Thursday 4 October 2012

Lm Richard Leonard sj: Ly thân Ly dị dính gì đến hôn nhân?




Vào Đệ Nhị Thế Chiến, Mary là một trong số phụ nữ đem lòng yêu thương người lính Mỹ, ở nơi xa. Năm 1945, cô lập gia đình với một Thiếu Tá Mỹ theo Anh giáo, tại bàn thờ nhỏ ở giáo đường Công giáo. Gặp thiếu tá bảnh trai, lại hay ăn diện, Mary đã chiều chồng theo anh về Philadelphia, vào độ ấy. Đây cũng là năm hai vợ chồng nôn nóng chào đón đứa con đầu lòng. Về nhà chồng, Mary mới khám phá ra là chồng mình chẳng gan dạ như mình tưởng. Anh lệ thuộc vào người mẹ giàu có, vốn giòng hào kiệt, chẳng ngại tỏ bày ngay là bà chống đối cuộc hôn nhân giữa cô và con bà. Cuộc sống của Mary từ đó, đã nên như cơn ác mộng. Căng thẳng bùng nổ vào lúc Brendan vừa mới chào đời.
Chẳng còn nhớ, mình từng hứa cho con cái rửa tội theo nghi thức Công giáo, nữa. Người trai tráng giống giòng nhà binh, quyết định mình chẳng dại gì rơi vào vòng chiến chống đối lập trường của mẹ, là người từng tuyên bố: đứa nào cho cháu của bà rửa tội theo hình thức “Đức Giáo Tông Công giáo”, bà sẽ cắt đứt quan hệ, không cho thừa hưởng gia tài. Quen bị áp lực, vị thiếu tá nhà ta bèn yêu cầu buộc Brendan phải được rửa tội theo nghi thức Anh giáo, điều này làm cho Mary đau khổ không ít. Cô bèn vơ quàng ít áo quần đem con đi rửa tội theo Công giáo, rồi ra đi.
Ly thân với chồng từ năm 1950, Mary nay gặp được Maurice, một nam thanh tài trí tuyệt vời muốn cưới Mary làm vợ. Và đồng ý làm cha ghẻ trông nom nuôi nấng Brendan. Hai người đến gặp cha xứ trong vùng, để cầu cứu. Cha xứ daỵ: cô cậu không thể làm đám cưới trong nhà thờ được, vì đã có hôn thú ngoài đời. Bởi, làm thế, sẽ có nguy cơ xuống hoả ngục, chốn miên trường không cứu vãn. Và, những tháng ngày căng thẳng đến với hai người. Từ đó, Mary quyết định rời bỏ nước Mỹ, chỉ vì lý do đạo giáo ở đó quá khắt khe. Thế nhưng, Anh giáo là giáo phái cô từng ca ngợi, cũng “cổng đóng then cài” chẳng đối xử gì với cô cho dễ dãi.
Phúc Âm hôm nay, lời Chúa nói rất thẳng thắn về hôn nhân và ly dị. Vào thời Chúa, chỉ một ít phụ nữ là có quyền có hạn, trước pháp luật, mà thôi. Họ là những người nữ giàu sang thuộc giòng tư tế, nên mới được thế. Tức là, chỉ mình họ mới được phép ly dị chồng, thôi. Ngoài ra, đa số phụ nữ thời ấy vẫn được coi là vật sở hữu của cha đẻ, chồng hoặc con ruột, chỉ có thế. Người chồng có thể lập đơn ly dị vợ, bất cứ lúc nào, với bất kỳ lý do mình đưa ra. Và người chồng còn được phép tống khứ người đàn bà từng là vợ mình, ra khỏi nhà. Được phép, làm nhục vợ bằng cách trao trả vợ về với mẹ ruột, của cô ta.
Chẳng thế mà, Đức Giêsu cương quyết phá đổ luật lệ có liên quan đến lòng chung thủy và chịu đựng của người nữ. Cung cách Chúa diễn giải luật Môsê đã tạo thế bênh vực cho quyền lợi của người phụ nữ. Đồng thời, bảo vệ nhân cách và sự an toàn của các bà. Hôm nay, hầu hết các xứ đạo Công giáo của ta, không ít thì nhiều, đều có sự hiện diện của giáo dân từng ly dị và từng tái lập cuộc sống hôn nhân, theo qui tắc. Chắc chắn có nhiều vị ở vào trưòng hợp này, đang có mặt ở đây. Hôm nay.             
Về tính tiêu cực của thông điệp ta nghe hôm nay, tôi nghĩ mình cũng nên để lời khen ngợi và khâm phục niềm tin can đảm của bà con. Khâm phục và cảm kích, khi biết Chúa yêu thương mình đến độ nào. Và, cũng khâm phục là bà con ta kiên trì có mặt ở nơi đây, vào thánh lễ mỗi tuần. Mặt khác, Hội thánh đang giáp mặt với vấn đề duy trì tính chung thủy của tình yêu lứa đôi trong hôn nhân, mặc dù đang có nhiều gia đình vẫn tìm cách ly thân/ly dị, sống xa cách. Có thể nói: ta đang bị kẹt giữa lý tưởng Chúa đem đến và tính yếu mềm của con người mà ta đeo mang, theo phương án khác biệt. Kẹt ở chỗ, là ta chưa có được thế quân gằng giữa hai sự kiện đó.
Trên thực tế, phương thuốc điều trị mà Hội thánh mang đến cho các gia đình bị đổ vỡ, vẫn là huỷ bỏ hôn nhân có trước. Huỷ bỏ, không phải là ly dị mang tính Công giáo. Huỷ bỏ, chỉ muốn tỏ ý rằng có những yếu tố mà hai người phối ngẫu không nhận ra được, vào lúc đó. Nghĩa là, trước đó, họ chưa từng nhận bí tích hôn phối theo nghĩa đích thực và trọn vẹn, ngay lúc đầu. Chính vì thế, bí tích hôn nhân của họ không còn hiệu lực. Và, chẳng còn giá trị. Chính vì thế, nhiều người Công giáo và một số người ngoài Đạo, không thể đương đầu nổi thủ tục pháp lý kéo dài, và có liên quan đến việc hủy bỏ hôn phối lúc trước. Việc này có thể là kinh nghiệm từng trải, rất đau đớn. Cho nhiều cặp.
Có người biện luận là: Hội thánh nên tránh xa phương án mới giải quyết hôn nhân theo luật định. Tức, làm giống như Chính Thống sử dụng Bí tích Giải tội để huỷ bỏ Bí tích Hôn nhân, có trục trặc. Dù thủ tục diễn tiến thế nào đi nữa, giáo huấn Hội thánh về vấn đế này, phải được cân đo đo đếm bằng lòng xót thương. Từ năm 1951 đến 1993, Mary và người chồng sau của chị, vẫn không được phép lĩnh nhận các Bí tích. Mãi đến năm 1990, nghe tôi khuyên giải, cô đã bằng lòng hối thúc bộ sở quản mau hoàn tất thủ tục huỷ bỏ hôn nhân trước, cho nhanh chóng. Đến năm 1993, hai vợ chồng mới được phép rước lễ lần đầu, sau 42 năm trời ròng rã.
Thật ra, Chúa chẳng khi nào rời xa hai vợ chồng cô Mary. Ngài vẫn giang rộng cánh tay ôm để đón nhận hai người vào cung lòng của Ngài. Để, chúc lành cho họ. Mỗi ngày. Vào hôm cử hành thánh lễ hôn phối năm 1994, người phù rể cho Maurice hôm đó, lại là Brendan, chú bé ra đời tại Philadelphia vào năm 1946. Theo luật, Maurice chính thức là cha nuôi của Brendan, ngay sau ngày Maurice cưới Mary, có một hôm. Và, cộng đoàn chúng tôi hôm ấy rước Chúa với nước mắt tuôn trào. Chúng tôi hiểu rằng Vương Quốc Nước Trời là cộng đoàn của những con người bằng xương bằng thịt. Tuy yếu đuối. Mỏng manh. Nhưng, lòng thì lúc nào cũng rộng mở.  

No comments: