Monday, 14 September 2015

Gs Geza Vermes Gioan Tin Mừng, người là ai?



Chương 1
Gioan
Nhân-vật lạ-kỳ xuất-hiện
giữa các Tin Mừng
(Bài 2)

Gioan Tin Mừng, người là ai?

Nhiều thần-học-gia cứ luôn tìm cách đặt-định năm tháng ngày giờ việc xuất-hiện Tin Mừng Thứ Tư vào giữa thế-kỷ thứ nhất, sau Công nguyên. Chuyện này, vẫn liên-tục đánh đòn tâm não khiến tôi phải cân-nhắc lại điều này, vì chứng-cứ các vị đưa ra vẫn không làm tôi thấy hữu lý chút nào, về lịch-sử. Và, về thần-học, hẳn ta cũng không thể chấp-nhận chuyện đó được. Bởi, lý lẽ các vị đem đến thật sự không tạo xác-chứng thực-tế trước sau như một, được.

Xét việc ông làm, chắc chắn tác giả Gioan đây phải là nhà thần-học trổi-trang Do-thái-giáo thuộc cỡ thượng-thừa, mới có thể nghiêng về lập-trường thần-bí rất huyền-nhiệm. Ông là người từng tiếp-cận nhiều triết-thuyết bí-nhiệm đương-đại của Hy-Lạp, vào thời đó. Mặt khác, xét khía-cạnh tâm-tư cũng như tình-tự con người, thì: đa số người theo Do-thái-giáo thường ghét cay ghét đắng lập-trường tư-tưởng của tác-giả trình-thuật Tin Mừng Thứ Tư, này.

Với họ, người viết Tin Mừng đây, quả là học-giả từng hấp-thụ nền văn-minh/văn-hoá của Hy-Lạp, thấy rất rõ. Thoạt đầu, ông thường có động-thái nghịch-chống/khích-bác lập-trường thần-học của Do-thái-giáo; nhưng về sau, ông đã rút tỉa quan-điểm của họ và từ đó có động-thái cùng tư-tưởng thần-bí của những người nghiêng về Đạo do Đức Giêsu đề ra.

Riêng sự-kiện người viết đã sử-dụng một số từ-ngữ cùng văn-phong/thể-loại của Do-thái-giáo chẳng hạn như các cụm-từ “Rabbi” hoặc “Rabbouni” chẳng hạn, lại dịch sang Tin Mừng bản 70 Hy-Lạp theo khuynh-hướng vốn xuất-hiện ngay từ đầu. Như thế, là tác-giả cố ý viết trình-thuật cho những người đọc không thuận theo Do-thái-giáo. Về phần tác-giả Mátthêu và Máccô, các vị này lại vẫn không làm như tác-giả Tin Mừng Thứ Tư vì nghĩ rằng phần đông người đọc rồi ra cũng sẽ hiểu những điều các ông viết.

Chân-dung Đức Giêsu và thông-điệp thực-sự mà lâu nay ta vẫn cho là lời Ngài từng nói ở Tin Mừng, sẽ được bàn kỹ ở chương kế tiếp. Nhưng, ngay từ giờ, ta cũng thấy được thực-chất vấn-đề rõ ràng đặt mốc/cắm chặng cả về thời-gian trước khi có Tin Mừng Nhất Lãm, nữa. Múc-đích ta tập-trung luận-giải ở đây, là để định ra rằng việc thiếu tính nhất-quán nói trên, cũng không làm ai ngạc-nhiên hết. Bởi, mọi người vẫn để trong đầu một kỳ-vọng nhỏ, là: chúng ta đang đối-đầu/giáp mặt để có thể hầu chuyện với nhân-vật lão-thành hiện-diện giữa các trình-thuật khác, cách độc đáo.

Như tôi có lần nói: mọi chuyện ghi ở Tin Mừng Thứ Tư này, cả về cốt truyện lẫn mốc thời-gian cũng như cấu-trúc câu văn, đều mang tính-chất được-gọi-là sui generis, tức sự việc rất chung chung, dù tác-giả Tin Mừng Thứ Tư và Tin Mừng Nhất Lãm đều cùng nhắm mục-đích “doãn” lại cuộc đời và lời dạy của nhân-vật nổi-cộm là Ngài đi nữa, các vị vẫn có rất ít mẫu số chung nói về lập-trường tư-tưởng cùng quan-điểm của mình. Quả thật, ít có chuyện nào lại được như thế, đến độ mọi giao-lưu/quan-hệ trực-tính đều bị giới-hạn trong phạm-vi chỉ một chương duy-nhất rất độc-lập.

Nói đúng hơn, chỉ mỗi 25 câu đầu ở Tin Mừng Thứ Tư, ngay chương 6 cho thấy các câu này diễn-tả 3 phân-đoạn/phần-vụ nối tiếp nhau: phần đầu, về chuyện lạ chỉ mỗi 5 tấm bánh và 2 con cá thôi, các ngài vẫn có thể nuôi sống những 5 ngàn người, đang đói bụng. Phần hai, về sự-kiện Đức Giêsu đi trên nước ở Biển Hồ Tibêrias. Và, phần ba về chuyện Ngài bước lên thuyền của tông-đồ, rồi cùng các vị hướng vào bờ cận duyên phía đối-diện. Các phân-đoạn/phần-vụ này, lại cũng song-hành/trùng-hợp với trình-thuật Máccô và Mátthêu, chỉ khác mỗi điều là: tác-giả Gioan không nói gì đến hoạt-động “chữa lành” của Đức Giêsu tại Gênêsarét như ở trình-thuật Máccô đoạn 6 câu 32-56, và trình-thuật Mátthêu đoạn 14 câu 13-36, như đã thấy.

Nét đặc-trưng nơi diện-mạo Đức Giêsu xuất-hiện ở trình-thuật Tin Mừng Nhất Lãm hoặc đã biến mất hoàn-toàn ở Tin Mừng Thứ Tư, hoặc mang mặc ý-tưởng do tác-giả này đưa ra, lại đã suy-giảm cũng rất nhiều. Các hiện-tượng “chữa lành” của Đức Giêsu, như: truyện kể về động-thái diệt ma/trừ tà lúc ấy được coi như nguyên-nhân gây tật bệnh hoặc đau ốm, lại không hiện rõ ở Tin Mừng của tác-giả Gioan.

Theo hướng Tin Mừng Thứ Tư chủ-trương, các hoạt-động mang dáng dấp của Đạo-giáo hiển-hiện với dân thường ở huyện, dù đó là chuyện thần-thông/ma-thuật, vẫn không xứng với nhân-vật nổi tiếng nghiêm-túc như Đức Giêsu, tức: không thuộc văn-phong/thể-loại mang tính-chất rất “Gioan”, được.

Ngay việc thực-thi chữa trị nhiều tật bệnh, là nét đặc-trưng/đặc-thù chiếm ưu-thế nơi chân-dung Đức Giêsu ở các trình-thuật có trước đó, đều không tập-trung đặt nặng về Tin Mừng Tứ Tư của tác-giả Gioan. Trong số các sự-kiện chữa lành được kể đi kể lại nhiều lần ở Tin Mừng Nhất Lãm, thì duy-nhất chỉ một sự-kiện còn rơi rớt nơi Tin Mừng Thứ Tư, đó là hình-thức được thao-tác theo cách nào đó, thôi. Ở Tin Mừng Nhất Lãm, truyện kể người tớ gái của viên đội-trưởng thuộc đội-quân của đế quốc La Mã được Đức Giêsu chữa lành, lại bị tác-giả Gioan gạt ra ngoài trình-thuật của ông.     

Ta sẽ bàn thêm về việc chữa lành con trai chức-sắc nọ làm việc cho Hêrôđê, vào những trang kế tiếp, cho rõ nét.

Tác-giả Tin Mừng Thứ Tư chỉ mô-tả thêm hai đoạn chữa lành gom gộp lại, đó là: chữa lành người què quặt tại hồ Bétsêđa ở đoạn 5 câu 2-9; và sự-kiện anh hành-khất mù loà từ thuở bẩm sinh, được phục-hồi thị-giác ở đoạn 9 câu 1-7. Câu truyện trên, diễn-luận chỉ bằng lệnh miệng thôi, mà người bệnh cũng được khỏi bệnh ngay tức thì, như câu nói: “Hãy trỗi dậy, mà đi!” (ở đoạn 5 câu 8).

Còn ở truyện sau, thì Đức Giêsu lại đã phải dùng đến chất thuốc gì đó, pha trộn với bùn đất cùng nước bọt mới xong việc. Lối chữa lành thấy rõ hơn, là ở trường-hợp người câm-điếc trong Tin Mừng Máccô đoạn 7 câu 33 và việc chữa người mù cũng ở Tin Mừng Máccô đoạn 8 câu 23, nhờ nước bọt từ miệng Đức Giêsu mà được. Chỉ những truyện như thế mới được kể rõ, nhưng tác-giả Gioan lại nói bóng/nói gió cách chung chung về điều mà ông gọi là “làm các dấu trên người bệnh” (Ga 6: 2/Mc 6: 53-56 và Mt 14: 34-36).

Ta tìm ra được các hiệu-quả mờ nhạt vốn vang vọng nơi một số đoạn văn của tác giả Gioan vào bối-cảnh khác-biệt, hoặc truyện được cải-biến theo một tình-tiết khác. Biến-cải này, xem ra bị thôi thúc từ ý-niệm của học-thuyết được nâng cao nhiều hơn nữa ở Tin Mừng Thứ Tư. Nói khác đi, cả khi ta xét mỗi văn-phong/thể-loại mà thôi, cũng không thoát khỏi việc dẫn ta đến kết-luận bảo rằng: so sánh Tin Mừng Máccô, Mátthêu và Luca, tức: các Tin Mừng đứng giữa lập-trường truyền-đạt một Đức Giêsu lịch-sử và sự hình-thành Đạo Chúa, thời sớm nhất, thì tác-giả Gioan đã phản-ánh việc triển-khai niềm tin của tín-hữu thời đầu cách trọn-vẹn, tức thành-phẩm rất nề-nếp có suy-tư của giáo hội thời tiên-khởi về Đức Giêsu, Đấng nổi tiếng, nổi danh rất trổi-bật.

Lấy ví-dụ, ở Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giêsu xua đuổi các đấng bậc chuyên lo đổi tiền cùng hối-suất và mậu dịch bằng việc hiến-tế mọi thú loài hãy rời khỏi đền thờ thánh thiêng “nơi Cha Ta nguyện cầu” ở Giêrusalem chỉ ít ngày trước khi Ngài chấp nhận chịu-đóng-đinh-thập-tự. Sự việc này được diễn-luận là như duyên-do cuối-cùng kích-động việc Ngài bị chìm xuống thấp, như có được tính khả-thi lịch-sử.

Ngược lại, tác-giả Gioan lại tường trình cái-gọi-là việc “tẩy sạch đền thờ” như một khởi-đầu ngày tháng hoạt-động công-khai của Đức Giêsu như ở Tin Mừng Gioan đoạn 2 câu 14-16. Và ông đã đầu-tư/tạo-tác việc ấy vào ý-nghĩa tiên-tri rất thần-học. Việc đó hoàn-toàn là động-thái biểu-trưng ám-chỉ việc phá-hủy đền thờ và tiếp tục tái-thiết chốn thánh thiêng, thờ-tự. Tự thân, việc này mặc-khải cách rất sớm cái chết và sự trỗi-dậy của D(ức Giêsu như được biểu-lộ ở câu nó “Hãy phá-hủy đền thờ này đi, trong 3 ngày, Tôi sẽ làm cho nó hồi-phục lại.” (Ga 2: 19)

Cũng hệt thế, Tin Mừng Nhất Lãm lại tiếp tục diễn-nghĩa kịch-bản chữa lành do Đức Giêsu thực-hiện từ xa mà người tớ gái của viên sĩ-quan “ngoài luồng” đã hồi-hưu về ở Caphanaum từng yêu-cầu Đức Giêsu hành-xử. Mục-đích của truyện kể chỉ để đưa niềm tin của một đấng bậc ngoài Do-thái-giáo được nhẹ nhõm trở lại như ta từng nghe kể ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 5-13 và Luca đoạn 7 câu 1-10.

Ở Tin Mừng Thứ Tư, cha đẻ của người bệnh lại không phải là vị tướng/tá hồi-hưu thuộc quân đội La Mã, mà là chức-sắc Hoàng-gia là người theo Do-thái-giáo. Không còn nghi ngờ gì nữa, vị ấy xuất tự Tibêriát nơi có toà án của Hêrôđê Antipas, vị tổng-trấn xứ miền Galilê là nơi ông cư-ngụ vào lúc ấy.

Tóm lại, câu truyện ở đây đại ý nói về việc Đức Giêsu phải giáp mặt/đối đầu với một người Do-thái-giáo không cùng lập-trường hoặc chánh-kiến về Đạo đang van-nài Ngài. Và, điều này thực sự thích-hợp với tinh-thần Tin Mừng Thứ Tư qua đó, tác-giả khiển-trách ông về nhiều lỗi tội; đồng thời lại cũng trách móc người Do-thái-giáo cứ một mực đòi dấu thiêng điềm lạ, để mà tin.

Dù sao đi nữa, nếu chỉ nghe mỗi lời nài van thống-thiết của bậc làm cha đang có tâm-trạng rối bời, thì Đức Giêsu lại đã chạnh lòng thương rồi làm theo theo lời thỉnh-cầu tha-thiết của người cha như Tin Mừng Gioan có đề-cập ở đoạn 4 câu 46-53.

Lại nữa, nếu ta lấy rút đi các câu truyện kể khác nhau ở Tin Mừng qua đó tác-giả mô-tả việc nữ-phụ nọ đổ dầu lên người Đức Giêsu hôm ở Bêtania, ắt thấy rõ ý đồ của tác-giả. Theo tác-giả Gioan, qua đoạn 12 câu 1-8, thì chỉ mới sáu ngày trước Lễ hội Vượt Qua năm ấy, Đức Giêsu đã để ra nguyên buổi chiều để nán ở lại nhà bạn hiền là ông Lazarô đã trỗi-dậy, thì hôm ấy người chị của Lazarô là Maria lại cũng tiến-hành một tập-tục đổ dầu lên mình Ngài đúng lời dạy của tập-tục. Chị ta, lúc ấy, bị tông đồ Giuđa chê-trách không phải vì cử-chỉ lố lăng của người nữ-phụ trắc-nết nọ từng lấy tóc làm khăn lau chân Ngài; nhưng vì chị ta lại đã xài phí phạm thứ dầu thơm đắt giá thay vì đem nó bán đi lấy tiền giúp đỡ người nghèo khổ.

Câu truyện kể được dàn dựng bằng nhiều yếu-tố xuất phát từ ít nhất là hai truyền-thống có văn-bản của thời cổ rất hẳn hòi. Việc đổ dầu lên tóc (chứ không phải lên chân tay hoặc thân mình Ngài) do một nữ-phụ không tên tuổi sống ở làng Bêtania vào hai ngày (chứ không phải 6 ngày) trước Lễ hội Vượt Qua là do tác-giả Máccô viết trước tiên ở đoạn 14 câu 3-9; và tác-giả Mátthêu viết ở đoạn 26 câu 6-13 là những vị đã ghi chép trình-thuật thời trước đó.

Tuy nhiên, đoạn văn này được nhiều người coi như đã xảy ra tại nhà ông Simôn nào đó không ai biết. mà chỉ ghi là tại nhà ông Simôn bệnh phung, chứ không phải tại nhà của bạn hiền Lazarô đã-trỗi-dậy.

Tuy là thế, cử-chỉ đẹp của nữ-phụ người-dưng-khách-lạ nọ lại cứ bị đánh-giá là phí-phạm tiền bạc, là xa hoa, quá đáng. Cử-chỉ đẹp đầy yêu thương và bao-dung của nữ-phụ hôm ấy vẫn bị những người có mặt (giống ở Tin Mừng tác-giả Máccô viết), cũng đã bị chính các “tông đồ” (như ở trình-thuật tác-giả Mátthêu viết) cho là phung-phí quá đáng. Truyện kể song-hành này, không thấy xuất-hiện ở Tin Mừng do tác-giả Luca ghi, vì ông lại ghi chép cách khác và rồi lại đưa vào một bối-cảnh cũng thật khác, như ở đoạn 7 câu 36-50.

Tác-giả Tin Mừng đây ghi rõ là: sự việc này đã từng xảy ra tại nhà ông Simôn người Pharisêu (chứ không phải Simôn bệnh phung). Và, ở một đoạn trước đó, tác-giả Luca lại kể về một cô gái điếm (tức: một “cô gái thị thành vốn là kẻ tội lỗi”), lại đã bước vào phòng người khác dù không được mời, rồi ngồi xuống rửa chân Đức Giêsu bằng nước mắt của mình, rồi chùi rửa bằng tóc xoã, rồi còn hôn lên đó và lấy bình dầu thơm đổ lên đó. Nhận thấy nét mặt bất mãn của ông Simôn, Đức Giêsu đã quay câu chuyện sang bài học về sám-hối và thứ tha.

Cũng là tác-giả Luca lại nói về việc Đức Giêsu ghé thăm ngôi làng không nêu tên ở Galilê là nơi hai chị em Marta và Maria sinh sống, nhưng tác-giả lại không đả động gì đến người em tên là Lazarô hoặc về chuyện đổ dầu thơm lên chân hoặc người Đức Giêsu.

Ở đây, tác-giả Tin Mưng Thứ Tư lại đã đưa ra truyền-thống có cắt xén và trộn lẫn bằng một vặn vẹo khá đáng kể rằng việc đổ dầu bị chê-trách, không do tông-đồ là những vị sau đó đã soi rọi bằng thứ ánh sáng có lợi, nhưng do Giuđa được coi như tên trộm, phản bội.                          

Thêm nữa, để người đọc của ta bớt căng-thẳng về sự khác-biệt giữa Tin Mừng Nhất Lãm và trình-thuật tác-giả Gioan, nay thử xét 2 phân-đoạn/phần-vụ ở Tin Mừng Thứ Tư trong đó tác-giả đưa nhân vật là Gioan Tẩy Giả gặp gỡ Đức Giêsu và xích gần nhau.

Trình-thuật mô-tả cuộc giáp mặt lần đầu giữa hai nhân-vật này tại bờ sông Gio-đan cũng giống hệt trình-thuật Tin Mừng Gioan ở đoạn 1 câu 29-37 và tương-ứng với các đoạn trong Tin Mừng Nhất Lãm. Câu tác-giả Gioan viết “Này, là Chiên của Thiên-Chúa” gợi nhớ tiếng nói từ trời cao ở Tin Mừng Nhất Lãm cốt giới-thiệu Đức Giêsu như “Người Con yêu dấu của Thiên-Chúa”.

Tưởng cũng nên nhớ, là: không như cụm-từ “con trẻ” ở tiếng Anh, từ-vựng “talya” bên tiếng Aram dịch sang thành “Chiên con” bên tiếng Hy-Lạp theo kiểu ẩn-dụ, là cốt chỉ về đứa “trẻ nít”. Tuy thế, ở đây, cũng có nhiều khác-biệt quan-trọng, thấy rất rõ. Ba tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm là Mátthêu, Máccô và Luca đều kiên-quyết khẳng-định rằng: Đức Giêsu đã khiêm-tốn kiếm tìm ông Gioan Tẩy Giả để cho ông thanh-tẩy.

Trong khi đó, Tin Mừng Thứ Tư lại không thể chấp-nhận thứ hành-xử tự làm cho mình mất thể-diện đến độ thế. Và từ đó, tác-giả Tin Mừng đây, chọn động-thái im-lặng về chuyện tẩy-rửa-cho-Đức-Giêsu. Thế nên, tác-giả này mới né-tránh việc nói bóng/nói gió rằng: ông Gioan Tẩy Giả có thể ở tư-thế “trên chân” Đức Giêsu là Đấng được tẩy rửa, rất lành sạch.

Thành thử, nhiều vị đành phải cắt-nghĩa thái-độ của tác giả cho xứng-hợp việc biện-giải, bảo đó là việc tẩy và rửa của lòng ăn-năn/hối-cải được truyền-thống cổ/xưa đòi hỏi cách gián-tiếp có ghi chép ở trình-thuật Mátthêu đoạn 3 câu 14-15. Và, đó cũng là lý-chứng mà các vị nại đến, bằng giọng-điệu hối-tiếc đầy kinh-ngạc qua câu nói vẫn bảo rằng:

Chính tôi đây mới cần được Ngài thanh-tẩy, thế mà Ngài lại đến với tôi”.
(Mt 3: 14b).

Đọc câu tiếp ở Tin Mừng Thứ Tư, như đoạn 3 câu 22 và đoạn 4 câu 1-2, ta thấy trái nghịch hẳn tâm-tình hài-hoà đầy kính-trọng từng hàm-ẩn sự việc xảy đến giữa Đức Giêsu và ông Gioan Tẩy Giả. Tác-giả đây, ám-chỉ mối quan-hệ gượng ép bộc-bạch cho thấy có sự kình-chống/cãi vã giữa các tông-đồ của Ngài, hôm ấy.

Cũng thế, muốn hiểu rõ tương-quan họ hàng giữa hai bậc thày nói trên, nếu được nói lên cách rõ ràng, âu cũng hàm-ẩn bảo rằng các Ngài ít nhất cũng có thế-đứng tương-tự; và tác-giả Gioan không qui về sự-kiện được tác-giả Luca kiểm-chứng ở đoạn 1 câu 25-56, khi bảo rằng mẹ các ngài, là bà Êlizabét và Maria cũng có tương-quan họ hàng, rất đâu đấy.

Việc đả động thân-mẫu Đức Giêsu, giúp ta nhớ lại sự-kiện khác gây ấn-tượng nổi-bật giữa Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng Thứ Tư. Ở Tin Mừng Nhất Lãm, chân-dung Đức Giêsu được điểm-tô cho thấy Ngài rất dè-dặt, có thái-độ chống-đối hướng về gia-đình, kể cả Đức Mari,a nữa. Tác-giả Máccô viết ở đoạn 3 câu 21, đã thẳng-thắn tường-trình rằng: thân-bằng quyến-thuộc của Ngài lại cứ nghĩ Ngài chắc đã lên cơn điên, nên các vị mới túm lấy Ngài đem ra khỏi khu-vực đầy quần-chúng.

Ở một đoạn khác, ta được bảo: “Mẹ Ngài và anh em Ngài đang đợi ở ngoài”; nhưng khi ấy Đức Giêsu không đón-tiếp các vị một cách mật-thiết, như họ tưởng. Các vị cứ nghĩ: khi nghe báo có người thân chờ ở ngoài, tự khắc Ngài phải ngưng ngay công việc để tiếp-đón họ. Nhưng, khi ấy Đức GIêsu lại nói: “Ai là mẹ Tôi và là anh em Tôi?” Rồi nhìn quanh và chỉ vào các tông-đồ, Ngài tuyên-bố một cách đầy ẩn-dụ mà bảo: đó là “mẹ” và là “anh/em” Ngài (Máccô 3: 31-35; Mátthêu 12: 46-50; Luca 8: 19-21).

Không kể thời còn ở Nazarét, Đức Giêsu vốn là con của bà Maria, được diễn-tả như “Bác thợ mộc” hoặc “con của bác thợ mộc”, thì truyện kể Tin Mừng Nhất Lãm đã để luột mất ý-nghĩa, không nói về gia-đình Đức Giêsu nữa. Muốn biết rõ, người đọc lại phải quay về sách Tông Đồ Công Vụ ở đoạn 1 câu 14 mới thấy: “và Maria, mẹ Đức Giêsu và các anh em Ngài” đã tháp-tùng cùng các phụ-nữ” và tông-đồ, trong đó tác-giả kể tên đủ 11 người trừ Giuđa Iscariốt, là người đã đào thoát khỏi danh-sách chính-thức.

Mãi sau này, ta được sách Tông Đồ Công Vụ dạy cho biết: “ông Giacôbê, em trai của Chúa”, đã trở-thành thủ-lãnh Giáo-hội Giêrusalem. Còn ông Giuđê, một trong 4 người em của Đức Giêsu được mô-tả là tác-giả của một trong các thư ngắn ở Tân Ước. Vậy nên, vào thời đó, mọi người ít ra cũng thấy là gia-đình đã tham-gia công việc của Đức Giêsu, vẫn rất thường.

Về phần Bà Maria, đoạn sách Tông Đồ Công Vụ có trích một số chốt-điểm chuyển-đổi, tức điểm khởi-đầu qua đó Giáo-hội đã có động-thái thuận-lợi với Bà, tức đạt tột-đỉnh ở Tin Mừng Thứ Tư. Một đằng tác-giả Gioan lại đã tỏ ra tiêu-cực về những người “anh/em” của Đức Giêsu là những vị vốn dĩ “không tin Ngài” (xem Gioan đoạn 7 câu 5), đằng khác, tác-giả lại đưa ra thông-điệp tích-cực về bà mẹ của Đức Giêsu.

Tác-giả Gioan đây, lại đã đồng-thuận với Tin Mừng Nhất Lãm, khi hiểu rằng cha đẻ của Đức Giêsu là ông Giuse (như từng nói ở trình thuật Máccô đoạn 6 câu 3, và trình-thuật Mátthêu đoạn 13 câu 55), cả Đức Giêsu lẫn mẹ Ngài, đều được mô-tả như cư-dân Nazarét ta vẫn biết (xem 1: 45; 6: 42).

Tuy nhiên, tác-giả Gioan chẳng bao giờ đụng đến danh-tánh Đức Maria trong văn-bản của ông. Thay vào đó, tác-giả Tin Mừng đây vẫn có thói quen gọi bà là “Mẹ Đức Giêsu”, như lần đầu bà xuất-hiện ở Tin Mừng làm thực-khách cùng Đức Giêsu và môn-đệ Ngài đến dự tiệc cưới ở thôn làng mang tên Cana, gần Nazarét. Khi nhận ra là nhà đám hết rượu để thết-đãi, thì Bà hối-thúc Đức Giêsu khi ấy ngồi cạnh Bà, hãy làm động-tác nào đó để nhà đám bớt lúng túng (Ga 2: 1-3)*3.

Khi ấy, Đức Maria không cần biết là Ngài có dự tính thoái-thác câu trả lời không, vì bà thừa biết Đức Giêsu sẽ không phản-bác sự trông đợi của Bà, nên mới truyền cho gia-nhân làm theo hiệu-lệnh của Ngài (Ga 2: 4-5)

Sau sự lạ xảy ra hôm ấy, nhóm gia-đình Ngài gồm có: mẹ, con và anh em Ngài cùng các tông-đồ đã rời chốn ấy để về Caphanaum (Ga 2: 12). Trình thuật tác-giả Gioan viết, đã hiểu ngầm là có sự gần-gũi thân-thương giữa Mẹ và Con, khác hẳn sự lạnh-tanh và thái-độ vô-tình xen vào chuyện gia-đình, thấy ở trình-thuật Nhất Lãm.                                                                       

Trái với trình-thuật Máccô và Mátthêu, qua đó một số nữ-phụ, không có mẹ của Đức Giêsu khi đó, đều đứng từ xa chứng-kiến sự-việc xảy ra (như ở Máccô đoạn 15 câu 40; Mátthêu đoạn 27 câu 56 đã diễn-bày). Theo tác-giả Tin Mừng Thứ Tư, Đức Maria lại đứng sát bên thập-giá đóng đinh Ngài; và, trước khi qua đời, Ngài đã trăn-trối hai vị, một bên là mẹ và một bên là “vị tông-đồ thương-mến” của Ngài chăm-sóc cho nhau (Ga 19: 26-27)                                                                              

                                                                                                            (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên soạn
Mai Tá lược dịch                 

No comments: