Chú
giải:
Ngay câu 3 đã có sự khó-khăn rồi. Lý-luận dựa
trên tiếng “Đầu” (kephalè). Nhưng
đừng vội-vàng hiểu theo Êphêsô ngay: ‘Chúa Kitô là Đầu Hội thánh’. Nếu thế thì
dễ dàng ổn-thoả rồi. Nhưng, đây Chúa Kitô là ‘đầu’ của ‘đàn ông’: không fải là
của tín-hữu nói chung. (đầu=ở trên)
-Đạo-lý ngấm ngầm
dưới: tạo-thành nhân-loại làm thành nhờ Chúa Kitô ‘con người thiên thai’ và như
vậy là mẫu tiên-trưng cho ‘người ta’ trong thực-tế.
-Đạo-lý dựa vào
chú-giải Khởi nguyên 2 (nói rõ đến câu 8).
Đạo-lý nam-nữ
bình-đẳng trước mặt Thiên Chúa, một nhóm fụ-nữ Côrinthô buông theo fóng-túng
muốn đem ngay vào fụng-vụ công-cộng: để cho thấy họ đồng-hàng hoàn-toàn với
nam-nhân, thì họ đã quẳng đi khăn trùm đầu. Thánh Faolô chống lại sự đảo-lộn
tôn-ti tự-nhiên, fá cái trật-tự fải có. Trật-tự đó chỉ thấy được rõ-ràng trong
mạc-khải; mạc-khải lại cho thấy là vũ-trụ được xây-dựng theo trật-tự: có trên
có dưới – theo thứ-tự: Thiên Chúa – Chúa Kitô – nam-nhân – nữ-giới.
Câu
4
Lý-luận kỳ-lạ với
hoàn-cảnh chúng ta. Không rõ lý-luận đó có giá-trị thế nào ở Côrinthô. Tiếng
dùng ‘kephalè’: hoặc là theo nghĩa bóng-
hoặc là một kiểu chơi chữ do đó mà chuyển từ câu 3 sang câu 4 được. ‘Đầu của
mình’: có thể là ‘đầu’ của mỗi người (cái địa-vị vốn có của mỗi nam-nhân, được
đầu trần, không mang dấu fục-tùng trong buổi hội-họp) – hay là ‘Chúa Kitô’
(nghĩa tượng-trưng) ý-tưởng sẽ như 2C 3:18. Tại sao làm nhục?
Câu
5:
‘Đầu’ trong câu này:
khó hiểu nếu là đầu của fụ-nữ khi so với câu 15. Nếu bộ tóc là ‘vinh quang’ của
họ, thì không có lý gì fải che giấu đi. Vậy, ở đây ‘đầu’ của đàn-bà tức là
đàn-ông (người chồng của họ cách riêng): vất khăn trùm đi tức là fản-kháng lại
trật-tự thiên-nhiên, đặt họ dưới quyền của ‘một người làm đầu’.
‘Gái
bị cạo đầu’: Nếu lời này nói ở xứ ta, thì là một lời cảnh-cáo mạnh
lắm (người đàn-bà ngoại-tình bị gọt đầu bôi vôi). Nhưng ở thế-giới Hy-lạp? –
Lắm tác-giả hiểu đó là cách ăn-mặc của hạng gái điếm, hay nô-lệ. Nhưng không chắc
gì. Nhưng Lucianos có nói đến hạng gái học làm trai mà người ta thường khinh
bỉ. – Vậy không nên hiểu quá thần-học ở đây: một lời mỉa-mai muốn làm cho hạng
fụ-nữ táo-bạo Côrinthô bẽ mặt mà lo hồi-tâm lại.
Câu
6:
Cái hiên-ngang
tự-trọng của fụ-nữ không fải là học đòi theo thói của đàn ông. Thánh Yoan Kim Khẩu:
làm thế fụ-nữ chẳng lấy được địa-vị đàn-ông mà đã mất ngay địa-vị đàn-bà. Họ
fải nên trọn-lành trong cái hướng nữ-tính của họ. Bỏ trùm khăn để ngang hàng
với đàn-ông chẳng qua là bắt chước một cách nô-lệ, và làm khuynh-bại chính
nữ-tính của họ, điều họ nhận nơi những kẻ cạo đầu.
Câu
7:
Chứng dựa vào
trình-thuật tạo-thành (Kn 2 nhưng áp-dụng Kn 1: 26tt) Nhấn vào tiếng doxa. Nhưng Kn 1: 26tt nói đến eikôn – homôisis. Tiếng doxa như vậy hoặc mặc lấy một
nghĩa khác thường (fản-ảnh) hoặc là sai-chậy văn-bản (người chép sách lẫn-lộ
tiếng ‘dogma’ (nghĩa hiểu theo tiếng deigma: hình-ảnh) (M. Ginsburger, Héring)!
Câu
8-9:
Cách trình-thuật về
tạo-dựng người nữ được rút ra như chứng về địa-vị fục-tùng của người nữ.
Câu
10:
Một câu khó cắt-nghĩa
về tiếng “exousia” , (coi Allo, ICor,
Exc. Ix: la ‘puissance’ sur la tête, 263-268 – và bài của Miss M.D. Hooker.)
Theo trật-tự, người nữ ở vào địa-vị thấp hơn, và dấu-chỉ điều đó là cái khăn
trùm.
Một điều khó-khăn nữa
là “vì cớ các thiên-thần”. Bỏ ngoài những giải-thích không chắc lắm theo
tinh-thần của thánh Faolô, thì cái-nhiên hơn cả là thánh Foalô nghĩ đến những
thiên-thần hiện-diện trong fụng-vụ, tức là những vị có nhiệm-vụ trông nom đến trật-tự
thiên-nhiên trong trời đất. Vậy fụ-nữ đừng vì cách ăn-mặc lố-lăng mà làm cho
những thiên-thần có nhiệm-vụ hộ-vực đó biến-thành những đấng cáo tội (coi
Billerbeck III, 437-440).
Câu
11-12:
Nhưng để tránh hiểu
sai ý của ngài, thánh Faolô fải nhắc lại: Trong trật-tự thiên-nhiên, có
fân-biệt kẻ trên người dưới, nhưng đó không fải có 2 thứ người: nam nữ liên-đới
với nhau, tùy thuộc lẫn nhau: ‘trong Chúa’, trong giới ơn thánh, trước mặt
Thiên-Chúa: họ bình-đẳng. Cái trật-tự xã-hội đòi có trên có dưới, nhưng trật-tự
đó không đem đến một giai-cấp nào trước mặt Thiên-Chúa, “trong Chúa” (theo
tư-cách người đã được nhập vào giới ‘tạo-thành mới’).
Câu
13:
Viện đến lương-tri
của tín-hữu Côrinthô: fụ-nữ Hy-lạp có thói trùm khăn khi ở ngoài fố, nơi
công-cộng. Không lẽ ra mắt cộng-đoàn, và trước mặt Chúa trong kiểu ăn-mặc mà
chính chị em coi là khiếm-nhã ở nơi khác!
Câu
14-15:
Một lý khác là
‘thiên-nhiên’ hay fú-bẩm fụ-nữ có tóc dài: thánh Faolô coi đó như một dấu-chỉ
rằng thiên-nhiên cũng muốn chị em có gì fủ đầu. Văn-minh hình như có nhiệm-vụ
bổ-túc cho công việc của thiên-nhiên, đi vào hướng của thiên-nhiên đã vạch.
Câu
16:
Thánh Faolô đem ra đủ
thứ lý để biện-bạch, nhưng ngài có lẽ đã từng kinh-nghiệm về tính cãi gàn của
người Côrinthô, lý-luận khó làm cho họ có xác-tín, nên ngài kết-thúc bằng viện
lý uy-tín của truyền-thống. ’cái thói đó’ mà các giáo-hội không có, cũng như
thánh Faolô: không fải thói cãi gàn (theo Bachmann…) nhưng là thói bỏ trùm kăn
trên đầu. Giải-quyết cuối cùng là truyền-thống hiện-hành.
(còn
tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh thập-niên ’60)
No comments:
Post a Comment