Sunday 26 June 2016

Gs Geza Vermes: Diện Mạo Đức Giêsu Chương 6: Đức Giêsu Đấng Chữa Lành Trừ Quỷ (Bài 43)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 43)



Đức Giêsu,
Đấng Chữa Lành
và Trừ Quỷ

Chữa lành và trừ quỷ, không phải lúc nào cũng dễ nhận thấy ở Tin Mừng Nhất Lãm. Bởi, việc tống-xuất đám “quỉ-tha-ma-bắt” thường dẫn đến việc chữa cho người bị quỉ ám khỏi hẳn chứng/tật ấy. Ta sẽ xem xét trọn-vẹn lập-trường của Do-thái-giáo thời cổ, liên-quan đến các chủ-đề như thế, trong bối-cảnh lịch-sử, tôn-giáo và xã-hội, ở chương sau.

Đề-cập lúc này, là để báo trước yếu-tố công-khai tạo sự khác-biệt, như: việc trừ quỷ bằng lệnh miệng chẳng hạn. Trong khi đó, việc chữa lành thường kéo theo một số hình-thức lễ-nghi, trong đó người bệnh tiếp-cận với đấng chữa lành cho mình, cách trực-tiếp.

Ở một số trường-hợp, Tin Mừng Nhất Lãm đã đưa ra Nhân-vật Giêsu có chức-năng chữa-lành được cả một đám người đông-đảo. Ở Caphanaum, người ta thường khiêng người tật/bệnh đến với Ngài, để được chữa. Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 32 và 34, nay còn kể:

-Ở đoạn 1 câu 32, đã có lời rằng:

“Chiều đến, khi mặt trời lặn, người ta đem các kẻ ốm đau và người bị quỷ ám đến cho Ngài.”   

-Và, cũng ở Tin Mừng này đoạn 1 câu 34, lại cũng viết:

“Đức Giêsu chữa lành nhiều kẻ ốm đau mắc đủ tật/bệnh và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Ngài là ai.”   

Từ mạn bờ, ở Biển hồ Galilê, Ngài rời nơi đó lên thuyền sau khi chữa cho nhiều người được lành sạch. Tin Mừng Nhất Lãm lại cũng viết những câu: “Các người bệnh đổ xô nhau đến sờ vào Ngài cho bằng được”, như được thuật lại:

-Ở Tin Mừng Máccô đoạn 3 câu 10, từng ghi rõ:

“Quả thế, Ngài đã chữa lành nhiều người bệnh, khiến ai có bệnh cũng đổ xô đến để được sờ vào Ngài.”   

-Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 12 câu 15, lại cũng nói:

“Biết vậy nên Đức Giêsu đã lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo Ngài đông-đảo và Ngài chữa hết.”

-Trong khi đó, Tin Mừng Luca đoạn 6 câu 17-19, lại cũng viết:

“Đức Giêsu đi xuống cùng với các ông, Ngài dừng lại ở chỗ đất bằng. Tại đó, đông-đảo môn đệ của Ngài, và đoàn-lũ dân-chúng từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như miền duyên-hải Tia và Xi-đôn đến nghe Ngài giảng, và cũng để được chữa lành mọi bệnh. Những người bị thần ô-uế quấy-nhiễu cũng được chữa. Toàn-thể đám đông tìm cách sờ vào Ngài, vì có năng-lực tự nơi Ngài phát ra, chữa lành mọi người.”

Tiếng tăm về Ngài, đã nổi cồn như mọi người từng thấy. Thoạt biết Đức Giêsu đến gần, lập tức chúng dân khiêng người bệnh đến với Ngài, như đã diễn-tả ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn 6 câu 56, vốn ghi rõ:

“Ngài đi tới đâu, vào làng mạc, thị thành hay thôn-xóm, mọi người đều đặt kẻ ốm đau ngoài đường phố, và xin Ngài cho họ ít là được chạm đến tua áo của Ngài; và bất cứ ai chạm đến, đều được khỏi.”

-Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 14 câu 36, cũng thấy bảo:

“Họ nài xin Ngài cho họ chỉ sờ vào tua áo của Ngài thôi, và ai sờ vào đều được chữa khỏi.”

Ở sách Công-Vụ đã cho thấy: hai ông Phêrô và Phaolô cũng có vai-trò tương-tự. Nhưng, truyện kể đây, gợi lại ảnh-hình thời hôm nay cũng có cảnh-tượng đám đông dân-chúng kéo đến với diễn-giả nổi-tiếng để niềm-tin của nhiều người được lành-lặn. Có trường-hợp, kẻ tin chạy đôn chạy đáo kiếm tìm tư-tế Hasiđích nổi danh về quyền-uy chữa lành và coi đó như phép lạ nhiệm-màu, ít thấy.

Niềm tin đối với người bệnh, là yếu-tố thiết-yếu trong tiến-trình chữa-trị cuộc đời người. Cuộc đời con người, bao giờ cũng có chuyện tương-tự như thế. Và đôi lúc, con người còn tỏ-bày ra ngoài cách công-khai, như trường-hợp anh mù Batimê, được kể ở:

-Tin Mừng Mác-cô đoạn 10 câu 52, cũng thấy viết:

“Ngài nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!" Tức khắc, anh thấy được và theo Ngài trên đường Ngài đi.”

-Và, Tin Mừng Luca đoạn 18 câu 42, lại cũng kể:

“Đức Giêsu nói: "Hãy nhìn thấy! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh."

Về người nữ-phụ được Đức Giêsu chữa cho khỏi chứng rong kinh, như có kể ở:

-Tin Mừng Mác-cô đoạn 5 câu 34 đã nhấn mạnh:

“Ngài nói với bà: "Này bà, lòng tin của bà đã cứu chữa bà. Hãy đi về bình-an và khỏi hẳn bệnh."

­-Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 9 câu 22, lại cũng nói:

“Đức Giêsu quay lại thấy bà, Ngài bèn nói: ‘Này bà, hãy yên tâm, lòng tin của bà đã cứu chữa bà." Và từ giờ ấy, bà được cứu chữa.”

-Ở Tin Mừng Luca đoạn 8 câu 48, lại thấy ghi:

“Đức Giêsu nói với bà: "Này bà, lòng tin của bà đã cứu chữa bà. Hãy đi bình an."

Và rồi, cả viên sĩ-quan đội binh La Mã của Caphanaum vốn ít tin là mình được Đức Giêsu đầy quyền-uy chữa lành cho người tớ gái của mình, như Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 13, lại đã viết:

“Đức Giêsu nói với viên đại đội trưởng: "Ông hãy về đi! Ông tin thế nào thì được thế ấy!" Và ngay giờ đó, người đầy tớ được lành bệnh.”

Tin Mừng Máccô đoạn 3 câu 5 cũng có đề-cập đến những chuyện đại loại:

“Đức Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, Ngài buồn khổ vì lòng họ chai đá. Ngài bảo anh bại tay: "Hãy giơ tay! "Người ấy giơ ra, và tay anh liền trở lại bình thường.”

Dù sao thì, nhiều truyện kể lại trường-hợp người bệnh sờ vào tua áo đấng chữa lành, hoặc thường thì đấng chữa lành đặt tay lên người bệnh-nhân hoặc thực-hiện động-tác chữa-lành có sờ chạm thể xác, cũng là thế.

Tiến-trình trên, được minh-họa qua việc nữ-phụ nọ từng đau-khổ vì chứng rong kinh, đã quyết rằng: bà chỉ cần sờ vào tua áo choàng của Ngài thôi, cũng được lành lặn, như Tin Mừng Máccô đoạn 5 câu 25-28, từng viết rõ:

“Có bà nọ, bị băng huyết đã mười hai năm, bao phen khổ-sở vì chạy thầy chạy thuốc đến tán-gia bại-sản, mà vẫn tiền-mất-tật-mang, lại còn trở nặng là khác. Được nghe đồn Đức Giêsu, bà lách qua đám đông, tiến về phía sau Ngài, và sờ vào áo của Ngài. Vì bà tự nhủ: "Tôi mà sờ được vào áo Ngài thôi, cũng sẽ được cứu."

Tin Mừng Mátthêu đoạn 9 câu 20-21, lại cũng nói:

“Bỗng có người đàn bà bị băng-huyết đã mười hai năm tiến về phía sau Ngài và sờ vào tua áo của Ngài, vì bà nghĩ bụng: "Mình chỉ cần sờ được vào áo choàng của Ngài thôi, cũng được cứu!”

Và, Tin Mừng Luca đoạn 8 câu 43-44, cũng có câu:

“Có bà nọ bị băng-huyết đã mười hai năm, không ai có thể chữa được. Bà tiến về phía sau Ngài và sờ vào tua áo của Ngài. Tức khắc, máu ngừng chảy.”

Theo các tác-giả Tin Mừng, thì: Đức Giêsu, khi ở giữa đám đông quần chúng Ngài rất biết việc tiếp-xúc với người bệnh là tiếp-xúc với từng cá-nhân riêng-biệt, như Tin Mừng Luca và Máccô đà xác-quyết:

-Và, Tin Mừng Máccô đoạn 8 câu 46, cũng có viết:

“Nhưng Đức Giêsu nói: "Có người đã đụng vào Thầy, vì Thầy biết có năng-lực tự nơi Thầy phát ra."

-Rồi, Tin Mừng Máccô đoạn 5 câu 30, lại còn viết:

“Ngay lúc đó, Đức Giêsu thấy có năng-lực tự nơi mình Ngài phát ra, Ngài liền quay lại giữa đám đông mà hỏi: "Ai đã sờ vào áo tôi thế?"

Tuy là thế, thường thì đấng chữa lành lại đi bước trước. Như, trường-hợp chữa cho nhạc-mẫu ông Phêrô, Đức Giêsu đưa tay ra đỡ bà dậy, như Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 31, lại đã nói:

“Ngài lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.”

Về chuyện sờ chạm da thịt người bệnh, Đức Giêsu đặt tay lên thân mình người bị phong/cùi, hoặc đưa tay lên mắt kẻ mù và nhiều người khác ở Nazarét; và Ngài cũng nâng-nhấc nữ-phụ nọ ngồi dậy. Những việc như thế, được tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm tường-trình như sau:

-Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 41, rày đã viết:

“Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào người anh và bảo: "Tôi muốn, anh hãy nên sạch!” 

-Kế đến, Tin Mừng tác-giả Mátthêu đoạn 8 câu 3 cũng ghi rõ:

“Ngài giơ tay đụng vào người anh và bảo: "Tôi muốn, anh hãy sạch!" Lập tức, anh được khỏi bệnh phong hủi.”

-Và Tin Mừng Luca đoạn 5 câu 13, còn thấy viết:

“Ngài giơ tay đụng vào người anh ta và bảo: "Tôi muốn, anh hãy lành sạch." Lập tức, chứng phong hủi đã biến khỏi anh.”

Tiếp đến, Tin Mừng Mátthêu đoạn 9 câu 29 và Tin Mừng Máccô đoạn 6 vâu 5 và Tin Mừng Luca đoạn 13 câu 13 đều như thế. Quả thật, Tin Mừng Nhất Lãm cũng thuật lại hai buổi chữa lành do Đức Giêsu thực-hiện, chốn riêng tư. Một, ở đâu đó bên bờ Giođan vùng Thập Tỉnh Đêcapôlis theo đó có viết: Ngài dẫn người câm/điếc ra khỏi đám đông và đặt ngón tay vào tai anh. Ngài còn phun nước miếng vào tay rồi đặt vào lưỡi người ấy nữa.

Và, trong thoáng chốc, Ngài ngửa mặt lên trời, thở dài đôi câu rồi nói với người bệnh bằng tiếng Aram: “Ephata”, tức là: “Hãy mở ra!”  Tin Mừng Máccô đoạn 7 câu 33-34, cũng có ghi:

“Ngài kéo riêng anh ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Ngài ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: "Ephata", nghĩa là: “Hãy mở ra!”

Thêm vào đó, có lần ở Bétxaiđa, bên triền bờ phía Bắc Biển Hồ Galilê, Ngài dẫn một người mù rời thôn-làng nơi anh đang đứng, rồi phun nước miếng lên mi mắt và đặt tay lên người anh, như Tin Mừng Máccô từng diễn-tả ở đoạn 8 câu 22-23, sau đây:

“Đức Giêsu và các môn-đệ đến Bếtxaiđa. Người ta dẫn một người mù đến và nài xin Đức Giêsu sờ vào người anh. Ngài cầm lấy tay anh, dẫn ra khỏi thôn làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên mi mắt của anh và hỏi: "Anh có thấy gì không?"

Bởi, một số công-tác chữa lành được thực-hiện vào các lần tụ-tập trong ngày Sabát, phía bên trong hội-đường Galilê, nên có người lại cứ hỏi: việc chữa người bệnh vào ngày nghỉ lễ bị nhiều người thắc-mắc cách liên-tục. Chúng ta sẽ trở lại bàn về chuyện này ở các trang kế tiếp, để thảo-luận về hình-ảnh mà Tin Mừng Nhất Lãm mô-tả chuyện Đức Giêsu từng thực-hiện, có liên-quan đến luật Môsê.   

Theo Tin Mừng Nhất Lãm, thì: Đức Giêsu, Đấng Chữa lành nổi tiếng rất bình-dị, Ngài lại là Đấng trừ-tà chuyên-trị quỷ-ma cho tận-tuyệt. Nay, ta thử nhìn thoáng qua vào hiện-tượng xua trừ tà/ma quỷ-quái như tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm đã cho thấy. Sự việc này xảy ra không loại-trừ câu nói được mọi người chú-tâm ở Do-thái-giáo vào thời chuyển-tiếp giữa Cựu và Tân-Ước, vốn nghĩ rằng việc xua-đuổi quỷ/ma là chuyện thường xảy ra; và sự-kiện này, được nhiều tầng-lớp khác nhau ở xã-hội Palestine từng thực-hiện.

Các chương/đoạn Tin Mừng Nhất Lãm, như: Tin Mừng Mátthêu đoạn 12 câu 27 và Tin Mừng Luca đoạn 11 câu 19 cũng như sách Công-vụ từng cho thấy nhiều nhóm tư-tế lưu-động chuyên trừ-tà, trong số các vị này còn thấy bẩy người con của thượng-tế Sceva, như ta đã bàn ở các trang trước.       

Theo chức-năng hành-nghề của Đức Giêsu ở Galilê, thì chừng như việc Ngài trừ-tà là một trong các việc Ngài từng thực-hiện. Ở Caphanaum, mọi người thấy dân-chúng đổ xô đến với Ngài đem theo người bệnh hoặc những người bị quỷ ma ám-hại. Và, Tin Mừng Nhất Lãm cũng đề cập đến trường-hợp này, rải rác như:

-Ở Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 32 đã thấy viết:

“Chiều đến, khi mặt trời lặn, người ta đem các kẻ ốm đau và người bị quỷ ám đến cho Ngài chữa.”  

-Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 16, còn thấy ghi:

“Và các ông bàn với nhau về chuyện các ông không có bánh.”   

-Và, Tin Mừng Luca cũng có đoạn 4 câu 41, vẫn bảo rằng:

“Quỷ ma đã xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng: "Ông là Con Thiên-Chúa!" Ngài bèn quát mắng, không cho chúng nói, vì chúng biết Ngài là Đấng Kitô.”

Xem thế thì, Đức Giêsu được các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm phác-hoạ như thể Ngài vẫn cứ đi đi/về về vùng Galilê cốt để giảng rao “Nước Trời” ở hội-đường Do-thái-giáo và để giải-trừ ma/quỷ như Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 39 lại đã viết:

“Rồi Ngài đi khắp miền Galilê, rao-giảng trong các hội-đường của họ, và thực-hiện trừ quỷ.”

Trong khi đó, tác-giả Luca còn gán nhiều câu nói, lại cứ bảo rằng Đức Giêsu từng định-nghĩa sứ-vụ hiện-tại và tương-lai của Ngài, bằng vào vai trò chữa lành và trừ quỷ, như đã ghi ở Tin Mừng của ông ở đoạn 13 câu 32 sau đây:

“Ngài bảo họ: "Các ông hãy đi nói với con cáo ấy thế này: "Hôm nay và ngày mai tôi trừ quỷ và chữa lành bệnh tật, ngày thứ ba tôi hoàn tất.” 

Ngoài các câu nói ra như thế, người đọc còn nhận thấy ở Tin Mừng Nhất Lãm, các trường-hợp giải-trừ tà-ma/quỷ-quái mà tác-giả từng bảo là: do chính Đức Giêsu thực-hiện. Ngoại trừ một số vụ/việc trừ-tà hoặc quỉ-ám vốn kết-nối với tình-trạng khuyết-tật thể-xác hoặc tâm-bệnh, như: chứng mù/loà, bại-liệt và có khi cả hai gộp lại như đã thấy ghi ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 9 câu 32-33, Tin Mừng Luca đoạn 11 câu 14, hoặc Tin Mừng Mát-thêu đoạn 12 câu 22 và hầu hết các ví-dụ ở các Tin Mừng nêu trên thuộc phạm-trù tâm-bệnh hoặc khuyết-tật có liên-quan đến bệnh thần-kinh man-man.

Có trường-hợp Tin Mừng Nhất Lãm lại cứ kể về sự/việc người khuyết-tật bị co-giật/động-kinh do thần-linh ô-uế gây ra, may mà người bệnh gặp Đức Giêsu tại hội-đường Caphanaum như đã kể ở Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 26 và Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 35, như bên dưới:

“Thần ô-uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta.”

Và, Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 35, như sau:

“Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này!" Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội-đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh.”

Trường-hợp này, người bị quỉ-ám ở Gerghêsênê bị thần ô-uế hành xác phải sống bên cạnh mồ/mả bên nghĩa-trang vốn không tự kềm-chế được, dù bị cột bằng giây xích sắt và nạn-nhân cứ la hét luôn miệng rồi còn tự lấy đá đập vào người đến thương-tích như Tin Mừng Máccô đoạn 5 câu 1-55 và Tin Mừng Luca đoạn 8 câu 26-27, viết như sau:

“Thầy trò ghé thuyền vào vùng đất của người Ghêraxa, đối diện với miền Galilê. Ngài vừa ra khỏi thuyền và đặt chân lên đất, thì một người dân trong thành bị quỷ ám ra đón Ngài. Từ lâu, anh không mặc quần áo, không ở trong nhà, nhưng ở trong đám mồ mả.”

Ở nơi khác, tuy không công-khai viết ra, nhưng tác-giả cũng ghi rõ truyện kể về cô gái con của nữ-phụ nọ vốn là người Hy-Lạp sống ở vùng Tyr và Siđôn cho rằng cô bị quỷ-ám nặng là do “quỷ-tha-ma-bắt”. Mãi về sau, cô được Đức Giêsu giải-trừ khỏi ảnh-hưởng của loài này. Tiếp theo đó, cô được khiêng/nhấc lên giường, như lời Tin Mừng Máccô đoạn 7 câu 24-30, đã từng nói:

“Đức Giêsu đứng dậy rời nơi đó, đến địa hạt Tia. Ngài vào một nhà nọ mà không muốn cho ai biết, nhưng không thể giấu được. Thật vậy, người đàn bà nọ có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Ngài, bà liền vào sấp mình dưới chân Ngài. Bà là người Hy-lạp, gốc Phênixi thuộc xứ Xyria.

Bà xin Ngài trừ quỷ cho con gái bà. Ngài nói với bà: "Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con." Bà ấy đáp: "Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ con." Ngài nói với bà: "Vì bà nói thế, nên bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi." Về đến nhà, bà thấy đứa trẻ nằm trên giường và quỷ đã xuất.”    

Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 15 câu 21-28 cũng đề-cập:

“Ra khỏi đó, Đức Giêsu lui về miền Tia và Xiđôn, thì này có một người đàn bà Canaan, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng: "Lạy Ngài là con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi! Đứa con gái tôi bị quỷ ám khổ sở lắm!" Nhưng Ngài không đáp lại một lời. Ngài đáp: "Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Israel mà thôi." Bà ấy đến bái lạy mà thưa Ngài rằng: "Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!" Đức Giêsu đáp: "Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con." Bà ấy nói: "Thưa Ngài, đúng thế, nhưng lũ chó con cũng được ăn các mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống." Bấy giờ Đức Giêsu đáp: "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy." Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.”

Cuối cùng thì, cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều chứa-đựng ảnh-hình chói-chang về người trai trẻ nọ bị chứng câm/điếc và động-kinh gặp Đức Giêsu như Tin Mừng Máccô đoạn 9 câu 17-18 cũng đã kể:

“Một người trong đám đông trả lời: "Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy; cháu bị quỷ câm ám. Bất cứ ở đâu, hễ quỷ nhập vào là vật cháu xuống. Cháu sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ người ra. Tôi đã nói với các môn-đệ Thầy để họ trừ tên quỷ đó, nhưng các ông không làm nổi.”

Cũng ở câu 20 Tin Mừng này, còn ghi thêm:

“Người ta đem nó lại cho Ngài. Vừa thấy Ngài, quỷ liền lay nó thật mạnh, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi cả bọt mép.”

Riêng, Tin Mừng Mátthêu đoạn 17 câu 14-21 cũng thấy viết:

“Khi thầy trò đến với đám đông, có một người tới quỳ xuống trước mặt Đức Giêsu và nói: "Thưa Ngài, xin thương xót con trai tôi, vì cháu bị kinh-phong và bệnh tình nặng lắm: nhiều lần ngã vào lửa, và cũng nhiều lần ngã xuống nước. Tôi đã đem cháu đến cho các môn đệ Ngài chữa, nhưng các ông không chữa được." Đức Giêsu đáp: "Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian-tà! Tôi còn phải ở với các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem cháu lại đây cho tôi." Đức Giêsu quát mắng tên quỷ, quỷ liền xuất, và đứa bé được khỏi ngay từ giờ đó.

Bấy giờ các môn đệ đến gần hỏi riêng Đức Giêsu rằng: "Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?" Ngài nói với các ông: "Tại anh em kém tin! Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: "rời khỏi đây, qua bên kia!" nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được. Giống quỷ này không chịu ra, nếu người ta không ăn chay cầu nguyện."

Thêm vào đó, Tin Mừng Luca đoạn 9 câu 37-43, cũng đã chép:

“Hôm sau, khi Đức Giêsu và ba môn đệ ở trên núi xuống, có đám đông dân chúng tới đón Ngài. Bỗng có người đàn ông nọ từ đám đông kêu lên: "Thưa Thầy, tôi xin Thầy đoái nhìn đứa con trai tôi, vì tôi chỉ có một mình cháu. Thế mà quỷ nhập vào cháu, khiến cháu bỗng dưng la lên, vật mình vật mẩy, sùi cả bọt mép, và khó lắm nó mới chịu rời cháu, bỏ cháu lại đó mệt nhừ. Tôi có xin các môn đệ Thầy trừ tên quỷ đó, nhưng các ông trừ không được." Đức Giêsu đáp: "Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian tà! Tôi phải ở cùng các người và chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Ông đem cháu lại đây!" Đứa trẻ đang tiến lại, thì quỷ vật nó xuống và lay nó thật mạnh. Đức Giêsu quát mắng tên quỷ ô-uế, chữa đứa trẻ, và trao lại cho cha nó. Mọi người đều kinh ngạc trước quyền năng cao cả của Thiên-Chúa.”

Người cha ruột của bệnh-nhân có giải-thích là lũ quỷ thường hay ném cậu con trai ông vào lửa hoặc vào nước cho đến khi Đức Giêsu truyền cho đám quỷ rời bỏ đi. Nhưng, khi ấy cậu con trai lại lên cơn động-kinh co cụm thân mình như xác chết, đến độ người bàng-quan quanh đó cứ nghĩ cậu đã chết thật trước khi Đức Giêsu vực cậu dậy như Tin Mừng Máccô đoạn 9 câu 22-28, từng ghi như sau:

“Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi." Đức Giêsu nói với ông: "Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Mọi sự đều có thể đối với người tin." Lập tức, cha đứa bé kêu lên: "Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi!"

Khi thấy đám đông tuôn đến, Đức Giêsu quát mắng tên quỷ: "Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa!" Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến nhiều người nói: "Nó chết rồi!" Nhưng Đức Giêsu cầm tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên. Khi Ngài vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Ngài: "Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?”

Với người Do-thái-giáo và cả những người không cùng Đạo-giáo, thì: việc xua-trừ thần-linh quỷ-quái thường diễn ra qua động-tác hát câu thần-chú rất chuyên-chăm. Tin Mừng Nhất Lãm lại cũng kể những lần Đức Giêsu đuổi trừ loài tà ma/quỷ-quái, nhưng lại không đề-cập gì đến “nghi-thức phụng-vụ” nào như thế hết.

Trong khi đó, cũng ở Tin Mừng Nhất Lãm, lại có đến 4 truyện kể về đề-tài này, như câu truyện về bé gái con của nữ-phụ người Syria-Phênixê theo đó thì việc xua-trừ ma/quỷ được thực-hiện từ xa, tức: đơn-giản chỉ coi đó như sự đã rồi như Tin Mừng Máccô đoạn 7 câu 29 có nói như sau:

“Người nói với bà: "Vì bà nói thế, nên bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi."

Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 15 câu 28 cũng phụ-họa:

“Bấy giờ Đức Giêsu đáp: "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy." Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.”

Ở đoạn khác, các tác-giả đây lại đã tô vẽ Đức Giêsu như thể Ngài đã truyền lệnh cho loài quỷ ma xuất khỏi thân-thể người bị quỷ-ám, bằng những câu như đã được ghi ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 1 câu 25 sau đây:

“Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này!"

Và, đoạn 5 câu 8 cũng thấy nói:

“Thật vậy, Đức Giêsu đã bảo nó: "Thần ô uế kia, xuất khỏi người này!"

Trong khi đó, Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 35 cũng thấy kể:

“Nhưng Đức Giêsu quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này!" Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội-đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh.”

Tin Mừng Mác-cô đoạn 9 câu 25 còn long-trọng hơn khi viết rằng:

“Khi thấy đám đông tuôn đến, Đức Giêsu quát mắng tên quỷ: "Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa!"

Vế cuối của lời kể ở đây hàm-ngụ ý-tưởng bảo rằng: với Tin Mừng Nhất Lãm, thì việc quỷ/ma quay trở lại với người bệnh được thấy trước, như tác-giả Mát-thêu từng quả-quyết ở Tin Mừng đoạn 12 câu 43-45, sau đây:

“Khi thần ô-uế xuất khỏi một người, thì nó đi rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ-ngơi mà tìm không ra. Bấy giờ nó nói: "Ta sẽ trở về nhà ta, nơi ta đã bỏ ra đi." Khi đến nơi, nó thấy nhà để trống, lại được quét-tước, trang-hoàng hẳn-hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc, tình-trạng của người ấy lại còn tệ hơn trước. Thế-hệ gian-ác này rồi cũng sẽ bị như vậy."

Và, tác-giả Luca lại cũng tường-thuật ở Tin Mừng đoạn 11 câu 24-26, những câu sau đây:

“Khi thần ô-uế xuất khỏi người nào, nó đi rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ-ngơi. Mà vì tìm không ra, nó nói: "Ta sẽ trở về nhà ta, nơi ta đã bỏ ra đi." Khi đến nơi, nó thấy nhà được quét tước, dọn dẹp hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc tình-trạng của người ấy lại còn tệ hơn trước."

Nói theo ngôn-ngữ đời thường, hôm nay, thì một số trường-hợp xua-trừ quỷ/ma lại đã sản-sinh ra một thứ chước-giảm trong thoáng chốc nhưng sau đó, lại tái-phát hệt như trước.

Không chỉ mỗi Đức Giêsu thôi, mà cả một số tông-đồ của Ngài cũng đã hăng say góp phần thực-hiện việc trừ tà và chữa lành cho người bệnh. Bằng vào sứ-vụ đầu tiên, cách độc-lập, các tông-đồ được Đức Giêsu ủy-thác quyền-uy trên các thần ô-uế, như tác-giả Máccô có mô-tả ở đoạn 6 câu 7 sau đây:

“Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ.”

Và cũng thế, tác-giả Mátthêu lại cũng ghi chi-tiết tương-tự ở đoạn 10 câu 8 vốn chép rằng:

“Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.”

Nhóm 72 môn-đệ của Ngài lại cũng ra đi trừ-tà và khi về đã tự-hào kể với Ngài rằng: Ngay đến loài quỷ dữ cũng nể sợ bọn chúng tôi vì Danh Thày rất chói ngời. Đó là điều được tác-giả Luca viết lên ở đoạn 10 câu 17, với lời rằng:

“Nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn-hở nói: "Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất-phục chúng tôi nữa."

Thêm vào đó, còn có một vị tuy không thuộc đoàn tùy tùng của Đức Giêsu lại vẫn kể là ông cũng từng xua đuổi quỷ/ma, cũng trừ-tà nhân-danh Thày Giêsu của ông. Và, điều này cũng được ghi chép ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 9 câu 38. Giống như văn-chương tư-tế từng ám-chỉ một vị theo Do-thái-giáo phối-hợp với Đạo Chúa, ông tên là Giacóp Kêfar Samar, cũng cho rằng mình từng chữa lành cho người bệnh nhân-danh Đức Giêsu (X. tHulin 2: 22-24).

Nói chung, thì: chung quanh “cao-trào Giêsu” vào thời đó, đã thấy xuất-hiện bầu khí năng-động đầy hấp-dẫn.

Với các truyện kể ở đây đó được gọi là “phép lạ vô song”, ta có thể coi đó như phụ-lục ngắn-ngủi hầu diễn-bày việc trừ-tà và chữa lành vào thời đó. Ngoài ra, việc đỡ vực cho người chết được trỗi dậy từng phác-họa ở Tin Mừng Nhất Lãm lại chỉ là động-tách chữa lành nối-tiếp cho dài thêm, thôi. Câu truyện kể về cậu trai nọ bị chứng co-giật ở Tin Mừng Máccô đoạn 9 câu 26 như ta đã bàn ở trang trước; và truyện kể về ông Eutychus nơi sách Công-Vụ Tông-Đồ đoạn 20 câu 9-10, qua đó người đọc lại cứ tin rằng cậu bé đã chết thật; nhưng câu chuyện ấy chỉ là truyện kể về tình-trạng hôn-mê hấp-hối của bé mà thôi. Các bệnh-nhân như bé trai đây, được Đức Giêsu chữa cho khỏi; còn người bệnh tên Eutychus kể ở đoạn sau, lại do ông Phaolô thực-hiện.

Các truyện kể về việc vực dậy cô con gái ông Jairus đã xảy ra sau khi người hang xóm tuyên-bố là cô đã chết từ lâu rồi; nhưng Đức Gie6su lại quả-quyết rằng: cô ta chi đang ngủ, mà thôi. Các truyện kể như thế, cũng lại được tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm thuật lại rất chi tiết, như

-Ở Tin Mừng Máccô đoạn 5 câu 39 có ghi rằng:

“Ngài bước vào nhà và bảo họ: "Sao lại náo-động và khóc lóc như vậy? Đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy!”   

-Trong khi đó, thì Tin Mừng Mát-thêu đoạn 9 câu 24 cũng kể rằng:         

“Lui ra! Con bé có chết đâu, nó ngủ đấy!" Nhưng họ chế-nhạo Ngài.”

Và, Tin Mừng Luca đoạn 8 câu 53 cũng có viết:

“Họ chế nhạo Ngài, vì biết nó đã chết.”

Cả đến câu truyện kể về chàng trai trẻ ở Nain cũng được bảo là cậu bé đã chết trước đó đến mấy tiếng đồng hồ đi nữa, cũng đều thế. Theo tục-lệ của Do-thái-giáo, thì: việc ma chay/an-táng người quá cố được thiết-lập ngay sau khi bệnh-nhân thở hắt hơi đầu tiên, rất yếu-ớt. Thế nên, thoạt khi Đức Giêsu dùng tay đụng vào quan-tài thì người chết bỗng chồm dậy như được kể ở Tin Mừng Luca đoạn 7 câu 14, sau đây:

“Rồi Ngài lại gần, sờ vào quan-tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giêsu nói: "Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy!"

Thật ra thì, duy-nhất chỉ có mỗi một người được coi là đã chết từ lâu nhưng vẫn được Đức Giêsu cho phép trỗi dậy; đó là câu truyện về anh Lazarô đã đem chôn đến 4 ngày ròng như Tin Mừng Gioan đoạn 11 câu 39 có ghi-tạc lời cảnh-giác của người chị anh ta là Martha ở đoạn 11 câu 39, sau đây:

“Đức Giêsu nói: "Đem phiến đá này đi." Cô Mácta là chị người chết liền nói: "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày."

Tuy có thế, chỉ mỗi câu truyện lạ-lùng này lại không được Tin Mừng Nhất Lãm nhắc nhở gì, nên có thể đây chỉ là lối viết lách theo cách nào đó của riêng tác-giả Gioan Tin Mừng mà thôi.

Về truyện kể này/khác được gọi là “phép lạ” hay “chuyện lạ-kỳ” được các tác-giả giữ lại cũng rất ít. Như câu truyện về việc Đức Giêsu ra lệnh cho sóng bão nổi cồn trên biển hổ phải lặng-câm thuộc về thể-loại chuyện lạ thời-tiết rút từ Kinh Sách và văn-chương tư-tế, thời buổi trước.

Những truyện như thế, được tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm khai-thác đưa vào trình-thuật làm của riêng mình viết, như ta thấy ở một loạt các Tin Mừng Máccô đoạn 4 câu 9-41, Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 26-27 và Tin Mừng Luca đoạn 8 câu 24-25, rất như sau:

-“Ngài thức dậy, ngăm-đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi!" Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Ngài bảo các ông: "Sao nhát thế? Làm sao anh em lại vẫn chưa có lòng tin?" Các ông hoảng-sợ và nói với nhau: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?"

-“Đức Giêsu nói: "Sao nhát thế, hỡi những người kém lòng tin! " Rồi Người chỗi dậy, ngăm-đe gió và biển: biển liền lặng như tờ. Người ta ngạc nhiên và nói: "Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh "

-“Các môn đệ lại gần đánh thức Ngài dậy và nói: "Thầy ơi, Thầy! Chúng ta chết mất!" Người thức dậy, ngăm-đe sóng gió, sóng gió liền ngừng và biển lặng ngay. Ngài bảo các ông: "Đức tin anh em ở đâu?" Các ông hoảng-sợ, kinh-ngạc và nói với nhau: "Vậy người này là ai mà ra lệnh cho cả sóng gió, và sóng gió phải tuân lệnh?"

Ngoài ra, còn có câu truyện nuôi ăn đám quần-chúng đông-đảo bằng lượng thức ăn ít oi đến độ thiếu cân-xứng, lại cũng là truyện kể rút từ các bản-văn có từ thời trước đó. Tinh mắt một chút, ta sẽ thấy các chi-tiết ở dưới đây cũng trùng-hợp như thể từng lập lại cùng một truyện. Ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 6 câu 35-42, Mát-thêu đoạn 14 câu 15-21 và Luca đoạn 9 câu 12-17 có sự thể đại-loại như sau:

“Vì bấy giờ đã khá muộn, các môn đệ đến gần Ngài và thưa: "Ở đây hoang-vắng và bây giờ đã khá muộn. Xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào thôn xóm và làng mạc chung quanh mà mua gì ăn." Ngài đáp: "Thì chính anh em hãy cho họ ăn đi!" Các ông nói với Ngài: "Chúng con phải đi mua tới hai trăm quan tiền bánh mà cho họ ăn sao?" Ngài bảo các ông: "Anh em có mấy chiếc bánh? Đi coi xem!" Khi biết rồi, các ông thưa: "Có năm chiếc bánh và hai con cá."

Ngài ra lệnh cho các ông bảo mọi người ngồi thành từng nhóm trên cỏ xanh. Họ ngồi xuống thành từng đám, chỗ thì một trăm, chỗ thì năm mươi. Ngài cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ bánh ra, trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Ngài cũng chia hai con cá cho mọi người. Ai nấy đều ăn và được no nê. Người ta thu lại những mẩu bánh được mười hai thúng đầy, cùng với cá còn dư. Số người ăn bánh là năm ngàn người đàn ông.”  

Truyện như thế, ta đã gặp ở sách Các Vua quyển thứ hai đoạn 4 câu 42-44, khi trước đã kể rằng:

“Có một người từ Baan Salisa đến, đem bánh đầu mùa biếu người của Thiên-Chúa: hai mươi chiếc bánh lúa mạch và cốm đựng trong bị. Ông Êlisa nói: "Phát cho người ta ăn." Nhưng tiểu-đồng hỏi ông: "Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được?" Ông bảo: "Cứ phát cho người ta ăn! Vì ĐỨC CHÚA phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư." Tiểu-đồng phát cho người ta. Họ đã ăn, mà vẫn còn dư, như lời ĐỨC CHÚA phán.”  

Có một số truyện kể, xem ra đã rõ là mang tính cổ-tích hoặc thần-thoại/kỳ khú như câu truyện Đức Giêsu xuất-hiện như “ma trơi” đi trên mặt hồ vào ban đêm, được các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm ghi lại như ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 6 câu 49, sau đây:

“Nhưng khi các ông thấy Ngài đi trên mặt biển, lại tưởng là ma, thì la lên.”

Và, ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 14 câu 26, cũng có nói:

“Thấy Ngài đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy!" và sợ hãi la lên.”

Và, tác-giả Luca cũng kể câu truyện tương-tự ở đoạn 5 câu 6 với những câu như:

“Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới.”
Có một truyện, rõ ràng mang tính thần-thoại kiểu truyện cổ-tích Midrash của truyền thống Do-thái-giáo nhấn mạnh đến tất cả những điều được nói ở trên. Ở đây, ta chỉ cần qui về truyện Đức Giêsu truyền cho ông Phêrô lên thuyền bủa lưới bắt được con cá khổng-lồ miệng ngậm đồng tiền kẽm tặng ông ta, cũng đủ để trao cho Đền thờ mà trang trải khoản tiền thuế má cho cả Thày lẫn trò. Câu truyện cổ-tích này, lại được tác-giả Mátthêu tường-trình ở đoạn 17 câu 24-27, sau đây:

“Khi thầy trò tới Caphácnaum, thì những người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông Phêrô: "Thầy các ông không nộp thuế sao?" Ông đáp: "Có chứ!" Ông về tới nhà, Đức Giêsu hỏi đón ông: "Anh Simôn, anh nghĩ sao? Vua chúa trần-gian bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay người ngoài?" Ông Phêrô đáp: "Thưa, người ngoài." Đức Giêsu liền bảo: "Vậy thì con cái được miễn. Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh."    

Tuy thế, việc Đức Giêsu nổi tiếng lẫy-lừng không chỉ dựa trên mỗi chuyện chữa lành người bệnh và xua-trừ quỷ ma, mà thôi. Danh-tiếng của Ngài còn trổi-bật là vị Thày thuốc chữa người bị bệnh tâm-thần. Những người này, là đám Do-thái-giáo “tử-tế”/”đứng-đắn” bị khinh-bỉ và liệt vào tình-trạng bị xã-hội ruồng bỏ. Những người như thế đều được mô-tả tượng-trưng là “đám thu thuế trục lợi và tội-đồ”, hoặc “đĩ điếm”.

Mô-tả như thế, cũng chỉ để nói lên rằng: Ngài không tránh/né chuyện dây-dưa/tiếp-cận người bệnh. Vì thế nên, Đức Giêsu đã không lánh xa đoàn-lũ những người bị ruồng bỏ; do đó, mới tạo sửng-sốt và cả đến những vụ tai-tiếng bị liệt vào nhóm người trưởng-giả.

 Để trả-lời các câu chất-vấn về việc Ngài tham-gia ăn uống chung đụng với đam quân thu thuế và nhập bọn với họ, Đức Giêsu đã biện-minh cho sự hiện-diện của Ngài bằng cách liệt đám người ấy vào chung với những kẻ ốm yếu, tật/bệnh cần có thày thuốc giúp sức, như các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm kể lại, ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn 2 câu 17, có câu nói:

“Nghe thấy thế, Đức Giêsu nói với họ: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi."

Cũng thế, Tin Mừng Mát-thêu đoạn 9 câu 12 lại cũng bảo:

“Nghe thấy thế, Đức Giêsu nói: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.”

Và, Tin Mừng Luca đoạn 5 câu 31 cũng thấy viết:

“Đức Giêsu đáp lại họ rằng: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.”

Đặc-biệt hơn, các tác-giả đây còn kể về việc Ngài cho phép cô gái điếm, tức “một nữ-phụ ở chốn thị-thành từng là kẻ hư-đốn, lỗi phạm” đến xức-dầu thơm cho Ngài, như được kể ở các chương đoạn, sau đây:

-Tin Mừng Luca đoạn 7 câu 37-39, vẫn có câu:

“Bỗng một phụ-nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Ngài đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Chị đứng đằng sau, sát chân Ngài mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Ngài. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Ngàời và lấy dầu thơm mà đổ lên. Thấy vậy, ông Pharisêu đã mời Ngài liền nghĩ bụng rằng: "Nếu quả thật ông này là ngôn-sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi!"

-Và Tin Mừng Mác-cô đoạn 14 câu 3, cũng đã kể:

“Lúc đó, Đức Giêsu đang ở làng Bêtania, tại nhà ông Simon Cùi. Giữa lúc Ngài dùng bữa, có một người phụ nữ đến, mang theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm cam tùng nguyên chất thứ đắt tiền. Cô đập ra, đổ dầu thơm trên đầu Ngài.”

-Và, Tin Mừng Mát-thêu đoạn 26 câu 6-7, có viết rằng:

“Đức Giêsu đang ở làng Bêtania tại nhà ông Simon Cùi, thì có một người phụ-nữ đến gần Ngài, mang theo một bình bạch ngọc, đựng một thứ dầu thơm đắt giá. Cô đổ dầu thơm trên đầu Ngài, lúc Ngài đang dùng bữa.”

Thói quen chấp-nhận đồng-hành với người bị khinh-chê, bỏ-bê từng được thiết-lập một cách khá đầy-đủ để trở-thành kiến-thức phổ-cập cốt hỗ-trợ Đức Giêsu bằng danh-tánh khá khinh-thường là “bầu bạn với phường thu thuế, tội phạm” như tác-giả Mát-thêu từng mô-tả ở đoạn 11 câu 19 sau đây:

“Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên-hạ lại bảo: "Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi." Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động."

Và, tác-giả Luca cũng tiếp tay bằng Tin Mừng của riêng ông ở đoạn 7 câu 34, có những câu như:

“Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: "Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.”

Giả như chức-năng/thiên-hướng của Ngài là Đấng Chữa lành và trừ quỷ, chuyên chăm lo cho kẻ bệnh-hoạn và những người bị ám-ảnh, thì trước nhất Ngài cũng đã tự coi Ngài là Đấng được sai đi phụ giúp những người đang có nhu-cầu tâm-linh cao cả nhất. Đó là điều, được các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm nhấn mạnh cách đặc-biệt. Chẳng hạn như, tác-giả Máccô có nói ở đoạn 9 câu 17, những lời như:

“Một người trong đám đông trả lời: "Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy; cháu bị quỷ câm ám.”
                                   
Và, tác-giả Mátthêu cũng ghi ở đoạn 9 câu 13, với câu nói:

“Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi."                  

Và tác-giả Luca lại cũng viết ở đoạn 5 câu 32 những câu như:

“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn."

Một lần nữa, điều mà cả Đức Giêsu lẫn các tông-đồ của Ngài lo-âu/quan-ngại hơn cả, là: những người khốn-cùng sẽ không có ai chăm-sóc/giúp-giùm. Hệt như câu viết của tác-giả Mátthêu ở đoạn 15 câu 24, có những lời như:

“Người đáp: "Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Israel mà thôi."

Và, những lời ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 10 câu 6, cũng quả-quyết:

“Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Israel.”

(còn tiếp)
Gs Geza Vermes soạn tác
Mai Tá lược dịch                     

No comments: