Wednesday 24 October 2012

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi (tiếp theo)




Thái độ của Chúa Yêsu đối với các giới răn:

Trong Cựu Ước, Giao ước giữa Yavê và Israel được thành hình, sự tuyển lựa Israel đuợc thực hiện một trật với việc tuyên bố Thập giới. Mạc khải đó là một biến cố cứu rỗi bậc nhất; nhờ đó sự sống được hứa ban cho Israel. Trong thập giới, cốt thiết là những “phủ nhận” lớp cắm chặng ranh giới sinh hoạt mà một kẻ thuộc về dân của Yavê phải để ý: Yavê tuyệt đối khước từ những gì. Nhưng Thập giới không phải là điều kiện tiên quyết để Giao ước được có hiệu lực. Giao ước đuợc kết trước, rồi Israel mới chịu lấy mạc khải về giới luật. Ngoài những điều phủ nhận làm ranh giới cho khu vực có thể sinh sống, thì bên trong khu vực, đời sống không có qui luật rõ ràng (không lẽ sự sống chỉ chống đỡ được: đừng giết người, đừa tà dâm, trộm cắp). Vậy Lề Luật sẽ đến lấp đầy cái khoảng trống đó: vì người ta không đành lòng được với những việc để ai nấy tự do quyết định, trong một xã hội phải chung sống với nhau. Trong khi Thập giới nhắm đến những yếu tố căn bản của con người, thì Lề luật sẽ đem đến đủ thứ luật lệ. Và, khi giới luật đạt đến chi tiết cách riêng bởi công việc giải thích Lề luật của các nhà thông luật, thì đạo Do thái đã đi đển tình trạng người ta có vì Lề luật, chứ không phải Lề luật có vì nguời ta.

Chúa Yêsu sẽ đi quá Lề luật mà trở về các điều răn: Thập giới. Trong Thập giới, các điều răn “tiêu cực” được duy trì tuyệt đối; còn các điều răn tích cực (Hưu lễ và thảo kính cha mẹ) được duy trì trong những giới hạn tuỳ vào lòng yêu mến, hay yêu sách tuyệt đối của Nước Trời.

Còn khoản sinh hoạt có ranh giới là những giới răn tiêu cực nói trên, Chúa Yêsu lấy gì lấp đầy. Đó là lời Mt 7: 12, mà người ta đã gọi là Khuôn Vàng Thước Ngọc. Nghĩa là: trong mọi liên lạc giữa người với người, trong các hành vi, người ta phải lấy nhân tính cái thực hữu hiện tại thực có của con người làm trọng: người ta phải được hưởng quyền lợi xứng với con người, phải được gặp lòng yêu mến của đồng loại, đó là ý nghĩa của các điều răn (Mt 5: 20-48, 19:17). Đứng trên phương diện Thập giới này, chúng ta thấy Đức Yêsu vẫn coi điều răn như ân huệ ban sự sống. D(iều răn như vậy được giải thích nơi đức mến, và như vậy được tách biệt ra khỏi Lề luật. Chúa Yêsu như thế làm trọn Lề luật, và chẳng những lề luật mà thôi, mà cả những chân lý của sự khôn ngoan các cdân (Khuôn vàng thước ngọc). Nhân bởi thẩm quyền của Ngài là Đấng rao truyền thánh ý cùng tận của Thiên Chúa, Ngài hé ngỏ cho thấy có thể có sự biết thánh ý Thiên Chúa nơi kho tàng hiền nhân của các dân.

                                                                                                                                                (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)


1 comment:

Anonymous said...

Kính xin chủ blog đăng tiếp quyển sách này ... Xin chân thành cám ơn thật nhiều