Chương 2
Đức Giêsu của ông
Gioan
Đấng Thiên Sai hay
Khách Lạ đến từ trời
(Bài 4)
Đọc
lại trình-thuật tác-giả Gioan khá nhiều lần, tôi càng thấy Tin Mừng này bộc lộ
một số diện-mạo của Đức Giêsu chòng chéo lên nhau. Từ lúc đó, theo tôi, ta phải
có ít nhất ba phương-án khác-biệt, mới hy-vọng thoát cảnh rối mù, phức-tạp.
Chân-dung này, cả vào khi ta so-sánh với diện-mạo nào khác từng diễn-bày ở
trình-thuật, càng tạo đặc-trưng/đặc-thù của thần-học Tin Mừng thứ Tư, thật rất
thế. Ở giòng cuối chương/đoạn này, người đọc sẽ nhận ra được diện-mạo Đức Giêsu
do tác-giả Gioan diễn-tả lại sẽ vượt lên trên dung-nhan truyền-thống khi xưa được
tác-giả khác như Mác-cô, Mát-thêu và Luca đề ra.
Khởi
đầu giòng chảy của chính mình, tác-giả Tin Mừng Thứ Tư đưa vào đây, nhiều đoạn-văn
chuyên-chở lập-trường về diện-mạo Đức Giêsu hoặc động-thái nào khác hướng về
Ngài do người viết đặt để ở người Do-thái-giáo sống cùng thời, trong đó có bạn-bè
cùng quan-sát-viên không uỷ-thác, và các phê-bình-gia chuyên chống-đối. Những vấn-đề
do các vị đưa ra, lại liên-quan đến vai-trò của Đức Giêsu là Ngôn-sứ, Đấng
Thiên-Sai và là Con Thiên Chúa hằng sống, đấy chứ? Câu đáp-trả do các vị này đem
lại, được soi-tỏ bằng lằn sáng quí-giá có chiều-hướng đương-đại của
Do-thái-giáo Palestin, hồi thế-kỷ thứ nhất.
Tiếp
đến, là văn-bản gom gộp thành từng bó, trong đó tác-giả đây lại đã để Đức Giêsu
luôn nói về chính mình, cũng khá nhiều. Ngôn-từ xuất tự môi miệng Đức Giêsu, hầu
hết diễn-tả đại-ý của người viết. Và, điểm khác-biệt giữa ý-tưởng của Đức Giêsu
ở Tin Mừng Thứ Tư và Nhất Lãm trước đó, không giống ý-tưởng của nhà hùng-biện vốn
dĩ trau-chuốt lời lẽ cách khéo léo, như một bài giảng-huấn ở đền thờ, mà thôi.
Ngược
lại, Đức Giêsu chuyển-tải lời Ngài dạy-dỗ, bằng phương-cách ngắn gọn, nhưng đầy
ấn-tượng. Đa số lời Ngài phát-biểu, đều hàm-ngụ vấn-nạn bất-ngờ đặt cho các bậc
thày do từ người bàng-quan đứng ở ngoài; hoặc đem đến cho môn-đồ do việc lời Ngài
đáp-trả đi ra ngoài dự-kiến hơn là dọn sẵn có bài-bản, hẳn hoi. Hoặc, đó chỉ là
tuyên-ngôn đầy khích-lệ đã dọn trước.
Ở
Tin Mừng Nhất Lãm, có hai trình-thuật cũng lớn lao, một: là Bài Giảng Trên Núi
(ở Mát-thêu đạn 5-7) tức chương/đoạn vang vọng tính mù mờ nơi huấn-từ trơn-tru/gọn
nhẹ nơi trình-thuật Luca ở đoạn 6 câu 24-49. Xem ra, cũng không giống Cánh
Chung-luận trong đó nói rõ giai-đoạn chấm-dứt thời hiện-tại bằng sự-kiện Đền thờ
Giêrusalem bị phá-hủy nói rõ ở trình-thuật Mát-thêu đoạn 24 và trình-thuật Mác-cô
đoạn 13; cũng như trình-thuật Luca đoạn
21. Các đoạn này, đều khiến người đọc nghĩ ngay, rằng: đây là bài hùng-biện bài-bản
được trau-chuốt từng đánh động người đọc, rất nhiều lần.
Riêng
Bài Giảng Trên Núi vốn dĩ gom gộp các câu nói vụn-vặt ở đây đó, do tác giả Mát-thêu
chắp nối vào với nhau, sau đó lại bào: câu nói ấy là do miệng Đức Giêsu nói. Thật
tình thì, có nói gì thì nói, thực-chất lời khuyên dạy, nay đính-kết thành chủ-đề
nêu rõ ý-định ban đầu là: tác-giả không có ý chỉ nói một lần rồi thôi. Hẳn
nhiên là, nếu ta tách-biệt đoạn văn này thành từng khúc, thì những lời như thế lại
sẽ làm người nghe thêm rối bời, khó hiểu.
Theo
thiển-ý, nếu coi đó như bài giảng về Cánh-chung-luận, thì dù đôi chỗ ở trong đó
bao gồm lời nói đích-thực từ miệng Đức Giêsu phát ra, các chuyên-gia Kinh thánh
vẫn coi đây như việc thiết-lập Giáo-hội có ấn-định ngày tháng/niên biểu rạch-ròi
sau khi Đền thờ bị phá hồi thập niên 70, sau Công-nguyên. Và, các vị lại cũng sử-dụng
sự-kiện này như thể chỉ-dẫn về việc Đức Kitô Quang lâm trở lại, đã gần kề.
Nói
nôm-na, thì Bài Giảng đây, được viết vào thời-gian 40 năm sau thời Đức Giêsu còn
sống, qua đó các vị lại vẫn coi Ngài như vị Ngôn sứ, xuất-hiện sau biến-cố rất
thực.
Về
mặt tư-tưởng, lời Đức Giêsu nói ở Tin Mừng Nhất Lãm, lại vẫn tập-trung vào Người-Cha-ở-Trên-Cao,
cùng Vương-Quốc-Nước-Trời đang trờ tới, và cũng liên-quan đến đòi-hỏi đạo-lý cũng
như đức-độ mà bất kỳ chúng-dân nào vốn dĩ muốn đạt Vương Quốc Nước Trời, đều phải
qua cửa ải sám-hối, với ăn-năn. Điều này, lại có nghĩa: lời giảng-dạy cùng đạo-lý
do Đức Giêsu chủ-trương ở Tin Mừng Nhất Lãm, không tập-trung vào chính Ngài,
nhưng vào Thiên-Chúa-là-Cha, mà thôi.
Cả
khi Ngài buộc lòng phải đối diện với vấn-nạn thẳng-thừng, liên-quan đến vai-trò
Ngài thủ-giữ ở biến-cố Khải-Huyền rất chung-cuộc, Ngài vẫn chỉ nói lập-lờ hoặc
tránh né tình-thế khó xử. Kịp đến khi Ngài bị nhiều người thắc mắc cứ xem Ngài
có là Đấng Thiên-Sai hoặc Vua Quan của Do-thái-giáo thực không, thì câu trả lời
Ngài thường viễn dẫn vẫn không là câu “Đúng thế!” mà chỉ nói: “Chính ông nói thế!”, hoặc câu nào đó
tương-tự.
Nay,
cứ thử nhìn vào điểm tương-phản khi đọc Tin Mừng Thứ Tư, ắt thấy rõ điều đó. Đức
Giêsu ở Tin Mừng này, đặc-trưng/đặc-thù ở lối nói lan-man, dông dài, thường lập
đi/lập lại vài ý-tưởng nòng-cốt; hoặc đôi lúc, lại rất bóng gió. Lời lẽ ấy, thoạt
đầu không đề-cập đến Thiên-Chúa-là-Cha và cũng chẳng bận-tâm gì đến Vương-Quốc-Nước-Trời,
nơi cao vời.
Đề-tài
chủ-chốt về chân-dung/diện-mạo Đức Giêsu do Tin Mừng Nhất Lãm đưa ra, lại chỉ
thấy nói ở trường-hợp duy-nhất là mẩu đối-thoại với ông Nicođêmô (ỏ trình-thuật
Gioan đoạn 3 câu 3-5) chỉ một lần duy-nhất trong toàn-bộ Tin Mừng Thứ Tư của
ông Gioan.
Ở
Tin Mừng này, điều Đức Giêsu quyết-tâm giảng-dạy, là: tập-trung vào chính Ngài
và chỉ loanh quanh về con người của Ngài, mà thôi. Lại nữa, giáo-huấn Ngài
đề ra cùng quan-hệ giữa Ngài và Thiên-Chúa-là-Cha cũng như với môn đồ
Ngài, cả đến cung-cách diễn-tả ở trình-thuật này tựa hồ như vẫn lôi theo sau lối
chuyển-tải hống-hách, tinh-lược có kết-cuộc khiến mọi người thấy khó lòng hiểu
được.
Ngôn-từ
Ngài sử-dụng, gặp phản-ứng dữ-dội nơi người nghe vốn dĩ nghĩ rằng: vào độ trước,
không biết là: Ngài làm thế có cốt ý nói với cá-nhân nào đó rất khó đoán, tức:
những người như ông Nicôđêmô (ở chương 3); hoặc, như với nữ-phụ người
Samaritanô bên giếng Giacóp; hoặc, cốt ám-chỉ đám dông Do-thái-giáo vốn
cách-ngăn/kình-chống như ở Galilê, hay không mà thôi.
Cũng
tựa hồ như khi Ngài nói về “Bánh Sự Sống” (ở chương 9) từng khiến người nghe
thêm phẫn-nộ. Ngay các môn-đồ chậm-lụt có đầu óc dầy-đặc, đều vẫn thấy lời Ngài
dạy thật “khó hiểu”, như trình-thuật Gioan đoạn 6 câu 60 từng cho thấy.
Ngay
đến nhóm Mười Hai thân-cận với Ngài là thế, cũng không thể nắm được ý Ngài muốn
nói. Và, câu đáp/trả bất-ngờ thiếu bình-tâm tỉnh-trí của Đức Giêsu, vẫn không
là chuyện bất thường xảy ra. Thế nên, vào thời trước, ông Nicôđêmô dám
trách-móc Ngài bằng những câu, như: “Ông
là bậc thầy trong dân Israel mà lại không biết những chuyện ấy ư?” (Ga 3:
10). Và, cả các tông-đồ cũng không tài nào tránh-né lời quở mắng/trách-mó đầy
khó chịu, khi Ngài bảo: “Thầy ở với anh
em bấy lâu nay, thế mà anh Philípphê lại chưa biết Thầy sao?”
Không
giống diện-mạo Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giêsu ở Tin Mừng Thứ Tư này,
lại là nhân-vật cấp cao khá độc-tài, siêu-việt hơn mọi người. Ngài nói với
chúng dân theo cách “kẻ cả”, tức: đứng ở trên phán xuống đầy tính hiệu-lệnh, nước
đôi, lập-lờ. Khi được hỏi: Ngài có là Đấng Mêsia do Thiên-Chúa gửi đến không,
thì có lúc Ngài khẳng-định mình là như thế (Ga 4: 26); lại có khi, lời Ngài đượm
những kêu ca/oán trách như đoạn 10 câu 25 từng nêu rõ: “Tôi đã nói với các ông rồi, mà sao các ông không tin!”
Đức
Giêsu ở trình-thuật rất Gioan-tính, không là “Người-của-Chúa” theo nghĩa Ngôn-sứ
chăm-lo chuyên-chở ý-niệm giảng-dạy mà truyền-thống Kinh Sách Do-thái-giáo đã
quen thuộc với ta. Ngài là Khách-lạ bí-ẩn, huyền-nhiệm như Hữu-thể đến từ nơi
cao xa vời vợi để mặc xác-phàm làm người, rồi còn trở về lại chốn miền vời vợi ấy.
Cứ
theo ngôn-từ chuyên-môn hiện-đại, chắc hẳn Ngài sẽ được gọi là E.T. (tức Người từ
khung trời ngoài trái đất, đã xuất-hiện). Theo cách diễn-tả của ông Gioan, thì
Ngài là Con-Thiên-Chúa-là-Cha với đầy-đủ ý-nghĩa siêu-hình-học không chỉ mang
tính ẩn-dụ như văn chương Kinh Sách thường nói, nhưng còn mang tính-cách của thời
hậu thánh-kinh luôn có thói quen áp-đặt danh-xưng “Con” Thiên-Chúa trước nhất với
người Do-thái-giáo, sau đến mới ám-chỉ người Do-thái sùng đạo như bậc thánh-hiền
và Đấng Thiên Sai
Nguồn
văn thứ ba về diện-mạo Đức Giêsu ờ Tin Mừng Thứ Tư, không đến từ các câu nói
gán cho người đương thời sống với Ngài; hoặc, từ những lời do ông Gioan đặt vào
miệng của “Người Con”, nhưng là lời trực-tiếp phát ra và mở rộng, từ phẩm-bình/chỉ-trích
do tác-giả trình-thuật lồng vào trong đó. Trước nhất và trên hết, tôi muốn qui
về Lời Tựa Đầu ở Tin Mừng Thứ Tư đoạn 1 câu 1-8, vốn là tuyệt-phẩm rất thi-tứ lại
mang tính-chất giáo-điều của tác-giả.
Lời
Tựa này, diễn tả Logos, tức LỜI
vĩnh-cửu mang-mặc xác-phàm thành Đức Chúa hiện-hữu với thế-gian, vốn tóm lược
thứ tinh-hoa/cốt lõi ở bộ môn Kitô-học; hoặc, từng là tổng-hợp gồm các giáo-điều
về Đức Kitô và về công-trình cứu-độ của Ngài. Ngoại trừ tóm-lược rực rỡ này, là
phần cốt-lõi của thần-học Kitô-giáo tái-tạo đầy-đủ cả vào khi mọi chứng-cớ còn rơi
rớt/sót lại, liên-quan đến đạo-lý và giáo-huấn của Hội thánh đều đã biến-mất.
Hy-vọng
rằng, bằng việc phác-thảo cấu-trúc cho Tin Mừng Thứ Tư đưa ra sẽ giúp ta nhận-định
thoả-đáng nhắm vào mục-tiêu mà tác-giả đây từng dựng-xây công việc ông thực-hiện.
Bằng việc tạo tín-nhiệm nơi những người sống vào thời Đức Giêsu với lập-trường/quan-điểm
truyền-thống ít phát-triển hơn, thì tác-giả Gioan đã có khả-năng đem lại sự
khuây khoả cho niềm tin-tưởng của ông trong công-trình Kitô-học trình-bày trực-tiếp
đến từ môi miệng Con Thiên-Chúa vốn dĩ tạo cho ông một tóm-lược về niềm tin-tưởng
này ở Lời Tựa Tin Mừng do ông viết.
(còn tiếp)
Gs Ts Geza Vermes biên-soạn
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment