Wednesday 20 April 2011

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mạc Khải Cứu Rỗi (tiếp theo)


Lược sử các sách Cựu Ước

Thời Hy Lạp

-Thời này không có trước tác hay văn kiện lịch sử về đương thời đó (trong lịch sử Israel, thời này thiếu tài liệu lịch sử hơn cả. Chúng ta không biết đích xác nước Yuđê, có những biến chuyển nào).

-San định lần cuối cùng về sưu tập lịch sử gồm có các sách: 1-2Ký sự, Ezra, Nêhêmya. Tác giả thiên về lễ bái tế tự.

-Các truyện đạo đức:

Tôbya (được viết giữa người Do thái kiều)

Esther (bản Hy Lạp có tán rộng hơn nơi nhiều khúc).

-Văn chương khôn ngoan:

sách Giảng viên (cũng gọi theo tiếng Hipri là Qohelet) những suy tư có vẻ triết lý về vấn đề hạnh phúc.

sách huấn ca (cũng gọi là sách BenSira, Siracide: gồm có những châm ngôn về đời sống, viết vào lối -180).

-Văn chương Khải huyền: Zakarya 9-14

Ysaya 24-27?

Từ thời Macabê về sau (-167…)

-Lịch sử:

Sách 1Macabê thuật lại các sự kiện xảy ra giữa 175-134 (trình thuật có giá trị lịch sử, nhưng cũng có những đoạn phóng đại tán rộng).

Sách 2 Macabê thuật lại các biến cố xảy ra trong -187-160: trình thuật thiên về dạy dỗ đạo đức hơn.

-Truyện đạo đức sách Yuđita (viết sau -100), Thiên Chúa quan phòng cứu Israel bằng những phương thế yếu đuối.

-Văn chương Khôn ngoan:

Sách Khôn ngoan (một trước tác minh giáo phát xuất tự Do thái kiều Ai cập (lối năm -50).

Sách Barúc (gồm có một Ai ca và suy tư về sự khôn ngoan).

-Văn chương Khải huyền: Đaniel được soạn xong trước -163 (nhưng trong đó lại có những truyền thống xưa về Đaniel).

Một cái nhìn tổng quát về việc cấu thành sách thánh đó cho ta thấy cái đặc sắc của Kinh thánh: yếu tố tôn giáo ngoi lên tự cái chất nóng hổi của sinh hoạt nhân loại ngang qua nhiều giai đoạn. Mục đích hướng tôn giáo của Kinh thánh dẫu định nghĩa thế nào đi nữa, thì có một điều chắc là chúng ta phải tìm ra chính trong việc Kinh thánh trình bày sinh hoạt nhân loại và phàm tục như có thực trong lịch sử. Nói được Kinh thánh không thoát tục tí nào. Đàng khác, ta thấy được Kinh thánh gồm rất nhiều loại sách, cũng như nhiều loại văn. Nhưng điều làm cho Kinh thánh tất cả có một sự duy nhất đích thực là vì toàn thể các yếu tố khác nhau đó được kết lại xung quanh một cái nòng, tức là trình thuật lịch sử: một sinh hoạt của một nhóm người ngang qua gần hai ngàn năm. Các phần Kinh thánh khác cũng hướng theo cái trình tự lịch sử đó và phải được hiểu theo khung cảnh lịch sử.

Bây giờ nhìn chung các sách tất cả, thì ta thấy được không có sách nào được viết xong trước thế kỷ 8 (trước kỷ nguyên). Trườc thời đó thì có những truyền khẩu, hay văn kiện này khác, chứ một quyển sách như có trong qui điển hiện tại đều xuất hiện sau các tiên tri mà chúng ta còn có lời sấm (Amos, Hôsê, Ysaya, Mica) và như vậy các sách đều mang ảnh hưởng, dấu tích của các tiên tri. Đạo Môsê từ đều được hiểu theo nhỡn giới của Lời Chúa do các tiên tri là phát ngôn nhân. Và đạo Do thái muộn thời được hướng dẫn bởi Lời Thiên Chúa nơi các tiên tri; do những người thuộc hàng môn đệ các ngài, chính họ kết thúc Qui điển theo tinh thần các tiên tri. Nhưng các tiên tri đã gặp một tiên tri có trước họ: Môsê, vị sáng lập Dân sống trong Giao ước.

Cái cốt tủy của Kinh thánh Cựu Ước là:

Giao Ước bỏ ngỏ cho sự can thiệp của Thiên Chúa do

LỜI THIÊN CHÚA NƠI CÁC TIÊN TRI

Lm Nguyễn Thế Thiuấn, CSsR

(trích Tài liệu giảng dạy, phổ biến nội bộ)

No comments: