Giêsu hỡi, Ngài là ai?
Nay xin giải-đáp các thắc-mắc
của bạn đọc
về Đức Giêsu lịch-sử.
Người giải-đáp: John
Dominic Crossan
& Richard G.
Watts
Sách này, tạo thành-quả tuyệt-vời của một
đời học hỏi nay gửi đến các bậc thức-giả không chuyên nhưng vẫn muốn tìm về với
Đức Giêsu lịch-sử. Học-giả Kinh-thánh ở đây là cựu linh-mục John Dominic
Crossan hiện đang hợp-lực với Mục-sư Richard G Watts quyết khám-phá ra cuộc sống,
công việc và sứ-điệp của Người Con từng sống ở xứ miền Galilê yêu dấu ấy.
Tác-giả, nay diễn-giải về bản-chất con
người và lời dạy của Đức Giêsu bằng giòng chảy trong sáng vốn đặt nặng tài-liệu
lịch-sử rất thực và tầm hiểu-biết rất chính-xác về phong-thái con người của Đức
Giêsu, về loại-hình thế-giới trong đó Ngài từng sống và về sự cống-hiến các huấn-dụ
Ngài gửi đến cho nhân-loại.
Bằng vào cung-cách đáp-trả một loạt các
vấn-nạn dậy lên từ khắp nơi trên thế-giới, tác-giả John D Crossan đưa ra các vấn-đề
nổi cộm vây quanh nhân-vật Giêsu qua nhiều thế-kỷ, như: các phép lạ Ngài làm, sự-kiện
thanh-tẩy Ngài lĩnh-nhận và sự sống lại cùng nhiều sự việc khác, đã diễn ra.
Tác-giả John D Crossan và Richard G Watts đã giúp ta hiểu rõ sự sống và cái chết
của Đức Giêsu theo phương-cách vượt qua Tin Mừng và các truyền-thuyết lưu lại đến
hôm nay.
Cựu linh-mục John D Crossan, là
giáo-sư danh-dự về Kinh Thánh tại Đại-học De Paul ở Chicago, Hoa Kỳ. Ông từng
viết rất nhiều bộ sách tham-khảo trải dài nhiều năm tháng, trong đó có các cuốn
nổi-bật như: The historical Jesus, The Birth of Christianity; Jesus: A
Revolutionary Biography và Who Killed Jesus?...
Richard G Watts, là mục-sư thuộc Cộng-đoàn
Giao-Ước mới ở Normal, bang Illinois Hoa Kỳ, một tu-hội thuộc Hội-thánh Đức
Kitô (tức nhóm Môn-đệ Chúa), Hội-thánh Presbyterian (Hoa Kỳ) và Giáo-hội Hợp-nhất
Đức Kitô.
Lời Nói Đầu
Sao lại cho in cuốn sách này?
“Học-giả kinh-điển khích-bác
Chúa.”
Tiêu-đề
này xuất-hiện trên báo nọ ở địa-phương, đề-cập đến buổi nói chyện của tôi với
sinh-viên đại-học vùng Trung Tây, Hoa Kỳ. Đề-tài và câu chuyện tiếp sau đó, đã khơi-mào
ngọn lửa dấy lên một tranh-cãi khá gay-go qua thư-từ, suốt 6 tuần liền. Ý của
người viết trong các thư gửi đến lại tập-trung vào những chuyện như thể bảo: “Giờ này, mà ông ấy vẫn giữ lập-trường báng-bổ
chống Giáo-hội, kể cũng lạ! Thật tôi không thể tin là: thời này, mà lại có học-giả
cho mình là Kitô-hữu thế sao?” Ngược lại, nhiều độc-giả khác lại cứ coi những
điều tôi viết chỉ cốt làm cho Tin Mừng ở thế-kỷ 21 được phong-phú tốt đẹp thêm
lên, mà thôi.
Nếu
thế, ta gọi sự-việc này là thế nào? Có phải để kiếm tìm một Đức Giêsu lịch-sử lâu
nay tôi từng cổ-vũ không? Mặt khác, lại có người cũng từng hỏi: liệu điều đó,
có làm suy-giảm niềm tin đi Đạo, không? Chuyện ông làm, có khiến cho niềm tin của
mọi người thêm vững mạnh, hầu giúp đỡ họ sống thực điều Chúa dạy không đấy?
Thật
ra, người viết bài hôm ấy đã phạm phải sai lầm không nhỏ, là bởi những gì tôi đề-cập
ở buổi nói chuyện với sinh-viên hôm trước, chỉ cốt để mọi người hiểu Đức Giêsu hơn,
chứ tôi không có ý đả-phá Kinh thánh hoặc chê-trách ai hết. Ngay từ đầu, tôi thường
tự hỏi: “Mình học được điều gì sau 35 năm kiếm tìm Đức Giêsu Lịch-sử?” Chỉ mỗi
thế. Và, đây chính là mục-tiêu tôi đặt ra cho sách này.
Ở
đây, tôi mời bạn đọc hãy cùng tôi lập hành-trình trở về thời xưa/cũ, xem Đức
Giêsu chủ-trương ra sao, vào lúc đầu, ở vùng đất mẹ nơi Ngài sinh sống? Nhưng
trước hết, xin hãy cho tôi để ra vài phút ngắn-ngủi nói về cái-tôi-mọn-hèn-này,
sau đó bà con sẽ thấy việc tôi tham-gia tìm kiếm ấy như thế nào.
Tôi
lớn lên tại một thị-trấn nhỏ, ở Ái-Nhĩ-Lan.
1950,
là năm tôi mới 16 tuổi, đã gia-nhập Hội dòng khắc-kỷ thuộc Giáo-hội Công giáo
La Mã. Dòng thánh tôi sống, được lập ra từ thế-kỷ thứ 13, nhưng từ đó đến nay vẫn
bình lặng, vắng vẻ. Và hôm ấy, một ngày trùng-hợp với sự-kiện thánh Tôma Akinô tự
điều-phối học-thuyết Aristotle với thần-học Công-giáo một cách thiếu sót đến độ
ông chẳng cần xem hai ngành này có chống-chỏi hoặc phản lại nhau không? Nhiều
chỗ cho thấy: ông cứ nghĩ: hai ngành này là món ‘quà song sinh’ do Chúa tặng, nên
không có chuyện xung-đột ngược-ngạo nhau, trừ phi ta hiểu sai một phía hoặc lẫn
lộn cả hai bên.
Niềm
xác tín này, ăn sâu vào người tôi tận đáy lòng, cho đến một ngày kia, tôi lại
có thêm nhiều trải-nghiệm sau 6 năm trời miệt-mài với triết-học và thần-học dầy
đặc những chữ là chữ. Cuối cùng, tôi cũng bước lên bàn thánh với chức linh-mục
thực-thụ. Năm ấy là 1957. Cuộc sống trầm lặng/êm ả của tôi, phần lớn là ở
thư-viện gồm toàn sách báo, hơn là ở giáo-xứ chỉ việc lo mỗi việc mục-vụ. Thêm vào
đó, tôi cũng trải qua nhiều năm miệt mài kinh-sử ở Học-Viện Kinh-thánh Rôma và ở
trường Khảo-cổ do người Pháp lập tại Giêrusalem. Xem thế thì, với tư-cách
linh-mục, tôi cũng đã trải qua nhiều năm dạy-dỗ tại các trường trung-học, đại-học
cũng như Đại-chủng-viện Chicago và vùng phụ cận.
Năm
1969, vì đổi ý, nên tôi đã nạp đơn xin được rời chức linh-mục và Hội dòng mà lâu
nay tôi phục vụ cách hăng-say. Tôi rời đời tu, trước nhất là để lập gia-đình; và
sau đến, để tránh mọi xung-khắc giữa việc trung-thành với đời tu và duy-trì tính
lương-thiện với ngành học mà tôi đeo đuổi. Thư chuẩn-miễn do Toà Thánh gửi vào ngày
4 tháng 7 là ngày có ý-nghĩa đậm nét đối với riêng tôi. Nếu ai hỏi: làm thế,
tôi có hối-hận hoặc giận-dỗi Hội-thánh điều gì không? Thì, xin thưa là: Không!
Hoàn-toàn không có gì. Không giận-hờn, ghét ghen điều gì. Thời-gian sống trong dòng,
với chức linh-mục, tôi mãn-nguyện không ít với cả hai trách-vụ. Và, khi thấy
mình không còn sống hạnh-phúc với đời tu-trì nữa, tôi nguyện sẽ rời bỏ cuộc sống
ấy. Đơn-giản chỉ mỗi thế. Có vị, lại cứ thấy đau buồn khi gặp sự thể như thế.
Nhưng với tôi, lại không có vấn-đề gì như thế hết.
Những
năm còn sống trong Dòng thánh sinh-hoạt theo kiểu Trung cổ, tôi đã tạo cho mình
ít nhất 3 món quà của người xua. Thứ nhất, là tên gọi do cha mẹ đặt, tức:
đơn-giản chỉ mỗi chữ “Gioan”. Thứ đến, là tên đệm do hội Dòng tặng, khi có tuyển-sinh
nào đó trong Dòng tuyên-khấn sống hy-sinh tận-tụy. Và, thêm vào đó, là điều tôi
vẫn xác-tín rằng: niềm tin và sự việc này khác xảy đến, như: vấn-đề mặc-khải và
lý-luận mình có, không tương-phản hoặc chống phá nhau điều gì hết, trừ phi đầu
óc mình bị lệch một bên; hoặc lẫn lộn cả hai phía. Món quà thứ ba tôi có được,
là: tình yêu tôi dành cho Thanh-Nhạc, tức thứ âm-nhạc Grêgôriên thanh-thoát,
cho dù tôi hát dở đến độ đã phá tan ban hợp-xướng nổi tiếng của Dòng, nên thoạt
lúc tôi ra đi, các đấng-bậc ở lại đều mở cờ trong bụng, do bởi các vị sẽ có
cơ-hội phục-vụ Thanh-nhạc đúng mức hơn.
Rời
chức linh-mục năm 1969, tôi gia-nhập Đại-học De Paul ở Chicago; và phục-vụ tại đó
mãi đến ngày về hưu với tước-vị Giáo-sư Danh-dự, từ năm 1995. Do tôi là người vẫn
cứ tạo tranh cãi về tín-lý và tu-đức, nên việc để cho tôi dạy nhiều năm như thế,
là cốt đề-cao lòng trung-kiên dũng-cảm mà Đại-học này muốn chứng-tỏ với người của
mình.
Gia-nhập
Đại-học De Paul, tôi lại đã tập-trung mọi sự vào công-trình nghiên-cứu, nên khi
về lại chủng-viện với tư-cách thày dạy thực-thụ, tôi quen dần với lối tổ chức
các lớp thần-học về dụ-ngôn Đức Giêsu kể và cả về sự Sống lại nữa. Nên từ đó, tôi
quyết đi sâu/đi sát vào chủ-đề Đức Giêsu lịch-sử hơn nữa. Và cứ thế, ngày này
qua tháng nọ, tôi lại đã nghiên-cứu và cho in các khía-cạnh đặc-trưng về Đức
Giêsu, như nhiều người từng nhận thấy bối-cảnh lịch-sử, ở thời Ngài. Có lẽ, khi
ấy, chỉ mình tôi trên thế-giới, là dám đem đời mình ra tìm kiếm một Đức Giêsu lịch-sử,
mà thôi. Dĩ nhiên, điều này không phải để chứng-minh rằng: tôi là người có lý-do
để làm việc đó. Và, điều đó cũng chứng-tỏ rằng: lập-trường tôi nêu ra, đáng cho
mọi người để tâm xem xét.
Năm
1985, tôi cùng với Gs Robert Funk, một thần-học-gia thâm-niên vừa nạp đơn giã-từ
Đại-học Montana để thiết-lập buổi hội-luận về Đức Giêsu do nhóm học-giả kinh-điển
gốc Kitô-hữu có tên là Nhóm “Chuyên-đề về Đức Giêsu” thực-hiện.
Thông
thường, nhóm này gồm khoảng 40 hoặc 50 vị chuyên phụ-trách các buổi hội-luận trong
4 ngày liền. Và mỗi năm, nhóm này đứng ra tổ chức các buổi như thế, chỉ hai lần
mà thôi. Nhưng, những gì khiến đồng bào trong đạo chú ý nhiều, không chỉ mỗi chuyện
được học-giả kinh-điển bàn-thảo, mà là quyết-tâm của mọi người cứ muốn tiếp-tục
can-dự vào những chuyện như thế. Chẳng hạn như, đề tài họp bàn gồm các vấn-đề chuyên-môn
như “Vương Quốc Nước Trời” qua lời lẽ được coi như do miệng Đức Giêsu nói ra.
Sau
nhiều ngày bàn-thảo các đề-tài như thế, các vị đi đến quyết-định bỏ phiếu kín
trong thinh lặng, bằng cách dùng hạt đậu có mầu sắc khác nhau, để bày tỏ lập-trường
của mình là: lời nào đúng là lời Đức Giêsu nói, lời nào không. Như: hạt mầu đỏ,
có nghĩa: lời ấy “rất” giống với điều Ngài từng nói. Hạt mầu hồng, chỉ có ý bảo:
lời này “khá” giống lời Ngài nói. Và, hạt mầu xám lại bảo: lời nói ở đây “không
mấy” giống lời Ngài phát biểu. Và, hạt mầu đen, có nghĩa: câu nói này chẳng giống
chút nào với lời Ngài nói hết.
Bầu
phiếu như thế, lại cũng thu hút sự chú-ý của giới truyền-thông vào dạo đó rất
nhiều. Nhưng, có khẳng-định như thế cũng chẳng có gì là bất thường. Thật sự,
cũng tựa hồ như việc ta mua Kinh thánh về để trưng trong nhà chẳng hạn. Thường
thì, đó là Tân Ước, tức loại sách có chú thích ở cuối trang để diễn-giải các
câu nói có tính đặc-trưng/đặc-thù như thể bảo: “Các ấn-bản thời cổ lại ghi là…” Điều đó có nghĩa: học-giả ấy, khi xem xét ấn-bản
viết tay vào thời cổ là: không bản nào giống bản nào, nên đã bỏ phiếu xác-quyết
bản nào xác đáng nhất. Và, thủ-tục này giống hệt cung-cách làm việc của chúng
tôi, trong nhóm “Chuyên Đề Về Đức Giêsu”
Điều
làm cho nhóm “Chuyên Đề” nổi tiếng là do ở điểm: chúng tôi thực-hiện công-tác
tham-khảo ý-kiến một cách cởi mở để mọi người được thấy rõ. Đồng thời, chúng
tôi lại cũng mời giới truyền-thông chú ý đến công việc chúng tôi làm một cách tự
do đối với bất cứ ai ưa-thích lối làm việc cũng như các kết-luận do chúng tôi đúc
kết. Chúng tôi chẳng giấu việc mình làm trên tờ trình mang tính học-hỏi
nghiên-cứu, nên vẫn viết thư cho nhau. Chúng tôi muốn để quần-chúng biết việc
chúng tôi vẫn làm và mời họ tham gia đối-thoại về các vấn-đề tìm hiểu cũng như
nghiên-cứu rất “chuyên đề” về Đức Giêsu.
Suốt
thập niên 1980, ngoài việc hợp-tác với nhóm “Chuyên Đề” ra, bản thân tôi, đã tiếp
tục xuất bản các thành-quả nghiên-cứu của mình, chủ-yếu là để chuyển đến học giả
khác khám phá của mình. Tuy nhiên, khi ấy lại thấy sự việc tuyệt-vời khác cũng xảy
ra. Đó là: vào năm 1991, khi tôi cho xuất-bản cuốn “Đức Giêsu Lịch sử, cuộc sống của một nông-dân Do-thái vùng Địa Trung Hải”,
chuyên vào việc tóm kết công-cuộc nghiên-cứu của tôi về cuộc sống và hoạt-động
của Đức Giêsu, tôi cứ nghĩ rằng: chỉ có các học-giả kinh-điển mới đọc cuốn này,
còn quảng-đại quần-chúng sẽ không bao giờ nghe biết chuyện ấy. Nhưng khi ấy,
ký-giả Peter Steifels thuộc tờ The New
York Times đã đề-cập đến vấn-đề ấy trong bài viết của ông trên trang đầu tờ
báo, vào dịp Giáng Sinh.
Và,
câu chuyện ông đề-cập, đã được nhiều nhật-báo khác đua nhau góp ý. Mãi đến
tháng 6 năm đó, tôi ngạc-nhiên khi thấy sách mình viết đã đứng đầu các sách về tôn-giáo
bán chạy nhất theo tờ tuần-báo do các nhà xuất-bản chủ-trương. Một ấn-bản ngắn
mang đầu đề: “Đức Giêsu: một tiểu-sử
cách-mạng” lại cũng đứng đầu danh-sách 10 cuốn bán chạy nhất trong vòng 8 tháng
năm 1994. Lúc ấy, sách của tôi lại đã bị “chìm xuồng” do có sự xuất-hiện của cuốn
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo. Sở dĩ sách được in là để chứng-tỏ rằng Thiên-Chúa
cũng có tính hài-hước của Ngài nữa đấy! Việc các sách này nổi tiếng một cách
không ngờ, đã cho thấy là quảng-đại quần-chúng cũng đã chú ý đến nhân-vật Giêsu
rất đậm nét.
Từ
đó, lại đem ta về với câu hỏi: “Sao lại
cho in cuốn sách của tôi?
Trả
lời câu hỏi này, ít nhất cũng nên tóm gọn vào 4 phần, như sau:
Trước
nhất, là hiện giờ đang có nhu-cầu cần giới-thiệu cho ta một cách vắn-tắt và dễ
đọc về các câu hỏi như ở trên; và nhất là việc đúc-kết nền-tảng được rút tỉa từ
công-cuộc điều-nghiên về Đức Giêsu lịch-sử cho người đọc, nói chung. Bởi lẽ,
không phải người đọc nào cũng có cơ-sở để đào sâu ngang qua lập-luận cô-đọng dầy
đặc của các học-giả kinh-điển. Sách tôi viết về Đức Giêsu đây, được lược-thảo để
quý độc-giả dễ tiếp-cận cả khi quý vị chưa từng hoặc/biết Kinh thánh hoặc chẳng
bao giờ dự khoá-học nào về nguồn-gốc của Kitô-hữu. Tôi cố-gắng tìm cách đúc-kết
quá-trình học-hỏi suốt gần một đời người để giúp các độc-giả tuy không chuyên vẫn
có thể gặp gỡ Đức Giêsu lịch sử như ý muốn.
Hai
nữa, những năm gần đây, tôi đã tham-gia cả trăm buổi hội-thoại truyền-thanh và đã
dự cũng chừng ấy buổi phỏng-vấn trên báo. Và từ các sự-kiện thư thế, tôi học được
rất nhiều điều xuất hiện nơi đầu óc dân chúng. Thế nên, sách này được viết theo
kiểu hỏi/đáp, tuy không chỉ để bẻ bài viết trong sách thành các mẩu vụn suy-tư thuộc
tầm cỡ li ti như các chấm đen trong hình. Nhưng, như thế cũng đủ để tôi có cơ hội
đáp trả các vấn-nạn tiêu-biểu, ít xảy ra.
Thứ
ba, là: lâu nay, tôi nhận được cả trăm lá thư gửi từ 38 tiểu bang và 20 quốc
gia khác nhau, trong đó độc-giả từng đọc sách do tôi viết hoặc nghe chuyện tôi
nói hoặc xem xét lời bình về việc tôi làm, trên truyền thông. Nên, sách này
không chỉ giúp tôi có cơ hội trả lời câu hỏi của các vị mà thôi; nhưng còn tạo
cho độc-giả là những người đang đọc giòng chữ này, có dịp thấy được người khác
đang suy-nghĩ những gì và nói thế nào về mọi chuyện. Dù sao thì, trong lúc tôi ngỡ
là sẽ có nhiều bức thư nói về tôi một cách tiêu-cực thì thực tế lại trái ngược điều
đó; bởi, hầu hết các thư tôi nhận được đều là những thư trần-tình tích-cực đến
độ sửng sốt. Thực sự, thì chỉ một số rất ít thư-từ lên án tôi là người phản-bội
niềm tin Kitô-hữu, trong khi đó tôi lại đã nhận đến 4, 5 thư tỏ lòng biết ơn
tôi đã giúp người viết sách/viết bài có cơ-hội nối-kết Đức Giêsu lịch-sử với niềm
tin Công-giáo.
Thứ
tư, nữa là: sách tôi viết được tâm-niệm từ các trao-đổi khác thường giữa các học-giả
kinh-điển và giáo xứ ở nhiều nơi. Khởi sự, từ khoảng hơn hai chục vị sống đạo tại
Cộng-đoàn có tên là: Giao-Ước Mới, tức: Giáo xứ Normal, bang Illinois là những
người lâu nay vẫn đeo đuổi tìm hiểu về sách tôi viết, vào dạo trước. Khi sự thể
diễn ra một cách gay-go, thì vị mục-tử ở giáo-xứ này là Mục sư Dick Watts, có đề-nghị
xin tôi cho ông hợp-tác “chuyển-dịch” công việc mang tính học-thuật này bằng ngôn-ngữ
của đời thường sử-dụng hằng ngày. Nên, có thể nói rằng: sách “Giêsu hỡi, Ngài là Ai?” là thành-phẩm cuối trong công-cuộc hợp-tác rất
ý-nghĩa.
Xin
chuyển đến quý độc-giả và mọi người niềm xác-tín rằng: các vị sẽ thấy sách này
đây cũng hữu-ích rất rõ. Bởi, nó lớn lên từ sự phấn-đấu của những “con người đích-thực”
muốn kết-nối với Đức Giêsu bằng việc gặp gỡ Ngài trong khuôn khổ của thế-giới
Ngài từng sống vào thế-kỷ đầu đời, mỗi thế thôi.
No comments:
Post a Comment