Friday 20 April 2012

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi:



Ví dụ “Người Con Hoang Đàng”

Lc 15: 11-32: Đúng hơn phải gọi là “Ví dụ về tình Phụ tử”

Ví dụ lấy một truyện như sinh hoạt thời ấy nêu lên nhiều cảnh tương tợ. Nhưng ý nghĩa không chỉ cốt truyện mà thôi, nhiều nét trong truyện đã muốn ám chỉ đến điều Chúa Yêsu muốn dạy rồi, những nét ta gọi là những nét tỉ dụ. Nhưng không thể lấy chi tiết và ép vào đó một ý nghĩa.

Ví dụ gồm có 2 phần:

-Phần I nói đến lòng nhân lành vô biên của Thiên Chúa. Người sung sướng khi thấy kẻ bị hư đi được trở lại, như Cha thật tình yêu con, và vội vàng làm tiệc.

-Phần II: Có tính cách biện hộ: Nói đến sự phản đối của người con cả trước thái độ của cha. Đó là tình trạng thực tế Chúa Yêsu đã gặp: ví dụ nói ra cho những người có thái độ giống như người con cả. Nhưng khi một ví dụ có hai đích nhắm đến sau quan trọng hơn. Vậy ví dụ trước tiên có mục đ1ich biện hộ cho Tin mừng trước những người chỉ trích đã kê trong 15: 2. Lòng mến của Thiên Chúa thật là vô biên, đó là điều diễn ra trong thái độ của Chúa Yêsu.

Ví dụ không phải nói lên một sự thật muôn đời nơi Thiên Chúa: ví dụ không thể tách khỏi sứ vụ của Chúa Yêsu. Ví dụ không nêu lên một tín điều về bản tính hằng có của Thiên Chúa: như thể Thiên Chúa là lòng mến, Người đoái thương đến những ai hướng về với Người, như thể không cần đến việc môi giời và thập giá của Chúa Yêsu, mà cũng trở thành con cái Thiên Chúa được. Bởi đó phải nhấn đến nhập đề của đoạn Lc 15: 1-2. Chính việc Chúa Yêsu giao dịch với những người thu thuế và tội lỗi mà Ngài đã bị những người nhân đức oán hận, nhưng chính trong cách xử thế của Ngài mà Thiên Chúa hoạt động và thu họp những kẻ thuộc về Người.

 (còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)

No comments: