Wednesday 6 October 2010

Lm Richard Leonard sj: Gió ân tình. Nợ tình thương.


“Hãy quỳ lạy nhìn xem cho sướng đã

Không gì têin cho sánh kịp bường thơ

Tính chất thanh mà phẩm vật không ngờ,

Rất yêu chuộng mầu nhơn đức sạch sẽ.”

(thơ Hàn Mặc Tử)

“Nhơn đức sạch sẽ”. “Tính chất thanh”. Phải chăng nhà thơ nay cũng có tâm sự của những người bệnh hoạn mà Chúa gặp trên đường làng? Đường làng Chúa đi, Ngài gặp đủ người bệnh. Bệnh thể xác. Bệnh tâm thần. Gặp cả những người có “nhơn đức sạch sẽ”, cần “phiêu diêu trong gió nhẹ”, như trình thuật mới vừa dạy.

Trình thuật, nay như có muôn vàn lời dạy của Đức Chúa nghe rất quen. Lời dạy Chúa gửi đến với mọi người ở phố chợ, lẫn kinh thành. Lời Chúa hôm nay, đính kèm những hỏi han, rất chân tình:

“Không phải mười người đều được sạch cả sao?

(Lc 17: 17)

Theo trình thuật, có đến những mười người bệnh kêu cầu Chúa chữa lành. Ngài làm thế, là để đưa người bệnh trở về lại với xã hội bình thường. Với cộng đoàn tình thương, Ngài mến mộ.

Người bệnh ngặt nghèo hôm nay, là một Samaritanô khác, vẫn ngoài Đạo. Vì ở ngoài, nên người bệnh nay đâu nào coi như có “nhơn đức sạch sẽ”, dưới mắt nhà Đạo. Dù có là Samaritanô, Hy Lạp hay Do Thái được Chúa chữa lành, đã mấy ai biết quay trở về! Quay về, dù chỉ để nhìn nhận ơn lành đã khỏi bệnh. Hay, chỉ để chiêm ngưỡng dung nhan Đấng chữa lành cứu vớt, mà ngợi khen.

Dù, có nhìn nhận ơn lành không, vấn đề đặt ra là: Chúa nghĩ sao, khi có kẻ quay về cảm kích, biết ơn như người Samaritanô, ngoài Đạo? Vâng. Chúa vẫn thường bảo: “Hãy đứng dậy mà đi! Lòng tin của anh đã cứu - chữa anh.”

Lời vàng hôm nay, Chúa kêu gọi người vẫn còn bệnh hay đã được chữa “hãy cứ đứng dậy mà đi đi.” Hãy đi mà lập lại cuộc đời, có đổi mới. Đổi mới, theo đường hướng Ngài chỉ dẫn. Đổi mới, không chỉ kinh nghiệm thể lý, thôi. Nhưng, còn tái tạo tương quan tốt với người đồng loại. Với Cha. Với Chúa.

Tái tạo tương quan, là đem hy vọng đến với người đang tật bệnh. Bệnh phong ùi, ghẻ lở theo kiểu Lazarô. Và các bệnh khác nơi tâm tưởng, như: kỳ thị, áp bức, hờn căm. Như: khai thác bóc lột kẻ yếu kém. Sống xa hoa. Phè phỡn.

Tật bệnh phong cùi kể ra đây, đâu dễ sợ bằng thái độ của người tự cho mình thuộc lớp người “hơn hẳn”. Giới quý phi/đạo hạnh. Những người, vẫn tự tôn tự đại. Miệt thị. Thành kiến. Phong cùi ngày nay, là động thái của những người không chấp nhận đồng hành với ai thấp kém hơn mình. Của, những người ta gặp trên đường làng. Chạy theo chân Chúa chỉ để phân bua. Bới móc.

Phong cùi ngày nay, là người mới chỉ mắc chứng SIDA, cúm gà. Ho hen. Ung bướu, thôi đã thấy bức tường rào phân cách, ly tan như tường thành ở Bá Linh. Gaza. Hoặc tường rào cốt sắt, ở biên giới nước Mêxicô, nghèo?

Phong cùi ngày nay, không chỉ là tật bệnh ngoài da hiếm gặp nơi xã hội trời Tây sung sướng ấy, nhưng vẫn là căn bệnh thm thấu tâm khảm con người chai sạn. Chai sạn, ngay trong lòng nhà Đạo, dù ngày ngày vẫn cầu nhưng không nguyện.

Chai sạn hôm nay, vẫn diễn bày nơi động thái dẫy đầy của giới cầm quyền Đạo/đời chỉ biết những luật và luật. Chỉ chú tâm đến trật tự lớp lang, nhằm giành quyền huy động. Bảo ban. Đó là những phong cùi/ghẻ lở thấy rất nhiều, ở mọi nơi.

Nhưng vấn đề đặt ra, là: nếu b buộc phải sống chung/ở cạnh những người mắc bệnh nan y như thế, ta có cả gan ra tay đỡ đần hoặc ôm h vào lòng, hay không? Ôm hôn. Đ dần, hay vẫn cứ chạy khi thấy những người ấy rung chuông. Kêu gào. Cảnh báo?

Những người đang chực chờ ta đỡ đần/giùm giúp, là nạn nhân của căn bệnh quái dị như phong cùi, SIDA, đồng lính luyến ái.. vẫn cần ta loại bỏ đi động thái chê bai. Kỳ thị. Tránh. Người bệnh hôm nay, vẫn chờ mong người đời đổi thay động thái, trong giao tiếp. Thay đổi, tầm nhìn và động thái lạnh nhạt như đấng bậc kinh sư/Biệt phái khi xưa vẫn làm thế.

đồ đệ theo chân Chúa lên đường rao giảng, ta không chỉ thấy mỗi việc thăng tiến con người, mà thôi. Dù, đó có là thăng tiến quyền lợi của những người bị kỳ thị văn hóa. Tôn giáo. Hoặc tâm linh - thể lý. Nhưng, hãy cứ nghe lời dạy của Đức Chúa vẫn vang vọng: “hãy đi mà trình diện với các tư tế”. Trình diện với tư tế, chứng tỏ mình đã lành. Đã có “nhơn đức sạch sẽ”. Đã gột bỏ mọi hãi sợ. Không còn mang nặng động thái né tránh. Làm ngơ. Ơ hờ với người bệnh. Nhưng, đã biết khoan dung rất nhiều. Khoan dung. Gột rửa, để thể hiện lời thánh Phaolô qua thư gửi đồ đệ dấu yêu xưa:

“Vì Tin Mừng tôi chịu khổ.

i phải mang cả xiềng xích!...

Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự,

để mọi người đạt ơn cứu rỗi trong Đức Kitô,

hưởng vinh quang muôn đời.”

(2Tm 2: 9-10)

Đạt ơn cứu rỗi/chữa lành, là tự gột tẩy chính mình để có “nhơn đức sạch sẽ”, hầu “đứng dậy mà đi”. Thực hiện Lời Chúa khuyên dạy. Thực hiện lời Ngài khuyên, để rồi sẽ không còn coi rẻ. Đào thải khỏi xã hội và giáo hội, những người xưa nay bị chê bai. Nhờm tởm. Né tránh những người phong cùi thời đại.

Phong cùi thời đại, lại là con cháu/bạn bè hoặc những người cùng sống trong cộng đồng. Những người khác mầu da. Văn hóa. Đạo hạnh. Những người đang chịu khổ vì cung cách ta đối xử. Với họ. Giả như, các bé em câm điếc từ bẩm sinh, các trẻ bị chứng tật Mông Cổ (Down), hay đồng tính luyến ái, bị xã hội ruồng bỏ, có đến gần, hỏi rằng: ta sẽ xử sự với họ như thế nào? Phải chăng, ta vẫn phân trần trách móc: “Sao Chúa để người của tôi ra như thế?

Vâng. Giống như người Samaritanô rất bệnh và nhuốm tật, tất cả mọi người trong cộng đn ta chung sống, vẫn cần được cứu vớt. Chữa lành. Chữa lành hoàn toàn, để rồi sẽ không còn mang trong người những gì độc hại từ hệ thống tân kỳ, của hôm nay. Một hệ thống, chuyên bóp méo tương quan tốt lành ta vẫn có với mọi người. Xa cũng như gần.

Tham dự tiệc thánh hôm nay, ta cầu mong cho thế giới hôm nay sẽ không còn những kẻ bị xã hội và Giáo hội đào thải. Không còn một ai bị đối xử như người bệnh phong cùi/lở ghẻ, phải xa lánh.

Từ nay đến đó, hãy cùng hợp giọng hát lên lời ca phấn chấn, hôm nào:

“Hát lên nào

Cùng vui ca hát bên nhau

Đàn vang trong gió

Tính tang tình tính tang tình tang

Hát hát lên

Vui ca bên nhau vang vang

Là lá la . . . là lá la

Ta hát cho đời vui.”

(Văn Phụng – Hát lên nào)

Vâng. Hãy cứ vui. Và cứ hát bên nhau mãi. Bởi, có vui ca hát xướng bên nhau, là có Chúa ở cùng. Chúa vẫn ở, cả khi nguời người cứ phiêu diêu trong gió nhẹ. Gió ân tình. Gió của những nợ ân tình. Thứ tình mình trong Cha. Với Cha. Và, với Chúa.

Lm Richard Leonard, sj

Mai Tá diễn dịch.

No comments: