Thursday 26 September 2019

Gm John Shelby Spong : bài 16: Chống báng chủ-nghĩa hiện-thực


Chương 7
(Bài 16)
Chống báng chủ-nghĩa hiện-thực

Hồi còn học lớp 7, lần đầu tiên trong đời, tôi được mẹ hiền tặng cho một cuốn Kinh thánh như món quà giá trị, quí hiếm vào dịp Giáng Sinh. Sách mẹ tặng, in theo cung-cách trang-trọng như mọi người thường vẫn làm, nghĩa là: bìa da, giấy lụa, gáy mạ vàng, mục lục ngắn có chú-thích đầy đủ ở trang cuối lại vẽ nhiều bản đồ thánh-địa thời cổ sử.

Sách in hai cột theo kiểu tự-diển hoặc bách-khoa toàn-thư, tức: loại sách đặc-biệt giúp người đọc lâu lâu quay về sử-dụng vào mục-đích nào đó chứ không để qui-chiếu liên-hồi như một số các nhà thông-thái/bác học thường làm. Nguyên-bản được sắp-đặt không chỉ mỗi theo chương/đoạn súc-tích ngắn gọn mà thôi nhưng còn bao gồm nhiều câu nói nhẹ nhàng, tế-nhị. Đặc biệt hơn cả, là: mỗi khi trích-dịch lời Chúa, thì các câu Ngài nói được tô đậm với nét chữ màu đỏ rực.               

Người xưa thường sử-dụng cụm-từ “sách in chuẩn-mực”, tức: được giáo-quyền cho phép in theo bản “King James” bên tiếng Anh. Nói chung, đây là loại sách in từ năm 1943, tức: vào thời mà nhiều văn-bản khác chưa kịp xuất hiện.

Thật ra, đây là quà Giáng Sinh khá xứng-hợp bởi lẽ Giáng Sinh năm ấy, tôi còn được mẹ tặng một bức tranh treo tường vẽ hình Đức Giêsu thật to như để minh-chứng một điều, là: cả đến cậu bé mười hai tuổi là tôi, vẫn được trân-trọng trong một gia-đình cao sang, quyền-quý. Khi ấy, tôi rất ngạc-nhiên về chuyện là Mẹ tôi đã biết đầu tư cuốn Kinh thánh cho gia đình, là sách bao gồm nhiều điều thánh-thiện xuất từ đó. Chúng tôi đọc Kinh thánh tuy không nhiều, nhưng lúc nào cũng trân quí Sách. Tôi hay ngắm nhìn cách trân-trọng cuốn Sách thánh đặt ở bàn nước là nơi không ai được phép để bất cứ thứ gì ở trên đó.

Bên trong Sách quí còn ghi tên tuổi mọi người trong gia-đình, ngay cả tên tôi cũng hiện ra trong đó cùng ngày sinh/tháng đẻ và ngày rửa tội được ghi đậm trong sách và có cả tên tục của bố mẹ và mọi người được tóm gọn trong Sách. Thêm vào đó, là giòng chữ nằm ở đầu trang có ghi rõ ghi ngày tháng bố mẹ tôi làm đám cưới nữa. Ngay đến tên ông bà nội/ngoại cũng được ghi đầy đủ chi-tiết mà mọi người trong nhà đều biết rõ, duy có mỗi mình tôi là chưa từng nghe nói về những chuyện tương-tự. Nói chung thì, Sách đây còn ghi thêm nhiều tiểu-tiết về các thế-hệ trong gia-tộc từng kết-hợp mật thiết với Chúa, Đấng chúng tôi quen gọi là “Cha trên trời”.

Đáp lại nghĩa-cử ưu-ái của mẹ hiền từng cho tôi rất nhiều quà, tôi cũng hứa với mọi người là: sẽ thực-hiện việc mỗi ngày đọc một chương sách. Và, cứ thế tôi bắt đầu có cảm tình với Sách thánh đến độ ngày nào tôi cũng đọc Kinh Sách với tốc độ nhanh chóng  khiến tôi nuốt chửng cả hai bộ sách Cựu và Tân Ước cùng các Ngụy Thư cứ mỗi hai năm một lần.

Suốt đời mình, tôi vẫn đọc Sách thánh theo nhiều cấp-độ, và xếp hạng từ thể loại diệu kỳ cho chí kinh-điển, nhất nhất tôi đều học được nhiều điều nằm ở nội dung Sách vào các ngày Chủ Nhật và tại các trường dạy Thánh Kinh vào kỳ nghỉ trở-thành một thứ lề thói thông thường thời ấu thơ của tôi, mỗi kỳ nghỉ hè. Tôi cũng được học hai khóa Kinh thánh một cách khá xuyên suốt tại trường công-lập ở Charlotte, miền Bắc Carolina.

Khi ấy, việc dạy Kinh thánh tại các trường Công-lập vẫn chưa bị coi là trái hiến pháp. Cả hai môn này đều do một bà thày khá giỏi dang. Các bà thày loại này chẳng bao giờ biết phấn son, trang-điểm lòe loẹt bởi lẽ các bà đều nghĩ rằng những việc như thế đều “vi-phạm Lời Chúa”. Có thể là, bà thày của tôi chưa có bắng cấp loại kinh-điển nhưng bà không bao giờ để mất tình yêu Chúa đến mức tối đa. Bà thày tôi còn biết mê-hoặc đám học trò nhỏ trong lớp bằng cách kể cho chúng nghe truyện các ông Giuse, Môsê, Êlya và Phaolô hoặc nhiều truyện kỳ-bí về cây khổ-giá. Bà thày tôi lại cũng tin-tưởng vào những gì thuộc phạm-vi trí nhớ đến độ ngay vào thời-điểm này, tôi vẫn có thể đọc vanh-vách các đoạn “văn gốc” dài đằng đẵng của Kinh thánh, cũng vẫn được. Niềm đam mê tôi có với Kinh thánh khởi từ thời-điểm rất sớm, nhưng vẫn lưu lại nơi tôi suốt cuộc đời, dù tầm nhìn của tôi về Kinh Sách vẫn nông-cạn, ngay từ buổi đầu.

Tầm nhìn của tôi về Kinh thánh theo nghĩa đen khá nông cạn, đã qua đi ngay từ thời niên-thiếu, nhất là sau đợt công-kích dữ-dội của trường lớp đại-học bậc cao tít. Tuy thế, cái chết của chủ-nghĩa hiện-thực, lại cũng không mang đi những điều tương-tự, như nó từng khiến nhiều người trở-nên loại người như thế. Nói cách khác, tôi không còn thích xả mình cho việc học-hỏi Kinh thánh nữa.

Thời thần-học ở chủng-viện, tôi khao khát đào sâu càng nhiều càng tốt vào việc học Kinh thánh đến hết mình. Tôi cảm thấy sững sờ trước ý-nghĩ của bậc trưởng thượng, trên cao tít. Việc dẫn nhập Kinh thánh của người Do-thái mà tôi quen gọi là “Cựu Ước” rất thích-thú vượt mọi tưởng-tượng đến với tôi là nhờ vào tài-năng thứ thiệt của đấng bậc mang tên là Robert O. Kevin.

Tuy nhiên, Kinh thánh của người đi Đạo, ngoại trừ các sách của thánh Gioan và Tin Mừng thánh Marcô, là những sách trình bày không mấy hay. Nhưng, các thành viên trẻ của Phân Khoa được chỉ-định việc học chuyên môn, lại không là ưu-tiên hạng nhất đối với họ. Tuy thế, tôi vẫn không nản lòng khởi sự học từng cuốn mà tôi đang có như: Tin Mừng Mátthêu, Tin Mừng Luca, sách Công-vu, thư Phaolô, các thư mục-vụ cũng như các thư chung và sách Khải Huyền bù lại cho sự thiếu thốn ở Phân khoa tôi học.

Sau ngày tốt nghiệp, luận văn đầu tiên mà tôi viết cho giáo xứ vào lúc tôi rời Đại học Duke. Cộng đoàn Trường đây gồm các học viên trẻ vẫn phấn-đấu hòa-giải chuyện mê-man học Kinh thánh từ thưở nhỏ. Bài dạy trường lớp vào các ngày Chủ Nhật cộng thêm nhiều thách-thức từ lề-lối giáo-dục thời hiện-đại, đây là lúc luận văn của tôi bốc lên tận thiên-quốc khiến tôi nắm bắt điều đó với sự khoái cảm ít thấy, và tôi vui hưởng chuyện ấy cũng rất nhiều.

Kinh thánh ngày càng trở nên trọng-tâm phát-triển công-cuộc mục-vụ của tôi. Trong 12 năm trời ròng rã, tại hai dòng thánh lớn, tôi từng dạy thánh kinh cho người lớn tuổi vào các ngày Chủ nhật, mỗi tuần một tiếng trước khi cử hành việc thờ kính ban đầu.

Suốt 6 năm trời như thế, các buổi dạy như thế đều được phát sóng trên đài phát thanh địa phương. Tôi quyết-định chọn khung-cảnh này làm nơi trao-đổi với giáo dân bản xứ chính nguồn hứng khởi học hỏi thánh kinh và phẩm bình ở cấp cao hơn. Phần lớn các học-viên khi ấy đều đáp-trả một cách hào hứng và thật ra lối học tập-thể như thế đã trở-thành một dịp để chúng tôi chuyện trò với cộng đoàn.

Bất cứ học-viên nào của tôi không thu-nhập được điều gì ngoài mớ kiến-thức từ-chương họ đều đi tìm cộng-đoàn giáo-xứ khác để chỉ chuyên-tâm vào việc thờ-phượng mà thôi. Nhưng, hễ vị nào rời lớp của tôi đi khỏi giáo xứ, thì lại có 10 học-viên mới tìm đến gia-nhập lớp vì họ nghĩ rằng giáo-xứ không nhất thiết là nơi để ta rút kinh-nghiệm điều gì khác với chuyện của trí-tuệ.            

Thành ra, tôi dự-tính bỏ ra nguyên một năm cho một bộ sách Kinh thánh như: Sách Khởi nguyên, Xuất Hành, hoặc Tin Mừng Marcô mà thôi. Tôi cũng bỏ ra ba năm trời chỉ dạy một bộ môn như Tin Mừng Luca và sách Công-vụ, hai năm cho thể-loại văn-học Gioan và một năm dành riêng cho thư Phaolô. Tôi cũng đã ngấu nghiến đọc rất nhiều sách nhằm chuẩn-bị cho các bài dạy do tôi đứng lớp vẫn cứ miệt mài với luồng tư-tưởng cũng khá mới. Tôi hiện còn giữ cuốn băng ghi lại nội-dung các buổi dạy cũng như các bài chú-giải luận-văn từng giúp tôi chuẩn bị các lần đứng lớp lưu vào kho dự-trữ tài-liệu có bao lớn bọc bìa.       

Chính từ những năm tháng ngày dài tìm-tòi học hỏi, giảng dạy và đối thoại ấy đã đưa tôi đến quan-điểm trong đó tôi những muốn xuất-hiện trước chúng dân cốt kiếm tìm chiều sâu sự thật mà tôi tin rằng Kinh thánh vẫn lưu-trữ. Tôi thừa biết rằng tôi có nói năng điều gì thì cũng chẳng phải cho riêng mình tôi, nhưng cho mọi tín-hữu Đức Kitô vốn củng-cố niềm tin hơn bị tính uyên-thâm/bác-học làm chậm lụt.

                                                                                   (còn tiếp)
Gm John Shelby Spong biên soạn
Mai Tá lược dịch

No comments: