Saturday, 10 January 2015

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Kinh thánh: Yêsu Ngài là ai?



                                     YÊSU  NAZARETH , NGÀI    AI ? 

Các bạn, các anh chị thân mến,

Thế là chúng ta đã cùng nhau trãi qua phần Cựu Ước hay là Giao ước củ trong đó cho chúng ta biết Thiên Chúa, nhà sư phạm tuyệt vời với tình mến thương bao la, đã tác thánh lên con người, đi đến với con người trong tình trạng của nó, dù đó là tình trạng sa đọa tội lỗi đi nữa. Tuy nhiên, với Giao ước củ, lịch sử Ơn Cứu Độ chưa lên tới đỉnh điểm. Các ngôn sứ với mặc khải, đã nhận ra điều nầy khi loan báo một sự hoàn chỉnh hơn mà Đấng Ngự Đến nhân danh Chúa mang lại. Điều nầy thành tựu nơi Đức Yêsu Kitô, với Giao ước mới mà đỉnh điểm là sự chết trên thập giá và sự phục sinh quang vinh của Ngài.

Có thể các bạn và các anh chị chưa có đủ thời gian làm quen với phần Cựu ước, chúng tôi mong các bạn bỏ chút thời gian để đọc  giáo trình chúng tôi đã gởi ngõ hầu có một cái nhìn tương đối theo trình tự. Chúng tôi sẽ trở lại phần Cựu ước nầy trong phần ôn tập cuối khóa cũng như khi hướng dẫn các bạn trong các phần khác, chính Cựu ước sẽ làm rõ hơn phần Tân ước. Bây giờ, chúng ta cùng bắt đầu đi tìm xem Yêsu Nazareth, người bị chết treo trên thập giá và đã sống lại. Tuy nhiên, thiết nghĩ chúng ta nên tìm hiểu vài nét về Tân ước, chúng tôi lượt thuật từ Tiểu dẫn vào Tân Ước của lm Nguyễn thế Thuấn và Lời Chúa cho mọi người .

           I . ĐÔI NÉT VỀ TÂN ƯỚC.

Hai mươi bảy văn thư dài vắn khác nhau, nội dung và ngoại diện cũng lắm điều thù dị, được tập hợp lại làm thanh bộ sách Tân Ước, hay nói khác đi, là Thánh Kinh của Giao Ước Mới, viết ra với mục đích dẫn dắt các tín hữu. Trong hai mươi bảy cuốn đó, có 4 cuốn nói về cuộc đời và các việc Chúa Yêsu làm, gọi là Tin Mừng, gồm Tin Mừng của Matthêu, Marcô, Luca, Yoan. Tiếp đến là Công vụ các Tông đồ, nói về việc lập Hội Thánh tại Do Thái cũng như dân ngoại, rồi 14 thư thánh Phaolô, 7 thư chung của Yacôbê, Phêrô, Yuđa và Yoan Tông đồ. Cuối cùng là sách Khải huyền thánh Yoan với mục đích nâng đỡ Hội Thánh trong cơn bách hại.

Đây không phải là một cuốn truỵện hoặc là áng văn trình bày đạo lý,  như thể để trả lời các vấn nạn chúng ta đưa ra. Đây là một tập các chứng từ, qua đó, chúng ta gặp được Chúa Yêsu, thấy sức mạnh phục sinh Chúa truyền ban cho Hội Thánh thế nào và Thiên Chúa muốn các tín hữu mọi thời nhận biết Chúa Yêsu và công cuộc cứu độ qua các chứng từ ấy.

Tân ước không hề thay thế cho Cựu ước. Những gì Đức Yêsu rao giảng không hủy bỏ những cảnh báo của các ngôn sứ và tình yêu không thay thế cho công bằng. Ơn Cứu độ Thiên Chúa hứa cho Israel không thay thế cho ơn cứu rỗi linh hồn. Tin Mừng xuất hiện như sức mạnh giải thoát, định hướng lại lịch sử và đẩy mọi nền văn minh tiến về đỉnh điểm là vạn vật và mọi người được đoàn tụ  và hòa giải quanh Chúa Yêsu Kitô.

Như thế, Tân Ước là sách của Hội Thánh, xuất phát cùng với Hội Thánh, cho chúng ta biết về Hội Thánh và đặc ân mà cộng đoàn tín hữu có được nhờ Chúa Yêsu. Tuy nhiên có một vấn đề nêu ra, là công việc soạn tác, công việc được Thần hứng, nghĩa là do Chúa mặc khải. Nhiều người hiểu nghĩa Thần hứng nầy theo một nghĩa cực đoan, từng câu chữ trong sách đều do Thiên Chúa chỉ dẫn, nên những gì chép lại buộc phải tin đúng chắc, không sai lầm. Lối suy nghĩ này rất nguy hại cho lòng tin của chúng ta. Thần hứng, cắt nghĩa theo một cách chung, là một năng lực, một ơn soi sáng đặc biệt làm cho Sách Thánh được tiêu biểu như lời Chúa dạy chúng ta, là xác nhận sự can thiệp của Thiên Chúa vào công việc của con người, để chúng ta tìm biết sự thật mà Kinh Thánh muốn diễn đạt. Cũng nói thêm, chúng ta không thể tìm thấy trong Kinh Thánh các sự thật về toán học, động vật học, cổ học, thậm chí cả về sử học, mặc dù cũng có những điều phản ảnh được sự thật lịch sử mà giới khảo cổ học đã minh chứng. Tóm lại, Sự thật mà Kinh Thánh muốn bày tỏ là sự thật dành cho Ơn Cứu Độ chúng ta mà Thiên Chúa muốn ghi chép lại, sự thật mà ý định của tác giả muốn nhân danh Thiên Chúa dạy chúng ta. Vấn đề là chúng ta phải tìm hiểu tác giả muốn dạy điều gì trong chương sách chứ không phải mọi chương sách viết ra đều là sự thật hoàn toàn. Điều nầy mang ý nghĩa một sự kiện trong quá khứ có thể được thuật lại không phải vì sự kiện ấy mà vì ý nghĩa của sự kiện ấy. Nói chung, vấn đề Thần hứng cần được châm chước rất nhiều qua công việc bình luận kỹ lưỡng của các chuyên gia có thẩm quyền, theo truyền thống. Chúng ta không quá đi sâu vào vấn đề chuyên môn nầy, nhưng nói chung, những sách đã được đưa vào quy điển  là Sách Thánh .

 Trong khuôn khổ giới hạn, chúng ta sẽ cùng nhau tập trung chủ yếu vào các sách Tin Mừng, các sách khác sẽ được trích dẫn để làm sáng tỏ hơn khi thuận tiện. Tuy nhiên, như đã nói đầu tiên trong Đôi dòng dẫn nhập, chúng tôi mong các bạn đọc tất cả, khởi đầu từ Tân Ước ở các sách Tin Mừng, sau đó đến các sách khác theo thư mục và cuối cùng trở lại Cựu Ước để hiểu  rõ thêm .

II. CÁC SÁCH TIN MỪNG.

Đi tìm dung mạo Yêsu Nazareth, không dễ gì bằng qua các sách Tin Mừng. Bốn sách Tin Mừng đều có một ý định cho thấy sự kiện Chúa Yêsu một cách chân thật, nhưng khía cạnh nhìn ngắm có khác nhau, do cách vận dụng văn chương và truyền đạt cho nhóm đối tượng có khác.

Chúa Yêsu trong cuộc sống trần thế không để lại một chữ nào nhưng Ngài dành phần lớn thời gian để đào tạo các Tông đồ. Các ông sống với Ngài như môn đệ các bậc thầy Do Thái thường làm. Chúa Yêsu đã lập đi lặp lại các chân lý chính yếu và các tông đồ đã ghi tạc vào lòng các giáo huấn của Thầy mình, cũng như các biến cố đã chứng kiến. Toàn bộ các biến cố và lời rao giảng của Chúa Yêsu, được các Tông đồ rao giảng và bình luận, hình thành nên cái chúng ta gọi là Truyền thống các Tông đồ. Những gì chúng ta biết được về Chúa Yêsu là do các Tông đồ truyền đạt lại, dĩ nhiên phải có ơn Thánh Thần tác động trên mỗi người, chúng ta mới gặp được một Chúa Yêsu đang sống. Ai trong chúng ta cũng có cám dỗ muốn biết chính xác Chúa đã nói những gì, y hệt một số người đã được tận tai nghe. Tuy nhiên, Lời Chúa là Lời sống động. Lòng tin của Giáo hội nhìn nhận các Tông đồ là chứng nhân chân chính của Chúa, các ông hiểu Chúa như Thiên Chúa muốn mọi người hiểu, nhờ Đức Tin. Vậy, Lời Chúa không chỉ là những gì Chúa Yêsu đã nói, mà còn là những gì các Tông đồ đã nói liên quan đến Chúa Yêsu . Mở rộng ra, chúng ta cũng có thể hiểu các lời Thiên Chúa phán qua miệng các ngôn sứ, như trong các sách Cựu Ước, cũng là Lời Thiên Chúa. Chính vì Đức Tin nầy mà sau mỗi bài đọc trong Thánh lễ, Giáo hội đều tuyên xưng “ Đó là lời Chúa ”.

1.      Tin Mừng nhất lãm.

Các sách Tin Mừng không phải được viết một lèo do các thánh sử đột nhiên ngẫu hứng nhưng được đi từ khẩu truyền mới dần hình thành văn tự. Trong đó các Tin Mừng của ba thánh sử Matthêu, Marcô, Luca được gọi là Tin Mừng Nhất Lãm. Có nghĩa người ta có thể đem ba bản ấy viết thành ba cột song song để nhìn chung một lược, để so sánh cách các ông viết về cùng một biến cố duy nhất. Qua đó có thể nhận thấy các ông có các nguồn tư liệu khác nhau và có thần học riêng, cách hiểu riêng, nên các bản văn tuy có đôi điều dị biệt, nhưng bổ túc cho nhau. Thật sai lầm nếu gán ghép các đoạn văn của soạn tác nầy vào soạn tác khác, về cùng một biến cố.

Tin Mừng nhất lãm tả cách Đức Yêsu tỏ mình ra dần dần, mỗi lúc một ít và cho các môn đồ mà thôi. Ngài tỏ mình trong cử chỉ và thái độ, hơn là trong lời nói. Tin Mừng Nhất lãm tìm cách trình bày lại những trình thuật  và truyền thống của những chứng nhân tiên khởi.

 Tin Mừng nhất lãm được viết theo nhãn giới lòng tin, cách viết cho thấy, đó không phải là những chương suy luận đạo lý, nhưng là để chứng thật một sự kiện: Yêsu người Nazareth không phải là kết tinh của lòng mộ đạo của các tín đồ, nhưng là sự kiện lịch sử có tang chứng. Là một người Do Thái chính gốc, đã sống tại Palestin, đã chữa lành bệnh tật cho một số người, đã thu họp các môn đồ chung quanh, đã rao giảng về Nước Trời đang đến. Cách giảng của Ngài đặc biệt đến nỗi, còn có thể nhận ra chất giọng của Ngài, trong những chương của Tin Mừng. Đạo lý của Ngài, vừa ở trong truyền thống Do Thái, vừa chối bỏ tất cả những gì làm nên kiểu sống của đạo Do Thái. Giáo huấn đó của Ngài làm người đương thời không hiểu, không chỉ nơi các lãnh đạo của Do Thái giáo, mà ngay các môn đồ cũng không hiểu. Sau cùng, Ngài phải chịu khổ hình và chết dưới triều Phongxiô Philatô, vì chủ trương Ngài là Đấng Cứu Độ ( Mêssia ). Nơi Ngài, Lời Hứa cứu độ đã thành tựu. Ngài tự ý đi đến cái chết vì luôn duy trì đạo lý và chủ trương đó. Cuối cùng, điểm nhấn mà các nhân chứng thời đó quả quyết và trối lại, họ đã thấy Ngài sống lại sau khi chết rồi.( Thực tế là họ đã lấy máu mình để làm chứng cho sự thật đó.).

2.      Tin Mừng theo thánh Yoan .

Tất cả bốn Tin Mừng đều chung một lòng tin vào Chúa Yêsu là Đấng Mêssia, là Con Thiên Chúa. Khi tả cách Ngài tỏ mình, Yoan lại có cách trình bày khác Nhất lãm. Tin Mừng Yoan trình thuật Chúa Yêsu tuyên bố ngay từ đầu, Ngài là Đấng Mêssia, Con Thiên Chúa theo một nghĩa hoàn toàn siêu việt, không chuẩn bị trước, báo thẳng cho mọi người nghe Ngài và cả cho những người không muốn nghe chút nào, về lời tuyên bố đó. Yoan nhìn ngắm Chúa Yêsu trong một thực hữu sâu thẳm, hằng có, ngang qua những giai đoạn trần gian kế tiếp nhau. Đó là Vinh quang Con Thiên Chúa hé rạng qua tất cả các biến cố trong đời Ngài. Điều nầy không lạ, Tin Mừng Yoan được viết sau cùng. Ông đã có thời gian suy niệm mầu nhiệm Nhập Thể, Cứu Độ, Ba Ngôi, Thầy mình thể hiện mà ông đã sâu sắc cảm nhận.

Qua bốn Tin Mừng đều muốn nói vói chúng ta Chúa Yêsu là Thiên Chúa thật và cũng là người thật. Là người thật vì sự kiện Chúa Yêsu là một sự kiện lịch sử, có địa điểm, có thời gian và trong một xã hội nhất định, chứ không phải là một nhân vật được dàn dựng. Là Thiên Chúa thật vì Ngài là một bí nhiệm. Các môn đồ dần dần thấy được một sự hiện diện của Thiên Chúa và họ khám phá mãi cho tới biến cố phục sinh. Sau họ, Hội Thánh tiếp tục khám phá mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người.

III. YÊSU NAZARETH , NGÀI LÀ AI ?

Thành thật mà nói, chúng ta khó lòng nhận Chúa Yêsu là Thiên Chúa thật  và là người thật. Chúng ta, nhất là các tín hữu, nghĩ Ngài như sự hiện diện của Thiên Chúa trong một thân xác người ta. Ngài có ý thức Ngài là Thiên Chúa. Ý thức đó là một bí nhiệm, hoàn toàn xác thực Ngài phát xuất từ Thiên Chúa, đồng nhất với Thiên Chúa. Điều nầy vượt qua mọi suy tầm của chúng ta. Tuy nhiên, Ngài là người thật và Tin Mừng cho ta thấy rõ điều đó và Hội Thánh hằng quả quyết điều đó. Ngài có ý thức nhân loại đích thực với một quyền tự do đích thực, Ngài có trách nhiệm về sứ vụ của Ngài. Vậy đọc Tin Mừng là phải đọc trong lòng tin Ngài là Chúa thật và là người thật.

Có hai quan điểm thường tranh luận suốt bao thế kỷ về vấn đề Chúa Yêsu lịch sử và Chúa Yêsu của lòng tin. Dung mạo, phong cách, hành tung của Yêsu lịch sử thế nào ? Yêsu lịch sử đi đôi hay tách biệt với Chúa Yêsu Kitô của lòng tin mà các Tông đồ rao giảng.

Có thể nói rằng tín thư Tân ước tập trung cách kỳ lạ nơi con người được tuyên xưng như Đấng sống lại sau khi đã chết. Vậy Đấng ấy là một con người lịch sử đích thật trong trần gian nầy và hiện vẫn đang sống. Điều nầy có nghĩa là người ta có thể gặp gỡ được trong hiện tại. Thực sự thì biết được một Yêsu lịch sử sẽ chẳng có ích lợi gì nếu không biết Ngài là Đấng hiện tại và còn có thể gặp được. Một Yêsu lịch sử  rồi thì cũng đi vào dĩ vãng, ký ức như bao danh nhân khác trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu chỉ có một Chúa Kitô của lòng tin, thì cũng chỉ là một mớ lý thuyết, ảo ảnh, nếu Đấng ấy không dính dáng đến một Yêsu lịch sử. Do đó, nếu Yêsu lịch sử chỉ là thần thoại, hay được tạo nên, thì tất cả mọi sự đều sụp đổ và Chúa Yêsu của lòng tin dựa trên nhân vật ảo đó cũng không có lý do tồn tại.

Đối với các Tín hữu, Thiên Chúa làm người là điều không ai ngạc nhiên, thậm chí còn trách cứ ngược lại dân Do Thái xưa vì sao họ lại không tin, nhưng tự nghĩ lại nếu bản thân mình vào thời đó chắc hẳn mình cũng không tin cách dễ dàng. Chúng ta gặp thấy luôn trong Tin Mừng sự cứng tin của chính các môn đồ Chúa Yêsu. Chúng ta thường nghĩ về Ngài với các phép lạ ồ ạt, ngoạn mục, siêu phàm, nên rất dễ bỡ ngỡ, khó tin về một điều lạ lùng: Thiên Chúa đi vào lịch sử loài người, mà lại sống như một người bình thường như bao kẻ khác. Phải nói thẳng ra, những nhân vật cao trọng được Tin Mừng nhắc đến, như Đức Maria, các tông đồ, cũng chưa biết Chúa Yêsu là con Thiên Chúa. Mọi người, phải, tất cả mọi người ngang qua lịch trình trần gian của Ngài mới biết được Thiên Chúa lịch sử là gì. Điều khó nhất cho chúng ta, là biết Thiên Chúa làm người. Chính đây là tín thư vĩ đại nhất của Tân Ước. Thiên Chúa làm người, đích thực là một người lịch sử như mọi người, chứ không phải như một bóng ma hiện ra.

Thiên Chúa đã đến như thế. Đến trong sự hèn mọn của loài người. Chính sự hèn mọn nầy gây nên sự cám dỗ vô thần ngày nay, vì không ai có thể tưởng tượng ra nổi một sự khiêm hạ như thế. Thiên Chúa tỏ bày quyền năng vô cùng của Ngài, không phải bằng những kỳ công hay điều lạ làm bàn dân thiên hạ chóa mắt, nhưng chính bằng sự khiêm nhượng. Chính điều nầy làm chúng ta phải tế nhận sự thinh lặng của Thiên Chúa trong lịch sử người đời. Sự thinh lặng đầy mặc khải. Điều nầy thật trái ngược với các tín hữu mà trình độ nhận thức còn ấu trĩ, không loại trừ ngay chính một số các chức sắc trong giáo hội. Hình ảnh một Thiên Chúa thường xuyên dọa trừng phạt, ra uy, lúc nào cũng ngập tràn, nên người ta dễ dàng đi đến kết luận về những tai họa gặp phải như là những hình phạt của Thiên Chúa, là cơn thịnh nộ của Ngài. Quả thật, nếu có  một Thiên Chúa như thế, thì chúng ta có thể kết luận đó là một Thiên Chúa huyền thoại.

Tin Mừng giúp chúng ta nhận định một Thiên Chúa làm người sống như thế nào, từ đó, chúng ta nhận biết cách thích đáng hơn Chúa Yêsu là mặc khải của Thiên Chúa : “Ai thấy Ta là thấy Cha”. Từ đây, chúng ta thấy các điều  gán ghép nào khác cho Ngài, chỉ là trí tưởng tưởng tượng của phàm nhân, người ta có thấy Chúa Yêsu trước nay, là thường thấy trong sự uy nghi siêu phàm, quyền năng cao cả, phép lạ linh thiêng mà không mấy ai nhận ra Ngài, trong sự khiêm nhượng của Ngài. Trong các bạn, các anh chị ai có dịp đọc cuốn “ Ánh đạo vàng ” của Võ đình Cường, hoặc một số sách ngụy thư trong Hội Thánh, sẽ thấy cách tiêu biểu những phép lạ, do trí tưởng tượng con người tạo ra. Các phép lạ đó, phải nói là không đúng và xa lạ với Thiên Chúa. Phép lạ Thiên Chúa tuyệt đối không mang màu sắc dọa nạt, ra uy, hay áp đảo người ta.

Thiên Chúa với quyền năng vô hạn và khiêm nhượng ẩn mình nên Ngài đến với con người trong sự yếu đuối của Ngài. Thiên Chúa luôn là người thua, đành lòng chịu thua trước con người, không đành lòng thắng con người theo phương thức con người. Có thế chúng ta mới lý giải tại sao khi nhập thế Ngài khởi đầu trần trụi trong máng cỏ Bethlehem, sống làm anh thợ mộc vô danh, rao giảng thì bị dọa nạt truy đuổi và cuối cùng lại chết trần trụi ( cũng lại trần trụi ) trên thập giá. Chính khi Ngài nhận thua như vậy, Ngài mới thắng một cách triệt để : Đặt để con người trong sự tự do của con người trước mặt Ngài. Cái thắng tuyệt đối là thắng trên sự tự do của con người có thể đón nhận Thiên Chúa.

Như thế, khi đứng trước vấn nạn vô thần và các suy niệm về mầu nhiệm cứu độ, chúng ta sẽ cảm nhận chiều sâu của lời Ngài : “ Ai thấy Ta là thấy Cha ”.Chúng ta nhận chân mầu nhiệm Ba Ngôi, mầu nhiệm Chúa Yêsu tỏ bày Thiên Chúa cho loài người và loài người nhận biết Thiên Chúa chân thật là phải biết ngang qua một Yêsu Thiên Chúa làm người. Nói như thánh Yoan : “ Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta ”.




NGÀI LÀ AI


STT


ĐỨC YÊSU NGÀI LÀ AI

Matthêu

Marcô

Luca

Gioan
I

1

2
3
4
5

6
7

8

9

II

1

2




3


4



5

6













7


8

9









10









III

1
2
3
4
5
6
7
8

IV

1
2
3
4
5

V

1
2

3


4



VI


1

2
3


Thời niên thiếu.

Thiên Chúa ở cùng chúng ta
( Emmanuel )
Con Đức Trinh nữ Maria
Con nuôi thánh Yuse
Đấng Cứu Độ đã sinh ra
Em bé sinh trong máng cỏ tại Bêlem
Em bé bị truy sát.
Người Nazarét

Người luôn vì công việc Đức Chúa Cha
Người vâng phục cha mẹ

Thời rao giảng.

Người làm phép rữa trong Thánh Thần và lửa.
Mạc khải cho nhân loại về Thiên Chúa Ba Ngôi.



Người công bố Nước trời.
-    Hiến chương Nước Trời
-    Sư Công chính mới.
Hướng cách sống mới.
-      Bố thí
-      Cầu nguyện .
-  Ăn chay.
Cho chúng ta gọi Thiên Chúa là cha.
Công bố các đòi hỏi của Nước Trời :
- Kho tàng đích thực
- Thiên Chúa và của cải
- .Thiên Chúa quan phòng
- Chớ xét đoán.

- Hiệu lực của lời cầu xin
- Khuôn vàng thước ngọc.
- Hãy vào cửa hẹp.
- Các tiên tri giả

-          Môn đồ chân chính của Chúa Yêsu.
Người đến kêu gọi người tội lỗi.

Người thầy thuốc cho thể xác và tâm hồn.
Người có quyền trên tự nhiên

- Dẹp yên biển động.
- Đi trên mặt nước.
- Người chết sống lại.
       Con bà góa Naim
       Con ông Gaia
       Lazarô
- Hóa bánh ra nhiều.

Đấng hay thương xót.
- Hãy mang lấy ách của tôi
- Điều răn trọng nhất
-Người phụ nữ ngoại tình
- Các dụ ngôn :
    Con chiên lạc
    Đồng bac bị mất.
    Người cha nhân hậu.
    Thợ làm vườn nho cuối giờ

Yêsu : Ngôi Hai Thiên Chúa

Phêrô tuyên tín tại Kaisaria.
Nước hằng sống.
Bánh trường sinh
Ánh sáng trần gian.
Đấng hằng hữu.
Con Thiên Chúa.
Là đường,là sự thật,là sự sống
Mục tử nhân lành.

Kết thúc sứ vụ công khai.

Công khai tước vị Mêsia
Cây nho thật.
Điều răn mới
Thiết lập bí tích Thánh thể.
Cầu xin cho các môn đồ.

Thương khó và phục sinh

Nổi hãi sợ vì tội nhân loại.
Chịu vu cáo và sỉ nhục.

Chịu khổ hình và đóng đinh vào thập giá vì chúng ta.

Phục sinh



Thiết lập hội thánh-trao sứ vụ.

Thiết lập hội thánh và trao quyền cho Phêrô.
Trao sứ vụ chomôn đồ.
Sẽ lại đến trong vinh quang



1        ,23

2,11
1,20-24

2,5-6

2,13-17
2 ,19-23
13,53-55








3,16-17
17, 1-8




5, 1-12
5,20-48

6, 1-4
6, 5-6
6,16-18
6,  7-14



6,19-21
6,24
6,25-34
7,  1-  5

7,  7-11
7,12
7,13-14
7,15-20

7,21-27

9,10-13


4,23-27



8, 23-27
14,26-23


9,23-25

14,13-21
15,32-39

11,28-30
22,34-40


18,12-14


20,1-16



16,13-20










21,  1-11


26,26-28




26,36-46
26,57-67

27,39-44
27,27-37

28, 1-10








28,16-19
26,64













  6, 1-6








 1,10-11
 9,  2-  8


























 2,15-17






 4,35-41
 6,45-54


 5,35-43

 6,35-44
 8,  1-  8


12,28-32









 8,27-30










 11,  1-10


  14,22-24




14;32-36
14,53-65

15,16-28


16, 1-8








16,14-18
 14,62-63




 2,6-7

 2,11-12
 2,1-7


 2,39
 4,16-30
 2,49

 2,51



 3,16-17

 3,21-22
 9,28-36




 6,20-23





11 , 2 – 4



12,33-34
16,13
12,22-31
  6,37-38
     41-42
11,  9-13
  6,31
 13,24
   6,43-44

  6,47-49
13,25-27
  5,29-32
 18, 9-14
 19, 1-10
   6,17-19



  8,22-25


   7,11-17
   8,40-56

   9,10-17



10,25-28


 15,  4 -7
        8-10
       11-31




  9,19-21










 19,28-38


 22,19-20




 22,39-46
 22,54-55
       63-71
 23,26-36


 24, 1-10








 24,36-49






















  5,19-45
 14, 8-29
  16,1-15
































  8,16-21



 11, 1-44
   6, 1-13




  8, 1 -11








 6,67-71
 4,  7-26
 6;35-58
 8,12
 8,23-24
10,22-39
14,  1-29
 10,  1-18



 12,12-19
 15,  1-  8
  15, 13-17

  17,   1-26




 18,13-14
       19-24
 19,  1- 24


 20, 1-10







     21,15-25
 20,19-23
 16,16-33
 








No comments: