Cuối
cùng rồi thì cũng vào những ngày cuối năm, mọi người bận rộn công việc… nhà,
anh bạn ngoài đời nói với tôi: “Mấy ngày này vào cơ quan chẳng thấy ai, muốn
tìm ai ra siêu thị hoặc chợ Tết thì gặp liền”. Anh ta tếu táo nói: “Vẫy tay chào
xếp... A anh ! đi sắm đồ cho chị hả ?”, “Mọi người như nhau thôi”. Người ta tất
bật với cái Tết.
Thông
tin từ các báo chí, phi trường chật cứng, ga quốc tế cũng như ga quốc nội, tàu
xe căng thẳng… mọi người tìm đủ mọi cách để về quê nhà, quê nhà là đất nước Việt
Nam hoặc quê nhà là tỉnh thành nào đó mình đã sinh ra, có gia đình, bạn bè và
những người thân yêu đang sinh sống.
Mấy
hôm trước có một Nữ Tu đến thăm và chào tôi để về quê ăn Tết với gia đình, chị
đang sống trong một cộng đoàn chỉ có 4 chị em, chị là một trong hai chị lớn,
còn hai em đệ tử nữa đang làm việc chung với các chị. Cộng đoàn của chị hoạt dộng
trong một miền truyền giáo, một vùng đất còn mới nguyên chỉ có vài gia đình
theo đạo. Có lần tiện dịp tôi đã đến thăm nơi đó, hoàn cảnh sống khá khó khăn,
cơ sở vật chất thiếu thốn, miền quê nghèo, hẳn các chị đã phải hy sinh rất nhiều
hơn các cộng đoàn đã ổn định.
Tôi thắc mắc hỏi chị: “Sao lại về quê, thế còn công việc ở
Giáo Họ thì sao, Tết nhất không có gì à ?" Chị trả lời:
“Con cũng không biết, chẳng có gì, cha xứ bảo con không có việc gì đâu, về quê
đi, mấy ông trùm cũng nói vậy, họ bảo ngày Tết chẳng có gì, các xơ cứ về quê
đi, thì chúng con về”. Tôi
chia sẻ với chị: “Thế mình đi tu, nhất là đi truyền giáo thì đâu là gia đình
mình ? Đâu là nhà mình ? Gia đình ruột thịt hay cộng đoàn nơi mình được sai đến
?”
Vấn
đề là quan niệm về cuộc đời dấn thân và chọn lựa cuộc sống. Không phủ nhận tình
cảm gia đình ruột thịt là thiêng liêng và cần thiết, thậm chí còn cần thiết cho
đời tu một cách đặc biệt, từng người Tu Sĩ nếu không được sự hỗ trợ của gia
đình chắc khó có thể đứng vững mà tiến bước, gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc
và cần thiết cho đời dâng hiến. Nhưng khi được chọn vào đời dâng hiến, gia đình
chính để mình dấn thân phục vụ và yêu thương lại là cộng đoàn tu của mình và cụ
thể là cộng đoàn nơi mình được sai đến.
Như một người đã đi lập gia đình, sinh ra và lớn lên ở
gia đình cha mẹ mình, nhưng khi quyết định dấn thân với một người khác để làm
nên một gia đình mới, thì gia đình mới ấy chính là gia đình của mình, với chồng
với vợ và với các con của mình, mình được mời gọi sống chết cho gia đình mới
này. Không người cha hay người mẹ nào mà có thể mặc kệ gia đình mình đang gầy dựng
mà quay về sống cho ông bà nội hay ông bà ngoại, rồi bảo đây mới là gia đình
mình ! Nói như thế không phải là phủ nhận điều răn hiếu thảo, ngược lại, người
tu còn phải sống triệt để điều răn này hơn ai hết nếu muốn trở nên chứng nhân của
Nước Trời.
Họ
bảo không có việc gì làm. Tôi chia sẻ với người Nữ Tu đó về mục vụ: Việc làm có
hay không là ở mình. Sao không mở cửa Nhà Nguyện và kêu gọi mọi người đến suy
tôn Lời Chúa trong các ngày đầu năm mới, cho họ rước lễ nếu không mời được cha
đến dâng Lễ ba ngày đầu năm, đặc biệt là ngày mồng hai kính nhớ ông bà tổ tiên
? Sao không có chương trình mời các bạn trẻ bất kể lương giáo đến chơi ít là một
ngày tại Nhà Nguyện của Giáo Họ, một ngày khác cho thiếu nhi, lên chương trình
vui chơi lành mạnh, cùng nấu cơm ăn uống với nhau ? Sao không dùng những ngày Tết
là cơ hội để viếng thăm các gia đình, chúc Tết bất kể lương giáo trong khu vực
? Sao không thực hiện những cuộc viếng thăm những người già neo đơn, những bệnh
nhân, những người tật nguyền, những người kém may mắn ? Qua các cuộc thăm viếng
đó chúng ta hiểu người dân hơn, thấu đáo hoàn cảnh của họ hơn và nhất là xây được
những nhịp cầu thân ái với mọi người.
Chúng
ta có biết rằng trong những ngày Tết thì mọi người, nhất là các bạn trẻ, dễ bị
sa ngã nhất không ? Rảnh rỗi sẽ nhậu nhẹt, cờ bạc và vui chơi bất cẩn, dẫn đến
những tai họa khốn khổ cả đời. Chúng tôi có kinh nghiệm cứ sau những ngày lễ, Tết,
thì tình trạng nạo phá thai tăng đột biến. Tình trạng đâm chém do say xỉn và bất
đồng khi nhậu nhẹt vui chơi dẫn đến đả thương. Nếu chúng ta không quan tâm giúp
họ thì ai sẽ là người giúp họ, và sứ mạng của chúng ta là sứ mạng gì ? Chúng ta
đâu phải là những công chức tôn giáo để rồi chỉ làm việc theo lễ nghi, theo lịch
hành chánh.
Đức
Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi: “Hãy mở cửa Nhà Thờ”. Chúng ta có nghe lời kêu gọi
này không ? Đức Thánh Cha kêu gọi: “Hãy đến vùng ngoại biên, vùng tiền đình dân
ngoại”. Chúng ta có nghe lời kêu gọi này không ? Hay chúng ta đọc hết nhưng
không… nghe gì hết !
Có
một điều phải thành thật nhìn nhận và học tập nơi Giáo Hội Phật Giáo, đó là cửa
Nhà Chùa mở liên tục trong các ngày cận Tết, trong Tết và sau Tết, các nhà tu
hành Phật Giáo tiếp khách liên tục trong các ngày Tết, họ thi hành nhiệm vụ tôn
giáo một cách cần mẫn, lư hương, đỉnh đồng, nhang đèn Nhà Chùa nghi ngút khói
hương như những lời khấn cầu hòa quyện bay lên Thượng Đế.
Ngày
Tết là ngày mà con người chúng ta có nhu cầu tâm linh rất lớn, ai cũng cầu mong
được năm mới bình an, hạnh phúc, mạnh khỏe và nhiều may mắn, ngoài bàn thờ ở
gia đình họ sẽ đến đâu để cầu an và lãnh phước ? Có cánh cửa nào của Nhà Thờ
Giáo Xứ mở ra để tín hữu đến cầu an không ?
Tôi
cũng chia sẻ với chị Nữ Tu kể trên. Gần như tất cả các Tu Sĩ trẻ hôm nay đều
vào nhà tu khi đã lớn, do đó bạn bè thân quen thời niên thiếu ở tại quê nhà, hầu
hết đã lập gia đình, theo truyền thống tình cảm, họ rất mến mộ người bạn đi tu,
nên những ngày Tết nếu người bạn đi tu về nhà, họ không ngần ngại tổ chức họp mặt,
mời đi ăn uống liên tục, hết nhà này đến nhà kia, cộng thêm với những sinh hoạt
vui chơi của gia đình, sự đông đảo anh em về hội tụ và giờ giấc cơm nước thất
thường, các vị Tu Sĩ khó giữ được đầy đủ giờ Kinh Nguyện, Thánh Lễ, chứ đừng
nói đến giờ nguyện gẫm, điều đó có ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng của mình
không ?
Để
“Tân Phúc Âm hóa”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói cần phải có những cảm xúc mới với
Tin Mừng, lòng nhiệt thành mới với sứ mạng và phương cách mới với hoạt động. Phải
chăng năm mới là điều kiện thuận lợi để chúng ta nhìn lại mình, mà tìm cái mới
bởi Thần Khí Thiên Chúa.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 26 Tết,
26.1.2014
No comments:
Post a Comment