Wednesday, 21 December 2016

Gs Geza Vermes Diện mạo Đức Giêsu: Huệ lộc trời cho là mô hình hoạt động thời Đức Giêsu



Chương 7
Bên dưới Tin Mừng,
là Đức Giêsu thực
(Bài 62)

Huệ lộc trời cho  
là mô-hình hoạt-động
thời Đức Giêsu

Cho đến nay, ta đã rảo xét vai-trò của các bậc thánh-hiền như ngôn-sứ từng thủ-diễn cách đặc-biệt như các ông ÊlyaÊlisha đã từng làm. Bằng cung-cách đặc-biệt như thế, Đavít cũng được gộp chung vào với các vị nêu trên, nhờ tài-năng âm-nhạc sẵn có, ông đã làm cho vua Saul nguôi cơn giận-dữ, như sách Samuel quyển 1 đoạn 16 câu 23, đã có nói:

“Như vậy,
khi Thần-khí Chúa xuống trên vua Saul,
thì Đavít cầm đàn gảy.
Bấy giờ vua Saul nguôi bệnh,
cảm thấy dễ chịu,
và thần-khí xấu rời khỏi vua.”

Cùng với văn-chương tư-tế xuất-hiện vào buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-Ước, nay lại thấy đấng chữa lành/trừ tà và anh-hùng hảo-hán có mặt ở Kinh Sách cũng rất nhiều. Danh-tánh các vị gặp ở đây, thấy có: tổ-phụ Abraham nhân-hiền được ghi chép ở Nguỵ-thư Sáng Thế Qumran, cốt chỉnh-sửa một hành-xử với vua quan Ai-Cập, thiếu trung-thực. Vua Pharaô của Ai-Cập khi xưa nghĩ rằng: sở dĩ bà Sarah được trả tự-do, là để bà được làm vợ của vua, nhưng tổ-phụ Abraham lại phỉnh/lừa vua mà bảo: “Bà là em gái ông!” Chính vì thế, ông mới thoát cơn dịch-tễ do thần ô-uế tác-hại. Và, từ đặc-trưng/đặc-thù này, bà Sarah lại đã tạo chỗ đứng cho riêng bà, thôi.

Thật ra thì, hầu hết các vua/quan trong triều cùng thành-viên nam-giới có mặt vào thời của ông, đều đã lâm bệnh và ra như người bất-lực suốt hai năm trường không có đấng chữa lành nào ra tay cứu vớt, như Nguỵ Thư Sáng Thế đã viết:

“Là Pharaô,
ông gửi tất cả các nhà hiền-triết Ai-cập,
tất cả pháp-sư và đấng chữa lành của Ai-cập
có khả-năng chữa cho ông
và người của ông thoát khỏi cơn dịch hoành-hành.
Nhưng, không một đấng chữa lành, hoặc pháp-sư
cùng bậc thánh-hiền nào được ở lại chữa-trị cho ông,
vì thần ô-uế đã tác hại mọi người, rồi bỏ đi.”
(X. 1QapGen. 20: 18-21)

Cuối cùng thì, vua Pharaô Ai-Cập lại đã ngây-thơ khám-phá ra lý-do khiến ông rối-bời, nên ông gọi tổ-phụ Abraham đến và yêu-cầu tổ-phụ hãy tỏ ra lương-thiện với ông. Và, Abraham đã làm thế để ông vui. Việc này, Nguỵ-thư Sáng Thế Qumran lại cũng thêm đôi chi-tiết đã xác-chứng rằng:

“Thế nên,
tôi đã nguyện-cầu …
đặt tay lên đầu ông
và mọi tai-hoạ xuất khỏi
và thần ô-uế bị tống-khứ ra ngoài,
nên ông được sống.”
(X. 1QapGen. 20: 28-29)

Chữa lành tật/bệnh bằng phương-pháp đặt tay lên người bệnh, là một phần của việc chữa-trị, đồng thời là động-tác được Đức Giêsu và môn-đệ Ngài thực hiện hầu trừ-khử đám tà-ma/quỉ-quái, như sách Công Vụ đoạn 28 câu 8, cũng đã ghi như sau:

“Có đấng thân-sinh ra Púpliô
đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ.
Ông Phaolô vào thăm cầu nguyện,
đặt tay lên ông rồi chữa khỏi.”  

Sau Abraham, lại đến Môsê. Sử-gia Do-thái-giáo người Hy-Lạp là Artapanus sống vào thế-kỷ thứ hai trước Công-nguyên, đã mô-tả: ông chính là người phục-hồi sinh-lực cho Pharaô sau khi vua này ngã bệnh, không tồn-tại được bao lâu. (X. Eusêbiô trong Preparatio evangelica 9: 29, 24-25).

Tựa hồ trường-hợp của Đavít, có danh-sách gồm các bài thơ do ông đặt, tìm gặp ở Qumran, qui về 4 bài tụng-ca do ông soạn-tác có âm-nhạc phụ-hoạ cốt để chữa-trị những người bị thần ô-uế hãm-hại. (X. 11Q5, 27).

Cuối cùng, lại có đấng chữa lành/trừ-tà như ngôn-sứ Đaniel được kể nhiều vào thời sau, đã được bảo, là: lời cầu của Nabôniđô (4Q242) ghi ở Cảo Bản Biển Chết là vua/quan cuối cùng của Babylon, do bởi ông ta được tha hết mọi lỗi/tội mình phạm phải. Bởi thế nên, ông đã được gột sạch mọi mụn ghẻ từng khiến ông đau đớn suốt 7 năm dài mãi không hết. Tóm lại, “chữa lành/trừ tà” là đặc-trưng/đặc-thù xuất-hiện ở môi-trường Do-thái-giáo từ buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-Ước.

Tất cả các sự việc ghi ở Kinh Sách hoặc thời hậu thánh-kinh, đều được minh-họa theo cách thuận-lợi để mọi người biết rằng: Đức Giêsu là người thực. Tuy thế, các yếu-tố nói đây, vẫn tồn-tại về mặt thuyết-lý lại không tạo một hỗ-trợ nào dù nhiều/dù ít, từ các nhân-vật đương thời, để nhờ đó ta có thể sử-dụng hầu so-sánh với trường-hợp Đức Giêsu.

Hai nhân-vật hàng đầu, một thuộc thế-kỷ thứ nhất trước Công-nguyên; còn vị kia thuộc thế-kỷ thứ nhất sau Công nguyên, được biết nhiều qua văn-chương tư-tế. Nhưng, truyện kể về các vị xuất-hiện vào thời sớm sủa hơn thế, đã được sử-sách ghi chép rõ-ràng hơn mọi thứ. Nghiên-cứu kỹ, ta thấy điểm tương-đồng có ở tài thu-hút quần-chúng và cả các khác-biệt tạo cho Đức Giêsu đặc-tính tư riêng, của chính Ngài.

Trước hết, ta cũng nên xét qua truyện kể liên-quan đến ông Hôni (còn gọi là Hônias) tức: một người chuyên vẽ những đường vòng tròn-trịa cùng với hai người cháu nội của ông liên-quan kết-hợp với Hanina ben Dosa. Và sau đó, ta sẽ thẩm-định thêm để biết rõ: làm sao mà hai vị nói đây lại được sử-gia Josephus cũng như văn-chương tư-tế ghi rõ trong cổ sử.

Một trong hai vị, là Hôni được định-danh là người đầu tiên có mặt ở hiện-trường. Dù ông có biệt-hiệu là “Người vẽ đường vòng tròn-trịa” gợi kỹ-năng kỳ-ảo mà ông giữ được mãi biệt-danh này ở sách MishnahTalmud của Do-thái-giáo. Ông được sủng-ái/phụng-thờ như bậc thánh-hiền gọi là Hasid, tức: đấng gần-cận Thiên-Chúa đến độ lời cầu của ông chứng-tỏ kỹ-năng siêu-phàm đầy “phép lạ”.

Bởi thế nên, những ai cần được giúp đều chạy tới yêu-cầu ông, đặc-biệt là vào thời hạn-hán lúc có lo sợ mọi vụ mùa đều thất-thu và nạn đói đe-dọa khắp nơi, rất thảm-khốc.

Trước khi đi vào chi-tiết, tưởng cũng nên làm sáng-tỏ một số điểm, bằng việc sử-dụng các đoạn văn mô-tả hình-ảnh hai vị có ghi ở sách MishnahTalmud của Do-thái-giáo. Nói cách khác, ta cần nhấn mạnh nhận-thức rõ yếu-tố thời-gian, tức: các nguồn văn đây đều ghi chú tháng ngày muộn màng hơn ngày tháng thực-tế, đến vài thế-kỷ.

Cũng vì thế, nên ta sẽ không biện-bạch gì nhiều, mà chỉ nên theo-dõi loại-hình nào giúp ta kiểm-chứng mọi thời-đại kể từ giai-đoạn ngôn-sứ, đến thời của tư-tế. Một số học-giả Tân Ước lại tỏ ra lúng-túng khi so-sánh Đức Giêsu với Hasidim là Đấng có tài cuốn hút chúng-dân, đã không tranh-luận chuyện các vị được coi như đấng tạo “phép lạ”. Các vị, lâu nay, chỉ đưa ra lời thỉnh-nguyện dâng lên Chúa và lời nguyện-cầu của ngài được khấng nhậm lời, ngay lúc đó.

Việc phản-đối ở đây cho thấy: tư-tưởng thần-học kiểu Tây phương lâu nay tiêu-biểu đã tiến-triển cũng khá nhiều. Các bản-văn viết về Do-thái-giáo, một lần nữa, lại gán ghép từ-vựng “phép lạ” cả vào với Hasid nữa. Khi Hanan, cháu nội của Hônias được phép kêu gào: “Lạy Cha! Cha ơi, Cha hãy ban ơn lành đổ xuống trên chúng con nhiều cơn mưa rào đầy nước...”, thì rõ-ràng là con cháu ông lại không tiết lộ những lời như :

“Hãy xin Chúa lắng nghe lời ngài,
mà ban cho chúng con cơn mưa rào cần thiết.”

Với những người như thế, “cơn mưa rào” nói ở đây, không do Hasid đem đến, mà chỉ như trường-hợp ngôn-sứ Êlya nói ở sách Các Vua quyển 1 đoạn 17 câu 1, những câu sau:

“Ông Êlya, người Títbe,
trong số sắc-dân ngụ-cư tại Galát,
có nói với vua Akháp rằng:
"Có Đức Chúa, Thiên Chúa hằng sống của Israel,
Đấng tôi phục vụ:
trong những tháng ngày sắp tới, sẽ chẳng có mưa rào,
hoặc có sương gì hết, nếu tôi không ra lệnh."

Trở về với Hônias, có giai-thoại kể về ông trong sách Mishnah đã mô-tả ông như một đứa  trẻ hư-đốn, nhưng ông lại có chỗ đứng trong đầu những người nhiều kiến-thức vốn hiểu rằng: ông có thể đạt bất cứ thứ gì ông xin Cha trên trời phú ban cho riêng ông.  

Khi “người vẽ đường vòng tròn-trịa” được mọi người yêu-cầu là:

“Ngài hãy xin cho trời mưa tuôn đổ”,

thì ông trả lời:

“Các ngươi hãy ra đi, và đem về đây
lò nướng bằng đất nung dành cho Lễ Vượt Qua
một lò bằng đất đỏ không mềm rục”.

Ông đã cầu và cũng xin, nhưng không thấy trận mưa nào đổ xuống trên đầu chúng dân, hết. Làm sao lại như thế được? Ông bèn vẽ “đường vòng cung tròn trịa” rồi nhảy tọt vào trong đó và thưa cùng Chúa:

Lạy Chúa là Đức Chúa của muôn thọ-tạo.
Con cái Ngài, chạy đến với con đây, hôm nay,
vì trông con giống người con cùng một nhà,
trước mặt Ngài.
Con thề trước Danh Thánh Ngài rằng:
Con sẽ không rời khỏi nơi đây
đến khi nào Ngài đổ ơn lành tình thương  
xuống với đàn con đông-đảo của Ngài.”

Và khi ấy, có giọt mưa rơi xuống. Ông lại thưa tiếp:

Con đây, đâu xin chỉ mỗi thế,
nhưng là mưa rào đầy nước,
sẽ đổ tràn muôn ơn xuống bể chứa
cùng hầm hố, hốc đá.”

Nói vừa xong, trời cao bèn phát ra những tiếng nổ rền từ đám mây đen vần vũ. Nhưng, ông lại thưa cùng Đức Chúa những câu như:

“Con đây không xin điều này,
mà là mưa nguồn thiện-chí, phúc lành, cùng ân-huệ.”

Thế rồi, từ chốn trời cao tít ấy, lại cứ thấy mưa tuôn xối-xả mãi đến khi người Do-thái-giáo nhanh chân chạy khỏi thành Giêrusalem mãi cho đến Núi thánh, có Đền thờ mới thôi. Và cuối cùng, họ chạy đến chỗ ông đứng rồi bảo:

“Nhờ lời cầu mưa tuôn nước đổ tràn lênh-láng,
nay xin ngài cầu Trời cho mưa mùa chấm dứt!”
(X. mTaaanit 3: 8)

Để qua một bên, các ý-tưởng đầy mai-mỉa, điều thấy rõ ở đây, là câu truyện làm người nghe nhớ lại động-thái tương-tự do ngôn-sứ Êlya từng can-thiệp khiến mưa tuôn/nước đổ tràn xuống mọi miền đất khô-cằn, rồi chấm-dứt ở núi Carmel. Sách Mishnah không kể cho ta biết câu chuyện Hônias người từng sống thời nào hoặc từ nơi nào đến, dù ta có suy nghĩ rất kỹ các sự-kiện ở trên có xảy đến quanh Lễ Vượt Qua, hay không. Và địa điểm xảy ra hôm ấy, lại là thành-đô Giêrusalem có Đền thờ thánh-thiêng, đúng vào thời mà tất cả mọi người Do-thái-giáo đều chứng-kiến.

Cũng may, sử-gia Josephus đã kịp ra tay giúp đỡ, khi ông kể sơ về thời-kỳ qua đó các anh-hùng hảo-hán từng làm mưa/làm gió cho dân thành đây, để rồi ông lại đưa ra khẳng-định về các anh-hùng lịch-sử trong bối-cảnh Do-thái-giáo.

Thật ra thì, sử-gia Josephus không có ý chê-bai cũng chẳng ngưỡng-mộ tài-cáng của các vị nói ở đây. Ông chỉ kể truyện với lòng kính-cẩn, mà thôi. Sự-kiện này, xảy đến vào lúc có bất-ổn chính-trị ở Giêrusalem, qua đó thượng-tế Aristôbulô II bị quân-binh La Mã do em ông là Hyrcanô II và đồng-minh của ông là vua người Nabatêan có tên là Arêtas III vây hãm tại Đền Thờ vào dịp lễ Vượt Qua, chừng như vào độ tháng Tư năm 65 trước Công nguyên. Đó là tường-trình từ sử-gia Josephus.  

“Nay, có vị nọ cùng tên Onias (Onias là phiên-âm từ tiếng Hy-Lạp để chỉ Hônias), là người công-chính được Đức Chúa đoái thương, đã từng một lần vào thời khô cháy đến tuyệt-vọng, nguyện cầu Chúa chấm-dứt cảnh khô-cằn cháy bỏng. Và, Đức Chúa đã thương nghe tiếng ông kêu cầu khẩn-khoản và Ngài đã ban cơn mưa rào nặng hột cho dân-gian trong vùng. Ông bèn nấp mình chạy trốn khi thấy xảy ra cuộc nội-chiến tàn-phá đất nước, nhưng ông được đưa đến doanh-trại của người Do-thái-giáo và được yêu-cầu đem tai-ương đến cho Aristobulus cùng đám dân quân cách-mạng của ông này, tựa hồ như ông từng cầu Chúa chấm-dứt nạn hạn-hán, khô cháy.

Tuy thế, bất chấp mọi khước-từ cùng bác bỏ, ông vẫn bị chúng dân bắt phải lên tiếng, thế nên ông bèn đứng giữa đám đông và nói:

“Thân lạy Chúa, là Vua Cha của vũ-trụ,
do những người đứng cạnh con là thần-dân Ngài,
và những vị đang bị vây hãm là tư-tế của Ngài,
Con khẩn-khoản xin Ngài đừng nghe lời họ
mà nổi giận chống lại những người này,
cũng xin Ngài đừng nhậm lời ban ơn lành cho kẻ nào khác hết.”

Và khi ông ta đã nguyện-cầu theo cung-cách của kẻ hung-ác, nên những người Do-thái-giáo đứng quanh đã ném đá cho ông chết”. (X. Antique 14: 22-24)

Giả như ta gom gộp các mảng thông-tin rút từ sách Mishnah và/hoặc Josephus chung thành một mối, ta lại thấy xuất-hiện một người nổi tiếng từng làm “phép lạ” khiến cho mưa tuôn/nước đổ hoặc đã xác-chứng lời nguyện-cầu có hiệu-quả không ngừng, ông đã bị phe của Hyrcanus tìm cách lợi-dụng nỗ-lực do ông tạo, để đánh bại Aristobulus.

Tuy là thế, Hônias lại muốn dùng trò chơi khăm do ông tạo, và vào lúc ông bị buộc phải nói điều gì với Thiên-Chúa, ông lại khước-từ không theo phe nào hết. Và cũng chính ông đành phế-bỏ mạng sống của mình vì đã hành-động một cách quả-cảm.

Về sau, Josephus không thêm về Hônias, nhưng văn-chương tư-tế thời sau này, lại cũng nói đến ông như người sáng-lập triều-đại gồm những người làm chuyện tuyệt-vời, không kể xiết.

Như tôi có lần bàn đến, chẳng người nào trực-tiếp nói về địa-dư nơi chốn gia-đình này xuất-xứ, nhưng có giai-thoại kết-hợp người cháu nội là Abba Hilkiah đính-kèm ở đâu đó với “Hasid là người từ Kefar Imi”, một thôn làng gồm các nhân-vật được tả là có bối-cảnh của đất miền Galilê ở sách Talmud của Palestin (X. yTaanit 64b). Hai người cháu nội của Hônias lại cũng nổi-danh là người có tài khiến làm cho mưa tuôn/nước đổ; nhưng có chút khác-biệt ở chỗ: các vị được kể ở đây, cũng nhu-mì, lành-thánh và khiêm-hạ chứ không như “ông nội” của hai người cháu nói đây, vì ông nội vốn tính bẳn-gắt/cáu kỉnh hơn ai hết.

Như có nhắc đến tên ông một đôi lần, Abba Hilkiah được tả là người lao-động khá túng-thiếu, nhưng tự thâm-tâm đầy khiêm-hạ, ông định chối rằng ông chẳng làm gì nên hồn để có thể tạo cơn mưa nguồn nào hết. Nguồn nước ấy, đến từ Thiên-Chúa hoặc có thể do lời yêu-cầu của vợ ông, mà thôi. Tuy nhiên, đoàn người do các tư-tế gửi đến, lại không thể mang đặc-tính xấu xa được, nên họ mới bảo rằng:

“Chúng tôi biết rất rõ cơn mưa này đổ xuống
là do lời ngài thỉnh-cầu.” (bTaanit 23ab)

Người cháu nội thứ hai mang tên Hanan “Kẻ Giấu Mặt”, gọi thế là vì ông có tính biết tự ẩn mình, không trường mặt ra bên ngoài. Vào lúc trời khô hạn, các tư-tế đã khích-lệ con cháu biết giựt gấu áo ông giữa “thanh thiên bạch nhật” mà năn-nỉ bằng lời cầu như sau:

“Cha ơi! Lạy Cha!
Xin ban cho chúng con
cơn mưa rào nhiều nước, đi cha!”

Nghe xin thế, ông bèn quay người về phía Đức Chúa mà dâng lời cầu, rằng:

“Lạy Đức Chúa của muôn loài,
xin Ngài hãy làm điều này
nhân danh những người không phân-biệt được
Vị Cha là đấng ban ơn mưa-móc
với người cha thường là Hanan đây
không có khả-năng làm cho mưa rơi nước đổ…” (bTaanit 23b).

Cả Hanan lẫn em họ ông là Hilkiah, đã sống theo cung-cách khác với ông nội Hônias như để tạo cung-cách tiêu-biểu của nhóm Hasiđim, đặc-biệt là những vị sống sốt-sắng, đầy sủng-mộ.

Trước khi về với Hanina ben Dosa, để nêu ví-dụ cụ-thể về những người Do-thái-giáo của Thiên-Chúa, thiết-tưởng ta cũng nên sử-dụng nguồn văn tư-tế mà phác-hoạ chân-dung các vị mộ-đạo thời xưa. Cộng thêm vào tính khiêm-nhu như các câu tục-ngữ và tự-vựng nào không mang tính phàm-trần, thì: nghèo là đặc-tính cố-hữu của những người như thế. Các vị này sống đạm-bạc, ít khi nào đủ của ăn thức uống, hết.

Riêng Hilkiah lại không có khả-năng mời các khách đến thăm ông ở lại dùng bữa với ông, thực-chất là vì ông chỉ còn mỗi mẩu bánh nhỏ trong nhà làm lương-thực một ngày (x. bTaanit 23b). Và, khẩu-phần hàng tuần của Hanina cũng chỉ gồm mỗi miếng thịt nướng kebab nhỏ tương-đương với 1,2 lít đậu ván ở Địa Trung Hải, là bữa “ghém” của những người sống cảnh nghèo-khó như ông (X. bTaanit 24b).

Và khi ấy, lại có lời đồn rằng: ông không đủ bánh ăn cả vào ngày Sabát nữa (x. bTaanit 24b-25a). Gia-đình Hasiđim sống xa-cách, không sở hữu thứ gì ở dưới thế này nhưng gia-đình ông vẫn sẵn-sàng sẻ san những gì mình có cho người khác.

Triết-thuyết mà các vị này áp-dụng để sống, đơn-giản chỉ thế này: “Những gì của tôi là của anh/chị, và những gì của anh/chị là của anh/chị.” (mAbot 5:10) Các vị đây, còn đánh giá lòng sủng-mộ cao hơn nghi-lễ bề ngoài (bBerakhot 33a). Và, một người trong nhóm là Hasid Người Galilê hồi thế-kỷ thứ hai sau Công-nguyên, là tư-tế Pinhas ben Yair từng ca-tụng việc kiêng ăn nằm xác-thịt là đặc-tính của người Hasid (X. mSotah 9: 15).

Nhưng, trên hết mọi sự, người Hasid lại nổi-danh về kinh-nguyện và lời cầu của họ được coi như sức mạnh tuyệt vời có khả-năng thực-hiện phép lạ; và từ đó bộc-lộ tính gần cận Thiên-Chúa là Cha trên trời, vẫn từng bảo:

“Nhóm Hasidim xua vẫn có thói quen ngừng nghỉ độ một tiếng
trước khi đọc kinh/cầu nguyện đến 18 buổi chầu Phép lành, nâng lòng mình lên Cha trên trời. Giả như có vua quan nào chợt đến chào hỏi, ông cũng không dám đáp trả bằng lời chúc phúc nào hết, bằng không sẽ có con rắn ở gần đó cắn vào bắp chân ông. Và như thế, sẽ làm gián-đoạn lời ông cầu xin.” (mBerakhot 5:1).

Phần lớn các điểm son của nhóm người này, được dùng để vẽ lên chân-dung Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm. Đặc-biệt hơn cả, là sự vắng bóng ưu-tư về nhu-cầu hằng ngày, về các bận-tâm rút rỉa người giàu, và cả đến mối lo có chốn tựa đầu cùng xác-tín rằng: niềm tin-tưởng làm được phép lạ, như Tin Mừng Mátthêu đoạn 21 câu 21 và Tin Mừng Máccô đoạn 11 câu 23 vẫn còn chép:

“Thầy bảo thật anh em,
nếu anh em tin và không chút nghi nan,
thì chẳng những anh em làm được điều Thầy vừa làm cho cây vả,
mà hơn nữa, anh em có bảo núi này:
"Dời chỗ đi, nhào xuống biển!",
thì sự việc sẽ xảy ra như thế.”

Hoặc Tin Mừng Máccô lại cũng nói:

“Thầy bảo thật anh em: nếu có ai nói với núi này:
Hãy dời chỗ đi, và nhào xuống biển!,
mà trong lòng chẳng nghi nan,
nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra,
thì sẽ được như ý.”

Hanina ben Dosa, là người Galilê sống vào thế-kỷ đầu đời, và cũng có thể là người đồng thời trẻ tuổi hơn Đức Giêsu, đến từ thôn làng Araba hoặc Gabara, cách xa mạn Bắc Nadarét chừng 12 dặm. Theo văn-chương tư-tế, ông là người sống vào độ trước thập-niên 70 kết-hợp với Yôhanan ben zakkai, là người được định-vị ở cùng làng trước lúc có  cuộc chiến của người Do-thái chống La Mã từ năm 66-70 sau Công nguyên.

Theo nguồn văn tư-tế có rất sớm, ông được mô-tả là người sốt-sắng/mộ-đạo mà thôi, nhưng là người lành-thánh giống như Hônias và các cháu nội của ông này, tức: những người có khả-năng tạo mưa tuôn/nước đổ; và sau đó, lại có thể làm mưa ngưng. Nhưng, ông là người hạnh-đạo đến độ đã trở-thành đấng chữa-lành nổi tiếng và là bậc thày có quyền trên cả tà ma/quỷ quái nữa.

Nói tóm lại, ông là đấng bậc làm nên chuyện diệu-kỳ đáng kể nhất trong giới tư-tế Do-thái-giáo. Và khi ông quá vãng, cái chết của ông lại đánh dấu một kết-đoạn thời-đại của “những người lành thánh” (X. mSotah 9:15), nhưng ông được mọi người nhớ đến như tác-giả một số các giáo-huấn luân-lý tuy không nhiều. Muốn hiểu được cụm-từ “con người chuyên hành-xử”, ta cũng nên nhớ rằng các phép lạ Đức Giêsu làm, lại cũng được coi là “hành-xử” như Tin Mừng Luca đoạn 24 câu 19 và Mátthêu đoạn 11 câu 20, viết như sau:

“Đức Giêsu hỏi:
"Chuyện gì vậy?"
Họ thưa: "Chuyện ông Giêsu Nadarét.
Ngài là ngôn-sứ đầy uy-thế trong việc làm
cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân.”

Hoặc, Tin Mừng Mátthêu có những câu sau đây:

“Bấy giờ Ngài bắt đầu quở trách các thành
đã chứng kiến phần lớn phép lạ Ngài làm mà không sám hối.”       

Hoặc, sách Công vụ đoạn 2 câu 22 cũng từng viết:

“Thưa đồng bào Israel,
xin nghe những lời sau đây.
Đức Giêsu Nadarét,
là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em.
Và để chứng thực sứ mệnh của Ngài,
Thiên Chúa đã cho Ngài làm những phép mầu,
điềm thiêng và dấu lạ giữa anh em.
Chính anh em biết điều đó.”     

Tiếng-tăm của Hanina, trước nhất đặt căn-bản trên việc chữa lành thu hút mọi người do ông thực-hiện. Điều này, ban đầu do gia-quyến người bệnh yêu-cầu và ông cũng có thể chữa lành tật/bệnh từ xa nữa. Lời ông xin, không đơn-giản chỉ là lời kêu cầu cùng Chúa, nhưng có hiệu-lực tức thời, như sách Nguỵ Thư Sáng Thế đã có ghi:

“Giả như lời cầu vẫn trôi chảy nơi miệng tôi,
Tôi biết rằng người bệnh đây
đã được nhậm lời.”
(mBerakhot 5: 1)

                                                                                    (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược-dịch.

                                                                       
    

    

                    

No comments: