Tuesday 24 July 2018

Gm John Spong: Bài 4 Kinh thánh yêu cầu gom gộp nhiều sự kiện


Chương 2
Kinh thánh yêu cầu
gom gộp nhiều sự kiện
(Bài 4)

Hồi thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhiều người ở Giuđêa thấy mình cứ bị giam-hãm mãi ở Babylon. Phần đông trong họ, là những người bị đưa đi lưu-lạc cả một đời người sau lần bị đội binh của Nêbuchadnezzar đánh cho bại trận vào năm 586, trước Công nguyên (*1).

Các nhà chép sử vẫn coi thời-điểm này là giai-đoạn tồi-tệ nhất trong lịch-sử Do-thái-giáo từ đó đến nay. Có vị, lại bị vướng mắc vào một thứ như nguyên-lý hiểm-nghèo so với ý-thức-hệ khác trong đạo.

Lâu nay, dân con mọi người không chỉ quan-niệm theo cách lạ lùng như thế, nhưng họ còn tạo cớ sự để đưa ra lời chỉ-trích thậm-tệ về nhiều thứ. Đất nước bé nhỏ đầy phiền-toái nói đây, vẫn tự coi mình là “dân con được chọn” theo cung-cách đặc-biệt. Hầu như, mọi giải-thích lịch-sử đều dựa trên quan-niệm đặc-thù của một nhóm chủng-tộc được Chúa chọn. Phần lớn lối suy-tư về đạo của nhóm người này, chỉ cốt thừa-nhận định-nghĩa rất thực-tế về đất nước họ.

Khó khăn đầu, là do họ tin-tưởng rằng: ngoài họ ra, tất cả các dân tc ngoại-bang đều không là dân được chọn”. Bởi thế nên, họ luôn coi mình ở thế hơn hẳn dân nước khác. Một đất nước cứ luôn coi mình là dân được chọn, sẽ không tránh khỏi thái-độ ngạo mạn coi người khác/nước khác như ở dưới cơ hoặc thuộc hệ-cấp bên dưới. Thành thử ra, ta luôn thấy lằn ranh phân-cách giữa hai cụm-từ nói chung và bất lợi, đó là: “không được chọn” và “bị chối-bỏ”.

Thật ra thì, khó lòng tránh khỏi sự thể là cụm-từ “bị chối bỏ” theo quan-niệm ở đây, lại có nghĩa đặc-biệt khi nó trở thành một thứ giáo-điều bắt buộc mọi người phải tin theo. Sở dĩ có chuyện ấy, là vì Thiên-Chúa không chọn bất cứ ai theo cách đặc-biệt hết. Bởi thế nên, việc bị chối-bỏ, ganh-ghét, nặng thành-kiến được minh chứng nơi kẻ được chọn, do sự thể là họ theo gương bắt chước các hành-xử thánh thiêng theo kiểu họ hiểu.

Theo cách này, thế-giới chia ra làm hai loại, một là: người theo Do-thái-giáo đã “được chọn và loại kia là dân ngoại không được chọn. Ý-tưởng này, lâu nay vẫn lớn mạnh với người Do-thái-giáo từng lưu-lạc suốt nhiều thời. Ý-tưởng ấy, càng được củng-cố vào thời-điểm tướng/lãnh người Ba-Tư là Cyrus thoạt lúc chiếm đóng Babylon ông đã cho phép người mất nước được về quê cũ sau khi lưu lạc những ba thế hệ.        

Khi đội-quân Do-thái-giáo bị đánh bại và thành Giêrusalem thất thủ, thì việc -đày và lưu-lạc lại đã dấy lên nhiều vấn-đề thần-học khá rắc-rối đối với người bị giam-hãm. Họ luôn ngỡ-ngàng tự nhủ:

“Giả như ta thật sự là dân con được chọn, thì điều đó nào có nghĩa gì đối với ta khi bại trận? Phải chăng Thiên-Chúa của ta đã nên bất-lực? Có nghĩa gì không khi dân con được chọn lại trở-thành kẻ không nhà đằng-đẵng cả thế-kỷ? Quả cũng lạ, khi Thiên-Chúa Đấng thánh-thiêng lại đối-xử với dân được chọn cách đặc-biệt!”

Không khả-năng, lại cũng chẳng muốn hy-sinh tình-huống ưu-ái của “dân được chọn” và vẫn mong cứu Thiên-Chúa khỏi bị kết tội là Đấng bất-tài, vô-lực, tức: Ngài hoàn-toàn bại trận nên bị dồn vào chốn “tha phương cầu thực” nên họ mới giải-thích lý do tại sao Ngài phải như thế.

Và như thế, thất bại và thân-phận đày-đọa, là hình phạt Chúa gửi vẫn chất chồng lên vai kẻ chống-đối, hoặc bội phản. Rồi từ đó, các thần-học-gia nhà ta lại sẽ lý-luận và/hoặc đấu-tranh/cãi-vã đến không ngừng.

Thành thử, Giao-ước là hiệp-ước hai chiều. Và, Thiên-Chúa chấp-nhận làm Chúa-tể xứ miền Giuđêa. Đổi lại, dân con Ngài đồng ý tuân-giữ các giới luật do Ngài lập và chấp-nhận yêu-cầu Ngài đòi hỏi. Và khi dân thất-bại, họ bèn lý-luận: do bởi ta không giữ luật Torah hoặc không tôn-thờ Chúa như luật buộc, nên mới như thế.

Vì thế nên, các lãnh-tụ phải ra tay thúc-bách mọi người, khi việc lưu-vong đọa-đày đã ổn-định bèn quay về Giuđêa tái-thiết thành Giêrusalem, quyết giữ luật thật nghiêm-túc thể theo đòi hỏi cứng-ngắc về phụng-tự. Bằng không, e rằng sẽ phải để Thiên-Chúa trừng-trị theo cách giận-dữ, và do bởi Ngài thất-vọng về kẻ được chọn, nên sẽ trừng-phạt “dân được chọn” lần nữa bằng cách đẩy họ đi lưu-đày, như khi trước.

Lý-luận lạ lùng này, đã tạo niềm tự-hào dân-tộc và lòng sốt-sắng đối với đạo một cách có hiệu-quả. Và, công-tác rao giảng đầy lòng nhiệt huyết đã giúp những người theo Do-thái-giáo thay đổi mà quay về với xứ sở đầy hứng thú, nhiều nghị-lực. Khi ấy, các lãnh-tụ tôn-giáo/chính-trị bèn phối-kết nhau với hậu-thuẫn từ ông Ezra và Nêhêmiah là hai ngôn-sứ trổi trang nhiều thời. Hai ông này, phải hướng-dẫn mọi người trở về quê cha đất tổ hầu tái-thiết đất nước giàu đẹp của mình. (*2)

Tuy nhiên, nhiều điều phức-tạp về sự quân-bình về siêu-nhiên vẫn được đưa ra ngõ hầu bảo-tồn sức mạnh của Thiên-Chúa và lai-lịch của dân được chọn. Tất cả đặt nặng trên vai bậc tiên-tổ người Do-thái-giáo. Phải chăng tiền-nhân của họ trở nên yếu kém, đầy lầm lỡ những bất toàn? Thật khó đổ lên đầu tiên-tổ dân được chọn mọi trọng- trách mỗi khi xảy ra thiên-tai/thất-bại, cả khi họ chứng-minh được rằng: mọi việc đều do ý Chúa định-đoạt!  

Kể từ đó, các vấn-nạn đầy ý-nghĩa đặt ra qua câu hỏi, rằng: vì sao các bậc tiên-tổ lại nổi đóa bất tuân-phục lệnh-truyền? Sao các ngài chẳng lý gì đến lề-luật? Lý-do nào khiến các ngài không phụng thờ cho đúng cách? Và, đâu là lỗi/tội mà các ngài xưa nay hay vướng mắc? Phải chăng mọi người chúng ta cũng suy-đồi như thế?

Thoạt khi các vấn-nạn này nảy sinh trong đầu mọi người, thì câu trả lời cùng các biện-bạch rẽ chia đã xuất đầu lộ diện ngay khi đó. Và, dân con lưu-lạc trở về đều đã xác-nhận rằng: điều đó không thể đổ lỗi cho bậc tiên-tổ yếu kém hoặc suy-nhược chút nào hết.

Có vị lại cứ biện-bạch cho rằng: bậc tiên-tổ lập gia-đình với người không theo Do-thái-giáo, đã khiến các vị nhiễm phải thói-lệ từ ngoại bang và mang về cho mình các giá-trị ngoại-tại khiến gây hại cho việc phụng thờ nay không đúng cách. Và, yếu tố ngoại-tại đã làm nguy-hại cho truyền-thống xưa nay ta luôn giữ; và từ đó, khiến mọi người chúng ta phải trọn-vẹn nhượng bộ lập nghi-thức phụng thờ theo cách khác. Và từ đó, các ngài đành nhận trách-nhiệm về các thất-bại và cả đến sự việc ra khỏi nước đầy thách-thức.

Phán xét của Chúa đổ lên đất nước ta, khi ta tha-thứ hết mọi sự, rồi cho phép cử-hành nghi-thức tế-tự theo kiểu vọng-ngoại nhiều sai trái, nữa.

Dê tế thần, nay đã định-hình. Ngoại-bang mới là tội-phạm. Thế nên, trong tương-lai, dân con của Chúa sẽ tỉnh-táo hơn biết rút lui khỏi chốn đó, không chường mặt ra với bất kỳ và tất cả mọi yếu-tố xuất tự ngoại-bang.

Người Do-thái-giáo vốn trở về từ dân ngoại, nay thề-nguyền rằng: khi họ đoạt lại đất đai đã mất và lấy lại được thành Giêrusalem của mình rồi, họ quyết tái-lập tại nơi mình sinh sống, mọi truyền-thống thiết-lập từ thời trước, và nắm chắc rằng các yếu-tố ngoại-lai sẽ không còn được xuất-hiện nữa. Và, dân được chọn” cũng không được để cho người không được chọn xuất-hiện làm phai-mờ lai-lịch của mình. Mọi người buộc phải giữ luật, phải cử-hành nghi-thức tế-tự từng chi-tiết cho đúng cách, không được sửa đổi. Có  như thế, ta mới bảo-đảm rằng: thiên-tai/đại-họa sẽ không đ lên đầu lên cổ con người chúng ta, theo kiểu mới.          

Vấn-đề thần-học, nay được giải-quyết theo cách mới mẻ, đầy lý-thú. Mọi người không được phép buông thả ý-nghĩa của dân được chọn, cũng không được ấp-ủ tầm nhìn về một Đức Chúa bất-tài, vô-lực.

Đành rằng, luận-cứ nói đây quả cũng sắc-xảo, súc-tích và chặt-chẽ. Chuyện đó, lại cũng cho phép người theo Do-thái-giáo không phải giáp mặt thế-giới thù-nghịch và không cần chứng-tỏ Thiên-Chúa có thể được vời đến khi gặp chuyện cấp-bách trong mai ngày. Ý-nghĩ về sự hãi sợ, tính-cách tưởng-tượng, về thành-kiến cũng như ma-lực lạ-kỳ, nhất nhất đều phải qui về tính yêu nước có từ lúc đó.

Bằng vào uy-lực của lệnh-truyền này, ông Ezra và Nêhêmia đưa người dân vừa đến cùng thực-hiện Giao-ước với Thiên-Chúa qua động-tác tái định-vị pháp-luật. Với quyết-tâm tối-đa, các lãnh-tụ nay đề-xuất qui-chế đã thiết-lập hầu bảo-đảm tính thanh-khiết của sắc dân, chủng-tộc và tôn-giáo hầu xây-dựng lại một Giuđêa hoàn toàn mới.

Qui-chế mới, đòi hỏi người theo Do-thái-giáo nam/nữ từng phối-kết với người ngoài đạo, phải ly-thân tách rời và tống-xuất những người phối-ngẫu không theo Do-thái-giáo ra khỏi xứ sở.

Thêm vào đó, họ còn đòi lớp con trẻ hai giòng từ các hôn-nhân này phải brời nếu không theo Do-thái-giáo. Người phối-ngẫu miễn cưỡng theo Do-thái-giáo đành phải ra đi vào chn lưu-đày cùng với bạn đời bị xua đuổi của mình và các đứa con hai giòng nói trên, chắc-chắn phải đi vào cõi chết, bởi lẽ người ngoài đạo không được phép gia-nhập bộ-tộc như thế, và việc sống sót ngoài bộ tộc vẫn là chuyện khó có thể xảy ra.

Động-lực thúc ép mọi người phải giữ luật đã đưa Giuđêa đi vào giai-đoạn xấu nhất trong lịch-sử đất nước. Các vị chủ-trương luật-lệ đanh thép về sắc-tộc đã tổ-chức nhiều đội kiểm-tra gắt-gao theo dõi họ. Kiểm soát rất kỹ giòng máu/huyết-thống; vì thế nên, đã tạo căng-thẳng khủng-khiếp và việc điều-tra kiểm-soát quá kỹ-càng, đã khiến nhiều gia-đình chu cảnh nhà tan cửa nát. Cá-nhân người dân phải chịu đau khổ đến cùng-cực. Đây, còn là cơ-hội tốt để tru-diệt mọi địch-thủ chính-trị.

Việc cấm-đoán/theo-dõi đã trở-thành tự-động nếu giới thẩm-quyền không thuyết-phục được mọi người giữ thanh-sạch nòi-giống. Sách Dân-số đã ra qui-chế đòi mọi người phải bị sưu-tra ngược về trước đến mười thế-hệ (Ds 23: 3).

từ đó, Giuđêa thuộc về người theo Do-thái-giáo mà thôi. Dân được chọn phải thanh-sạch, không một tì-vết. Các yếu-tố ngoại-lai phải bị tẩy rửa. Nghi-thức phụng-thờ Thiên-Chúa không thể bị bóp mép/vặn vẹo vì thói-lệ lạ kỳ, không mang tính chính-thống. Và khi ấy, chẳng thấy ai nổi lên chống đối thói bài-ngoại này, bởi sự cuồng-loạn về sắc-tộc đã đè bẹp mọi chống-đối. Và, lòng sốt-sắng tuân thủ đạo-giáo cộng với quyền-uy chính-trị đã nổi lên trở-thành hành-động chuyên-chế. Mọi đặc-thù tư riêng, cá-thể và bất cứ giá-trị nào không phù hợp với luật lệ kể trên, đều không được bảo-vệ hoặc phổ-biến.

Tuy nhiên, khi ấy, chợt thấy xuất-hiện một nhân-vật ở Giêrusalem, một người tự mặc lấy cho mình trọng-trách vượt lên trên thành-kiến cố-định, và giáp mặt với nó để rồi chiếm ưu-thế. Nhân-vật này, chỉ đưa ra duy-nhất một vấn-nạn, hỏi rằng: làm sao lại như thế? Nên chăng sử-dụng chiến-thuật khả dĩ đạt thành-công? Các công-kích chính-trị xuất t người dân đều nếm mùi thất-bại. Và, ngồi im không tỏ thái-độ cũng là thái-độ hèn-nhát, thôi.  

Thế nên, cuối cùng, nhân vật này bèn nảy ra ý-tưởng viết lên một truyện kể, theo thể-loại văn-chương chống-đối. Và, văn-bản kể truyện nói ở đây đã ngấm-ngầm xuất-hiện trên đường phố Giêrusalem. Và rồi, nhờ tính chất hấp-dẫn của nó, tức: truyện kể nói đây hợp với lòng dân nên đã lôi cuốn chúng dân nghe theo và đi o đề-tài để bàn cãi. Thế rồi, trọng-tâm vấn-đề đặt ra là hỏi rằng: giới quan-quyền bỏ qua quyết-định nào không đây?

Thật ra thì, sức mạnh ở truyện kể này có thể là sự việc dân chúng tạo nhiều phê-phán về hệ-thống giá-trị do nhân-vật nói trên từng hoạch-định. Bởi thế nên, mọi người thấy rằng mình cũng có thể tạo phán-đoán về chính mình nữa.

Khi truyện kể đã đi đến hồi kết-thúc, tác giả bèn sắp xếp để mõ làng đọc nó lên tại quảng-trường đô-thị, là nơi mọi người tụ-tập hằng ngày. Tác-giả nắm chắc một điều là chúng dân sẽ thẩm-định và cười rộ khi nghe truyện. Và, điểm chính của câu truyện lại sẽ đánh thẳng vào tâm can họ khiến họ nhận ra được chính mình và từ đó mọi thành kiến mà họ mang trong mình, sẽ bị đưa phê-phán ra giữa thanh thiên bạch nhật.

Chuyện tiếp theo, là việc kể lại câu truyện kể do người viết là người do-thái-giáo ẩn danh viết tặng đồng bào mình cách nay khoảng 2,500 năm, thôi.   
   

                                                                                                     (còn tiếp)



Gm John Shelby Spong biên-soạn
Mai Tá lược dịch.
                            

No comments: