Monday 11 October 2010

Lm Richard Leonard sj: Cảm tạ với tất cả con tim


Truyện kể rằng, có linh mục chánh xứ nọ, sau nhiều năm sinh hoạt mục vụ, đã trở thành vị mục tử rất khó chịu. Cả đến chủ tịch Hội đồng giáo xứ cũng chịu không nổi, phải viết thư lên Giám mục chủ quản yêu cầu ngài cất nhắc chuyển linh mục chánh xứ mình đi nơi khác. Giám mục chủ quản đồng ý. Nhưng chỉ xin một điều là Hội đồng giáo xứ phải sắp xếp buổi đưa tiễn sao cho có tinh thần hợp tác hữu hiệu. Hội đồng giáo xứ chấp nhận, bèn lập kế hoạch tổ chức buổi đưa tiễn có hát hò thánh ca, thánh vịnh đầy đủ.

Trong bài thuyết trình tạ từ, vị chủ tịch Hội đồng giáo xứ đứng lên nói:

“Thưa quý vị, từ lâu Cha xứ có nói với chúng ta rằng ngài là người đuợc Chúa gửi đến với Giáo xứ mình. Mới đây, ngài lại bảo: Chúa vẫn muốn ngài ở lại với Giáo xứ. Và hôm nay, dù Cha chưa nói gì, nhưng tôi nghĩ rằng: nay thì Chúa đã có quyết định để Cha ra đi rời bỏ Giáo xứ. Vậy, xin quý vị đứng dậy cùng tôi tham gia hát bài thánh vịnh “Con đội ơn Cha với tất cả con tim của chúng con.” Quý vị có nhận ra là: ngày nay, cụm từ “Xin vui lòng” và “Cảm ơn” ngày càng ít thấy sử dụng hơn khi trước, phải không ạ? Rất nhiều vị hôm nay như vẫn muốn hành xử và nói năng như thể mọi việc đến với họ đều như thế, nghĩa là: không cần cảm nhận, cũng chẳng cần nói tiếng “Xin vui lòng..” hoặc “Cảm ơn”, gì hết. Có điều là: ta đừng ngạc nhiên khi có đổi thay nhanh chóng coi các cơ quan ngoài xã hội như một tiện nghi để hưởng thụ cho bằng là dịch vụ; và ta vẫn muốn là: các tiện nghi ấy phải có giá trị tiền bạc, đối với ta. Điều mà tôi lo ngại hơn cả là: chúng ta ngày càng đối xử với con người chỉ như tiện nghi, mà thôi. Ngược lại, người ta chỉ nhận ra mình là Công giáo qua cung cách đòi hỏi những gì mình cần và chỉ biết cảm tạ khi được chúc phúc.”

Tin Mừng thánh Luca được viết 60 năm sau ngày Chúa chịu tử nạn. Và, chừng như sách được viết là viết cho cộng đồng dân ngoại sống ở Antiôkia, nuớc Syria. Trong Tin Mừng, bốn chủ đề chính yếu được thánh sử đề cập đến, đó là: lòng xót thương, việc chữa lành, nguyện cầu và người đứng ở ngoài. Thánh sử Luca vẫn thích kể những truyện có liên quan đến dân ngoại, không phải chỉ vì họ là người đứng ở ngoài thôi, mà còn vì họ là những người cho thấy niềm tin đích thực nơi người Do thái.

Truyện kể về mười người phong cùi là trình thuật đắc ý nhất do thánh Luca viết. Đến hôm nay, người mắc bệnh phong cùi vẫn bị xã hội ruồng bỏ. Đào thải. Thời Chúa sống, cũng thế. Người mắc bệnh phung cùi vẫn bị coi như người phạm lỗi. Xét về mặt phụng tự, họ là người ô trọc. Bất cứ ai sờ chạm những người như thế, sẽ cùng chung một số phận. Trình thuật hôm nay, kể về người bệnh phung còn là người ngoại giòng giống Samaritanô, Vừa rất đáng khinh, vừa là người ngoại: ngoại Đạo. Ngoại quốc, rất Samaritanô. Cùng lúc, anh ôm trọn cả sự miệt thị. Khinh khi. Nhờm tởm. Lẫn người Do Thái cùng bệnh, chẳng ai ưa.

Truyện kể về người phung, không để nói lên rằng: ta chỉ nên xin những gì mình cần và biết ơn khi nhận lãnh. Đó mới là điều quan trọng. Điều quan trọng và phong phú của truyện kể, là ở chỗ: Đức Giêsu đã làm những 3 điều: Ngài dám đến với người mà xã hội không cho phép sờ chạm. Ngài còn dám chữa lành cho anh ta để anh được cộng đoàn đón nhận quay trở về. Và, Ngài muốn người nghe nhận chân ra rằng: người nghèo hèn nhất như người phung cùi/ngoại quốc là anh Samaritanô kia, vẫn là người duy nhất nhận ra nguồn cội của mọi chữa lành. Anh còn biết khiêm tốn dám quay về ngợi khen Chúa, Đấng đã cứu anh.

Để nói lên sự cần thiết trong biết ơn, Đức Giêsu loan báo: cộng đồng dân Chúa là chốn miền không có ai nào bị coi là ô trọc. Bằng chứng là, Chúa đã đến thẳng với người bệnh phung bị ruồng bỏ, Ngài còn hội nhập vào với chuyện của anh nữa. Làm như thế, Ngài đã phá bỏ mọi huý kỵ của nghi thức kéo dài hằng thế kỷ. Ngày nay, ta cũng được kêu mời làm như thế. Nghĩa là, ta cũng bị thách thức dám ra tay hội nhập với nhóm hội ô trọc, trong xã hội, của chính ta. Dám, đương đầu trước những thách thức của những luật và lệ từng ruồng bỏ và đè nén những người như thế. Và dám đấu tranh cho quyền lợi của những người ấy. Quyền được coi trọng có phẩm cách, như mọi người. Quyền được tham gia mọi chuyện ở đời.

Lạ lùng thay, người Công giáo từng chấp nhận những thách thức như thế, cũng đã cảm nghiệm hệt như Chúa. Nghĩa là, cũng nhận được sự biết ơn cảm kích và niềm tin tưởng của những người lâu nay bị xã hội đào thải. Ruồng bỏ.

Cầu mong sao tham gia Tiệc Thánh luôn là tiệc mừng kính sự thể cho thấy là: không có gì trong đời sống và thế giới của ta, mà Chúa không sờ chạm, và chữa lành. Điều ta cần biết và làm là: nói được cụm, từ “Xin vui lòng” và “Cảm ơn”. Cũng cầu và mong sao Tiệc thánh ban cho ta thêm sức mạnh để ra đi đến với những người như thế. Đến, để rồi cũng nhân Danh Ngài mà chữa lành. Và, có được sự khiêm tốn mà hát lên bài thánh ca cao cả, thời buổi trước, mà rằng:

“Con cảm ơn Cha, với tất cả con tim của chúng con.”

Lm Richard Leonard sj

No comments: