Chương 6
Đức Giêsu của
Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa
lành,
Bậc Thày Dạy
đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn
rất Khải-huyền.
(Bài 42)
Đức Giêsu,
Bậc Thày Dạy
Vậy thì, làm sao một
nam-nhân không học-hành trường-lớp và cũng chẳng bằng cấp gì lại hay thay hình
đổi dạng ngay tại địa-phương và trong khu vực mình ở; rồi sau này, còn trổi bật
trên khắp đất nước, trở-thành bậc Thày dạy trổi-trang/sâu-sắc có ảnh-hưởng đậm-sâu,
đến độ thế?
Ở trang trước, chúng
ta đã bàn kỹ, là: bước ngoặt lịch-sử trong đời Đức Giêsu rõ ràng bắt đầu từ lúc
Ngài gặp ông Gioan Tẩy Giả, vị ngôn-sứ chuyên về cánh-chung ngoại-thường sống
vào năm thứ 15 dưới triều Tiberius (tức những năm 28, 29 sau Công nguyên), một
người từng đề-xuất một vận-hội lớn để mọi người quay về với sám-hối và cải-tổ
Do-thái-giáo, như Tin Mừng Luca đoạn 3 câu 1 từng ghi chép:
“Năm
thứ mười lăm dưới triều hoàng-đế Tibêriô, thời Phongxiô Philatô làm tổng trấn
miền Giuđê, Hêrôđê làm tiểu-vương miền Galilê, người em là Philípphê làm tiểu-vương
miền Iturê và Trakhônít, Lyxania làm tiểu-vương miền Abilên.”
Ông Gioan Tẩy Giả, một
nhà khắc-kỷ sống ở sa-mạc nóng cháy, chuyên mặc áo nhặm và sống kiêng khem bằng
châu chấu với mật ong, như Tin Mừng Máccô còn kể lại ở đoạn 1 câu 6, sau đây:
“Ông
Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu-chấu và mật ong rừng.”
Ông Gioan là đấng-bậc
“Tiền hô” chuyên công-bố cho mọi người biết Vương Quốc Nước Trời đang trờ tới.
Theo lời ông, muốn về với Vương Quốc của Ngài, mọi người cần phải lui vào nơi hoang-địa,
tức: tìm về chốn-miền không có tiện-nghi cũng chẳng có chút thoải-mái nào hết với
cuộc sống thường-nhật của thọ-tạo. Quay trở về, từ cung-cách tồi-tệ và cùng lúc
quay tìm về với Thiên Chúa.
Có thể, ông cũng
rao-báo việc Đấng Thiên-Sai đang đến lại, như Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 7-8 từng
tỏ-lộ:
“Ông
rao-giảng rằng: "Có Đấng quyền-thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không
đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài. Tôi, thì tôi làm phép rửa cho anh em
trong nước; còn Ngài, Ngài sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh-Thần."
Thế nhưng, qui-chiếu
như thế có lẽ là hành-xử của ai đó, mãi về sau lại đã đưa thêm vào sứ-điệp của
ông Gioan Tẩy-Giả, mà thôi. Không còn nghi-ngờ gì nữa, những người dấn bước theo
chân Đức Giêsu đều nhận ra nhu-cầu cần xác-chứng, là: thân-thế của Ngài vẫn cao
hơn bậc thày của mình. Bởi lẽ, khi Đức Giêsu tìm đến với ông Gioan Tẩy Giả để
được thanh-tẩy, tức là: Ngài đã ngầm công-nhận ông Gioan thuộc đấng-bậc ở trên
Ngài.
Tin Mừng Nhất Lãm
cũng âm-thầm công-nhận mà không nói ra, rằng: Đức Giêsu luôn tháp-tùng ông
Gioan Tẩy-Giả nơi hoang-địa. Và, Ngài đã không khởi-đầu sứ-vụ giảng-rao của
chính Ngài, mãi đến khi Hêrôđê Antipas bắt ông Gioan nhốt vào tù.
Ở Galilê, lời công-bố
đầu-tiên của Đức Giêsu đã vang-vọng sự việc ông Gioan xưng-tụng Ngài bằng lời ghi-chú
như sau:
-Ở Tin Mừng Máccô, đoạn
1 câu 15 đã thấy viết:
‘Ngài
nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên-Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám-hối
và tin vào Tin Mừng."
-Ở Tin Mừng Mátthêu,
đoạn 3 câu 2, cũng đã ghi:
“Anh
em hãy sám-hối, vì Nước Trời đã đến gần.”
Các Tin Mừng về sau,
không còn đề-cập đến bất kỳ cuộc tiếp-xúc nào giữa hai Đấng chuyên giảng-rao Nước
Trời, nữa. Và, Tin Mừng Nhất Lãm còn cho thấy: ông Gioan Tẩy-Giả tiếp-tục xem
xét các mối nghi-ngờ về vai-trò của Đức Giêsu ở trong Đạo. Ngõ hầu xóa-tan các
hoài-nghi này, có trình-thuật còn cho biết: ông Gioan Tẩy-Giả từng cử hai đồ-đệ
của ông từ pháo-đài Machaerus, nằm về
mạn Đông Biển Chết, là nơi ông bị giam-giữ, đến gặp Đức Giêsu để hỏi:
“Ngài
có phải là Đấng được sai đến hay chúng tôi còn phải tìm người khác?” (Mt 11: 3)
Và khi ấy, câu trả lời
của Đức Giêsu tuy không sai sót, nhưng vẫn cố lẩn-tránh/thoái-thác, do bởi Ngài
chỉ nói bóng gió ám-chỉ câu tiên-tri của ngôn-sứ Ysaya đã từng bảo:
-Ở đoạn 29 câu 18, như
sau:
“Ngày
ấy, kẻ điếc sẽ được nghe những lời trong sách,
mắt
người mù sẽ thoát cảnh mù-mịt tối-tăm và sẽ được nhìn thấy.”
-Tiếp đến, đoạn 35
câu 5-6 cũng cho biết:
“Bấy
giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được.
Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi
người câm sẽ reo hò.
Vì
có nước vọt lên trong sa mạc, khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu.”
-Và cuối cùng, đoạn
61 câu 1 ở đây còn tiếp-tục:
“Thần-khí
Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi,
vì
Đức Chúa đã xức dầu tấn-phong tôi,
sai
đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát,
công
bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân.”
Và, câu trả lời ở Tin
Mừng Mátthêu đoạn 11 câu 4-5, lại cũng có những lời sau đây:
“Đức
Giêsu trả lời: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy
tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được
nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng.”
Dùng ngôn-ngữ ngày thường,
hôm nay, hẳn Ngài sẽ bảo:
“Các
anh hãy tự rút kết-luận cho mình sau khi quan-sát thấy những gì xảy ra quanh
tôi.”
Giả như, khi đó ông
Gioan Tẩy Giả, lại đắn-đo/do-dự khi nói lời cảm kích Đức Giêsu, thì lời-lẽ của
ông lại cũng giống như mũi chích ở đằng đuôi, như một khẳng-định khác gặp ở Tin
Mừng Mátthêu đoạn 11 câu 11, sau đây:
“Tôi
nói thật với anh em: trong số phàm-nhân lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao-trọng
hơn ông Gioan Tẩy-Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao-trọng hơn
ông.”
Những điều như thế,
dù ta có được hiểu như để qui về vinh-quang mai ngày của Đấng được chọn-lọc trong
tương-lai hay không, chúng vẫn tương-phản đặc-trưng/đặc-thù của ông Gioan ở dưới
đất. Hoặc ít ra, là hiểu theo nghĩa tiếng Aram cổ-tự ở cụm-từ như người trẻ nhất,
người mới xuất-hiện trong loạt người đã hiện sẵn, tức: có dụng-đích bảo rằng: Đức
Giêsu là Sứ-giả cuối nhưng Ngài là Sứ-giả Cao-cả nhất của Thiên-Chúa. Còn, ông
Gioan khi đó trở nên người tệ-lậu nhất, ta có đem so-sánh với Ngài, cũng không
lạ.
Dù ta cho là như thế,
âu cũng phải kết-luận rằng: theo quan-niệm của người viết Tin Mừng, bất kể vẻ mặt
bên ngoài và thời-gian ban đầu có ra sao hoặc thế nào đi nữa, thì Đức Giêsu vẫn
là đấng bậc trổi-bật, sâu-sắc nhất giữa
hai Vị Giảng-thuyết chuyên kêu gọi mọi người hãy sám-hối, quay trở về.
Tuy là thế, những người
ở ngoài như Hêrôđê Antipas lại vẫn đặt hai Vị vào cùng hệ-cấp như những gì ngoài
mặt đã gán cho Ngài, nhất thứ là khi ông ta nghe lời tán-dương về hoạt-động của
Đức Giêsu đang diễn-tiến. Và tác-giả Máccô đã chép lại điều đó ở Tin Mừng đoạn
6 câu 16, như sau:
“Vua
Hêrôđê nghe thế, liền nói: Ông Gioan, ta đã cho chém đầu, nay chính ông đã trỗi
dậy!"
Cũng hệt thế, những người
Galilê sống cùng thời với Đức Giêsu, lại cứ tưởng Ngài là ông Gioan Tẩy-Giả đã tái-hiện,
như câu nói ở Tin Mừng Máccô đoạn 8 câu 28, đã quả-quyết:
“Các
ông đáp: ‘Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy-Giả, có kẻ lại bảo là ông Êlia, kẻ khác
cho là ngôn-sứ nào đó."
Lúc này đây, ta hãy bỏ
qua một bên các phác-họa nào vẽ về Đức Giêsu từng chất-chứa trong
tín-lý/giáo-điều của truyền-thống Nhất Lãm, để rồi định-vị xem Đức Giêsu thuộc Đấng
bậc giảng-thuyết thể-loại nào, qua phương-cách loại-bỏ cấp/bậc giảng-rao nào mình
biết chắc-chắn là: sẽ không bao giờ
Ngài lại thuộc tầm-cỡ ấy.
Cả Đức Giêsu lẫn ông
Gioan Tẩy-Giả, ở sự/việc này, vẫn không công-bố bí-nhiệm nào dành riêng cho
nhóm đề-xướng các bí-truyền như thế. Quả thật, Ngài chỉ giảng-rao cho thế-giới của
người Do-thái-giáo vẫn tin rằng Ngài được sai đi, là cho đám chiên lạc thuộc
nhà Israel mà thôi, như Tin Mừng Mátthêu đoạn 15 câu 24, đã công-bố:
“Ngài
đáp: ‘Thầy chỉ được sai đến với những chiên lạc của nhà Israel thôi."
Dù sao thì, Ngài cũng
nói với thế-giới Do-thái-giáo nói chung, không theo tư-cách của Người Giám-hộ
hoặc như Bậc Thày thuộc “Cộng Đoàn Biển Chết” là những người từng “che đậy” giáo-huấn
về Luật của người không công-chính” (1QS 9: 17). Phương-án này thật cởi mở, nên
đã không cản Ngài giải-thích thêm cho những ai gần Ngài hơn cả.
Nhiều đoạn Tin Mừng vốn
nhấn mạnh việc Đức Giêsu và đồ-đệ Ngài sống xa cách những người theo Do-thái-giáo
nên đã nói:
-Như ở Tin Mừng Máccô
đoạn 7 câu 27, sau đây:
“Ngài
nói với bà: ‘Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành
cho con cái mà ném cho loài chó con."
-Và, Tin Mừng đoạn 10
câu 6 lại cũng viết:
“Tốt
hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Israel.”
Các đoạn trên, lại
đưa ra những nhận-định làm mất thể-diện người ngoài Đạo, coi họ như “chó”/“lợn”,
loài uế-tạp như Tin Mừng Mátthêu đoạn 15 câu 26 còn viết thêm:
“Ngài
đáp: ‘Không nên lấy bánh dành cho con cái, mà ném cho lũ chó con.”
Ở một chỗ khác Tin Mừng
Mátthêu đoạn 7 câu 6, lại cũng viết:
"Của
thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai, chớ liệng cho heo, kẻo chúng dày đạp dưới
chân, rồi còn quay lại cắn xé anh em.”
Những lời như thế,
hoàn-toàn mâu-thuẫn với câu nói khác được gán cho Đức Giêsu là Đấng quan-niệm công-cuộc
thừa-sai với mọi người. Trong bài diễn-giảng được gọi là bài biện-luận về cánh-chung,
Đức Giêsu có tuyên-bố: Tin Mừng phải được quảng-bá trên khắp thế-giới, như chứng-từ
dành cho mọi dân nước, qua Tin Mừng Mátthêu đoạn 24 câu 14, lại diễn-tả:
"Tin
Mừng về Vương Quốc sẽ được loan-báo trên khắp thế-giới, để làm chứng cho mọi
dân-tộc biết. Và bấy giờ sẽ là tận-cùng."
Cùng một chủ-đề như
thế, lại đã vang-vọng ở trình-thuật về việc hai môn-đồ rong-ruổi đường trường đến
Emmaus, Tin Mừng Luca đoạn 24 câu 47 sau đây cũng thấy viết:
“Phải
nhân-danh Người mà rao-giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ
sám-hối để được ơn tha tội.”
Trên hết mọi sự, ta
có được lời kết-cục long-trọng rút từ Tin Mừng Mátthêu như sau:
“Vậy
anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở-thành môn-đệ, làm phép rửa cho họ nhân-danh
Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh-Thần.”
Tư-thế tiến-thoái lưỡng-nan
của Do-thái-giáo với sứ-mạng thừa-sai trên khắp chốn, thật không khó giải-quyết.
Giả như, Đức Giêsu nói huỵch-toẹt với các tông-đồ của Ngài là: thông-điệp Ngài đưa
ra, có ý-nghĩa với toàn nhân-loại chứ không chỉ những người theo Do-thái-giáo,
mà thôi đâu. Nếu quả là như thế, thật khó lòng giải-thích tại sao theo sách
Công-vụ Tông-đồ, thì Giáo-hội tiên-khởi và cách riêng ông Phaolô lại đã gặp nhiều
khó-khăn gần như khó có thể lướt-vượt được, tức: chuyện liên-quan đến việc chấp-nhận
người ngoại-giáo khó mà đi vào với cộng-đoàn Đạo Chúa, được.
Chỉ mỗi kết-luận hợp-lý
nhất, là: ta nên hợp-thức-hóa việc người ngoại-giáo gia-nhập ngày càng tăng vào
Giáo-hội Do-thái-giáo. Có thế, mới cắt-nghĩa được câu nói đầy giả-tưởng được thêm
thắt rải rác ở Tin Mừng Nhất Lãm, trong đó có thêm chi-tiết quyết bảo rằng:
chính Đức Giêsu đã ra lệnh quảng-bá Tin Mừng vượt lằn ranh ngăn-cách
Do-thái-giáo. Nghiên-cứu Tin Mừng Máccô cho kỹ, ta cũng sẽ đi đến kết-luận là:
đọc Tin Mừng Nhất Lãm, phải hiểu như thế mới được.
Đọc kỹ phần cốt-lõi
Tin Mừng Nhất Lãm, người đọc vẫn thấy Tin Mừng này không đề-cập gì đến việc đồ-đệ
Chúa được bố-trí/phát-tán đến với dân ngoại, chỗ nào hết. Tin Mừng Máccô đoạn
13 câu 10 và đoạn 14 câu 9 ở bên dưới, chắc chắn là những câu không thật:
“Nhưng
trước tiên, Tin Mừng phải được rao giảng cho mọi dân tộc.” (Mc 13:
10)
Và, câu 9 đoạn 14 Tin
Mừng này cũng không chắc đích-xác là như thế:
“Tôi
bảo thật các ông: hễ Tin Mừng được loan-báo đến đâu trong khắp thiên-hạ, thì
nơi đó việc cô vừa làm, cũng sẽ được kể lại để nhớ tới cô."
Nhưng, sự-kiện như thế
chỉ xảy ra là vào thời-kỳ sau này, khi các tông-đồ không còn bị buộc phải làm
thế nữa, thế mà Tin Mừng Máccô đoạn 16 câu 15 lại vẫn nói:
“Ngài
nói với các ông: ‘Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên-hạ, loan-báo Tin Mừng cho
mọi loài thọ-tạo.”
Đức Giêsu lẫn ông
Gioan Tẩy Giả, hai Đấng bậc đều không là Bậc Thày dạy cùng ngụ-cư tại cùng một
khu-vực. Đức Giêsu dứt-khoát là Đấng Giảng-rao rày đây mai đó, Ngài đi suốt và
ghé các thôn-làng, thị-trấn cùng xã-ấp chung quanh Biển Hồ Galilê và thỉnh thoảng
Ngài cũng rong ruổ bang qua ranh-giới để lên đồi Gôlan khu vực Cêsarê
Phillíphê, đến quận Tyrê và Siđôn ở Phênixia (xứ LiBăng) hoặc miền Đêcapôlis xuyên
Giođan.
Là nhà Giảng-thuyết,
Đức Giêsu không chọn cung-cách truyền-thống những là giảng-rao theo hình-thức
giải-thích Thánh Kinh, bao giờ hết. Dĩ nhiên, Tin Mừng Nhất Lãm lại quy cho
Ngài là tác-giả của một số có giới-hạn các chỉ-dẫn kết-nối với các bài chú-giải
Thánh Kinh, mà tực sự thì điều này thường là thể-loại pesher như ta đã thấy ở sách Công-vụ Tông-đồ, là sự/việc mang tính
tự-nhiên trong việc thiết-lập Giáo-hội tiên-khởi hơn là những lời nói xuất từ
môi miệng của Đức Giêsu. Các câu nói ấy, đặc-biệt là ở Tin Mừng Mátthêu trong
các lần tranh-luận về Do-thái-giáo-Đạo Chúa với nhóm Pharisêu về sau này.
Về nơi chốn, Đức Giêsu
đến để giảng-thuyết cũng thay-đổi tùy trường-hợp: có lúc Ngài giảng-dạy tại các
hội-đường, ngoài phố/chợ hoặc ở quảng-trường; có khi trên cánh đồng hoặc đồi
cao; cả vào lúc Ngài ở trên thuyền nói với cử-tọa đứng nghe trên bở hồ, cũng
có.
Cung-cách Ngài giảng-dạy
luôn theo cung-cách không nghi-thức, và thông-thường thì Ngài diễn-tả tư-tưởng
qua ca-dao/tục-ngữ hoặc các chuyện ví von/so sánh và thường là dụ-ngôn rất
thi-tứ. Tác-giả Joseph Krausner, một học-giả Do-thái-giáo đầu và cho đến nay
cũng lại là nhân-vật cận-đại cuối cùng từng in ấn các sách nói về Đức Giêsu bằng
tiếng Hip-ri vào năm 1922 từng ca-tụng Ngài là giáo-dục trổi-bật về đạo-đức và
là bậc thày về dụ-ngôn. Theo tác-giả này, thì tài-năng hiếm có trong địa-hạt
này lại không ăn-khớp với bất cứ nơi nào trong văn-chương Do-thái-giáo hết (x. Jesus of Nazareth, tr. 414).
Chủ-đề chính mà Đức
Giêsu thường đề-cập, là Vương Quốc Nước Trời, hoặc Nước của Thiên-Chúa, và về
các đòi-hỏi của Vương Quốc ấy. Tầm quan-trọng của chủ-đề đây được đưa ra là do
một loạt các diễn-tả tuyệt-đối được sủ-dụng khoảng tám mươi lần ở Tin Mừng Nhất
Lãm. Và vì Vương Quốc nói ở đây là một thực-tại vừa trọng-yếu lại sắp xảy đến,
thế nên sứ-điệp Đức Giêsu đưa ra lại đã trở-thành đặc-trưng/đặc-thù do sắc màu
cánh-chung cốt-thiết, và cũng nhờ vào cách-thức riêng-biệt của Ngài khi chuyển-tải
thông-điệp ấy.
Ngày từ đầu, cử-tọa
nghe Đức Giêsu rao-giảng đều đã kinh-ngạc về cung-cách giảng-thuyết của Ngài, hết
như Tin Mừng Máccô và Luca từng nói đến:
-Ở Tin Mừng Máccô đoạn
1 câu 22, ta từng nghe:
“Thiên-hạ
sửng-sốt về lời giảng-dạy của Ngài, vì Ngài giảng-dạy như một Đấng có thẩm-quyền,
chứ không như các kinh-sư.”
-Và, ở Tin Mừng Luca
đoạn 4 câu 32 cũng thấy viết:
“Họ
sửng-sốt về cách Ngài giảng-dạy, vì lời của Ngài có uy-quyền.”
Câu nói này, bấy lâu
nay thường bị các học-giả Tân Ước giải-thích rất sai lầm. Họ tạo tương-phản với
quyền-năng ngôn-sứ của Đức Giêsu lẫn lộn với lối giảng-dạy của các thày tư-tế
là những người muốn truyền-tụng chủ-thuyết của họ nhân-danh bậc thày dạy mà họ
được học, tức có nghĩa: theo hình-thức của một chuỗi truyền-thống đi ngược về tận
thời tổ-phụ Môsê nữa. Thế nhưng, nếu ta đọc kỹ đoạn Tin Mừng cách trọn vẹn, thì
gần như không thể nào để mất đi quan-điểm được.
Các tác-giả Tin Mừng từng
cho biết quyên-năng giảng-dạy của Đức Giêsu trồi lên từ những lần Ngài chữa
lành và trừ quỷ có trước hoặc theo sau lời giảng-dạy của Ngài. Vậy thì, lời
tuyên-dương của những người quan-sát Ngài hành xử khi ấy, có nghĩa gì? Tựa hồ
như câu nói ở Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 27, như sau:
“Mọi
người đều kinh-ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: ‘Thế nghĩa là gì? Giáo-lý thì
mới mẻ, người dạy lại có uy-quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô-uế và chúng
phải tuân-lệnh!"
Và, Tin Mừng Luca đoạn
4 câu 36, cũng thấy nói:
“Mọi
người rất đỗi kinh-ngạc và nói với nhau: ‘Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy-quyền
và thế-lực mà ra lệnh cho các thần ô-uế, và chúng phải xuất!"
Kết cục là, ta phải
xem xét việc Đức Giêsu Bậc Thày dạy song song với Đức Gie6su Đấng Chữa Lành và
Trừ Quỷ.
(còn
tiếp)
Gs
Geza Vermes soạn tác
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment