Monday 30 January 2012

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi: Mời Dự Tiệc




BÀN VỀ ÍT TÂN ƯỚC (tiếp theo)

Mời dự tiệc (Mt 22: 1-10, Lc 14: 16-24)

Phải so hai bản với nhau. Nhưng so sánh với giả thiết như nói trong huấn dụ Uỷ ban Kinh thánh “Sancta Mater Ecclesia” về 3 trạng huống lịch sử của thời Tân Ước: sinh thời của Chúa Yêsu, tình hình Hội thánh trong đó ví dụ đã được lưu chuyển, văn mạch và ý định của mỗi tác giả Mát-thêu hay Luca. Hai văn bản vừa khác nhiều, lại vừa đi sát nhau: sửa soạn bữa tiệc; sai tôi tớ đi mời; khách khước từ, chủ nhà tức giận; mời những người kỳ lạ; kết thúc về án những kẻ được mời trước tiên. Như vậy chỉ có một ví dụ tiên khởi, nhưng đã sử dụng theo những ý định khác nhau.

Cả hai văn bản đều đã là những áp dụng rồi cho Hội thánh. Nhưng xét cho đúng thì phải nhận rằng ví dụ trong Luca giữ nhiều nét thuộc hoàn cảnh thời Chúa Yêsu hơn.
                                                                                                                                                (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)


Friday 27 January 2012

Lm Richard Leonard sj: Cầu Vàng Diệp hay Cơn Sốt Sắng Của Dân Gian?


“Cơn sốt sắng xinh hơn cầu vàng diệp,”
Ngửa tay thôi, ơn trời đà xuống hiệp.
Trăng và trăng cho thấm hết mọi nơi .
Người thế gian, ôi miệng lưỡi đâu rồi ?
Và tán tạ và khong khen nức nở .
(Dẫn nhập từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 1: 21-28
            Sốt sắng với ngửa tay, nhà thơ nay lãnh nhận “ơn trời đà xuống hiệp”. Tán tạ và khong khen, nhà Đạo sẽ nhận lãnh những “trăng và trăng, cho thấm hết mọi nơi”. Trăng hay sao, là tất cả những gì ta được biết. Biết, uy quyền của Đức Chúa đã tỏ dấu, đến với ta.
            Bài đọc 1, hôm nay dẫy đầy một lời hứa. Lời Chúa hứa, là như: “Thiên Chúa của anh em, Người sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em. Hãy nghe Người” (ĐNL 18: 15-20).  Theo lời hứa, Đức Giê-su đã xuất hiện như người Do Thái sống giữa muôn người, ở Palestin. Là tiên tri, Ngài không báo trước chuyện tương lai, như thày bói. Nhưng, như vị Ngôn Sứ chuyển đạt Lời của Chúa. Chính vì thế, mọi người hãy nghe Ngài. Nghe, như nghe một thông điệp. Từ Đức Chúa.
            Thông điệp hôm nay, xuất từ trình thuật thánh Máccô. Trình thuật này, báo hiệu một ngày bận rộn với Chúa. Bận rộn, vì hôm nay ta nhận diện đủ bá quan văn võ, trong cuộc đời. Đìều trưóc mắt, Ngài bận tham gia việc tế tự với dân chúng. Ngài giảng dạy, chữa lành, xua đuổi lũ ác quỷ. Và, Ngài cũng nguyện cầu ở chỗ riêng tư. Từ đó, có phản ứng bất chợt của đám đông chúng, rất thường dân.     
            Trình thuật hôm nay, thánh Mác-cô đưa ra b loại dân chúng Chúa vẫn gặp. Tất cả những người này, đều phản ứng khác nhau. Phản ứng, là đối xử với Chúa, tuỳ hoàn cảnh. Trong ba loại người từng phản ứng, trước nhất là đồ đệ. Sau đó, đến lãnh tụ tôn giáo. Và cuối cùng, là đám dân đen bình thường. Dân bình thường, vẫn là những người luôn bước đi theo chân Chúa. Họ ra đi, mang theo niềm tin và nhận thức xác đáng, về chính Ngài.
            Sinh hoạt của Chúa trong ngày đầu, Ngài đã công khai dẫn dụ mọi người, cả vào ngày Sabát. Ngày ấy, mọi người thấy Chúa gần gũi đám người thành thị vẫn có mặt ở hội đuờng. Vì là người Do Thái chuyên chăm, nên Ngài vẫn tuân thủ mọi đòi hỏi của niềm tin, đặt ra cho người Do Thái. Đó, còn là thái độ của đồ đệ Chúa vẫn có, sau Phục Sinh. 
            Điều Ngài không làm, là chê trách niềm tin của người dân bình thường. Trách mắng chăng, Ngài chỉ chê trách thái độ bẻ quặt sự thật, sống giả hình và chuyên nhũng lạm với người dân. Điều Ngài xác định, như có ghi ở Tin Mừng thánh Matthêu, không là bãi bỏ niềm tin người Do Thái. Mà là, sống đích thực niềm tin ấy, cho đúng cách (Mt 5: 17).
            Hội đường người Do Thái, là nơi chuyên chăm nguyện cầu, và học hỏi Kinh thánh. Tuyệt nhiên, đây không là nơi để hiến tế, có các vị tư tế chủ trì. Đây, vẫn là nơi dân chúng bình thường rủ nhau đến, vào các ngày Sabát, cuối tuần. Ở đây nữa, không thấy xuất hiện các thày giảng hoặc trưởng tế chuyên lo việc Đền thờ. Đến hội đường, là để cầu khẩn và suy gẫm những điều được viết lại trong Kinh thánh. Bởi, nơi đây không là trung tâm của tế hiến phụng thờ, nên không có liên quan gì với nhóm Pharisêu, Luật sĩ hoặc kinh sư.
            Tại hội đường, ai cũng được mời lên để diễn giải. Nên, vào ngày Sabát hôm ấy, Đức Giê-su cũng đã được mời lên để Ngài diễn giảng. Chính vì thế, khi Ngài bắt đầu ngỏ lời giải thích, dân chúng đã hiểu ngay: Ngài là nhân vật khác thường. Trong khi cũng đứng bục, nhưng kinh sư/luật sĩ này khác chỉ giải thích ý nghĩa luật lệ Do thái, viết trong sách, mà thôi. Khi Đức Giê-su giảng, Ngài tỏ rõ “quyền uy” tối thượng, có căn cứ. Nghĩa là, Ngài không giải thích luật lệ, hoặc tư tưởng của riêng ai. Nhưng việc giảng dạy Ngài làm, là giảng và dạy những điều liên quan đến chính Ngài. Cũng thế, lối giảng giải của Ngài được thánh Mátthêu viết: “Anh em nghe người xưa nói… còn Tôi, nay Tôi nói”
            Ở đây, hôm nay, Chúa không chỉ nói về quyền uy tối thượng của Ngài, thôi. Nhưng, Ngài cũng đã hành động một cách đầy uy quyền. Tức là, ngay trong khi Ngài giảng, d9a4 tha61y có người bị ác quỷ hành hạ, hiện diện quanh quất đâu đó. Điều này có nghĩa gì? Muốn hiểu điều này, cũng nên biết rằng: vào thời của Chúa, thế gian tràn vốn tràn đầy thần linh các loại. Tốt có, xấu cũng có. Thần linh  có mặt ở khắp nơi. Đôi khi còn tấn công vào những người hiện diện, bằng đủ mọi cách. 
            Những chuyện về quỷ ám hoặc bị thần linh xấu quấy rầy, không chỉ xảy đến vào thời xưa cũ, thôi. Nhưng, nay thấy nhiều người vẫn tin như thế. Vẫn thấy xảy ra, ở nhiều nơi trên thế giới. Chí ít, ở một số khu vực thuộc vùng Nam Á, như: Mã lai, Nam Dương, Phi Luật tân, vv… Ở các nước tân tiến, cũng thấy nhiều người vẫn tà tà tản bộ qua nghĩa trang. Ở Hồng Kông, Singapore, có người còn chọn ngày tốt xấu, tìm thày địa lý, tính toán phong thuỷ để định hướng nhà, đặt đất, cất mồ mả.
            Thời của Chúa, những người ốm đau hoặc có hành vi ‘khác thường’, đều được coi như ‘bị quỷ ám’. Nhiều trường hợp, có người còn cho rằng: những ngưòi bị động kinh, lên cơn giựt, hoặc có vấn đề tâm thần, đều là nạn nhân của mãnh lực thần linh nào đó, từng xâm nhập. Người khác lại nghĩ, thần linh/ma quỷ đã khống chế người như thế. Nhưng vấn đề, là: Chuyện ấy, có thật như thế không?   
          
            Thật khó mà đoán biết, Rõ ràng là, ngày nay một số người chỉ đơn giản chẩn đoán y khoa, cũng đều biết. Nhưng có người gặp một số dân chúng số ở nơi nào đó, trên thế giới vẫn nhất quyết rằng, có hình thức nào đó, về trường hợp quỷ ám. Vấn đề ở đây, là: những người như thế đã được Chúa chữa lành, trở về với chính con người toàn bộ của mình. Tức, họ được giải thoát trở về, không còn bị như thế, nữa.
Thời của Chúa, nhiều người thực sự tin là có các quyền lực ma quái, đủ mọi kiểu. Các quyền lực ấy, bắt nguồn từ nỗi hãi sợ rất lớn lao làm cho họ bất lực. Điều Chúa làm, là giải thoát những người này khỏi cơn hãi sợ, mình vẫn có. Và, không phải chính sức mạnh ma quái ác ấy đã làm cho họ hãi sợ nhiều, như nạn nhân. Không phải thực thể khách quan đã giới hạn sự tự do và hiệu năng của chúng ta, nhưng là cách thức ta nhìn sự việc. Chẳng hạn như, nểu ta để con rắn bằng cao su vào giường của ai đó, khiến người có phản ứn. Vậy, cái gì làm người hét lên? Rắn bằng mủ, hay chính nỗi khiếp sợ, của chính họ? 
Giáp mặt thần linh quái ác xuất hiện nơi hội đường, Chúa không tỏ dấu sợ sệt, đã quát bảo: “Câm đí! Hãy xuất khỏi người này.”(Mc 1: 25) Nghe như thế, người bị ám đã quăng quật, lên cơn giựt, nhưng thoát nạn. Và điều quan trọng, là: người ấy đã thấy mình tự do. Đã thoát nạn.
Đối với ta, khiếp sợ ở đâu? Sợ thần linh? Hoặc, có điều gì, người nào, nơi nào đã cản ngăn không cho ta làm điều mình muốn? Không để ta trở nên người mình muốn trở thành? Điều quan trọng, là: ta cần định ra khiếp sợ nào đang trấn át. Và, thấy được nó ở trong mình. Từ đó, không còn trách người khác, vì nó. Và, khi nhận ra nó đang lẩn khuất bên trong, ta xin Chúa giúp, mà trừ khử. Hãy đặt mình dưới sức mạnh quyền uy của Ngài. Để được giải phóng.
Chứng kiện việc Cúa giải phóng, người bàng quan đã tỏ bày ngạc nhiên: “Giáo lý của Ông thật mới mẻ, điều Ông dạy có uy lực. Ông ra lệnh cả với thần ô uế, và chúng phải tuân lệnh! (Mc 1: 26). Chẳng thế mà, tiếng tăm Ngài đồn khắp mọi nơi. Ở cả vùng quê, nữa. Thật đúng, tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa.
Đọc Tin Mừng, ta thấy mức độ giải thoát Chúa làm. Và ở đây, công trình cứu độ của Ngài, đã khởi đầu. Ngài làm thế, Vương Quốc của Chúa đã gần kề. Và có thế, dân chúng mới có kinh nghiệm về quyền uy sức mạnh, do tự Cha. 
Đó là sức mạnh quyền uy. Uy quyền, là cụm từ xuất tự tiếng Latinh (Augere), có nghĩa: làm điều gì đó để gia tăng. Nguyên ngữ cụm từ cho thấy: quyền uy đích thực, là khả năng gia tăng giùm giúp, tạo lực cho người nào. Giúp họ phát triển khả năng thăng hoá, chính mình. Giúp họ tăng trưởng như một bản vị. Giúp họ, trở nên hiệu quả hơn trong phát triển. Biết sử dụng đúng đắn quà tặng, Chúa đặt trong ta. 
Quyền uy Chúa vận dụng, không phải để nắm đầu kiểm soát con người. Chúa từng nói, Ngài đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ mọi người. Ngài đến, là để giải thoát hết mọi ngưòi. Để rồi, với tự do, người người sẽ gia tăng hiệu năng, phát triển năng lực bên trong mình. Và, cùng sống cuộc sống của Chúa, ở bên trong. Ngài giải thoát mọi người khỏi quyền lực quái ác của hãi sợ, co giựt, vị kỷ. Giải thoát, khỏi mọi giận hờn, oán thán, thù hằn, cùng bạo động khiến họ không thể sống vui tươi. 
Buồn thay, nhiều người hôm nay cứ nghĩ nếu mình trung tín với niềm tin nơi Chúa, là gánh nặng khó giải thoát mọi đè nén, giới hạn. Câu hỏi đặt ra cho ta, cho Hội thánh, là: mình đã làm những gì để con dân Chúa đã phải ưu tư suy nghĩ, tệ như thế? Trái với tinh thần Tin Mừng?
Trong cầu mong Chúa ban cho ta uy lực giải thoát, ta cứ hân hoan mà vui hát. Hát rằng:   
    
                        “Vì thương nhau không là những thiên thần (2)
                        Sống tuyệt vời trong niềm đau một phận
                        Nên từ đó, nhân loại kia vẫn vẹn toàn.”  

                        (Phạm Duy – Cung Chúc Việt Nam)
Không là thiên thần, vẫn thương nhau. Thương nhau, để “cơn sốt sắng xinh hơn cầu hoàng diệp”, mà “tán tạ và khong khen nức nở”. Khong khen, chúc tụng Chúa đến muôn thuở. Muôn đời.
            Lm Richard Leonard sj
            Mai Tá lược dịch

Thursday 26 January 2012

“Gió thổi hôm nay lá rụng nhiều,”


Suy niệm Chúa nhật thứ Tư thường niên năm B

“Gió thổi hôm nay lá rụng nhiều,”
Cây em đan hộ tấm tình yêu
Để về mang ủ lòng anh lạnh,
Cho khoảng đêm trường đỡ quạnh hiu.
(Dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)

Mc 1: 14-20

Nhà thơ ưu tư nhiều, về người em đan áo lạnh. Đan áo cho đêm trường khỏi quạnh hiu. Nhà Đạo ít bận tâm, về đáp ứng lời gọi mời, có từ lâu.

Trình thuật hôm nay, thánh Máccô kể về lời Chúa gọi mời, có thử thách. Về, cả những đáp ứng của muôn dân thiên hạ, đã dửng dưng. Tin Mừng nay được viết, ngay sau khi Đức Chúa chịu thanh tẩy bên bờ sông Gióc-đan. Thanh Tẩy Chúa, có Ngôi Cha hỗ trợ. Có cả, Thần Linh Chúa ở cùng với Đức Giê-su.

Thánh Gio-an Tẩy Giả đã bị bọn xấu bắt giữ, nên thánh nhân đã “trao ban - phó nộp” vào lúc Đức Giê-su đi đến gặp ông. Đúng theo ngôn từ ta sử dụng trong thánh lễ, lúc vị chủ tế dâng Mình Thánh: “Này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con.” Trao ban – phó nộp, mang ý nghĩa Chúa khởi đầu cuộc đời công khai rao giảng, cho người đời.

Cuộc đời Ngài, tóm gọn vào hai giòng chữ, rất rõ ràng: “Thời buổi đã mãn, và Nước Thiên Chúa đã gần bên! Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng” (Mc
1: 15) Quả thật, toàn bộ tín thư Tin Mừng tóm gọn ở hai mệnh đề này. Đó, chính là mục tiêu Chúa đến với nhân trần. Và, ta đáp ứng việc ấy ra sao.

Thời buổi đã mãn, là Đấng Mêsia, Vua Cứu Độ, nay đã đến. Cũng thế, Vương Quốc Nước Trời, như Triều đại/ngai vàng của Chúa nay gần kề. “Vương quốc” Ngài, không là nơi chốn địa dư không gian, mà là mạng tương quan. Và, ai tuỳ thuộc “mạng”, là người chấp nhận thị kiến sống do Đức Giê-su ban bố, cho mọi người. Tức, cuộc sống của những ai đặt căn bản trên thị kiến ấy. Chẳng cần biết người ấy là ai; họ ở đâu. Mạng tương quan, đang hiện hữu ở đây. Lúc này. Vương quốc của Ngài rộng hơn Hội thánh vẫn được gọi là bảng hiệu chỉ rõ Vương Quốc Đức Chúa, hiện diện ở gian trần.

Làm cách nào vào được Vương quốc ấy? “Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng”. Ở bài đọc 1, tiên tri Giôna rao giảng về việc sám hối, chuyển đến dân chúng chốn thị thành ở Ninivê. Trái hẳn điều ông kỳ vọng, dân ngoại ở đây “đã biết tin vào Đức Chúa” và “họ đã bỏ đường gian ác mà trở về”. Ở đây, cụm từ “sám hối” mang ý nghĩa còn mạnh hơn cả việc hối hận những lỗi phạm thời đã qua. Nó đòi hỏi một chuyển đổi tận thâm căn (người Hy Lạp gọi là Metanoia). Thay đổi có định hướng. Đổi thay mọi ưu tiên trong đời mình. Thay, là thay cái cũ, để đi tới cái mới.

Điều thay đổi, là tin vào Tin Mừng. Là, không chỉ chấp nhận rằng: những điều Chúa dạy bảo hoặc Giáo hội nhủ khuyên, đều đúng thật, thôi.
TIN VÀO, còn đòi phải có quyết tâm, rất trọn vẹn. Quyết, rũ bỏ nhiều điều của chính mình (như hai người thề hứa lúc kết hôn: quyết ở với nhau cả khi hạnh phúc cùng lúc gian nan. 

Phần hai của trình thuật, trưng dẫn đáp ứng đầu tiên với lời mời và gọi. Có 4 vị chài lưới, đã được bảo: “Hãy theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh thành kẻ lưới người như lưới cá.” Ngay lúc ấy, Phêrô, Anrê bỏ chài bỏ lưới (tức bỏ cuộc sống cũ xưa) lập tức đi theo Ngài. Cũng thế, bỏ cha đẻ của mình ở lại, hai anh em nhà Zêbêđê là: Gioan và Gia-cô-bê đã ra đi, theo chân Chúa.

Theo chân Chúa, là trọn vẹn đặt tin tưởng và trao ban chính con người mình, cho Chúa. Thật ra, các vị thuộc lớp dân chài này, chỉ nghe theo tiếng mời gọi, chứ đâu biết mình sẽ đi đâu. Cũng chẳng biết tương lai của mình, sẽ ra sao. Đấy, chính là sự tin tưởng lớn lao vào Con Người, đến từ mây xanh. Lại, đã đi vào cuộc đời mình. Đã đổi thay chính mình, để mình bỏ lại đằng sau tất cả sự an toàn, bỏ tất cả. Thật sự, thì quý vị ấy cũng đã ngang qua nhiều kinh nghiệm, vui cũng có. Khổ, cũng có.

“Các anh sẽ thành những kẻ lưới người” là tiếp tục hành động cao cả, mà Thầy đem đến cho mọi người. Cao cả, là đường lối mới để sống. Sống chân thật. Sống trong tin yêu, tự do và công chính. Và, các ngài đã tạo cho mình nhiều kinh nghiệm thăng hoa mọi ước ao, mình vẫn có.

Lời gọi mời Chúa đưa ra, vẫn tiếp tục được gửi đến với mỗi người, trong chúng ta. Ta có sẵn sàng đáp trả? Có bước theo chân Ngài hay không, đó chính là vấn đề. Và, vấn đề còn đó, là hỏi rằng mạng nào đang bủa rộng/giam giữ chúng ta? Lưới nào, hạn chế tự do có quyết tâm, của chính ta? Tương quan nào đang làm cản trở đường ta đang đi? Lo âu nào khiến ta khắc khoải? Tham vọng? Vị kỷ?

Bài đọc 2, thánh Phao-lô hôm nay nhắn nhủ giáo đoàn Corinthô hãy sống hoàn toàn tự do, và rũ bỏ. Rũ bỏ, là bởi những gì ta sở hữu, dù là vật chất hay của riêng ta dính bén, đều không mang tính trường cửu. Vẫn có thể, chúng biến mất trong nháy mắt. Chẳng báo trước. Cuộc sống dù đẹp mấy đi nữa cũng chẳng tồn tại lâu dài. Trừ phi, đó là giá trị căn bản của sự thật. Của tình yêu đích thực. Của tự do. Và, công lý. Giá trị chăng, chẳng phải do cái mình có. Mà là, bản chất của chính mình.

Bởi thế nên, hôm nay ta hãy cầu và mong sao mình nghe được lời gọi mời, rất rõ. Mong và cầu, để mình có sự tự do, mà theo Ngài. Tự do, để nghe theo tiếng gọi mời, âu yếm ấy. Nghe, để lúc nào cũng sẵn sàng ra đi. Đi đến bất cứ nơi nào Chúa mời mình, đặt chân đến. 
               Lm Frank Doyle sj
              Mai Tá lược dịch 


Tuesday 24 January 2012

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi (tiếp theo)




Người quản lý lưu manh (Lc 16: 1-8)

Câu 8:
Trong câu 8, nói đến nhân vật khen có thể hiểu là ông chủ, hay là “Chúa” (chính Chúa Yêsu): vì lời này  không còn phải là lời của chính ví dụ Chúa nói, nhưng là lời ủa soạn giả hay người khác thuật lại ví dụ.

Hiểu về ông chủ: có lý vì câu 9 có đổi chủ từ. Vậy nếu thế, thì câu 8 hiểu về ông chủ là dễ hơn cả. Và như thế, thì hướng đích của ví dụ là câu 9. Về văn thì thế. Về ý thì khó: làm sao ông chủ lại khen tên quản lý . Đằng khác, kiểu dùng tiếng thì tiếng Kyrios dùng ở đây đã được Luca dùng để nói về Chúa Yêsu (coi 18: 6-8). Người ta ái ngại không muốn hiểu về “Chúa” khen: vì không lẽ Ngài lại khen một tên lưu manh. Nhưng khi cân nhắc tất cả ví dụ thì không thể nào hiểu Chúa khen một người lưu manh.

Vậy chúng ta hiểu rằng:

Câu 8a: lời áp dụng ví dụ: Chúa Yêsu đã khen người quản lý, tuy vẫn biết rõ ràng nói là “bất lương”. Lý do: nó đã xử khôn! Cái khôn đó là điều Chúa Yêsu muốn thính giả chú ý: cái khôn của người biết quyết định, biết tháo vát. Nước đến chân mà lại tỉnh táo đủ để lo phòng cho hậu vận mình.

Câu 8b: nhưng phải nhận rằng cái khôn đó là cái khôn của con cái thế gian với nhau. Chứ không khôn gì đối với Thiên Chúa. Chớ có lầm lẫn hai giới.

Câu 9: một áp dụng khác nữa, nối với ví dụ nhờ ý tưởng đón tiếp về nhà. Một logion tự lập trước tiên nói đến cách sử dụng tiền của. Khôn trong việc dùng của cải là bố thí. Bạn hữu nói đây có thể là ám hiểu đến các thiên thần (nhưng kiểu chỉ  hành động thiên thần như thế cũng là một cách nói bóng để tránh nói đích danh Thiên Chúa) nhưng cũng có thể là chính các việc phúc đức, theo quan niệm các rabbi. Khi nói người ta đón, thì phải hiểu “chính Thiên Chúa đón” (đừng hiểu quen lệ: những người nghèo vào thiên đàng trước và ra đón các ân nhân của mình).

Câu 1-0-12: Lại một đợt suy nghĩ thêm nữa về ví dụ: người quản lý là gương phải tránh, chứ không phải để noi theo: Mamôn thật là một thứ quỉ ám, một người sa vòng tiền bạc như người quản lý bất lương sẽ dần dần bán khoán linh hồn cho Mamôn.

Câu 13: bởi đó câu 13 này lấy lại một logion (như trong Mt 6: 24): cái quyết định cần thiết trong đời người ta: Không thể làm tôi hai chủ.

Vậy những ái ngại về ví dụ này (dường như thể Chúa không lấy làm điều những việc lưu manh có lợi) phải gạt bỏ đi, một khi nhìn ra được Chúa muốn nói gì. Ví dụ có thể dựa trên một việc thực sự đã xảy ra. Nhờ tính cách truyện như thế mách lẻo đó mà người ta phải chú ý. Người nghe nổi phẫn uất mà hậm hực “tên lưu manh”, nhưng Chúa Yêsu nhắn nhủ: hãy lo học cái khôn của hắn xem! Các ngươi còn lâm tình trạng nguy ngập hơn hắn nữa: hoạ tiêu diệt đến nơi nếu không biết quyết định gấp rút! Ơn Thiên Chúa qua đi không còn tái diễn như trước được nữa. Người ấy đã biết lo đến hậu vận! Còn các ngươi thì sao? Bao giờ mới sẽ quyết định khi mà Nước Trời đã đến bên các ngươi!

Trong văn mạch của Luca: một thái độ khác được diễn bày ra: cái nguy khốn của con người dưới quyền lực của Quỉ Mamôn. So với ví dụ 12: 16-20 (cảnh giàu có mong manh chừng nào), 16: 19-31 (hậu vận của người giàu sẽ khốn đốn chừng nào) thì ví dụ hiện tại cho thấy Quỉ Mamôn ám ảnh người ta đến bực nào, đến đỗi trước sự kinh hãi về tội mình bị bại lộ, cũng không làm người ta hối cải, ngược lại người ta còn lăn vào tội khốn đốn hơn nữa.
                                                                                                                                    (còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)


Saturday 21 January 2012

Lm Mai Văn Thịnh CSsR: Giao Thưà năm Nhâm Tìn


THIÊN CHÚA: NGUỒN HẠNH PHÚC CỦA MỌI MÙA XUÂN
Anh chị em thân mến, chúng ta thật hạnh phúc khi được hiện diện vào những giây phút linh thiêng và trang trọng giữa năm cũ và mới. Chỉ còn vài giờ nữa, tùy theo nơi chốn ta đang sống, năm Tân Mão với tất cả những vui buồn, sướng khổ, thành công và thất bại sẽ qua đi, để nhường chỗ cho năm Nhâm Thìn. Sự qua đi của năm cũ không phải là chấm dứt; nhưng đây là sự chuyển tiếp, điểm giao lưu giữa cũ và mới.
Trong giây phút thánh thiêng này còn gì ích lợi hơn bằng việc chúng ta cùng nhau cử hành một Thánh Lễ với các ý nguyện: Tạ Ơn và Xin Ơn. Hai ý nguyện này tưởng chừng như là 2, nhưng thật ra được nối kết với nhau như một: trong Chúa chúng ta đi tìm một ý lực sống cho năm mới này.
Trước hết, chúng ta không chỉ tạ ơn về những hồng ân mà Thiên Chúa, đấng làm chủ đất trời đã ban cho chúng ta trong năm qua. Nhưng ngay cả những thất bại, những bất hạnh, đắng cay đã xẩy ra trong năm cũ cũng là những cơ hội giúp ta gạn lọc và chọn lựa những gì thích hợp với cuộc sống hơn.
Nói tóm lại, khi vui cũng như lúc buồn, khi hạnh phúc cũng như lúc đau khổ đều là những cơ hội để chúng ta tạ ơn.
Sau đó, với tâm tình tạ ơn này chúng ta quên đi những khắc khoải, ưu tư, phiền muộn của năm cũ, để bắt đầu năm Nhâm Thìn bằng sự kết hợp với Chúa Xuân mà xin Ngài ban phúc cho ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng và bạn bè thân hữu được tràn đầy hạnh phúc, làm ăn phát tài và vạn sự như ý.
Hạnh phúc mãi mãi là ước mơ, khát vọng của con người.
Việc cầu mong cho nhau được hạnh phúc là điều thiện hảo, tốt lành. Đó là hành trang giúp chúng ta đạt được niềm vui của những người con cái của Cha trên trời. Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta, còn chúng ta không mau mau ra đi mà chúc tuổi nhau. Tuy nhiên, thật đáng buồn vì việc chúc phúc này đôi khi đã được thực hiện như là một thói quen, kiểu xã giao ‘ông cho đi bà cho lại’. Và như thế thì chúng ta cũng hơn gì dân ngoại. Chúng ta vẫn tự giam hãm và chìm sâu trong tính ích kỷ. Vì thế, đã mấy ai trong chúng ta vui với hạnh phúc của người khác! Và chưa vui với niềm vui và hạnh phúc của tha nhân thì nói chi đến việc đem hạnh phúc đến cho họ.
Biết như thế, nên ngay ngày đầu năm, Mẹ Giáo hội đã dâng lên lời cầu: Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em (Bài đọc 1). Được Thiên Chúa chúc phúc là điều tốt, nhưng vẫn chưa đủ. Chúng ta còn được mời gọi để đem lời chúc phúc đó cho tha nhân. Muốn được như thế, chúng ta cần ôn lại bài học về ‘Tám mối phúc thật’ mà Chúa dậy chúng ta trong Thánh lễ đêm nay. Đó không chỉ là những huấn lịnh hay lời mời gọi của Chúa Giêsu. Nhưng đó là lối sống mà Chúa muốn chúng ta chọn để sống trong năm nay.
Các mối phúc của Chúa không phải là điều dễ chấp nhận. Thật chuớng tai và thua thiệt. Tôi xin chia sẻ cho anh em vài kinh nghiệm sống đã được thu lượm:
Ai cũng mong giầu có thì Chúa lại phán: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó.” Nghèo khó để biết mình và biết được những gì chúng ta đang có là ân huệ của Chúa. Biết để tập sống giầu bằng cách chia sẻ cho nhau mà ca ngợi Chúa.
Vì không chịu nổi việc cấm cách, bị theo dõi, bắt bớ; nên tôi mới liều chết để sang đây. Thế mà Chúa lại nói: “Phúc cho các con khi bị bắt bớ”. Việc đón nhận niềm hạnh phúc khi bị bắt bớ vì Danh Chúa là một ân huệ thật đặc biệt, không phải ai ai cũng được diễm phúc chết vì đạo đâu. Ngay cả các bậc vị vọng trong nước cũng mấy ai có được ơn này. Ngày hôm nay người ta bắt và cấm đạo một cách tinh vi hơn. Một trong những phương thức có thể đang được áp dụng là ‘vỗ cho béo, nuôi cho rửng mỡ’ để ngủ quên trên nhung lụa và quên đi vai trò ngôn sứ.
Còn tôi, khi sang tới bên này tôi không dám góp ý hay lạm bàn về cách hành xử của các đấng các bậc tại quê nhà nữa. Tôi tin tưởng, với ý ngay lành, các ngài đang thực hiện trách vụ được trao phó; đôi khi cách hành xử của các ngài không phù hợp với lối suy nghĩ của tôi, của anh, chị hay bất kỳ ai khác thì cũng là lẽ thường tình. Vì môi trường và lối sống đã ảnh hưởng trên cách suy tư của tôi. Và tôi cũng tự hỏi mình rằng mình có quyền gì để yêu cầu người khác phải làm theo ý mình; ngay khi chính mình lại chưa làm được!!! Hoặc, Chúa có đặt tôi làm quan án để phê phán việc làm của người khác đâu!!! Hơn thế nữa, nếu tôi sống trong hoàn cảnh của các ngài, có lẽ tôi cũng ‘hợp tác’ và ‘cộng tác’ một cách tích cực hơn để phát triển và giương cao ngọn cờ đạo giáo.
Sống hiền từ là chấp nhận thua thiệt. Nhưng thái độ này đôi khi lại phản tác dụng và hiệu quả không đúng như điều chúng ta mong ước. Tôi còn nhớ, khi còn ở traị tỵ nạn Ga Lang. Có một anh thanh niên đã chia sẻ trong buổi họp nhóm như sau: “ Dựa vào lời Chúa, tôi đã cố gắng sống hiền hòa, nhẫn nại và tha thứ cho người bạn cùng barrack. Nhưng, tôi càng hiền bao nhiêu thì anh ta lại càng lên chân và bắt nạt tôi bấy nhiêu. Tôi cũng không biết phải làm sao đây?” Có một anh khác góp ý rằng lần sau nếu anh bị bắt nạt thì hãy trả lại cho nguời ta những gì mà người khác đã làm cho anh. Anh ta đã áp dụng lời khuyên đó và không còn bị bắt nạt (bullied) nữa.
Tất cả những mối phúc trong ‘Tám mối phúc thật’ là những gì Chúa đã sống. Chúa Giêsu, không trình bầy một lý thuyết về hạnh phúc, mà muốn chia sẻ cho chúng ta chính kinh nghiệm sống của Ngài. Nói chung, tám mối phúc thật xét theo nội dung cũng chỉ là mối phúc duy nhất: Phúc cho ai có lối sống như Chúa Giêsu.
Mẹ Hội Thánh ưu tư và ước muốn cho con cái mình được hạnh phúc. Và hạnh phúc đích thật chỉ có thể có được khi chúng ta biết rập khuân theo lối sống của Chúa. Vì thế, trong Chúa chúng ta đến với nhau, để mỗi giây mỗi phút chúng ta là nguồn hạnh phúc cho nhau. Để rồi, cho dù mùa xuân của trời đất có qua đi nhưng mùa xuân trong lòng anh chị em vẫn triển nở không ngừng.  
Sau cùng, nhân dịp Xuân về, thay cho lời chúc tuổi, chúng tôi trân trọng gửi đến anh chị em lời nguyện:
“Lậy Chúa, đã bao năm con nài xin sức khoẻ, để con có sức mà làm những việc vĩ đại và hoành tráng; Ngài lại cho đau yếu, để con biết mình yếu đuối.
 
Con cầu khấn giàu có, để con hạnh phúc; Ngài lại ban nghèo khó, để con khôn ngoan chọn lựa sự giầu có của Thiên Chúa.
 
Con cầu xin thế lực, để được người đời tôn vinh; Ngài lại cho yếu hèn, để con biết cậy nhờ Chúa.

Con van nài mọi sự, để con sống hưởng thụ; Ngài lại cho sự sống, để con vui hưởng mọi sự.

Con chẳng được ban những điều con nài xin; nhưng lại được tất cả những gì con đang mong chờ.

Và bất kể đời con ra sao; những ước nguyện thầm kín của con Ngài vẫn ban.

Như vậy, con đã được chúc phúc và đời sống con thật phong phú giữa muôn người.”
Chúng con xin dâng lời tạ ơn vì Thiên Chúa hằng quan tâm đến chúng con, ngay cả trước khi chúng con khấn xin. Nguyện xin Ngài thánh hóa và gìn giữ bản thân chúng con được vẹn toàn và không có gì đang trách trong năm mới Nhâm Thìn này. (Bài đọc 2)
Kew, những ngày cuối năm Mèo.
Mai văn Thịnh

Friday 20 January 2012

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi (tiếp theo)



BÀN VỀ ÍT TÂN ƯỚC (tiếp theo)



THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TA PHẢI THẾ NÀO?

Chúng ta đọc các ví dụ này để biết thái độ Chúa Yêsu muốn gặp thấy nơi những kẻ nghe Ngài.



Người quản lý lưu manh (Lc 16: 1-8)



Môi trường xã hội: sinh hoạt tại Galilê. Chủ đồn điền thường sống ở phương xa (và cũng thường là người tha bang nữa). Tại chỗ có người quản lý và các tá điền, người quản lý được uỷ quyền khai khẩn đồn điền tự ý, nhưng thỉnh thoảng phải tính sổ với chủ. Lợi dụng cơ hội, người quản lý đã biển thủ thế nào đó, và người ta bàn tán nhỏ to. Dù sao tăm tiếng đã đến tai ông chủ. Chủ mới cho gọi đến để tính sổ, và định đuổi tên quản lý. Dĩ nhiên, ông chủ đã rõ mười mươi hậu quả làm sao về thân phận tên quản lý, cũng như y cũng thừa rõ (câu 5-7). Lâm ngõ bí: cuống cuồn lên, người quản lý tìm cách gỡ gạc về thể diện, cũng như về nguy cơ vật chất. Y quyết lợi dụng triệt để thời gian dùng để tính sổ, làm đúng theo lịnh chủ bắt tính sổ. Nhưng tính sổ sao có lợi cho y: sửa đổi lại các văn tự. Những người mắc nợ chủ: hoặc là tá điền (đã chung, mà chưa thanh toán) hoặc là thương gia mua thầu.



Câu 6: 100 thùng dầu (thùng đây là “bath”: tương đương với 45 lít): 4500 lít (trù tính thì cứ mỗi cây dầu sản xuất chừng 120 ký quả, làm 25 lít dầu, vị chi khoảng đồn điền phải có 185 cây dầu): trị giá khoản nợ là 1000 quan tiền thời đó (Denarii). Và khi viết có 50 thùng, tức là ăn bớt của chủ 500 Denarii.



Câu 7: 100 giạ lúa (giạ đây là Kor (một Kor là 10 bath: 45 x 10: 450 lít): vị chi là 45000 lít): lượng sản xuất của 42 mẫu tây. Và nếu viết lại có 80 giạ lúa, thì sẽ hụt của chủ là 9000 lít, trị giá cũng chừng 500 Denarii (dầu có giá trị hơn lúa).

(còn tiếp)



Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR

(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)





Thursday 19 January 2012

“Cơn sốt sắng xinh hơn cầu vàng diệp,”


Suy niệm Chúa Nhật thứ ba thường niên năm B

“Cơn sốt sắng xinh hơn cầu vàng diệp,”
Ngửa tay thôi, ơn trời đà xuống hiệp.
Trăng và trăng cho thấm hết mọi nơi .
Người thế gian, ôi miệng lưỡi đâu rồi ?
Và tán tạ và khong khen nức nở .
(Dẫn nhập từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mc 1: 21-28 

Sốt sắng với ngửa tay, nhà thơ nay lãnh nhận “ơn trời đà xuống hiệp”. Tán tạ và khong khen,
nhà Đạo sẽ nhận lãnh những “trăng và trăng, cho thấm hết mọi nơi”. Trăng hay sao, là tất cả những gìta được biết. Biết, uy quyền của Đức Chúa đã tỏ dấu, đến với ta. 

Bài đọc 1, hôm nay tràn đầy một lời hứa. Lời Chúa hứa, là như: “Thiên Chúa của anh em, Người sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em. Hãy nghe Người” (ĐNL 18: 15-20). Theo lời hứa, Đức Giê-su đã xuất hiện như người Do Thái sống giữa muôn người, ở Palestin. Là tiên tri, Ngài không báo trước chuyện tương lai, như thày bói. Nhưng, như vị Ngôn Sứ chuyển đạt Lời của Chúa. Chính vì thế, mọi người hãy nghe Ngài. Nghe, như nghe một thông điệp. Từ Đức Chúa. 

Thông điệp hôm nay, xuất từ trình thuật thánh Máccô. Trình thuật này, báo hiệu một ngày bận rộn với Chúa. Bận rộn, vì hôm nay ta nhận diện đủ bá quan văn võ, trong cuộc đời. Đìều trước mắt, Ngài bận tham gia việc tế tự với dân chúng. Ngài giảng dạy, chữa lành, xua đuổi lũ ác quỷ. Và, Ngài cũng nguyện cầu ở chỗ riêng tư. Từ đó, có phản ứng bất chợt của đám đông chúng, rất thường dân. 

Trình thuật hôm nay, thánh Mác-cô đưa ra ba loại dân chúng Chúa vẫn gặp. Tất cả những người này, đều phản ứng khác nhau. Phản ứng, là đối xử với Chúa, tuỳ hoàn cảnh. Trong ba loại người từng phản ứng, trước nhất là đồ đệ. Sau đó, đến lãnh tụ tôn giáo. Và cuối cùng, là đám dân đen bình thường. Dân bình thường, vẫn là những người luôn bước đi theo chân Chúa. Họ ra đi, mang theo niềm tin và nhận thức xác đáng, về chính Ngài. 

Sinh hoạt của Chúa trong ngày đầu, Ngài đã công khai huấn/dẫn dụ mọi người, cả vào ngày Sabát. Ngày ấy, mọi người thấy Chúa gần gũi đám người thành thị vẫn có mặt ở hội đuờng. Vì là người Do Thái chuyên chăm, nên Ngài vẫn tuân thủ mọi đòi hỏi của niềm tin, đặt ra cho người Do Thái. Đó, còn là thái độ của đồ đệ Chúa vẫn có, sau Phục Sinh. 

Điều Ngài không làm, là chê trách niềm tin của người dân bình thường. Trách mắng chăng, Ngài chỉ chê trách thái độ bẻ quặt sự thật, sống giả hình và chuyên nhũng lạm với người dân. Điều Ngài xác định, như có ghi ở Tin Mừng thánh Matthêu, không là bãi bỏ niềm tin người Do Thái. Mà là, sống đích thực niềm tin ấy, cho đúng cách (Mt 5: 17). 

Hội đường người Do Thái, là nơi chuyên chăm nguyện cầu, và học hỏi Kinh thánh. Tuyệt nhiên, đây không là nơi để hiến tế, có các vị tư tế chủ trì. Đây, vẫn là nơi dân chúng bình thường rủ nhau đến, vào các ngày Sabát, cuối tuần. Ở đây nữa, không thấy xuất hiện các thày giảng hoặc trưởng tế chuyên lo việc Đền thờ. Đến hội đường, là để cầu khẩn và suy gẫm những điều được viết lại trong Kinh thánh. Bởi, nơi đây không là trung tâm của tế hiến phụng thờ, nên không có liên quan gì với nhóm Pharisêu, Luật sĩ hoặc kinh sư. 

Tại hội đường, ai cũng được mời lên để diễn giải. Nên, vào ngày Sabát hôm ấy, Đức Giê-su cũng đã được mời lên để Ngài diễn giảng. Chính vì thế, khi Ngài bắt đầu ngỏ lời giải thích, dân chúng đã hiểu ngay: Ngài là nhân vật khác thường. Trong khi cũng đứng bục, nhưng kinh sư/luật sĩ này khác chỉ giải thích ý nghĩa luật lệ Do thái, viết trong sách, mà thôi. Khi Đức Giê-su giảng, Ngài tỏ rõ “quyền uy” tối thượng, có căn cứ. Nghĩa là, Ngài không giải thích luật lệ, hoặc tư tưởng của riêng ai. Nhưng việc giảng dạy Ngài làm, là giảng và dạy những điều liên quan đến chính Ngài. Cũng thế, lối giảng giải của Ngài được thánh Mátthêu viết: “Anh em nghe người xưa nói… còn Tôi, nay Tôi nói” 

Ở đây, hôm nay, Chúa không chỉ nói về quyền uy tối thượng của Ngài, thôi. Nhưng, Ngài cũng đã hành động một cách đầy uy quyền. Tức là, ngay trong khi Ngài giảng, đã thấy có người bị ác quỷ hành hạ, hiện diện quanh quất đâu đó. Điều này có nghĩa gì? Muốn hiểu điều này, cũng nên biết rằng: vào thời của Chúa, thế gian tràn vốn tràn đầy thần linh các loại. Tốt có, xấu cũng có. Thần linh có mặt ở khắp nơi. Đôi khi còn tấn công vào những người hiện diện, bằng đủ mọi cách.

Những chuyện về quỷ ám hoặc bị thần linh xấu quấy rầy, không chỉ xảy đến vào thời xưa cũ, thôi. Nhưng, nay thấy nhiều người vẫn tin như thế. Vẫn thấy xảy ra, ở nhiều nơi trên thế giới. Chí ít, ở một số khu vực thuộc vùng Nam Á, như: Mã lai, Nam Dương, Phi Luật tân, vv… Ở các nước tân tiến, cũng thấy nhiều người vẫn tà tà tản bộ qua nghĩa trang. Ở Hồng Kông, Singapore, có người còn chọn ngày tốt xấu, tìm thày địa lý, tính toán phong thuỷ để định hướng nhà, đặt đất, cất mồ mả. 

Thời của Chúa, những người ốm đau hoặc có hành vi ‘khác thường’, đều được coi như ‘bị quỷ ám’. Nhiều trường hợp, có người còn cho rằng: những ngưòi bị động kinh, lên cơn giựt, hoặc có vấn đề tâm thần, đều là nạn nhân của mãnh lực thần linh nào đó, từng xâm nhập. Người khác lại nghĩ, thần linh/ma quỷ đã khống chế người như thế. Nhưng vấn đề, là: Chuyện ấy, có thật như thế không? 

Thật khó mà đoán biết, Rõ ràng là, ngày nay một số người chỉ đơn giản chẩn đoán y khoa, cũng đều biết. Nhưng có người gặp một số dân chúng số ở nơi nào đó, trên thế giới vẫn nhất quyết rằng, có hình thức nào đó, về trường hợp quỷ ám. Vấn đề ở đây, là: những người như thế đã được Chúa chữa lành, trở về với chính con người toàn bộ của mình. Tức, họ được giải thoát trở về, không còn bị như thế, nữa. 

Thời của Chúa, nhiều người thực sự tin là có các quyền lực ma quái, đủ mọi kiểu. Các quyền lực ấy, bắt nguồn từ nỗi hãi sợ rất lớn lao làm cho họ bất lực. Điều Chúa làm, là giải thoát những người này khỏi cơn hãi sợ, mình vẫn có. Và, không phải chính sức mạnh ma quái ác ấy đã làm cho họ hãi sợ nhiều, như nạn nhân. Không phải thực thể khách quan đã giới hạn sự tự do và hiệu năng của chúng ta, nhưng là cách thức ta nhìn sự việc. Chẳng hạn như, nểu ta để con rắn bằng cao su vào giường của ai đó, khiến người có phản ứn. Vậy, cái gì làm người hét lên? Rắn bằng mủ, hay chính nỗi khiếp sợ, của chính họ? 

Giáp mặt thần linh quái ác xuất hiện nơi hội đường, Chúa không tỏ dấu sợ sệt, đã quát bảo: “Câm đí! Hãy xuất khỏi người này.”(Mc 1: 25) Nghe như thế, người bị ám đã quăng quật, lên cơn giựt, nhưng thoát nạn. Và điều quan trọng, là: người ấy đã thấy mình tự do. Đã thoát nạn. 

Đối với ta, khiếp sợ ở đâu? Sợ thần linh? Hoặc, có điều gì, người nào, nơi nào đã cản ngăn không cho ta làm điều mình muốn? Không để ta trở nên người mình muốn trở thành? Điều quan trọng, là: ta cần định ra khiếp sợ nào đang trấn át. Và, thấy được nó ở trong mình. Từ đó, không còn trách người khác, vì nó. Và, khi nhận ra nó đang lẩn khuất bên trong, ta xin Chúa giúp, mà trừ khử. Hãy đặt mình dưới sức mạnh quyền uy của Ngài. Để được giải phóng. 

Chứng kiến việc Chúa giải phóng, người bàng quan đã tỏ bày ngạc nhiên: “Giáo lý của Ông thật mới mẻ, điều Ông dạy có uy lực. Ông ra lệnh cả với thần ô uế, và chúng phải tuân lệnh! (Mc 1: 26). Chẳng thế mà, tiếng tăm Ngài đồn khắp mọi nơi. Ở cả vùng quê, nữa. Thật đúng, tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa. 

Đọc Tin Mừng, ta thấy mức độ giải thoát Chúa làm. Và ở đây, công trình cứu độ của Ngài, đã khởi đầu. Ngài làm thế, Vương Quốc của Chúa đã gần kề. Và có thế, dân chúng mới có kinh nghiệm về quyền uy sức mạnh, do tự Cha. 

Đó là sức mạnh quyền uy. Uy quyền, là cụm từ xuất tự tiếng Latinh (Augere), có nghĩa: làm điều gì đó để gia tăng. Nguyên ngữ cụm từ cho thấy: quyền uy đích thực, là khả năng gia tăng giùm giúp, tạo lực cho người nào. Giúp họ phát triển khả năng thăng hoá, chính mình. Giúp họ tăng trưởng như một bản vị. Giúp họ, trở nên hiệu quả hơn trong phát triển. Biết sử dụng đúng đắn quà tặng, Chúa đặt trong ta. 

Quyền uy Chúa vận dụng, không phải để nắm đầu kiểm soát con người. Chúa từng nói, Ngài đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ mọi người. Ngài đến, là để giải thoát hết mọi ngưòi. Để rồi, với tự do, người người sẽ gia tăng hiệu năng, phát triển năng lực bên trong mình. Và, cùng sống cuộc sống của Chúa, ở bên trong. Ngài giải thoát mọi người khỏi quyền lực quái ác của hãi sợ, co giựt, vị kỷ. Giải thoát, khỏi mọi giận hờn, oán thán, thù hằn, cùng bạo động khiến họ không thể sống vui tươi. 

Buồn thay, nhiều người hôm nay cứ nghĩ nếu mình trung tín với niềm tin nơi Chúa, là gánh nặng khó giải thoát mọi đè nén, giới hạn. Câu hỏi đặt ra cho ta, cho Hội thánh, là: mình đã làm những gì để con dân Chúa đã phải ưu tư suy nghĩ, tệ như thế? Trái với tinh thần Tin Mừng?
Lm Frank Doyle sj
Mai Tá lược dịch
 

Wednesday 18 January 2012

Lm Vũ Khởi Phụng CSsR: Thông điệp Hoà Bình (Phần 2)


THÔNG ÐIỆP HÒA BÌNH 2012
PHẦN 2: ÐI TÌM CHÂN LÝ
Ðã bao nhiêu lần và bao nhiêu người hăng say hát Quốc Tế Ca “Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian… Ðấu tranh nay là trận cuối cùng…” Ca từ này được sáng tác tháng 6 năm 1871, vào những ngày khốc liệt cuối cùng của Công Xã Paris, ( “các nô lệ”, nguyên văn ca từ bằng tiếng Pháp “les damnés”, tác giả Eugène Pottier dùng một từ có âm hưởng tôn giáo, có nghĩa là những người bị trầm luân hỏa ngục, đã vĩnh viễn mất Chúa  ). Bài ca thúc giục mọi kẻ đau khổ, nhục nhằn, mọi kẻ bị bóc lột trầm luân đọa đày, hãy vùng dậy.
Sở dĩ “đấu tranh này là trận cuối cùng”, là vì người ta tin rằng sau khi đã đập tan gông cùm của những giai cấp bóc lột, thì công lý đại đồng sẽ được thiết lập, và xã hội sẽ an hưởng thái hòa. Tìm ra được cái then để mở cánh cửa giải phóng nhân loại, mở ra kỷ nguyên con người sống xứng đáng là người, đúng là một lúc “mặt trời chân lý chiếu qua tim”. Thành thực mà nói, đó là một lý tưởng đẹp. Và nhiều người đã sẵn lòng hy sinh đời mình vì nó. Chỉ có một điều cần phải cảnh giác, ấy là “trận cuối cùng” này dài lắm. Tới nay đã gần một thế kỷ rưỡi rồi, chúng ta vẫn ở trong một trận đồ mù mịt, chưa thấy hồi kết cuộc. Và cũng đã đủ kinh nghiệm để hiểu rằng chưa thể chiến thắng vào sáng mai. Ta học được cái nét bền gan nhẫn nại trường kỳ. Mỗi nơi, mỗi lúc là một cuộc chiến mới.
Năm 1940, Quốc Tế Ca vẫn đang là quốc ca của Liên Xô, văn hào người Nga Mikhail Bulgakov qua đời, để lại cuốn: tiểu thuyết “Nghệ Nhân và Margarita” ngày nay được nhìn nhận như một kiệt tác của văn học Xô Viết và văn học thế giới. Tác giả cho hai nhân vật chính của mình cùng đấu tranh gian khổ và từng trải đủ thứ đọa đày ( kể cả hiểu theo nghĩa tôn giáo của “les damnés”, bởi Bulgakov cho Satan xuất hiện ngờ ngờ giữa đời thường  ).
Cuối cùng ông cho họ ra khỏi thế gian này, ở trong thế giới bên kia đó, họ gặp một người ngồi ngủ thiu thiu đã hai ngàn năm không sao thức dậy được: đó là Philatô. Philatô đã hôn mê như thế từ hôm ông hỏi một tội nhân bị người ta muốn kết án tử hình một câu hết sức mỉa mai khinh bạc: “Chân lý là cái gì ?” ( Ga 18, 38  ), rồi ông quay đi không thèm nghe tù nhân trả lời vì còn mải lo việc quan trọng khác, từ đó không những tù nhân kia chết khốn khổ, mà vô vàn con người khác, kể cả các nhân vật của Bulgakov, cũng cứ bị đọa đày trong “trận cuối cùng”.
Nàng Margarita bỗng cảm thấy lòng mình tan nát, nàng hét lên “Giải thoát cho người ta”. Tâm thành của nàng động đến trời. Tiếng kêu vang vọng làm sập một vách núi đá, ánh trăng chiếu qua khoảng trống, và người tù năm xưa, Giêsu Nazareth từ trong ánh trăng bước ra, Philatô choàng dậy, để nói tiếp câu chuyện ngày xưa: “Chân lý là cái gì ?”
Ðầu năm 2012 này tôi vừa ôn Quốc Tế Ca vừa tụng niệm ông Bulgakov khi đọc Thông Ðiệp Ngày Hòa Bình Thế Giới của Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Nói về câu chuyện "Công Lý và Hòa Bình" không bao giờ chấm dứt, nhưng trước đó Ngài lại nói về nhu cầu của người trẻ đi tìm chân lý. Là vì cái khó trong sự đeo đuổi công lý và hòa bình không phải chỉ vì trên đời có kẻ xấu, có hôn quân bạo chúa, có bạo lực, có kẻ tham nhũng đầu trộm đuôi cướp, có sự vô cảm trơ trẽn. Cái khó còn vì người ta có những quan niệm khác nhau, ưu tiên khác nhau. Xã hội càng văn minh phát triển, cuộc sống càng mở rộng phức tạp, người ta càng dễ từ những góc cạnh khác nhau, đi đến không hiểu nhau. Ðấy cũng là nguyên nhân khiến cho trong lịch sử loài người không đời nào là không có mâu thuẫn. Và giải quyết mâu thuẫn từng làm cho nhiều người bị bóc lột, bị đau khổ hàm oan. Cho nên có một cơ sở chung để gặp nhau, nói chuyện với nhau là cần thiết. Cùng nhau nhìn nhận chân lý sẽ tạo ra cái cơ sở quý báu đó.
Ngay cả tội lỗi cũng là một dạng của sự lạc mất chân lý. Người ta bị cái ác làm cho mù quáng, không tìm ra cái chân lý của đời mình, đúng là “ma đưa lối, quỷ đưa đường” cho nên gây ra điều ác cho người khác và cho chính mình. Ví dụ chúng ta phàn nàn về nhiều người giàu hiện nay ham xa hoa khoe của, từ anh công chức tham nhũng đến những đại gia tài phiệt, rồi những sao lớn sao nhỏ, đang đua nhau xài sang đến nỗi những nhà giàu quốc tế phải lắc đầu, hình như trong xã hội ta có những người giàu mà không có văn hóa của người giàu, không thấy sự ăn xài của mình là vô liêm sỉ với xã hội và với người nghèo, xét ra đó cũng là vì không tìm ra được chân lý của tâm hồn mình, họ vội vã xử dụng tiền của một cách vô luân vì không tìm được một mục đích nào khác. Nhưng khi họ làm như vậy xã hội trở nên hỗn loạn và vô tâm.
Tóm lại là từ sự vô tri về chân lý, đến sự gian tà cũng là một dạng vô tri về chân lý, tất cả đều đưa nhân loại đi xa giấc mộng cánh chung của Ngôn Sứ Isaia, khi Ðức Chúa “làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc.”
Khi ấy, người ta sẽ…
“Đúc gươm đao thành cuốc thành cầy,
rèn giáo mác nên liềm nên hái.
Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau
và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến…
Hãy đến đây…
ta cùng đi, nhờ ánh sáng Ðức Chúa soi đường” ( Is 2, 4 – 5 ).
Vài trang sau, Isaia lại thấu thị về một cõi thái hòa:
“…Sói ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ…
Bé con dẫn chúng đi chăn”…
bởi vì…
Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá
trên khắp núi thánh của ta,
vì sự hiểu biết Ðức Chúa sẽ tràn ngập đất này
như nước lấp đầy lòng biển” ( Is. 11, 6 – 9 ).
Vị Ngôn Sứ nhìn thấy cảnh tượng đó có nghĩa là lịch sử loài người không tuyệt vọng, công lý và hòa bình tuyệt đối là có thực, thời gian có định hướng, nhưng đó là “trong tương lai” ( 2, 2  ); còn trong hiện tại người ta phải lận đận mà tiến, phải có mồ hôi nước mắt. Thông Ðiệp Hòa Bình 2012 của Ðức Bênêđictô tìm đến với con người hiện tại, cho nên Ngài không trích dẫn Isaia, Ngài chỉ trích dẫn Thánh Augustinô thôi: “Người ta còn ước ao gì hơn ước ao chân lý ?”
Thánh Augustinô là một khuôn mặt ưu tú của nhân loại. Ngài có những tư duy của thành phần ưu tú. Và quả thật, trong nhân loại có rất nhiều người luôn luôn thao thức kiếm tìm chân lý, đây là cái phần đẹp đẽ thanh cao nhất của thế giới loài người. Nhưng cũng phải công nhận rằng thành phần ưu tú không mấy khi là số đông. Vẫn có những người như quan Philatô đấy thôi. Trong dụ ngôn, Chúa Giêsu bảo là họ còn đang bận đi thăm đồng, buôn chuyến, tậu bò, cưới vợ, thậm chí còn đang bận sỉ nhục và giết người ( Mt 22, 5 – 6; Lc 14, 18 – 20  ). Chỗ khác Chúa lại than rằng có nhiều người “khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời thì vấp ngã ngay”, nhiều người khác nữa thì vì “những nỗi lo lắng sự đời, và bả vinh hoa phú quý mà Lời bị bóp nghẹt, không sinh hoa kết quả gì” ( Mt 13, 21 – 22  ). Hóa ra chân lý bị người ta đem đào sâu chôn chặt như đã chôn nén bạc làm vốn, đến nỗi những cái đang có cũng bị mất đi ( Mt 25, 24 – 29; Lc 19, 20 – 26  ).
Xét ra, những thời văn minh thịnh trị là những giai đoạn sự yếu đuối của con người được một nến tảng các giá trị đạo đức nâng đỡ, mọi người đều quy phục những giá trị ấy, do đó tạo ra được đạo lý và văn hóa tỏa sáng nhân văn. Trái lại có những thời khủng hoảng, người ta không còn biết tin tưởng vào đâu, tinh thần rệu rã, tội ác nẩy nở lan tràn. Khi nhìn lại cuộc sống ngày nay, nhiều lúc chúng ta hoảng sợ vì xã hội, về phương diện tinh thần, tỏ ra đang lâm vào khủng hoảng chứ không được hưởng một nền văn hóa đạo đức thịnh trị.
Mới ngày nào chúng ta rất hãnh diện vì nền đạo đức cổ truyền. Vậy làm sao giải thích được hiện nay chúng ta lại đang ở trong tóp dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phá thai, các nhóm Bảo Vệ Sự Sống báo cáo có những thai nhi đã 8, 9 tháng vẫn bị giết, có những số thống kê cho thấy ở một vài nơi số thai nhi bị giết đông hơn số trẻ sơ sinh. Sự sống bị rẻ rúng từ trong trứng nước thì làm sao nói chuyện yêu hòa bình ? Và làm sao giải thích được nạn tham nhũng gian giảo lan tràn, xã hội hỗn loạn và những sát thủ máu lạnh tuổi đời non mà tội ác già dặn ? Làm sao giải thích tệ nạn ma túy v.v… Trong cuộc họp của các nhóm Bảo Vệ Sự Sống miền Bắc ở Bắc Ninh vừa qua, Ðức Giám Mục Bắc Ninh đưa ra những nhận định về mục vụ cho thấy những tệ nạn đó lan tràn vào cả các Xứ Đạo. Ðúng là một thách thức mục vụ vô cùng to lớn cho Giáo Hội ngày nay. Liệu chúng ta có thụ động quá không ?
Tiến Sĩ Dương Ngọc Dũng mấy năm trước trong một bài báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần có đề cập đến một tình trạng mà ông gọi là “phi chuẩn”, có ý nói nhiều người ngày nay, đặc biệt là trong giới trẻ, không còn những chuẩn mực để phân biệt thiện ác, chỉ còn phân biệt làm được với không làm được, có lợi hay không có lợi, an toàn hay không an toàn. Thiện ác không thành vấn đề. Khi một tâm lý như thế lan tràn, thì xã hội và đạo đức đi vào khủng hoảng. Ðó chính là cái đang đe dọa chúng ta. Ðó chính là nguồn của áp bức và bạo động.
Chính vì thế cho nên trước khi nói đến giáo dục về Công Lý và Hòa Bình cho giới trẻ, Ðức Bênêđictô nói đến nhu cầu tìm gặp chân lý: “Giáo dục nhắm đến đào tạo con người toàn diện, kể cả chiều kích đạo đức và tâm linh của hiện hữu, hướng về cứu cánh tối hậu của con người và sự tốt lành cho xã hội… Ðã thế thì để giáo dục về chân lý…, vấn đề căn bản phải đặt ra là: con người là ai ?” Ðức Thánh Cha đặt vấn đề về cái chân tâm của con người, cái chân tâm thường bị vùi dập dưới tầng sâu như ta đã thấy. Và Ngài tỏ lộ: “Con người là kẻ mang trong lòng mình một nỗi khao khát sự vô hạn, một nỗi khao khát chân lý, không phải một chân lý phiến diện, nhưng là một chân lý khả dĩ giải thích được ý nghĩa của cuộc đời”
Cái nỗi khát khao lạ lùng đó, mạc khải cho ta biết uyên nguyên của nó: “Bởi con người đã được tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, giống như Ngài”. Ðã nhận ra chân tướng tâm linh của con người, lại được Mạc Khải ban tặng một nền tảng sâu đậm cho cõi tâm linh ấy, thì ta sẽ “có niềm kính trọng sâu sắc đối với mọi con người và sẽ giúp đỡ để người đồng loại có một cuộc sống xứng hợp với phẩm giá cao vời đó”.
Tóm lại, cái bí quyết cần tìm được, ấy là nhận ra con người có một “chiều kích siêu việt”. Tính siêu việt đó làm cho con người luôn luôn là một mục đích để ta phục vụ, chứ không thể là phương tiện để ta xử dụng. Ðạo là thế. “Con người không thể bị hy sinh cho một lợi ích cục bộ nào, dù đó là kinh tế hay xã hội, cá thể hay tập thể”.
Năm 2011 và năm 2012, Giáo Hội có hai kỷ niệm. Năm 2011 là kỷ niệm 120 năm Thông Ðiệp Thời Mới ( Rerum Novarum  ) của Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII về các vấn đề kinh tế và xã hội. Ðây là bức thông điệp mở đường khai phóng cho người tín hữu có một kim chỉ nam trong lúc xã hội đi vào một kỷ nguyên phát triển cực kỳ to lớn về lực lượng sản xuất, tư liệu sản xuất, quan hệ sản xuất, cùng với tất cả những hệ lụy về nhân sinh, nhân phẩm, chính trị, văn hóa v.v…
Giáo Hội không đưa ra một lý thuyết có tham vọng bao trùm lịch sử, cũng không đề nghị một kế hoạch chính trị, kinh tế nào, nhưng đưa ra một định hướng cho tín hữu đi vào cuộc sống muôn mặt phức tạp, định hướng đó chính là điều Ðức Bênêđictô vừa nói: kinh tế là để phục vụ con người, chứ con người không phải là nô lệ phục vụ cho kinh tế. Người Công Giáo có ý thức thì lấy đó xác định hướng đi cho mình mỗi khi gặp phải những khó khăn kinh tế và xã hội, xoay xở cách nào đó để giải quyết nhờ vào định hướng ấy. Từ đó, những năm kỷ niệm bức thông điệp này, các Ðức Giáo Hoàng thường công bố các văn kiện về các vấn đề kinh tế và xã hội. Nội dung có thay đổi tùy vào những giai đoạn biến chuyển và những bước phát triển trong lịch sử, nhưng sợi chỉ đỏ xuyên suốt vẫn là: con người là mục đích chứ không phải phương tiện.
Sang năm 2012, Dân Chúa lại có một kỷ niệm khác: 50 năm khai mạc Công Ðồng Vatican II. Một chương trình lớn đang được chuẩn bị để tháng 10 năm nay sẽ mở đầu năm Kim Khánh, và Hội Thánh sẽ ôn lại những gì là men là muối đã kết tinh từ Công Ðồng. Trong số các văn kiện Công Ðồng truyền lại, quan trọng vào bậc nhất và cũng đã gây sự chú ý của toàn thế giới vào bậc nhất là Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, nhan đề Vui Mừng và Hy Vọng ( Gaudium et Spes ). 3 chương đầu về định mệnh con người, về cộng đồng nhân loại và về hoạt động của con người đều có cấu trúc giống nhau, Công Ðồng chú mục vào từng góc cạnh của nhân sinh rồi bao giờ kết thúc cũng gợi lên mầu nhiệm Chúa Kitô ( xem chương 1, số 6; chương 2, số 32; chương 3, số 45 ), tìm thấy ở đó cảm hứng cao sâu để giải đáp những vấn đề bí hiểm mà loài người phải đối mặt. Nói tóm lại, gắn nhân sinh với siêu việt.
Vậy là trong vòng 120 năm nay, giáo huấn của Hội Thánh luôn nhắc nhở chúng ta: con người tìm ra chân lý của mình trong cõi siêu việt, và cũng vì thế, phẩm giá của con người là tối thượng trong các mối quan hệ trần thế. Khi Ðức Bênêđictô XVI nhấn mạnh đến chân lý siêu việt và phẩm giá siêu việt của con người, là Ngài phát xuất từ truyền thống ấy và Ngài mong nó tác động mạnh lên trong dòng chảy không ngưng nghỉ của sự sống, xuyên qua mọi cảnh huống lịch sử và những thách thức luôn mới mẻ đặt ra cho Công Lý và Hòa Bình.
Xem ra Giáo Hội còn rất nhiều việc phải làm, vì thế giới liên tục biến động với đủ màu sáng tối, có những chân trời rạng rỡ nhưng cũng không ít hiểm họa, sa sẩy trong đường đi nước bước đã tạo ra và sẽ tạo ra không biết bao nhiêu thảm kịch mà các thế hệ trẻ của chúng ta thì đang tầng tầng lớp lớp dồn dập tiến vào trường đời. Chúng ta sẽ làm gì đây ? Mục vụ thế nào đây ? Sứ mạng nặng nề, sứ mạng sáng ngời !
Lm. VŨ KHỞI PHỤNG – Đón xem Phần 3. Đi tìm tự do

Tuesday 17 January 2012

Lm Vũ KHởi Phụng CSsR: Cảm Nghĩ Đầu Năm 2012 (Phần 1)


CẢM NGHĨ ĐẦU NĂM 2012

Giáng Sinh vừa qua, Dân Chúa khắp nơi được thấy cảnh Ðức Bênêđictô XVI tiến vào Ðền Thánh Phêrô trên chiếc bục có bánh xe. Lại nhớ những năm cuối đời Ðức Gioan Phaolô II cũng dùng cái bục ấy. Các giới chức ở Vatican nói rằng Ðức Thánh Cha biết tuổi tác và sức lực của mình, nên Ngài cũng lo tổ chức cuộc sống sao cho tương hợp.
Một cụ già đã gần tuổi 85, tóc đã bạc phơ từ nhiều năm trước và gánh vác trách nhiệm về một cộng đoàn hơn một tỷ người, quả là một kỳ công. Thời gian là của Chúa, thời gian chẳng kiêng nể hay chờ đợi ai, tuổi già sức yếu là lẽ thường. Với người tin Chúa thì thời gian là đường, là tiến trình, thời gian đi về mầu nhiệm, thời gian cũng là mầu nhiệm.
Trong Sứ Ðiệp Hòa Bình Thế Giới 2012, Ðức Bênêđictô nói: mỗi tuổi mới, mỗi năm mới là một quà tặng của Thiên Chúa cho nhân loại”. Rồi Ngài trích Thánh Vịnh 130: người tin chờ đợi Chúa hơn người canh đêm mong đợi bình minh”. Vị Giáo Hoàng già năm nay không còn sải bộ suốt chiều dài Ðền Thánh Phêrô hẳn là đã ở trong tâm trạng chờ đợi bình minh”. Nhưng khi nhìn lại cái thế giới mênh mông mà Ngài vẫn đang gánh vác, nhìn lại những người sẽ gánh vác tương lai, Ngài gửi đến mọi người một sứ điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay: GIÁO DỤC CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH CHO GIỚI TRẺ. Ngày đầu năm, ta cũng nên suy nghĩ về sứ điệp này.
Thế giới vẫn còn nhiều cảnh bi đát, ở Nigeria, đúng ngày mừng Thiên Chúa Giáng Sinh, khủng bố đã nổ ra ngay bên cạnh Nhà Thờ, gần 40 người chết. Các tín hữu ở Bắc Phi và Trung Ðông, từ Lybia, Iraq đến Ai Cập, Syria đang sống trong nơm nớp lo sợ không biết các chính quyền mới dưới ảnh hưởng của Hồi Giáo sẽ cư xử với mình thế nào. Ở Việt Nam, ở Trung Quốc, xã hội cũng như Giáo Hội còn phải đối mặt với những thách thức lớn. Và khủng hoảng kinh tế lan tràn đến mức bà Giám Ðốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Christine Lagarde đã phải lên tiếng cảnh báo cộng đồng quốc tế về một tình trạng hiểm nghèo”. Ở đâu cũng có những yếu tố khiến người ta xao xuyến, bi quan.
Ðức Thánh Cha nhìn nhận thực tế ấy: Năm vừa qua, cảm giác đắng cay thua thiệt đã gia tăng, do cơn khủng hoảng đánh vào xã hội, vào giới lao động và nền kinh tế… Dường như một tấm màn âm u đã bao phủ thời đại chúng ta, không cho ta nhìn thấy ánh sáng thanh thiên bạch nhật. Nhưng Đức Tin chính là ở chỗ không chán chường thất vọng. Ðức Thánh Cha nói rằng căn nguyên của khủng hoảng là từ trong văn hóa và nhân sinh quan và Ngài vẫn kỳ vọng ở lòng người: Trong u tối, lòng người vẫn không nguôi chờ đợi bình minh như tác giả Thánh Vịnh đã nói”.
“Sự chờ đợi ấy đặc biệt sắc nét tỏ tường nơi những người trẻ, vì thế tôi nghĩ đến họ… Cho nên tôi muốn được trình bày Sứ Ðiệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45 trong viễn tượng giáo dục: Giáo dục Công Lý và Hòa Bình cho người trẻ.”
Hiển nhiên đó là một sứ mệnh vĩ đại. Và trong thế giới mà bất công và bạo lực còn hoành hành như ta thấy, đó cũng là một sứ mạng khó khăn. Vì thế sứ điệp của Ðức Thánh Cha muốn huy động mọi nguồn lực. Ngài kêu gọi các bậc cha mẹ, các gia đình, mọi thành phần tham gia sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cũng như mọi người hữu trách trong các giới tôn giáo, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và truyền thông”.
Nghe Ðức Thánh Cha kêu gọi, ta vừa thấy hay mà vừa ngẩn ngơ. Hay vì nhìn thấy trước mắt một mục đích cao đẹp, nhưng ngẩn ngơ vì còn nhiều trở ngại quá, không biết phải mất bao nhiêu tâm huyết để cuộc sống của ta có thể ngang tầm với nhiệm vụ.
Trước nhất ngài ngỏ lời với các gia đình: Gia đình là nơi trẻ học được những giá trị nhân bản và Kitô giáo, dạy người ta sống chung trong tinh thần xây dựng và hòa bình. Sống trong gia đình ta biết được tình liên đới giữa các thế hệ, biết tôn trọng quy luật, biết tha thứ và đón nhận người khác. Gia đình là trường học đầu tiên giáo dục ta về công lý và hòa bình.
Tối hôm qua, Nhà Thờ chúng tôi mừng Lễ Thánh Gia Thất. Hai cặp vợ chồng xin lễ tạ ơn kỷ niệm 30 năm và 25 năm hôn phối, và ba gia đình mới được thành lập trong Bí Tích. Nhìn hai cặp vợ chồng đã cùng nhau lên thác xuống ghềnh chẳng mấy chốc mà đã một phần tư thế kỷ, hôm nay cùng với con cháu về đây dâng lễ tạ ơn trọng thể, cộng đoàn hiểu rằng dù cuộc đời khó khăn thì họ cũng đã hài lòng với gia đình của mình, nếu có thể đi ngược thời gian họ cũng bằng lòng cùng nhau đi lại con đường đã đi. Ðó là sự thành công, là một lời chứng âm thầm cho ba gia đình mới. Những lứa đôi này phải có một dự phóng nghiêm cẩn thế nào với nhau thì mới” đưa nhau đến trước bàn thờ để được Thiên Chúa chúc lành”. Những gia đình ấy là mầm hy vọng không chỉ cho đôi uyên ương, mà còn cho các thế hệ tương lai, cho xã hội, cho Hội Thánh. Nói thế không phải là cuộc sống gia đình không có những khó khăn.
Ðức Thánh Cha ghi nhận: Chúng ta đang sống trong một thế giới mà gia đình, và cả sự sống nữa, liên tục bị đe dọa và cũng hay đổ vỡ. Ðiều kiện lao động nhiều khi không thích hợp với các trách nhiệm gia đình, những lo lắng về tương lai, nhịp sống thì hối hả dồn dập, rồi lại phải di cư để tìm phương độ thân, thậm chí nhiều khi chỉ để sinh tồn qua ngày, tất cả những sự thể ấy dồn lại khiến cho khó có thể bảo đảm cho trẻ thơ một trong những ơn huệ quý báu nhất: đó là được có cha mẹ ở bên mình; sự hiện diện ấy khả dĩ cho phép đi chung đường, để chia sẻ với nhau ngày một sâu sắc hơn kinh nghiệm và những xác tín do nhiều tháng năm tích tụ, những sự ấy chỉ có thể truyền thụ được khi có thời gian chung sống với nhau.”
Vâng, trong số những người đông đúc đang cùng dự lễ với năm gia đình trong Nhà Thờ đấy, có nhiều người di dân về thành phố. Những anh taxi hay xe ôm vợ con còn ở dưới quê, những chị đồng nát lên thành phố bươn c hải, thiếu thốn tình cảm… Cuộc sống dồn dập hối hả như Ðức Thánh Cha nói có thể biến người ta thành bố bụi, mẹ bụi, con bụi. Và nếu chỉ có thế, thưa Ðức Thánh Cha, thì vẫn còn là may. Xã hội chúng con bây giờ loạn lắm. Người ta xôn xao chuyện vợ đốt chồng ở Long An, con giết bố ở Lào Cai, cháu giết bà nội ở đâu đó… Nhiều gia đình không còn là môi trường giáo dục như Ngài mong nữa rồi. Người ta nói rằng con có cha như nhà có nóc, nhưng lại cũng có lời nói rằng nhà dột từ nóc.
Tất nhiên đi Nhà Thờ thì cũng được Hội Thánh Chúa giữ gìn cho nhiều bề, tránh được nhiều thảm kịch. Nhưng như chính Lời Người dạy: Căn nguyên là do văn hóa và nhân sinh quan của từng chốn, từng thời. Cho nên trong suốt bức thông điệp, nói gì rồi ngài cũng quay về điều cốt yếu. Ngài kêu gọi các bậc phụ huynh “đừng mất can đảm ! Bằng gương sáng đời sống, hãy khuyến khích con cái biết đặt trông cậy trước tiên nơi Thiên Chúa, chỉ ở nơi ngài Công Lý và Hòa Bình chân thực mới trổ sinh.” Ðây là cả một tiếng gọi cao vời cho mục vụ Hôn Nhân, mục vụ Gia Đình.
Nhưng gia đình không chưa đủ. Ðức Bênêđictô lên tiếng kêu gọi mọi người có trách nhiêm giáo dục, xin họ hãy lấy hết tinh thần trách nhiệm lo sao cho phẩm giá mọi người được tôn trọng và phát huy trong mọi hoàn cảnh. Xin hãy quan tâm để mọi người trẻ phát hiện được ơn gọi của riêng mình, xin hãy đồng hành để những ơn Chúa ban cho người trẻ được sinh hoa kết quả. Xin hãy bảo đảm cho các gia đình rằng con em họ được thụ hưởng một quá trình đào tạo không có gì mâu thuẫn với lương tâm và niềm tin tôn giáo của họ”.
Lại một lần nữa, Thông Ðiệp Hòa Bình đề ra những hướng đi lớn và những đỉnh cao giáo dục. Lần này Ðức Thánh Cha kêu gọi các cơ sở đào tạo, chính quyền, các giới truyền thông. Ngài mong các cơ sở đào tạo thành những nơi rộng mở cho cõi siêu việt và rộng mở với người khác mình; một chốn đối thoại, gắn bó với nhau và lắng nghe nhau, ở đây người trẻ cảm thấy những tiềm năng riêng của mình, những phong phú nội tâm của mình được nảy nở, và học biết thực tâm quý trọng anh em mình, môi trường giáo dục cũng nhằm dạy người trẻ niềm vui hàng ngày vẫn trào ra từ sự sống, trong lòng yêu mến và cảm thông với đồng loại, trong sự tích cực tham gia xây dựng một xã hội nhân đạo hơn, thân ái hơn”.
Cái khó, cái thách thức ở đây là nhu cầu mở rộng cho cõi siêu việt”. Ở rất nhiều nước, trong đó có nước ta, cõi siêu việt xem ra xa vắng với mái nhà trường. Một lần đã khá lâu, có lẽ cũng đã gần 20 năm trước, một nhà văn ( không biết có phải ông Nguyên Ngọc ? ) đặt vấn đề vì sao học sinh ngày nay chán môn Văn, dốt môn Văn, và ông ấy trả lời đại khái đó là vì học sinh ngày nay “không biết Kinh Thánh, không biết kinh Phật, mà chỉ học Văn của chúng tôi”. Từ đó đến nay lâu rồi vẫn chưa thấy Kinh Thánh với kinh Phật đâu trong chương trình học, lại càng không có một sự giải thích đúng đắn về những truyền thống tâm linh đó.
Ở Châu Âu gần đây cũng có những nhà tư tưởng đòi nhà trường phải trang bị cho học sinh các kiến thức tôn giáo, không phải là để dạy Giáo Lý, nhưng để người trẻ hiểu được, thưởng thức được những kho tàng văn hóa nghệ thuật của quá khứ lẫy lừng. Ðành rằng kể cả khi dạy Kinh Thánh, kinh Phật, hay các kiến thức tôn giáo thì đó cũng chưa phải là cõi siêu việt nhưng đó có thể là những cánh cửa đưa người ta vào con đường tìm thấy siêu việt.
Rộng mở cho siêu việt đưa đến rộng mở với người khác. Có lẽ sự thiếu vắng siêu việt cũng vẫn để lại một cảm giác hụt hẫng thế nào đó, cho nên gần đây người ta kêu gọi lại phải dạy đức dục, công dân giáo dục cho học sinh. Trong các nhà trường và các môi trường giáo dục, có một khẩu hiệu từ xưa truyền lại, nay vẫn được đề cao: “Tôn sư trọng đạo”. Chỉ phiền một nỗi hình như khi hỏi: đạo là gì để trọng ? ai nấy đều lúng túng, chả ai đưa ra được một giáo trình, vì thế đạo đã không biết đâu mà trọng, thi sư cũng chẳng tôn, và cũng chả việc gì phải kính nể đồng môn trong trường và đồng bào trên quê hương đất nước. Một mảnh đất tốt được tạo ra cho bất công, tham tàn, bạo lực hoành hành.
Giới trẻ nhiều khi ồn ào đấy, vui chơi xả láng đấy, giật gân nhộn nhịp đấy, nhưng xem ra đó không phải là niềm vui hàng ngày phát xuất từ sự sống mà Ðức Thánh Cha gợi lên đó. Bởi nếu chính là niềm vui ấy, thì người ta chẳng cần gì phải tìm đến ma túy, chả cần phải đua xe bạt mạng, chả cần phải thủ ác trắng trợn v.v… Những cảm giác mạnh đó tìm đến để thay thế cho sự trống vắng niềm vui lạ lùng kia. Tiếc thay, sau những phấn khích ấy, chúng sớm để lộ bộ mặt hủy diệt nhân tính…
Gần đây dấy lên các lời ca thán về chất lượng giáo dục. Các bậc thức giả nói nhiều về “triết lý giáo dục”. Các vị bảo rằng nếu không có một triết lý giáo dục, thì sẽ không sao có được một chương trình đào tạo con người đúng nghĩa. Nói đã nhiều, nhưng cũng chưa tổng hợp được. Phải chăng những gợi ý của Thông Ðiệp Hòa Bình năm nay có thể là những đóng góp hết sức quý báu cho đại cuộc giáo dục nước ta. Các thầy cô giáo nghĩ sao ? Có nên ngồi lại với nhau để suy nghĩ không ? Có nên phản ảnh những quan điểm này với các vị hữu trách, với Bộ Giáo Dục không ? Có nên chia sẻ những tư tưởng này với những anh chị em hoạt động trong ngành truyền thông như Ðức Thánh Cha mong muốn không ?
Mấy ý tưởng trên đây không dám có tham vọng diễn giải ngọn nguồn nội dung Thông Ðiệp Hòa Bình 2012. Chỉ là đọc và cảm nghĩ từ một góc nhỏ của cuộc sống, của xã hội và của thế giới. Biết đâu nếu muốn thực hành lại chẳng phải đi từ những góc nhỏ đó ?
Lm. VŨ KHỞI PHỤNG, DCCT, 1.2012