Chương 1
Gioan
Nhân-vật lạ-kỳ xuất-hiện
ở Tin Mừng
(Bài 3)
Gioan Tin Mừng, nhân vật thật lạ kỳ
Có
một đặc-trưng khác, khả dĩ giúp ta phân-biệt được Tin Mừng thứ Tư với Tin Mừng
Nhất Lãm là việc ta hiểu thế nào về các “sự lạ” hoặc “phép lạ” do Đức Giêsu thực-hiện,
hồi thời trước. Người đầu tiên trong 3 tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm, đã xem xét hoạt-động
công-khai đầy uy-lực của Ngài -như nhiều người thường nghĩ:- Ngài làm thế là để
“chữa lành” người tật bệnh, hầu đem lại lợi ích cho riêng họ. Nhưng thực tình,
nó lại tấn kích mạnh lên người bàng quan, vẫn coi đó như “chuyện lạ” đầy phù
phép.
Xưa
nay, mọi người chúng ta vẫn được dạy: Ngài công-khai bác bỏ điều mà phần đông dân-chúng
thời bấy giờ cho rằng các “dấu lạ/điềm thiêng” được tỏ-hiện, là để chứng-tỏ quyền-bính
siêu-phàm của người ra uy. Về phía Đức Giêsu, Ngài từ-chối/không đáp lại yêu cầu
đòi Ngài phải ban “dấu lạ/điềm thiêng từ trời xuống” mà đám Do-thái-giáo, như: nhóm
Pharisêu, ký-lục, kỳ-mục hoặc Xađuxê đòi hỏi như thấy ghi ở trình-thuật Mác-cô
đoạn 8 câu 11; và trình-thuật Mát-thêu đoạn 12 câu 38 cũng như đoạn 16 câu 1.
Đức
Giêsu, khi xưa, luôn bác-bỏ điều mà người Do-thái-giáo đòi “dấu lạ/điềm thiêng”
bằng cách bảo rằng: “chỉ những kẻ lệ-thuộc vào ác-thần/sự dữ và thế-hệ ngoại
tình, mới cần đến “dấu lạ”, như thấy ghi ở trình-thuật Mát-thêu đoạn 12 câu 39;
hoặc đoạn 16 câu 4; và trình-thuật Luca đoạn 11 câu 29.
Ở
Tin Mừng Nhất Lãm, các tác-giả lại đi đến kết-luận rút từ các truyện thần-kỳ
khác, để rồi khẳng định: Đức Giêsu là vị Ngôn sứ cao cả, như truyền-thống đã 2
lần chuyển-tải ở trình-thuật Gioan đoạn 6 câu 14 và đoạn 9 câu 17.
Mặt
khác, các tác-giả đây, còn ám-chỉ “dấu lạ/điềm thiêng” bằng sự việc Đức Giêsu xua
đuổi quỷ ma nhờ sự-thể là Ngài có được đặc-trưng/đặc-thù ấy từ tay Chúa, như trình-thuật
Mát-thêu ghi rõ ở đoạn 12 câu 28; và trình-thuật Luca đoạn 11 câu 20, và những
đoạn còn quả quyết thêm, rằng: Vương Quốc Nước Trời và thời của Đấng Thiên-Sai
đang trờ tới hoặc đã xảy đến, rất thực-sự.
Đặc
biệt, là câu:
“Hãy đi mà kể cho ông Gioan (Tẩy Giả) biết những gì các ông đã nghe
và thấy người mù được sáng, người quẻ được đi, kẻ phung đưọc sạch và kẻ điếc được
nghe cùng kẻ chết sống lại, và người nghèo được nghe báo Tin Mừng; và phúc cho
người không phải vấp ngã vì Tôi.” (Mát-thêu đoạn 4 câu 4-5)
lại
cho thấy bối-cảnh sự việc xảy ra, cốt để gợi nhớ về thời Cánh chung/Thiên-Sai mà
Giáo-hội lâu nay rút tỉa từ tài-liệu Qumran (4Q 521). Có thể nói, đây là đoạn
viết lấy từ tài-liệu Biển Chết của nhóm/phái Essênê, qua đó Đấng Thiên Sai sẽ chữa
lành cho người bệnh, và Ngài sẽ sống lại từ cõi chết cũng như việc đạt tới Vương
Quốc Nước Trời là những điều chỉ được đề-cập trong phút chốc, thôi.
Kế
đến, cả trời đất rồi cũng nghe theo tiếng gọi từ Đấng Thiên-Sai của mình. Ngài
vinh-danh kẻ được sủng-mộ trên ngai bệ của Vương Quốc. Ngài, là Đấng giải-thoát
kẻ nào bị cầm-giữ, tái-tạo thị-giác cho người mù, uốn thẳng lưng còng người oằn
xương. Và, Ngài sẽ “chữa lành” mọi kẻ tật/bệnh, phục-hồi sự sống cho những người
đã chết, đem tin-vui-an-lành đến với người nghèo hèn/cùng khổ.
Ở
Tin Mừng Nhất Lãm, các “sự lạ” do Đức Giêsu thực-hiện với tư-cách là Ngôn-sứ có
tài lôi-cuốn hết mọi người, đều bắt nguồn từ tình thương-yêu “người của Chúa”.
Ngài, là Đấng xót-thương người ốm đau/nghèo khổ. Và, việc này được mô-tả như “khúc
dạo đầu” của nhạc-bản ý nói rằng: mọi người đều sẽ trông chờ Ngài thiết-lập
Vương Quốc Nước Trời, ở nơi đây. Chốn này. Việc này xảy đến, như “dấu hiệu” cho
thấy Ngài thực-sự có mặt nơi sứ-vụ thừa-tác từng uỷ-thác cho Ngài.
Vương-Quốc-Nước-Trời
vốn tập-trung nơi lời dạy của Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ xuất-hiện nơi
đoạn 3 câu 3-5 ở trình-thuật Tin Mừng Gioan, thôi. Thành thử, điều đó chẳng
đóng góp gì cho thần-học Tin Mừng Thứ Tư, hết. Về các “dấu lạ/điềm thiêng” mang
tính-chất rất Gioan, thì sự việc nói ở đây, chỉ là “điềm thiêng/dấu lạ” chứng-tỏ
tính khác-biệt có nguồn gốc từ trời lại mang mặc bản-chất siêu-phàm của Đức
Giêsu, mà thôi.
Điều
này, còn để chứng-tỏ sự vinh-quang của chính Ngài và “dấu lạ” có sẵn nơi tư-duy
của tác-giả, xem ra đã xuất hiện ngay ở bản gốc, mà ông Gioan liệt-kê ở trình-tự
kế-tiếp như việc biến-nước-thành-rượu ở tiệc cưới Cana được mô-tả như “sự lạ đầu
tay” của chính Ngài. Việc chữa lành con trai chức-sắc hoàng-gia, sẽ như “sự lạ
thứ hai” xuất tự Đức Giêsu (Ga 2: 11; 4: 54), là Đấng đầy quyền phép.
Tuy
nhiên, với “sự lạ thứ hai” này, các trưng-diễn bất ngờ lại đã đi đến dứt-điểm.
Và từ đó, dẫn theo nhiều ngộ-nhận. Quả thật, trước đó, tác-giả Gioan có đề-xuất
(như ở đoạn 2 câu 23) xác-chứng bảo rằng: một số “chuyện lạ” (không được ghi chép
ở trình-thuật của ông) lại định ngày/định tháng trước cả “sự lạ” chữa lành cho con
trai của chức-sắc hoàng-gia, đã thành truyện kể để người Do-thái-giáo ở
Giêrusalem dựa vào đó, mà tin tưởng.
Ngay
đến ông Nicôđêmô lại cũng thừa-nhận, rằng: niềm tin ông có nơi Đức Giêsu là Đấng
do Thiên-Chúa gửi đến, nằm ở các “dấu lạ/điềm thiêng” mà không ai ngoài
Thiên-Chúa ra, có thể làm được, trừ phi Thiên-Chúa ở cùng và ở với người ấy” (Ga
3: 2). Và, các truyện kể trở về sau, ta lại cũng phát-giác ra được sự thể qui về
“dấu lạ/điềm thiêng do Đức Giêsu thực-hiện trên người bệnh” (Ga 6: 2)
Cuối
cùng thì, cộng với “sự lạ” quanh việc phân-phát bánh và cá cho đám đông quần-chúng,
cùng việc chữa lành người ăn xin mù loà ở đoạn 6 câu 4, 26; và đoạn 9 câu
16-17, thì cả truyện ông Lazarô trỗi dậy, cũng đều là “dấu lạ/điềm thiêng” cốt tăng
nhanh danh tiếng lẫy-lừng của Đức Giêsu, dưới con mắt của quần-chúng mà thôi (Ga
12: 18). Đưa mắt nhìn về truyện kể ông Lazarô trỗi dậy có ghi ở trình-thuật này
theo nhãn-giới khác, thì tính-chất không thẩm-thấu của “sự lạ” (như đoạn 12 câu
37 có nói đến) lại để lộ quan-điểm của tác-giả Gioan, nói về đặc-tính thiếu
lòng tin của người Do-thái-giáo lúc đó, biết chừng nào.
Ngược
lại, nhiều “dấu lạ/điềm thiêng” khác, không thấy ghi ở trình-thuật Tin Mừng Thứ
Tư, nhưng do các tông-đồ chứng-thực, lại vẫn có đó như để chứng-tỏ rằng: Đức
Giêsu là “Con Thiên Chúa” (Ga 20: 30-31). Nói tóm lại, bằng cung-cách lộ-liễu
hay ngầm-ẩn, các “dấu lạ/điềm thiêng” đầy tính-chất rất Gioan được nêu lên là để
chứng-tỏ tính siêu-phàm của Đức Giêsu, thôi.
Thời
hôm nay, đang có các cuộc đối-thoại mật-thiết giữa Do-thái-giáo và Đạo Chúa,
thì một trong những đặc-tính đáng sợ ở Tin Mừng Thứ Tư, là cung-cách cho rằng: người
theo Do-thái-giáo thời đó, và những người sống ở Giuđêa (mà tiếng Hy-Lạp gọi họ
là những người không có cảm-tình sâu/rộng với Đức Giêsu) là khuynh hướng và mục-đích
của trình-thuật Tin Mừng Gioan, do tác-giả nhắm đến.
Ngay
từ đầu cuộc sống, những người này lại nhắm vào việc âm-mưu sát-hại Ngài, mà người
Do-thái-giáo vẫn lập đi lập lại rất nhiều lần. Có hai lý-do nói rõ tính-cách bạo-tàn
đậm-sâu, lâu như thế. Thứ nhất, là: Đức Giêsu khuấy-động sự giận-dữ nơi người theo
cùng đạo-giáo giống như Ngài, bằng việc chữa-trị người bệnh vào ngày Sabát. Và
như thế, tức: coi thường/báng-bổ ngày lễ nghỉ của Do-thái-giáo. Thứ hai, về sự
giận-dữ của chính họ, mà theo tác-giả Gioan, đó là hành-động của Đức Giêsu mà họ
gán cho là phạm-thượng, vì Ngài dám nhất mực cho rằng: Thiên-Chúa của
Do-thái-giáo chính là Cha Ngài.
Về
những người chống-đối rất nổi-cộm này, thì Tin Mừng Nhất Lãm cũng như sử-gia
Josephus và các văn-bản có từ hàng tư-tế, không hỗ-trợ cũng chẳng ghi chép gì về
chuyện người theo Do-thái-giáo lại đi giết những người Do-thái-giáo khác vì các
lý-do trong Đạo như động-thái kình-chống chính-trị (*4). Các hành-xử như thế,
hoàn-toàn không có nền-tảng thần-học vẫn thấy có nơi tư-tưởng của người
Do-thái-giáo, vào thời ấy.
Ở
Tân Ước, việc chữa lành nói chung, được thực-hiện bằng lệnh miệng chứ không kéo
theo “động-thái hoặc công việc” nào hết. Thế nên, họ có làm thế, cũng không thực-sự
vi-phạm ngày Sabát một chút nào. Thêm nữa, người Do-thái-giáo với tư-cách
cá-nhân hoặc nhóm/hội tập-thể đều có tiêu-chuẩn để tự coi mình là “con
Thiên-Chúa”.
Thật
ra thì, ta có thể coi truyện kể ở trình-thuật Luca, nói về việc Đức Giêsu bị người
đồng-đạo rắp ranh hành-xử theo kiểu kỳ-thị ở đền thờ nơi quê nhà của Ngài. Bởi,
ngay như người Nazarét yêu nước có ngoan-cố cách mấy, cũng có thể tính chuyện
mưu-sát Đức Giêsu khi thấy Ngài đáp-trả bằng lời lẽ rất chính-đáng và/hoặc cùng
tầm-kích bằng việc chữa lành Ngài thực-hiện ở Capharnaum, làng lân cận.
Ngoại
trừ đoạn văn duy-nhất ở trình-thuật Luca là đoạn 4 câu 29, thì cả 3 tác-giả Tin
Mừng Nhất Lãm lại không chê-trách người Do-thái-giáo đến thế, thay vào đó họ chỉ
chê-trách các nhà lãnh-đạo tôn-giáo của họ, gồm: nhóm Pharisêu, Ký-lục hoặc thượng-tế
vốn có âm-mưu sát hại Ngài. Ngoại trừ trường-hợp tranh-luận như đã nói ở
trình-thuật Mác-cô đoạn 3 câu 6; hoặc Tin Mừng Mát-thêu đoạn 12 câu 14; hoặc
Luca đoạn 6 câu 11 (*5) ra, thì họ chỉ bị kết
án ở giai-đoạn cuối cùng thuộc đời hoạt-động công-khai của Đức Giêsu khi đó họ mới
tìm cách hạ bệ Ngài, thôi.
Ngược
lại điều này, lại thấy ý-định tàn-bạo được diễn-tả ngay vào lúc mới sớm, qua cụm-từ
“người Do-thái-giáo” ghi rõ ở trình-thuật Gioan như đoạn 5 câu 16 và 18; hoặc,
đoạn 7 câu 19 và 25, thì Tin Mừng thứ Tư đã trình-bày: Đức Giêsu phải rời bỏ
Galilê mà đi, vì ở Giuđêa người Do-thái-giáo (tiếng Aram gọi là Ioudaioi) đã đe-doạ tính-mạng Ngài, như trình-thuật
đoạn 7 câu 1 vẫn thấy ghi.
Theo
tác-giả Tin Mừng Gioan, thì sự việc mang tính-chất rất “khát máu” này, lại đã tỏ
cho thấy nét riêng biệt thực-sự của Do-thái-giáo. Bởi, họ hành-xử như cha đẻ của
người ấy, tức một thứ ác-thần/sự dữ là “sát-nhân ngay từ đầu” (như thấy ghi ở
đoạn 8 câu 44).
Nói
cho cùng, thì dù họ có khẳng-định mình là “con cháu Abraham” (như ở đoạn 8 câu
37 và 40 còn ghi rõ) đi nữa, thì họ vẫn là người có gia-phả/giòng dõi xuất tự
hoàng-tử của bóng tối. Tác-giả Gioan ghét cay ghét đắng người Do-thái-giáo.
Riêng tôi, vẫn thường tự bảo với mình rằng: chửa biết chừng chính ông ta có là
người theo Do-thái-giáo hay không nữa.
Trong
khi đó, nếu so sánh với tông-đồ Phaolô, đôi lúc cũng nổi nóng khi đối-xử với
người đồng đạo của ông (xem 2 Thessalônikê đoạn 2 câu 14-16), xem ra cũng là
chuyện tâm-tính thường ngày, thôi.
Thủ-lãnh
tối-cao của Do-thái-giáo lúc ấy, là thượng-tế Caipha, giống nhiều lãnh-tụ chính-trị
thời trước đó và cả vào thời của ông, (như Tin Mừng Thứ Tư cho thấy) sẵn sàng
hy-sinh Đức Giêsu do động-cơ chính-trị, mà thành. Ông tuyên-bố rất thẳng rằng: nếu
có ai đang tỏ ra nguy-hiểm, thì thà dầm mình chết đi còn hơn để toàn đất nước bị
chết (Ga 11: 50). Chính vì lý-do đó, về sau tác-giả đây lại thuận theo nguyên-tắc
luật-pháp vẫn thấy ghi ở luật Talmud: “Tốt
hơn nên để cho những kẻ này bị giết chết, hơn là cả cộng-đồng lại sẽ chết vì
anh ta.” (yTerumot 46b).
Tuy
nhiên, các tư-tế thấy ý-kiến nộp kẻ gây rối cho giới cầm quyền là điều không chấp-nhận
được, thay vào đó các vị này cố khuyên-can các tay tạo-phản nào bị lính La Mã
truy lung/bắt bớ, hãy tự nộp mình thì tốt hơn, bởi làm như thế sẽ có lợi cho
toàn-thể xã-hội.
Ngược
hẳn những lời ông ghi trước đó (Ga 5: 16, 18) vốn bảo rằng: Đức Giêsu bị đe-doạ
đến tính mạng ngay từ đầu, tác-giả Gioan đã hoạ lại những gì Tin Mừng Nhất Lãm
từng viết ra (như ở trình-thuật Mác-cô đoạn 14 câu 1; Mát-thêu đoạn 26 câu 3-4
và Luca đoạn 22 câu 2), vốn nối-kết âm-mưu sát-hại Đức Giêsu lần cuối bằng vào lời
lẽ của thượng tế nọ bảo rằng: “Kể từ hôm ấy,
các thượng-tế và người Biệt-phái (như có ghi ở trình-thuật Gioan đoạn 11 câu 47)
rằng họ triệu-tập công-nghị và bàn tính đưa ông vào chỗ chết” (Ga 11: 53). Cái
oái-oăm/độc ác của lãnh-tụ tôn-giáo thời đó, xem ra không còn ranh-giới nữa. Ngoài
mặt, họ tìm cách giết-hại ông Lazarô, là bạn hiền của Đức Giêsu vừa trổi-dậy, cốt
để ngăn chặn chúng dân đừng tin vào việc Đức Giêsu vực đỡ bạn hiền của Ngài từ
cõi chết (Ga 12: 9-10).
Không
gì chứng tỏ tính dị-kỳ của tác-giả Gioan rõ hơn cho bằng: truyện ông kể về ngày
sau hết của Đức Giêsu (Ga 18-19). Về phần này, xét các khía-cạnh song-song với
trình-thuật Nhất Lãm và, một lần nữa, xem ra câu truyện ấy đáng tin cậy hơn
truyện mà các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm, từng cho thấy xu-hướng dị-kỳ bảo rằng:
bất cứ toan-tính nào nhằm hoà-giải mọi khác-biệt với Tin Mừng Nhất Lãm, đều
không đạt.
Có
hai trình-tự còn chõi nhau nhiều hơn nữa, đồng thời lại kéo theo một hệ-lụy cũng
đáng sợ. Tin Mừng Nhất Lãm tả buổi Tiệc Tạ Từ, trong đó Đức Giêsu san-sẻ với các
tông-đồ của Ngài như dạ-tiệc mừng lễ Vượt Qua; và khi làm như thế, Ngài lại đưa
ra kịch-bản theo lịch-sử hoàn-toàn không thể trụ vững được. Theo truyện, câu hỏi
do Đức Giêsu đưa ra với thượng tế và quan-toà, cũng như án xử và việc hành-quyết
Ngài, tất cả đều xảy ra vào ngày 15 tháng Nissan, tức ngày nghỉ lễ Vượt Qua của
người Do-thái-giáo.
Thế
nhưng, điều này thật khó mà tưởng-tượng là: các lãnh-tụ theo Do-thái-giáo, nếu làm
thế tức họ công-khai bẻ gẫy lề-luật căn-bản mà mọi người đang tuân-giữ, bởi đó
là ngày cấm-kỵ không ai được phép tổ-chức bất cứ buổi xét xử nào cũng thế. Và, sự
việc công-bố cũng như hành-quyết cho đến chết không được phép thực-thi vào ngày
nghỉ lễ cũng như ngày Sabát.
Tin
Mừng Thứ Tư thì khác, trình-thuật đây lại đã đặt-định ngày tháng lên trước đó
những 24 tiếng đồng hồ. Đây, rõ ràng là: các nhân-sĩ Do-thái-giáo cho thấy có sự
bất-đồng giữa những người này, thế nên họ mới không chịu bước vào dinh tổng-trấn
Philatô, ngày hôm đó. Làm thế, là bởi họ muốn tránh không bị uế-tạp, nếu quyết-định
tổ-chức việc ấy vào ngày 14 tháng Nissan, thì họ sẽ bị cấm/cản không được ăn uống
vào chiều tối Lễ Vượt Qua (Ga 18: 28). Điều này, còn có nghĩa: tiệc “seder”-Tạ-Từ đúng ra chưa xảy đến vào
ngày ấy. Hiểu theo tính-cách lịch-sử, thì: sự việc như thế cũng mang tính khả-thi
hơn ở trình-thuật Tin Mừng Nhất Lãm.
Nói
cách khác, xem thế thì: trình-tự ngày/tháng do tác-giả Gioan chọn để đưa vào
Tin Mừng Thứ Tư, đã gây trở-ngại bất ngờ cho thần-học. Bởi, nếu các ngài làm thế,
sẽ đẩy lùi hoặc ít ra cũng giảm-sút tính khả-thi, nếu cứ bảo: Tiệc Ly do Đức Giêsu
thiết-lập với tông-đồ Ngài là Tiệc Vượt Qua (*6). Xem thế thì, việc định-danh/định-hình buổi
tiệc hôm ấy là Tiệc-Vượt-Qua từng ghi rõ ở trình-thuật Mác-cô, Mát-thêu và Luca,
tức Nhất Lãm.
Và,
vào ngày thứ nhất tuần Bánh Không Men, khi các ngài hiến-tế chiên Vượt Qua, thì
tông-đồ lại hỏi Thày: “Thầy muốn chúng
tôi đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua ở đâu?”… Và thế là, tông-đồ Ngài tức-tốc
chuẩn-bị lễ Vượt Qua cho toàn nhóm. Rồi lúc chiều đến, Ngài lại lên giường tiệc
cùng với nhóm Mười Hai… Và…đương lúc họ ăn… như được ghi ở trình-thuật Mác-cô
đoạn 14 câu 12-17, Mát-thêu đoạn 26 câu 17-21; Luca đoạn 22 câu 17-24).
Việc
tác-giả trình-thuật Gioan đưa ra sự-kiện tiệc lễ đặt lên trước 24 tiếng đồng hồ,
lại đã tẩy-xoá ý-nghĩa biểu-tượng của Lễ Vượt Qua, tức Tiệc Thánh Thể mà tín-hữu
Đạo Chúa vẫn hàm-ngụ ở Tin Mừng Nhất Lãm. Và, chính tông đồ Phaolô, là người đầu
tiên đã lên tiếng mạnh-mẽ về chuyện ấy (1 Côrinthô 5: 7; 11: 23-26). Xem ra,
tác-giả Gioan đã tỏ cho thấy là: chính ông cũng không biết gì về chuyện này.
Thông-điệp
mang tính biểu-trưng vẫn gán cho tiệc Tạ Từ được tả là trong buổi ấy, có sự hiện-diện
của Đức Giêsu và môn-đồ Ngài, lại đã xảy ra “trước ngày Lễ Vượt Qua” (như có ghi rõ ở trình-thuật Tin Mừng Gioan
đoạn 13 câu 1) không là sự cứu rỗi qua việc ăn mình và uống máu Đức Giêsu, là
Chiên Vượt Qua đích-thực (*7),
nhưng là sự khiêm-hạ tạo dấu ấn trên các ngài do việc Thày mình rửa chân cho
môn-đồ Ngài ( Gioan 13: 1-20)
Đây,
là điểm chót trong lập-trường nhỏ của tôi về nét đặc-thù phân-biệt Tin Mừng Thứ
Tư của tác-giả Gioan ra khỏi Tin Mừng Nhất Lãm. Sự khác-biệt nằm ở điều bảo rằng:
nhiều vị vẫn muốn coi tác-giả Gioan như người kể độc-lập đứng riêng rẽ, cố tạo
cho câu truyện chỉ người đọc nào không có tương-quan nối-kết với Đức Giêsu và
môn-đồ Ngài mới chấp-nhận.
Xem
thế, thì hình-ảnh về Đức Kitô là Đấng siêu-phàm thần-thánh do tác-giả Tin Mừng Thứ
Tư phác-hoạ, đã phản-ánh giai-đoạn cuối của biến-thái trong trình-tự về diện-mạo
của Đức Giêsu đà thay đổi, ở Tân Ước.
(hết chương 1)
Gs Geza Vermes biên soạn
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment