TIẾNG
AI GỌI MỜI
Trong mấy
ngày qua tôi có dịp tiếp xúc với một chuyên viên về gỗ, anh còn rất trẻ nhưng
lặn lội trong nghề gỗ “từ trong nôi”. Qua anh tôi học được nhiều điều, những
tiến bộ trong công nghệ sấy và tẩm gỗ, tôi lạ lẫm và say mê nghe anh nói, kiến
thức tôi có được khi ngồi trên ghế nhà trường từ hơn 40 năm trước về công nghệ
gỗ bỗng bị anh bỏ xa tắp tít mù khơi. Tôi như bị choáng ngợp khi được anh mời
vào thăm xưởng gỗ của anh, đi mỏi chân và khá mệt vì leo trèo qua các súc gỗ to
vạm vỡ đường kính có đến trên dưới 2 mét. Cái lò sấy gỗ to đùng như một công
xưởng lớn mà chúng ta chỉ thấy qua các hình ảnh ở các khu công nghiệp nước
ngoài.
Anh giới
thiệu với tôi về tính năng của một vài loại gỗ, tính cơ lý thể hiện qua độ dai,
độ dòn, tính hóa học thể hiện qua khả năng chống mối mọt, tính cấu tạo thể hiện
qua độ rỗng của thớ gỗ, và với các công cụ kỹ thuật anh đo độ ẩm trên từng súc
gỗ đã sấy, kéo dài qua thời gian… Anh nói về Phượng tím Châu Phi, anh phân biệt
Lim Lào, Lim Indonesia, Lim Châu Phi khác nhau thế nào, ảnh hưởng của núi lửa
trên các tính năng của gỗ ra sao, tại sao Lim Châu Phi lại tốt hơn Lim
Indonesia… Anh tiếp tục nói về các loại gỗ ưu việt từ rừng Amazone, Surinam,
những chuyến hàng chuyển về từ những nơi xa lạ.
Ngồi nghe
anh nói tôi bị cuốn hút vào một thế giới khoa học kỹ thuật đầy hấp dẫn, những
tiếng trống bập bùng vang vang trong các cánh rừng Châu Phi, những cánh rừng
Nam Mỹ bạt ngàn gỗ ẩn hiện trong mắt tôi. Những người anh em da đen. da đỏ cao
lòng khòng nhảy múa trong trái tim tôi. Từ lâu rồi tôi biết về một con người,
một người anh em của chúng tôi dấn thân và phục vụ trong những rừng già âm u
ấy. Chân Phúc Phêrô Donders, DCCT.
Chân Phúc
Phêrô Donders sinh tại Hà Lan năm 1809. Năm 1841 ngài thụ phong Linh Mục, ngay
năm sau, 1842 ngài sang Surinam
thuộc Nam Mỹ để thi hành sứ vụ. Từ công việc làm tuyên úy cho người da trắng,
cảm thương tình trạng nô lệ của người da đỏ, ngài đứng về phía người bản địa rồi
trở thành kẻ thù của chính người đồng hương da trắng. Công cuộc đấu tranh cho
người da đỏ bị bóc lột đẩy ngài ngày một xa dần phố thị để đi mãi vào rừng sâu.
Mười năm cuối đời ngài sống trong một khu rừng quy tụ những người bản địa bị
bệnh phong cùi, ngài yêu thương phục vụ họ và ngài đã qua đời tại đó ngày 14
tháng 1 năm 1887, Batavia là địa danh cuối cùng trong đời ngài.
Phêrô
Donders đã không chọn cho mình sự sung sướng, chăn êm nệm ấm, Phêrô Donders đã
không tìm cho mình sự an toàn cá nhân và sự thăng tiến phẩm trật, nhưng Tin
Mừng đã thôi thúc và đầy Phêrô Donders về phía người bị bóc lột, người bị coi
khinh, người bị ruồng rẫy. Hẳn rằng ngài đã bị dằn vặt rất nhiều khi chọn lựa
hướng dấn thân này, ngài phải vượt chính cá nhân mình và vượt qua cả những cản
ngại của anh em cùng là Giáo Sĩ, vượt qua cả những âu lo, những ngăn cản “vì sự
an toàn" của ngài và của anh em khác, vì công cuộc của Giáo Hội, vì sự
nghiệp của người da trắng… Chắc hẳn ngài đã băn khoăn rất nhiều khi dã từ những
sinh hoạt khá tiện nghi để đi dần vào rừng sâu, lang thang cùng những con người
bị bách hại.
Phêrô
Donders đã chọn Tin Mừng để dấn thân chứ không chọn công việc để hoạt động, và
vì Tin Mừng gắn chặt với người nghèo, người bị bỏ rơi nên Donders không còn con
đường nào khác ngoài con đường “theo chân” người bị bỏ rơi người nghèo mà sống.
Thật cụ thể thiết thực, không lý thuyết xuông, không hô khẩu hiệu, không nói
thuộc lòng những câu văn hoa mỹ để lòe bịp người nghe, ru ngủ người nghe,
Donders dấn thân thức sự và chấp nhận thập giá trong cuộc đời mình.
uyến “xuất
hành” của Donders vào rừng sâu là chuyến xuất hành theo chân chuyến “xuất hành”
của An Phong vào Scala. Nhìn vào lịch sử của Dòng Chúa Cứu Thế, từng chuyến
xuất hành về phía người nghèo được lập đi lập lại và tiếp nối nơi từng vị Thánh
thích ứng với từng thời kỳ khác nhau, nhưng dù ở bất cứ thời kỳ nào, người
nghèo và người bị bỏ rơi hơn cả vẫn luôn là điểm đến của những chuyến xuất hành
mang tên An Phong.
Lm. VĨNH SANG, DCCT,
19.1.2015
No comments:
Post a Comment