Tuesday, 18 February 2014

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Chú giải Thơ Thánh Phaolô I Corinthô Đoạn 11 câu 2 đến 16





Lối ăn mặc của fụ-nữ trong các buổi hội-họp fụng-vụ

Đoạn này quan-hệ cho đạo-lý về nữ-quyền trong Tân-ước. Thánh Faolô ra những nguyên-tắc về liên-lạc giữa hai fái nam/nữ. Nhân một việc nhỏ nhặt, ngài đã đi vào những suy-nghĩ ta có thể coi là quá nhất thời – và cũng gây nhiều lúng túng – làm cho chúng ta không rõ còn có thể giữ lại những gì là đạo-lý bất-di bất-dịch khi vấn-đề được đem vào những văn-hoá khác, những thời khác.

Nhưng điều căn bản nơi ngài, chúng ta fải nhìn ra là cả những việc coi được là tiểu-tiết, ngài cũng dựa trên nguyên-tắc cùng tận của Tin Mừng: sự hợp-nhất giữa Chúa Kitô và nhân-loại, và giải-quyết của ngài luôn luôn fải hiểu ‘en Kyriô’ trong Chúa.

Thực-tế ra thì ngài dạy: trong fụng-vụ, một việc có tính-cách xã-hội công-cộng, sự tùng-fục tự-nhiên giữa hai fái nam nữ cũng fải được duy-trì.
  
-nhưng trong liên-đới giữa hai fái ‘trong Chúa’, và sự bình-đẳng trước mặt Thiên-Chúa, (cũng một đạo-lý như Ga 3: 28)

Nhưng lời lẽ trong đoạn này có tinh-cách bút-chiến, và hình như hạ-giá fái nữ. Điều đó có thật. Nhưng đó là nhân hoàn-cảnh thực-tế giáo-hội Corinthô: tuy không thể nói được rằng giới fụ-nữ Corinthô dấy-loạn thì ít ra chúng ta thấy ngấm ngầm một điều như trong đoạn 8-10: nhóm người muốn dựa vào “trí tri” để đi đến cách sống nói được là fóng-túng, lạm-dụng sự tự-do Tin Mừng đem đến cho họ. Tự-do hưởng quyền của họ, chứ không đi đến fục-vụ. Vậy trong giới fụ-nữ Corinthô hình như có hai hướng: những tín-nữ gốc Do-thái hoàn-toàn cố-thủ những lề-lối đã là truyền thống trong thế-giới Do-thái – Những tín-hữu gốc ngoại không quen thuộc với những truyền-thống Do-thái đó, và họ ung-dung (ít là một nhóm khá đông) bỏ ngoài những lề-lối thánh Faolô từ đầu đã đặt trong các giáo-hội. Các giáo-hội khác hết thảy đều tuân-giữ. Nhưng những tín-hữu đợt tiền-fong này cho mình ta đây, và dám dựa trên những đặc-sủng để làm càn: đó là một tinh-thần tự-mãn ngoại-đạo xâm-nhập vào cách xử-sự của họ. Đó là cái nguy-hiểm. Đàng khác, những lề-lối ngài ra là những lề-lối mà chính bàng-cận Hy-lạp cũng cho là đoan-trang, đối với những gia-đình lễ-giáo. Nên, cách ra qui-định của ngài là một cách thích-nghi rồi để duy-trì thanh-danh và gây thiện-cảm để chinh-fục bàng-cận. Còn kiểu các tín-nữ Corinthô làm rõ ràng nhuốm màu đồng-bóng của những “thiasoi” của lễ thần Dyonysos: và đó là ngòi tạp-giáo không dung-thứ được.

Nhưng, xét riêng chú-giải, thì thành-thực fải nhận rằng lý-luận của thánh Faolô chỗ này có nhiều khúc fiền-toái, cầu kỳ, và dựa vào kiểu tư-tưởng nhất-thời. Chúng ta fải hội lấy tinh-thần đạo-đức sâu-thẳm mà đừng dừng lại nơi những tiểu-tiết nói được là lỗi-thời.

Thư-tịch coi:NTS 10 (1963)410-416 Miss M.D.Hooker,Authority on her Head: An Examination for Cor 11: 10
P.Ludwig Hick CSsR, Stellung des Hl. Paulus zur Frau im Rahmen seiner Zeit. (cả quyển nói về vấn-đề fụ-nữ trong các thư của thánh Faolô – riêng về đoạn này: 114-136)
                                                                                                (còn tiếp)
                                                                                     
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60)


No comments: