Thursday 17 December 2015

Gs Geza Vermes : Khuôn Trăng Diện Mạo Ngài thay đổi Thực-chất tông-đồ của ông Phaolô (bài 16)



Chương 3
Bậc Lão thành
có mặt ở giữa các tông-đồ
(bài 16)


Thực-chất tông-đồ của ông Phaolô

Ông Phaolô mắc phải một số tật/bệnh mà ông từng kể trong Thư Thứ Hai Côrinthô đoạn 12 câu 7 đại loại như mụn gai nhọn đâm thấu thịt, và một số bênh khác như: động-kinh, sốt rét ngã nước, mắt loà gốc tâm-lý hoặc tâm-thầm. (xem C. G. Jung), giống như thế.

Ông Phaolô không là người để lại ấn-tượng cho bất cứ một ai. Theo giới-chức Hy-Lạp nhận-định, thì: các thư do ông Phaolô viết đều có cân lượng lại mạnh bạo; nhưng thể-lý/xác-phàm thì yếu ớt, kém cỏi. Thế nên, thường là các bài ông thuyết-trình bằng miệng cũng chẳng đánh động một ai, như giòng thư Thứ Hai gửi giáo-đoàn Côrinthô đoạn 10 câu 10 từng minh-định:

“Có kẻ nói: "Trong thư thì nghiêm khắc và hùng hổ; nhưng khi có mặt thì nhu nhược, nói chẳng ra hồn."

Ngay chính ông, cũng phải công-nhận rằng: mình không là nhà hùng-biện tài ba lỗi lạc bao giờ hết. Cũng tựa như những điều ông từng minh-xác ở thư này đoạn 11 câu 6, trong đó ông từng xác-quyết:

“Giả như tôi có thua kém về khoa ăn nói, thì về sự hiểu biết, tôi chẳng thua kém đâu! Trong mọi dịp và trước mặt mọi người, chúng tôi đã tỏ cho anh em thấy điều đó rồi.

Thành-quả ông đạt được, phần lớn là để cho người Hy-Lạp ít học có dịp tiếp cận giòng tư-tưởng của ông. Điều này, cho thấy: ông được trời cho biệt-tài có sức thu-hút người nghe như nam-châm/điện-từ hút kim-loại. Bằng vào thông-điệp cài ở Thứ Thứ Nhất gửi giáo-đoàn Côrinthô đoạn 2 câu 3-4, trong đó nói:

“Tôi viết trong thư như vậy, là để khi đến nơi, tôi khỏi phải ưu-phiền vì chính những người đáng lẽ làm cho tôi vui, vì đối với anh em, tôi xác tín rằng niềm vui của tôi cũng là niềm vui của tất cả anh em. Thật thế, tôi đã vô cùng đau khổ, con tim se thắt, nước mắt chan hoà khi viết cho anh em: tôi viết không phải để gây ưu-phiền, nhưng là để cho anh em biết tôi hết lòng yêu mến anh em.”   

Ngay sách Công-vụ Tông-đồ cũng như các thư do ông gửi, đều vẽ lên một ảnh-hình về con người của ông, ngay từ đầu, rất mực chống đối nhóm người khi trước bước theo chân Đức Giêsu. Lời lẽ ông nói hoặc viết ra, thường là thẳng-tuột/huỵch-tẹt, tựa như Thứ Thứ Nhất Corinthô đoạn 15 câu 9 còn ghi rõ, khi ông bảo: “Tôi từng bách-hại giáo-hội của Chúa.” Và, nhiều lúc lại mạnh-mẽ hơn, như thư Galát đoạn 1 câu 13-14, vốn từng viết:

“Anh em hẳn đã nghe nói: tôi đã ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do-thái: tôi đã quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu-diệt Hội-Thánh của Thiên-Chúa. Trong việc giữ đạo Do-thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi: hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt-thành với truyền-thống của cha ông.” 

Sách Công-vụ Tông-đồ còn đưa ra nhiều chi-tiết đầy sắc-mầu kỳ-lạ, nhưng đôi lúc cũng khó hiểu như kiểu đặt vấn-đề rành-rẽ, đó là nói theo tính-cách sử-lược. Phaolô tông-đồ được nhiều người coi như chức-sắc cuồng-tín, quyết bắt giữ và cầm tù Giáo-hội của Chúa một cách tàn-bạo. Và nhiều lần, ông còn tìm cách tiêu-diệt thành-viên hội-thánh ở Giêrusalem vốn bị hàng tư-tế có thẩm-quyền, coi họ như những người chuyên bách-hại hội-thánh, nói chung.

Hàng tư-tế nói ở đây, là: các đấng bậc có trọng-trách duy-trì trật-tự và luật lệ. Nhiều vị lần giở thư/sách đọc lại các đoạn do ông viết, lại đoán rằng: ông Phaolô khi xưa cũng tựa như vị cảnh-sát ở đền-thờ đã nhiều lần xử-sự như chức-sắc có thẩm quyền được nhóm thượng-tế gửi đến hội-đường Do-thái-giáo ở Đamát, với bài sai xoá sạch cộng-đoàn sở-tại không còn khả-năng theo chân Đức GIêsu được nữa. Đó là điều, được sách Công-vụ Tông-đồ đoạn 8 câu 3 và đoạn 9 câu 1-2 từng minh-chứng, như sau:

“Còn ông Saolô thì cứ phá hoại Hội-Thánh: ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục”;

Hoặc:

“Ông Saolô vẫn hằm hằm đe doạ giết các môn-đệ Chúa, nên đã tới gặp vị thượng-tế xin thư giới-thiệu đến các hội-đường ở Đamát, để nếu thấy người theo Đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem.”
           
Có vị còn quả-quyết: ông hành-xử một cách thụ-động, tức: luôn để mắt dõi theo mầu áo của các tay đồ tể, như ở trường-hợp họ đối-xử với phó-tế Stêphanô là người sống ở Giêrusalem bị ném đá chết. Sách Công-vụ Tông-đồ đoạn 7 câu 58 và đoạn 8 câu 1 cũng như đoạn 26 câu 9-11, lại đã ghi:

            “Các nhân-chứng để áo mình dưới chân một thanh-niên tên là Saolô.”

Và:
            “Phần ông Saolô, ông tán-thành việc giết ông Têphanô.”

Thêm một câu khác, vẫn cứ bảo:

“Về phần tôi, trước kia tôi nghĩ mình phải dùng mọi cách để chống lại danh Giêsu người Nadarét. Đó là điều tôi đã làm tại Giêrusalem. Được các thượng-tế uỷ-quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người trong dân thánh; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu tán-thành. Nhiều lần, tôi đã rảo khắp các hội đường, dùng cực-hình cưỡng-bức họ phải nói lộng-ngôn. Tôi đã giận-dữ quá mức đến nỗi sang cả các thành nước ngoài mà bắt bớ họ.”


Thế rồi, có cái gì đó rất khác thường lại xảy đến với Phaolô tông-đồ với thái-độ hoàn-toàn “trở mặt”, rất khác xưa. Theo lời ông kể ở thư Galát đoạn 1 câu 16, có nói rõ:

“Người đã đoái thương mặc-khải Con của Người cho tôi, để tôi loan-báo Tin Mừng về Con của Người cho dân ngoại. Tôi đã chẳng thuận theo các lý do tự-nhiên..”

Nơi xảy ra biến-cố này, lại không được định-danh/định-hình, nên không ai rõ sự việc ấy xảy ra ở đâu. Nhưng, thư Galát đoạn 1 câu 17 lại cài đặt vào chuyện Đamát, những ghi rằng:

“Tôi cũng chẳng lên Giêrusalem để gặp các vị đã là Tông Đồ trước tôi, nhưng tức khắc tôi đã sang xứ Ả-rập, rồi lại trở về Đamát.”

Truyện kể ghi lại ở sách Công-vụ Tông-đồ đoạn 26 câu 14 mang sắc-thái hoang-đường/truyền-thuyết đến độ bảo rằng: khi đến gần thủ-phủ Đamát, ông Saolô bị một tia sáng từ trời làm loá mắt và có tiếng phán bằng âm Aram lại định-danh vị đó là Đức Giêsu, như sách Công-vụ Tông-đồ đoạn 26 câu 14 lại vẫn kể:

“Tất cả chúng tôi đều ngã nhào xuống đất, và tôi nghe có tiếng nói với tôi bằng tiếng Híp-ri: "Saun, Saun, sao ngươi bắt bớ Ta? Đá lại mũi nhọn thì khốn cho ngươi!”

Như thế là, chỉ trong một khoảnh-khắc rất thoáng chốc, một Phaolô xừng sỏ như công-tố viện chuyên hại người, lại trở-thành người phấn-chấn quyết dấn bước theo chân kẻ bị hại.

Và, đoạn tiếp của câu truyện lại sẽ khác, tùy người đọc đang theo-dõi sách Công-vụ tông-đồ hoặc lời tự-thuật của chính ông ta trong thư gửi tín-hữu Galát, mà thôi. Ở thư Galát, mục-đích ông đề-cập đến lời mời ở trên, lập tức được diễn-nghĩa như bài thuyết-giảng Phúc Âm dành cho người ngoài Đạo như thư Galát đoạn 1 câu 16, còn chép rằng:

“Người đã đoái thương mặc-khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về Con của Người cho dân ngoại. Tôi đã chẳng thuận theo các lý-do tự-nhiên…”

Tuy nhiên, sách Công cụ Tông-đồ lại mô-tả, là: bất thình lình, ông đối đầu với người theo Do-thái-giáo ở Đamát, và đốt cháy họ bằng lời giảng-thuyết về Đức Giêsu “căng” đến độ ông đành phải trốn thoát khỏi thành phố này vào ban đêm, bằng cách ngồi vào thúng, rồi nhờ cộng-sự-viên thòng thúng xuống dọc tường, như sách Công-vụ Tông-đồ đoạn 9 câu 20-25 lại đã tả:

“Ngay lập tức, ông bắt đầu rao giảng về Đức Giêsu trong các hội-đường, rằng: Ngài là Con Thiên Chúa. Mọi người nghe ông giảng đều kinh-ngạc và nói: "Ông này chẳng phải là người sống ở Giêrusalem vẫn tiêu-diệt người kêu cầu danh Giêsu sao? Chẳng phải ông đến đây với mục đích bắt trói họ giải về cho các thượng-tế sao?" Nhưng ông Saolô càng thêm vững mạnh và ông làm cho người Do-thái ở Đamát phải bẽ mặt, khi minh-chứng rằng Đức Giêsu là Đấng Mêsia.

Sau một thời gian khá lâu, người Do-thái cùng nhau bàn kế giết ông Saolô; nhưng ông biết được âm-mưu của họ. Thậm chí, người ta canh giữ các cửa thành ngày đêm, để giết ông. Nhưng ban đêm, các môn đệ ông đã đưa ông qua tường thành bằng cách đặt ông ngồi trong một cái thúng rồi dòng dây thả xuống.”


Tác-giả sách Công-vụ Tông-đồ, sau đó lại ngầm hiểu rằng: Phaolô tông-đồ tức tốc gia-nhập hội-thánh ở Giêrusalem, do ông Barnabas giới-thiệu với các tông-đồ, bằng việc cãi vã với người phò Hy-Lạp hoặc người Do-thái-giáo nói tiếng Hy-Lạp khiến họ nổi giận đến độ muốn cứu sống ông, thành-viên hội-thánh đã phải giúp ông biến khỏi thành Giêrusalem để về quê nhà dấu yêu ở Tarsus như sách Công-vụ Tông-đồ đoạn 9 câu 26-30 lại kể tiếp

    “Khi tới Giêrusalem, ông Saolô tìm cách nhập đoàn với các môn đệ. Nhưng mọi người vẫn còn sợ ông, vì họ không tin ông là một môn đệ. Ông Banabas liền đứng ra bảo lãnh đưa ông Saolô đến gặp các Tông Đồ, và tường thuật cho các ông nghe chuyện ông ấy được thấy Chúa hiện ra trên đường và phán dạy làm sao, cũng như việc ông ấy đã mạnh dạn rao giảng nhân danh Đức Giêsu tại Đamát thế nào. Từ đó ông Saolô cùng với các Tông Đồ đi lại hoạt động tại Giêrusalem. Ông mạnh dạn rao giảng nhân danh Chúa. Ông thường đàm đạo và tranh luận với những người Do-thái theo văn hoá Hy-lạp. Nhưng họ tìm cách giết ông. Các anh em biết thế, liền dẫn ông xuống Xê-da-rê và tiễn ông lên đường về Tarsus.”

Sau đó, ông Phaolô lại xuất-hiện một lần nữa tại Antiôkia làm phụ-tá cho ông Barnabas, nhưng chưa từng bao giờ thay thế ông Barnabas phụ-trách vài trò lãnh-đạo ở nơi nào hết. Ông luôn qui về mình, cả khi đứng trước mặt ông Barnabas, như Thư Thứ Nhất gửi giáo-đoàn Côrinthô đoạn 9 câu 6 hoặc thư Galát đoạn 2 câu 1-9 còn ghi lại:

            “Tôi xin nói điều này: gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều.”

Hoặc:

“Rồi sau mười bốn năm, tôi lại lên Giêrusalem một lần nữa cùng với ông Ba-na-ba; tôi cũng đem theo anh Titô đi với tôi. Tôi lên đó vì được Thiên Chúa mặc khải, và đã trình bày cho người ta Tin Mừng tôi rao giảng cho dân ngoại, -cách riêng cho các vị có thế giá-, vì sợ rằng tôi ngược xuôi, và đã ngược xuôi vô ích. Thế mà ngay cả anh Titô, người cùng đi với tôi và là người Hy-lạp, cũng không bị ép phải chịu cắt bì.4 Sở dĩ thế là vì có những tên xâm nhập, những kẻ giả danh giả nghĩa anh em, đã len lỏi vào dò xét sự tự do của chúng ta, sự tự do chúng ta có được trong Đức Kitô Giêsu; họ làm như vậy là để bắt chúng ta trở thành nô lệ.

Nhưng với những người ấy, chúng tôi đã không chịu nhượng bộ, dù chỉ trong giây lát, để duy trì cho anh em chân lý của Tin Mừng. Còn về các vị có thế giá -lúc bấy giờ các vị ấy có là gì đi nữa, điều đó không quan hệ đối với tôi: Thiên Chúa không thiên vị ai-, các vị có thế giá ấy đã không đưa ra thêm điều gì cho tôi. Trái lại, các ngài thấy rằng tôi đã được uỷ thác nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cho những người không được cắt bì, cũng như ông Phê-rô được uỷ thác nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cho những người được cắt bì. Thật vậy, Đấng đã hoạt động nơi ông Phê-rô, biến ông thành Tông Đồ của những người được cắt bì, cũng đã hoạt động biến tôi thành Tông Đồ các dân ngoại. Vậy khi nhận ra ân huệ Thiên Chúa đã ban cho tôi, các ông Giacôbê, Kêpha và Gioan, những người được coi là cột trụ, đã bắt tay tôi và ông Ba-na-ba để tỏ dấu hiệp thông: chúng tôi thì lo cho các dân ngoại, còn các vị ấy thì lo cho những người được cắt bì.”

Trong thời-gian ngắn, cả hai vị lại đã xung-đột với nhau tại Antiôkia và cuối cùng đã phân đường đi riêng rẽ, như Thư Galát đoạn 2 câu 13 , lại đã kể:

“Những người Do-thái khác cũng theo ông mà giả hình giả bộ, khiến cả ông Banabas cũng bị lôi cuốn mà giả hình như họ.”

Sách Công-vụ Tông-đồ đoạn 15 câu 36-40 có kể về ông Phaolô không là đối-tác dễ tính bao giờ hết, ngoại trừ người khác để ông làm thủ-lãnh hoặc làm xếp, như:

“Ít ngày sau, ông Phaolô nói với ông Banabas: "Ta hãy trở lại thăm các anh em trong mỗi thành ta đã loan báo lời Chúa, xem họ ra sao." Ông Banabas muốn đem theo cả ông Gioan cũng gọi là Máccô. Nhưng ông Phaolô thì nghĩ là một người đã từng bỏ hai ông từ khi ở miền Pam-phy-li-a và đã không cộng tác với hai ông, thì không nên đem theo. Hai bên nổi nóng đến mức phải chia tay nhau. Ông Banabas đem ông Máccô theo, vượt biển đi đảo Sýp. Còn ông Phaolô thì chọn ông Xila và lên đường, sau khi đã được các anh em giao phó cho ân-sủng Chúa.”


Câu truyện ở sách Công vụ Tông-đồ kể về việc ông Phaolô rời Đamát đến Giêrusalem những hai lần khiến mâu-thuẫn với câu truyện do chính ông kể lại. Trước nhất, ông Phaolô thay đoạn giải-thích ở sách Công-vụ Tông-đồ về chuyện ông biến-mất cách đột-ngột, tức: lần khẩn-trương thoát chạy khỏi vụ mưu-sát do đám dân chúng theo Do-thái-giáo mưu-đồ giết hại, khiến ông phải lẩn tránh đám lính canh do tổng-trấn thành Đamát là vua Nabatean Aretas chỉ-định. Thứ Thứ Hai Côrinthô đoạn 11 câu 32-33 có kể rằng:

“Tại Đamát, tổng đốc của vua Arêtas đã cho lính canh gác thành để bắt tôi. Nhưng người ta đã cho tôi vào một cái thúng, rồi thòng qua cửa sổ dọc theo tường thành. Thế là tôi thoát khỏi tay ông ta.”

Xem thế thì, lý-do đích-thực khiến ông Phaolô phải trốn/chạy, là vì: giới-chức có thẩm-quyền hồi đó vẫn coi chuyện xưa/cũ ông Phaolô chuyên bắt giữ người Do-thái-giáo ở Đamát là mối đe-doạ thấy rõ đối với pháp-luật và trật-tự. (*2)

Hai nữa, ông Phaolô cũng từng công-khai chối bỏ việc ông từ Đamát đến Giêrusalem là để thăm viếng các tông-đồ hiền-từ. Như ông từng tỏ-bày: đích-điểm ông nhắm đến, lúc ấy, là tìm đến sa-mạc thuộc khu-vực người Ả-Rập sống ở Transjordan, hệt như Thư Galát đoạn 1 câu 17 từng trích-dẫn, như sau:

“Tôi cũng chẳng lên Giêrusalem để gặp các vị đã là Tông Đồ trước tôi, nhưng tức khắc tôi đã sang xứ Ả-rập, rồi lại trở về Đamát.”

Rõ ràng là, cũng cùng một thư thứ hai gửi giáo-đoàn Côrinthô đoạn 12 cây 2-4, ông lại diễn-tả kinh-nghiệm thần-bí do ông đạt được bằng lời lẽ như sau:

“Tôi biết có người môn đệ Đức Kitô, trước đây mười bốn năm, đã được nhắc lên tới tầng trời thứ ba -có ở trong thân xác hay không, tôi không biết, có ở ngoài thân xác hay không, tôi cũng không biết, chỉ có Thiên Chúa biết. Tôi biết rằng người ấy đã được nhắc lên tận thiên-đàng -trong thân xác hay ngoài thân xác, tôi không biết, chỉ mình Thiên-Chúa biết.”

Ba năm sau, ông lại có cuộc gặp mặt lần đầu, cũng ngắn ngủi, với tông-đồ khác, là: Phêrô (tức Kêpha) và ông Giacôbê là em Đức Giêsu chứ không gặp tông-đồ nào khác hoặc giáo-hội nào khác ở Giuđêa, cả.

Và, sau 2 tuần gần gũi ông Phêrô Kêpha cũng như ông Giacôbê em Đức Giêsu như thế, ông lại ra đi thực-hiện công-cuộc thừa-sai/mục-vụ của mình tại Syria và Cilicia như Thư Galát đoạn 1 câu 18-21 còn ghi tiếp, như sau:

“Ba năm sau tôi mới lên Giêrusalem diện-kiến ông Kêpha, và ở lại với ông mười lăm ngày. Tôi đã không gặp vị Tông Đồ nào khác ngoài ông Giacôbê, người em của Chúa. Viết cho anh em những điều này, tôi cam đoan trước mặt Thiên Chúa là tôi không nói dối. Sau đó tôi đến Xyri và miền Kilikia.”
             
Người đọc chúng ta, giả như chấp-nhận rằng: công việc khởi-đầu với ông Phaolô như thế là đúng, thì: điều này sẽ đánh động ta không ít khi nghĩ rằng: ông Phaolô đã tự biết mình là nhân-vật dị-kỳ đối-tác với các tông-đồ khác khiến gây ảnh-hưởng không tránh được lên sự/việc mô-tả diện-mạo Đức Giêsu, đã đổi thay.

Truyện kể “Gót chân mềm Archilles” do ông Phaolô diễn-tả, lại đã mang bản-chất dễ đưa ta đi vào tình-thế dễ đặt vấn-đề về vị-thế tông-đồ của chính ông. Bởi, chính ông cũng đã quả-quyết mình là “tông-đồ của Đức Giêsu Kitô” như Thư Thứ Nhất Côrinthô đoạn 1 câu 1 và thư Thứ Hai Côrinthô đoạn 1 câu 1 cũng từng viết:

“Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông Đồ của Đức Kitô Giêsu, và ông Xốtthênê là người anh em chúng tôi…”
Và:
“Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên-Chúa, được làm Tông Đồ của Đức Kitô Giêsu, và Timôthê là người anh em, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Côrinthô, cùng với mọi người trong dân thánh trong khắp miền Akhaia.”

Và rồi, khi viết thư Rôma ông lại cũng nói đến “bầy tôi” Đức Giêsu, gọi là tông-đồ, như đoạn 1 câu 1 còn ghi rõ:

“Tôi là Phaolô, tôi tớ Đức Kitô Giêsu; được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên-Chúa.”

Ở chỗ khác, chính ông Phaolô cũng đã gọi mình là “sứ-thần của Đức Kitô”, như thư Thứ Hai Côrinthô đoạn 5 câu 20 còn nói tiếp:

“Vì thế, chúng tôi là sứ-giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên-Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa.”

Hoặc, chính-xác hơn, ông lại cũng mô-tả chính mình là “thừa-tác-viên của Đức Giêsu Kitô được gửi đến với dân ngoaị”, như thư Rôma đoạn 15 câu 16 lại đã phân-bua:

“Thiên Chúa đã ban cho tôi1làm người phục-vụ Đức Giêsu Kitô giữa dân ngoại, lo việc tế-tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thần-Khí thánh-hoá mà trở nên lễ phẩm đẹp lòng Thiên-Chúa.”

Đằng khác, ông Phaolô lại cũng tuyên-bố rằng: những điều nói ở đây, được các đấng bậc Hội-thánh chứng-giám. Và, chính ông cũng hơn một lần từng làm sáng-tỏ bằng lời lẽ đầy tính “bút chiến”, rất bực bội như thư Thứ Nhất Corinthô đoạn 9 câu 1-2 lại xác quyết:

“Tôi không tự do ư? Tôi không phải là tông-đồ ư? Tôi đã không thấy Đức Giêsu, Chúa chúng ta sao? Anh em không phải là công-trình của tôi trong Chúa sao? Nếu đối với người khác tôi không phải là tông-đồ, thì ít ra đối với anh em tôi vẫn là tông-đồ, vì ấn-tín chứng-thực chức-vụ tông-đồ của tôi trong Chúa chính là anh em.”  

Ở một đoạn khác, ông lại đã chối bỏ sự khiêm-tốn thua-thiệt các nhà giảng-thuyết khác mà ông từng mỉa-mai gọi họ là “các tông-đồ siêu-đẳng” như thư thứ Hai Côrinthô đoạn 11 câu 5 và đoạn 12 câu 11, rày đã kể:

“Tôi nghĩ rằng tôi chẳng thua gì các Tông Đồ siêu đẳng kia. Giả như tôi có thua kém về khoa ăn nói, thì về sự hiểu biết, tôi chẳng thua kém gì! Trong mọi dịp và trước mặt mọi người, chúng tôi đã tỏ cho anh em thấy điều đó rồi.” 

Hoặc:
“Tôi điên rồi! Chính anh em đã khiến tôi ra như thế. Đáng lẽ anh em phải khen tôi, vì mặc dầu tôi chẳng là gì, tôi đâu có thua kém các Tông Đồ siêu-đẳng kia.”


Ông từng chuẩn bị tình-huống cho thuận-tiện để định-vị chính ông là: “tông-đồ kém cỏi”. Nhưng, có một lúc, không tự chủ được chính mình, ông lại đi quá xa bằng cách tuyên-bố mình “không thích-hợp để được gọi là tông-đồ” như thư Thứ Nhất Côrinthô đoạn 15 câu 9, trong đó ông có nói, như sau:

“Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược-đãi Hội Thánh của Thiên Chúa.”


Tuy nhiên, so chiếu tâm-can ông, có người đã tỏ lộ rằng: ông dám trao tặng toàn-bộ sự sống của chính mình hầu tạo danh-xưng tông-đồ cho ông, dù có phải trả giá cho việc phục-vụ bằng môi miệng khiêm tốn đến thế nào đi nữa, ông cũng chẳng ngại va-chạm, xung-đột với các bạn đồng-nghiệp dù lão-thành/kỳ-cựu hơn ông.

                                                                                                (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên soạn,
Mai Tá lược dịch

No comments: