơi anh em, làm anh em hoang-mang. Vì thế, chúng tôi đã đồng-tâm nhất-trí quyết-định chọn một số đại-biểu, và phái họ đến với anh em, cùng với những người anh em thân mến của chúng tôi là ông Banaba và ông Phao-lô, những người đã cống-hiến cuộc đời vì danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Vậy, chúng tôi cử ông Giuđa và ông Xila đến trình0bày trực0tiếp những điều viết sau đây: Thánh Thần và chúng tôi đã quyết0định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần0thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian-dâm. Anh em cẩn-thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh."
   


Ông Phaolô không chỉ coi mình đồng quyền với ông Phêrô, mà thôi; nhưng theo sự-kiện nổi-bật ở Antiôkia, mà tác-giả sách Công-vụ Tông đồ đã bỏ qua không đề-cập gì sự việc ông Phaolô đã mạnh-mẽ chống lại ông Phêrô, ngay trước mặt mọi người. Và, ông còn quở-trách nặng-nề vị “trưởng-tràng” nhóm Mười Hai tức ông Kêpha là ông ta đã có hành-vi xử-sự hèn-nhát và giả-hình. Theo Tin Mừng do ông Máccô ghi ở đoạn 14 câu 66-72, thì ông Phêrô đã chối bỏ Thày mình, ngay trong sân hội-đường của Thượng-tế. Điều này cho thấy: ông đã thiếu đi tính gan dạ/quả cảm của vị thủ-lãnh, bằng lời lẽ sau đây:

“Ông Phêrô đang ở dưới sân, có một người tớ gái của thượng tế đi tới; thấy ông ngồi sưởi, cô ta nhìn ông chòng chọc mà nói: "Cả bác nữa, bác cũng đã ở với cái ông người Nadarét, ông Giêsu đó chứ gì!" Ông liền chối: "Tôi chẳng biết, chẳng hiểu cô muốn nói gì!" Rồi ông bỏ đi ra phía tiền sảnh.

Bấy giờ có tiếng gà gáy. Người tớ gái thấy ông, lại bắt đầu nói với những người đứng đó: "Bác này cũng thuộc bọn chúng đấy." Nhưng ông Phêrô lại chối.

Một lát sau, những người đứng đó lại nói với ông: "Đúng là bác thuộc bọn chúng, vì bác cũng là người Galilê!" Nhưng ông Phêrô liền thốt lên những lời độc-địa và thề rằng: "Tôi thề là không có biết người các ông nói đó!" Ngay lúc đó, gà gáy lần thứ hai. Ông Phêrô sực nhớ điều Đức Giêsu đã nói với mình: "Gà chưa kịp gáy hai lần, thì anh đã chối Thầy đến ba lần." Thế là ông oà lên khóc.”

Trong lần ghé thăm cộng-đoàn tín-hữu có gốc-nguồn xuất tự dân ngoại do ông Phaolô và Banaba thiết-lập tại Antiôkia, ông Phêrô lại đã ngồi ăn những thức ăn không đúng luật-lệ Do-thái-giáo. Nhưng, khi nhóm tín-hữu Do-thái-giáo dưới quyền ông Banaba, là những người chuyên-chăm giữ luật Torah đến Giêrusalem, thì ông Phêrô lại đã cùng các thành-viên Hội-thánh ở Antiôkia và cả ông Banaba là người không có tinh-thần thi-hành luật-lệ như thế do sợ phải tham-dự buổi cắt bì theo luật buộc, đều quay lưng chống đối đồng-đạo có gốc-nguồn là ngoại-giáo.

Khi ấy ông Phaolô bèn nổi đoá, dùng lời lẽ thiếu cân-nhắc, lên án đức-tính một-dạ-hai lòng của ông Phêrô, trước mặt toàn thể cộng đoàn, như đã kể trong thư Galát đoạn 2 câu 11-14, sau đây:

“Nhưng khi ông Kêpha đến Antiôkia, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách. Thật vậy, ông thường dùng bữa với những người gốc dân ngoại, trước khi có những người của ông Giacôbê đến; nhưng khi những người này đến, ông lại tránh-né và tự tách ra, vì sợ những người được cắt bì. Những người Do-thái khác, cũng theo ông mà giả-hình giả bộ, khiến cả ông Banaba cũng bị lôi-cuốn mà giả-tảng như họ.

Nhưng, khi tôi thấy các ông ấy, không đi đúng theo chân-lý của Tin Mừng, thì tôi đã nói với ông Kêpha trước mặt mọi người: "Nếu ông là người Do-thái mà còn sống như dân ngoại, chứ không như người Do-thái, thì làm sao ông lại ép người ngoại-giáo phải xử-sự như người Do-thái, được?"           


Và, như đã thấy, tính-khí tồi-tệ ông Phaolô đối-xứ với ông Banaba, đã chứng-tỏ ông không là người biết tha-thứ, hoặc hiền-lành gì cho cam. Bởi thế, cũng không lạ gì khi thấy, trong các thư ông viết và cả trong sách Công-vụ Tông-đồ cũng thế, chẳng thấy chỗ nào ông đề-cập đến hành-vi tồi-tệ ông từng đối xử với ông Phêrô, hết.

Là người có đầu óc cứng-cỏi, ông Phaolô vẫn thường là đầu mối gây ra các xung-đột trong suốt hành-trình thừa-sai mục-vụ của ông. Hội-thánh Côrintô do ông thiết-lập, đã mau chóng chia-rẽ, rã-tan, là chuyện thấy rất rõ. Rõ đến độ, nhiều vị lại đã tuyên-bố mình thuộc phe Phaolô, nhiều vị khác quyết theo phe ông Phêrô hoặc một tông-đồ nào khác. Con số các vị còn lại, vốn chán ngấy chuyện xung-khắc/rẽ-chia, lại cứ cho mình chỉ thuộc mỗi Đức Kitô mà thôi, hệt như thư thứ nhất Côrintô đoạn 1 câu 12, đã diễn-tả:

“Tôi muốn nói là trong anh em có những luận-điệu như: "Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô."   


Quả là, bên trong nhóm Mười Hai tông-đồ của Đức Kitô, đã có sự đấu-đá, tị-nạnh hoặc đối-đầu ngay trong lòng Hội-thánh ở Phillíphê, nữa. Ở đó, rõ ràng nhóm đối-lập với ông Phaolô, tức những người từng bị ông Phaolô lớn tiếng thoá-mạ coi là đồ “chó má” hoặc quỉ-quái lại rao giảng theo kiểu chọc-tức ông, như thư Phillíphê đoạn 1 câu 15-17; và đoạn 3 câu 2, từng nói đến như sau:

“Đã hẳn, có những kẻ rao-giảng về Đức Kitô vì lòng ganh-tị và tranh-chấp, song những người khác lại làm công việc đó vì ý ngay lành. Những người này làm vì bác-ái, bởi họ biết rằng tôi được chỉ-định để lo bênh-vực Tin Mừng. Còn những người kia thì loan-báo Đức Kitô vì tính ưa tranh-giành, họ không có lòng ngay, tưởng làm như thế là gây thêm khổ cho tôi, trong lúc tôi bị xiềng xích.”

Hoặc, ở đoạn khác:  

“Anh em hãy coi chừng quân chó má! Hãy coi chừng bọn thợ xấu! Hãy coi chừng những kẻ giả danh cắt bì!”

Xem ra, càng ngày ông càng chứng-tỏ mình là người cha khắc-nghiệt đối với đàn hậu-duệ khi ông rao giảng Tin Mừng.

Mặt khác, khi ông Phaolô nói về lòng sốt-sắng không ngừng của mình trong rao-giảng, đến mức ông không ngại đối đầu với mọi lâm nguy, thì ta phải hiểu thế nào? Nhất thứ, là khi ông tự-nguyện chịu đói chịu khát, lạnh cóng, đối mặt với hiện-tượng này/khác nguy đến tánh mạng như: đắm tàu, tù đày, đánh đập và cả chuyện chấp-nhận ném đá như thư thứ hai Côrintô đoạn 11 câu 23-27 đà cho biết:

“Họ là người phục-vụ Đức Kitô ư? Tôi nói như người điên: tôi còn hơn họ nữa! Hơn nhiều vì công khó, hơn nhiều vì ở tù, hơn gấp bội vì chịu đòn, bao lần suýt chết. Năm lần tôi bị người Do-thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi!

Tôi còn hơn họ, vì phải thực-hiện nhiều cuộc hành-trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng..”

Lại nữa, ông cũng tính-toán không ít và sẵn-sàng nhượng-bộ, như đã viết trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 9 câu 20-22, còn lưu lại:

“Với người Do-thái, tôi đã trở nên Do-thái, để chinh phục người Do-thái. Với những ai sống theo Lề Luật, tôi đã trở nên người sống theo Lề Luật, dù không còn phải sống theo Lề Luật nữa, để chinh-phục những người sống theo Lề Luật. Đối với những kẻ sống ngoài Lề Luật, tôi đã trở nên người sống ngoài Lề Luật, dù tôi không sống ngoài luật Thiên Chúa, nhưng sống trong luật Đức Kitô, để chinh phục những người sống ngoài Lề Luật.

Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người.”


Vắn-tắt hơn, ông còn ghi lại trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 10 câu 33, như sau:

“Cũng như tôi đây, trong mọi hoàn-cảnh, tôi cố gắng làm đẹp lòng mọi người, không tìm ích-lợi cho riêng tôi, nhưng cho nhiều người, để họ được cứu-độ.”


Có thể là, ông Phêrô theo cung-cách thiếu khôn-ngoan, cũng tìm cách làm chuyện tương-tự khi ở Antiôkia, nhưng lại cứ phải đối đầu với một Phaolô có giọng điệu lẻo mép, sắc-sảo.

                                                                                    (còn tiếp)


Gs Geza Vermes biên soạn 
Mai Tá lược dịch






     

No comments: