Saturday, 3 September 2016

Gs Geza Vermes Diện Mạo Đức Giêsu: Đức Giêsu và Vương Quốc Nước Trời (Bài 55)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 55)


Đức Giêsu
và Vương Quốc Nước Trời

Các trang trước, ta đã bàn nhiều về tư-duy của tín-hữu Đạo Chúa thời tiên-khởi từng hiển-hiện trong sách Công Vụ cũng như thư Phaolô và Tin Mừng Gioan cùng các sách khác. Nay, ta cũng nên tìm-tòi học-hỏi thêm tầm nhìn của Đức Giêsu về các ảnh-hình được nói đến cả trăm lần ở Tin Mừng Nhất Lãm. Bởi, điều này không do Đức Giêsu tác-tạo nhưng cũng đã thẩm-thấu trong tâm-não đầy dự-tưởng của người Palestine thời buổi đó, như một dẫn-nhập đi vào khuôn-khổ của bối-cảnh rộng lớn hơn là Do-thái-giáo.

Vương-Quốc của Đức Chúa, còn gọi là Vương Quốc Nước Trời, được tạo-tác từ nhiều ý-tưởng ở Kinh-thánh về Thiên-Chúa-là-Vua Do-thái-giáo vẫn chuyên-chở một ảnh-hình về quyền-uy tối-thượng của Ngài trên nhóm người này ở thời đầu, với tư-cách là Đấng Tạo Thành thế-giới.

Bằng tầm nhìn Cựu-Ước, quyền thống-trị của Thiên-Chúa trên loài người được thiết-lập theo hình-thức chinh-phục mọi dân-tộc do Đấng Thiên Sai thuộc hoàng-phái tiếp-tục chuyển đổi niềm tin vào Thiên-Chúa đích-thực như đã ghi ở sách Ysaya đoạn 45 câu 14 và ở đoạn 60 câu 3 sau đây:

“Đức Chúa phán thế này:
Tài sản của Ai-cập, lợi tức của Cút,
cùng với những người Xơva cao lớn
đều sẽ về tay ngươi, ngươi sẽ được sở hữu.
Chúng sẽ theo sau ngươi,
mang gông xiềng lũ lượt về với ngươi,
chúng sẽ bái lạy ngươi và khẩn khoản:
"Thiên Chúa chỉ ở với ngài,
không còn Thiên Chúa nào khác,
chẳng có thần minh nào nữ
a."


Và đoạn 60 câu 3 cũng viết như sau:

“Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi,
vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi
mà tiến bước.”

Cũng cùng một khái-niệm tương-tự, vốn khai-triển cả vào thời sau lưu-đày mãi cho đến giai-đoạn hoàn-tất xây-dựng Đền thờ lần thứ hai, tức: từ năm 538 trước Công nguyên mãi đến năm 70 sau Thiên-Chúa. Văn chương giao-thời giữa Cựu và Tân-Ước, cả Cảo Bản Biển Chết cũng đã bổ-túc cho ảnh-hình về một Vương Quốc có đặc-trưng “cánh-chung” về cuộc xung-đột trên hoàn-vũ vào trước ngày có biểu-hiện lần cuối với sự toàn-thắng của Vua Quan Thần-thánh. 

Chẳng cần nói nhiều, lòng nhiệt-thành với cánh-chung đã tự biến-cải để trở-thành hành-vi mang tính chính-trị như lịch-sử Do-thái-giáo ở Palestine từng chứng tỏ suốt nhiều thế-kỷ trước cả thời-kỳ xảy ra cuộc chiến chống La Mã (tức: vào những năm từ 66 đến 70 sau Công nguyên). Nói thế tức là, cả một thế-hệ đã trôi qua sau cuộc sống công-khai của Đức Giêsu ở trần-thế.

Các thế-kỷ sau đó, dù đã qua hai lần thất-bại nặng, ý-niệm chính-trị vẫn tồn-tại theo tư-thế đối-nghịch giữa Vương Quốc Nước Trời chống lại đế-quốc La Mã quá độc-ác. Dù sao thì, các nhà đạo-đức Do-thái-giáo đã ngày càng gia-tăng chú trọng vào lối tưởng-tượng như đi vào Vương Quốc này theo hình-thức bất bạo-động.

Việc mang “ách của Vương Quốc” là do người dân ở đây hết lòng tuân-thủ luật Torah của ông Môsê. Ví-dụ cụ-thể, như: vẫn thấy nơi lời kinh quen thuộc bằng tiếng Aram là Kinh Kaddish có gốc-nguồn rất sớm từ thời của các tư-tế vẫn trị vì, có khi còn sớm hơn thế nữa.

Lời kinh đây, không qui về giai-đoạn đền thờ Giêrusalem bị tàn-phá; thế nên, ta có thể đặt mốc thời-gian vào thời trước đó, lúc con dân Do-thái-giáo kêu cầu Thiên-Chúa thiết-lập Vương Quốc của Ngài ngay vào giai-đoạn hiện-tại, như có viết:

“Trong thời ngươi còn sống và trong những tháng ngày của ngươi… một cách cấp-tốc và chỉ trong phút chốc ngắn ngủi.”

Như mọi người dự-đoán, Vương Quốc của Đức Giêsu ăn khớp một cách tuyệt-diệu với ảnh-hình về cánh-chung-luận của các tư-tế mang tính bất bạo động. Điều này báo trước khung-cảnh sống của hàng tư-tế hơn là quảng-bá ý-niệm có tính cánh-chung.    

Và, quan-niệm về một dấn bước mang đầy tính chiến-đấu hướng về Giêrusalem-mới dõi theo bước chân mềm của Đấng Thiên-Sai khi ấy vẫn nặng tính đấu-tranh, là ý-tưởng độc-quyền của sách Khải Huyền, ở Tân Ước.

Không gì rõ hơn tầm quan-trọng, được các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm từng nêu lên quan-niệm về Vương Quốc Nước Trời. Bằng vào yếu-tố cho thấy điều này được mở ra và khép đóng một truyện kể về Đức Giêsu. Tuyên-bố đầu đời của Ngài được tác-giả Mác-cô trích-dẫn, lại liên-quan đến việc Vương Quốc Nước Trời đang trờ tới, thế nên ta cần phải thay-đổi mọi hành-xử. Đó là ý-tưởng được Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 15, cũng như Tin Mừng Mátthêu đoạn 4 câu 17 đề ra như sau:

“Ngài nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên-Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."     

Và, Mt 4: 17 cũng đã ghi:

“Từ lúc đó, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng: "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần."

Điều này được thiết-lập, là để trả lời cho câu hỏi cuối-cùng khá ngây-ngô của tác giả sách Công-Vụ lại đặt để nơi miệng tông-đồ câu hỏi đặt ra với Đức Giêsu, sau 40 ngày dài Ngài lại cứ cắt nghĩa cho đồ-đệ mãi một điều về Vương Quốc Nước Trời, như đoạn 1 câu 6 sách này, từng ghi như sau:

“Bấy giờ những người đang tụ-họp ở đó hỏi Ngài rằng:
"Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi-phục vương quốc Israel không?"

Tác-giả Tin Mừng này/khác lại khiến chúng ta hiểu một cách đúng-đắn rằng: các ngài vẫn bận-tâm với quan-niệm về Vương Quốc Nước Trời; và các ngài vẫn thiết tha làm những gì cần làm ngõ hầu thiết-lập nên tính-chất của sự việc Đức Giêsu luôn kêu gọi mọi người thực-hiện ý-tưởng đó.

Vốn không là nhà lý-luận trừu-tượng, Đức Giêsu không bao giờ tỏ-bày cho mọi người biết rằng chính Ngài đưa ra ý-nghĩa chính-đáng của ý-niệm này. Ngài tìm cách mô-tả Vương Quốc của Thiên Chúa qua các ảnh-hình ở dụ-ngôn tương tự, chứ Ngài không nói rõ Vương Quốc Nước Trời là thế nào. Ngài nhất-quyết giúp mọi người hiểu làm sao Ngài và những người theo Ngài lại phải sống thực vào lúc Vương Quốc ấy đã chín mùi để thực-hiện.

Người Do-thái-giáo và tín-hữu Đạo Chúa lại vẫn thích bàn-luận về ngày giờ Vương Quốc của Chúa xuất-hiện với dân-gian. Sách Đanien vốn là âm-vang của đạo-giáo rất Do-thái vào buổi giao-thời giữa Cựu và Tân Ước, lại từng bước và từng bước đã ngang qua mỗi dấu-chỉ mà họ bắt gặp, cốt để phác-hoạ ngày Chúa quang-lâm như các chương 9-12, còn nói rõ.

Bài giảng-dạy về cánh-chung-luận lâu nay vẫn được mọi người hiểu là do Đức Giêsu thực-hiện, chỉ là bản văn của Hội-thánh tiên khởi từng viết ra, lại đã gom gộp lời gợi ý này đến gợi ý khác nói về giai-đoạn cuối của thế-giới ta đang sống, như: chiến tranh, bách-hại, Thiên Sai giả, cả đến các tượng đúc mang tên “loại bỏ mọi cảnh tiêu-điều” đặt ngay nơi cung-thánh, là nói về việc triệt-hạ Đền Thờ mà Tin Mừng Máccô đoạn 13 câu 5-20, cùng Tin Mừng Mát-thêu đoạn 24 câu 4-22; và Tin Mừng Luca đoạn 21 câu 8-24, đều đã ghi.


-Ở Tin Mừng Máccô 13: 5-20, ta thấy viết:

Đức Giêsu bắt đầu nói với các ông: "Anh em hãy coi chừng kẻo bị người ta lừa gạt. Sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính Ta đây!", và họ sẽ lừa gạt được nhiều người. Khi anh em nghe có giặc-giã và tin đồn giặc-giã, thì đừng khiếp-sợ. Những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là chung cục. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có động đất ở nhiều nơi, sẽ có những cơn đói kém. Những sự việc ấy là khởi-đầu các cơn đau đớn.

"Phần anh em, anh em hãy coi chừng! Người ta sẽ nộp anh em cho các hội-đồng và các hội-đường; anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết. Nhưng trước tiên, Tin Mừng phải được rao-giảng cho mọi dân tộc.

"Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên-Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói. Anh em sẽ nộp nhau cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù-ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.

"Khi anh em thấy Đồ-Ghê-Tởm-Khốc-Hại đứng ở nơi nó không được phép đứng -người đọc hãy lo mà hiểu! -, thì bấy giờ ai ở miền Giuđê, hãy trốn lên núi; ai ở trên sân thượng thì đừng xuống và đừng vào lấy gì ra khỏi nhà; ai ở ngoài đồng, đừng trở lại lấy áo choàng của mình. Khốn thay những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó! Anh em hãy cầu xin cho điều ấy đừng xảy ra vào mùa đông. Vì những ngày đó sẽ là những ngày gian nan đến mức từ lúc khởi đầu, khi Thiên Chúa tạo thành vạn vật cho đến bây giờ, chưa khi nào xảy ra và sẽ không còn xảy ra như vậy nữa.”     


-Còn, Tin Mừng Mátthêu 24: 4-22 lại cũng viết giòng tương-tự như:

Đức Giêsu đáp: "Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em, vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính Ta đây là Đấng Kitô", và họ sẽ lừa gạt được nhiều người. Anh em sẽ nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã; coi chừng, đừng khiếp sợ, vì những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là tận-cùng. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những cơn đói kém, và những trận động đất ở nhiều nơi. Nhưng tất cả những sự việc ấy chỉ là khởi đầu các cơn đau đớn.

"Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghét vì danh Thầy. Bấy giờ sẽ có nhiều người vấp ngã. Người ta sẽ nộp nhau và thù ghét nhau. Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người. Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.

"Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm chứng cho mọi dân tộc được biết. Và bấy giờ sẽ là tận cùng."

"Vậy, khi anh em thấy đặt trong nơi thánh Đồ Ghê Tởm Khốc Hại mà ngôn sứ Đanien đã nói đến người đọc hãy lo mà hiểu! thì bấy giờ ai ở miền Giuđê, hãy trốn lên núi, ai ở trên sân thượng thì đừng xuống lấy đồ đạc trong nhà, ai ở ngoài đồng, đừng trở lại phía sau lấy áo choàng của mình. Khốn cho những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó!

Anh em hãy cầu xin cho khỏi phải chạy trốn vào mùa đông hay ngày sa-bát. Vì khi ấy sẽ có cơn gian nan khốn khổ đến mức từ thuở khai thiên lập địa cho đến bây giờ chưa khi nào xảy ra, và sẽ không bao giờ xảy ra như vậy nữa. Nếu những ngày ấy không được rút ngắn lại, thì không ai được cứu thoát; nhưng, vì những người được tuyển chọn, các ngày ấy sẽ được rút ngắn”.


-Và, Tin Mừng Luca 21: 8-24, lại cũng bảo:

“Đức Giêsu đáp: "Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính ta đây", và: "Thời kỳ đã đến gần"; anh em chớ có theo họ. Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu". Rồi Ngài nói tiếp: "Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.

"Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.

Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch-thủ của anh em không tài nào chống-chọi hay cãi lại được. Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.

"Khi anh em thấy thành Giêrusalem bị các đạo binh vây hãm, bấy giờ anh em hãy biết rằng đã gần đến ngày khốc hại của thành. Bấy giờ, ai ở miền Giuđê, hãy trốn lên núi; ai ở trong thành, hãy bỏ đi nơi khác; ai ở vùng quê, thì chớ vào thành. Thật vậy, đó sẽ là những ngày báo oán, ngày mà tất cả những gì đã chép trong Kinh Thánh sẽ được ứng nghiệm.

Khốn thay những người mang thai và những người đang cho con bú trong những ngày đó! "Vì sẽ có cơn khốn khổ cùng cực trên đất này, và cơn thịnh nộ sẽ giáng xuống dân này.

Họ sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ bị đày đi khắp các dân các nước, và Giêrusalem sẽ bị dân ngoại giày xéo, cho đến khi mãn thời của dân ngoại.”

Ông Phaolô lại cũng vẽ lên một bản-đồ chi-tiết có thời-khắc-biểu về việc Đức Kitô quang-lâm đến lại, như đã ghi ở thư Thứ hai gửi cộng-đoàn Thessalônikê đoạn 2 câu 1-9 như sau:

“Thưa anh em, về ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta quang-lâm và tập-hợp chúng ta về với Ngài, tôi xin anh em điều này: nếu có ai bảo rằng chúng tôi đã được Thần-khí mặc-khải, hoặc đã nói, đã viết thư quả-quyết rằng ngày của Chúa gần đến, thì anh em đừng vội để cho tinh-thần mình dao-động, cũng đừng hoảng-sợ. Đừng để ai lừa-dối anh em bất cứ cách nào.

Tên đối thủ tôn mình lên trên tất cả những gì được gọi là thần và được sùng bái, thậm chí nó còn ngồi trong Đền Thờ Thiên Chúa và tự xưng là Thiên Chúa. Khi tôi còn ở với anh em, tôi đã từng nói những điều ấy, anh em không nhớ sao? Anh em biết cái gì hiện đang cầm giữ nó, khiến nó sẽ chỉ xuất-hiện được vào thời của nó.

Thật vậy, mầu-nhiệm của sự gian-ác đang hoành-hành. Chỉ đợi người cầm giữ nó bị gạt ra một bên, bấy giờ tên gian-ác sẽ xuất-hiện, kẻ mà Đức Giêsu sẽ giết chết bằng hơi thở từ miệng Ngài, và sẽ tiêu-diệt bằng ánh huy-hoàng, khi Ngài quang-lâm.

Còn việc tên gian-ác xuất-hiện là do tác-động của Xa-tan, có kèm theo đủ thứ phép mầu, dấu lạ, điềm thiêng, và đủ mọi mưu gian chước dối, nhằm hại những kẻ phải hư mất, vì đã không đón-nhận lòng yêu mến chân-lý để được cứu-độ. Vì thế, Thiên Chúa gửi đến một sức-mạnh mê-hoặc làm cho chúng tin theo sự dối-trá; như vậy, tất cả những kẻ không tin sự thật, nhưng ưa-thích sự gian-ác, thì sẽ bị kết-án.”

Tuy nhiên, ngoại trừ bài giảng thuyết về cánh-chung khá chói tai, Tin Mừng Nhất Lãm lại mô-tả Đức Giêsu như người có đầu óc xa lạ như thể Ngài là người hành-tinh, khi Ngài đưa ra quan-điểm như thế.

Ngài bị chống-đối ở các nơi và người nghe đòi Ngài phải giải-thích ý-nghĩa và lý-do, bởi Ngài đã không tin vào linh-cảm hoặc những điềm báo trước, như có ghi ở Tin Mừng Luca đoạn 17 câu 20, qui về Tin Mừng Máccô đoạn 8 câu 11-13, và cả Tin Mừng Mátthêu đoạn 12 câu 38-39, đoạn 16 câu 1-4, Tin Mừng Luca đoạn 11 câu 16, 19 cũng viết như sau:

-Lc 17: 20: “Người Pharisêu hỏi Đức Giêsu bao giờ Triều-Đại Thiên-Chúa đến. Ngài trả lời: "Triều-Đại Thiên-Chúa không đến như một điều có thể quan-sát được.” 

-Mc 8 11-13: “Những người Pharisêu kéo ra và bắt đầu tranh-luận với Đức Giêsu, họ đòi Ngài một dấu lạ từ trời để thử Ngài. Ngài thở dài não-nuột và nói: "Sao thế-hệ này lại xin một dấu lạ? Tôi bảo thật cho các ông biết: thế-hệ này sẽ không được một dấu lạ nào cả." Rồi bỏ họ đó, Ngài lại xuống thuyền qua bờ bên kia.”

-Mt 12: 38-39: “Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pharisêu nói với Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ." Ngài đáp: "Thế-hệ gian-ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn-sứ Giôna.”

-Và, Lc 11: 16, 29: “Kẻ khác lại muốn thử Ngài, nên đã đòi Ngài một dấu lạ từ trời”, “Khi dân chúng tụ-họp đông-đảo, Đức Giêsu bắt đầu nói: "Thế-hệ này là một thế-hệ gian-ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giôna.”

Tích-cực hơn, –và rõ ràng là điều này đối-nghịch lại lời cảnh-báo trong các bài thuyết giảng về cánh-chung-luận, Đức Giêsu từng cực-lực phủ-nhận việc Ngài biết rõ năm tháng ngày giờ Vương Quốc của Chúa sẽ trờ tới, bởi điều ấy chỉ mình Chúa biết thôi. Xác-định này, được Tin Mừng Máccô đoạn 13 câu 32 và cả Tin Mừng Mátthêu đoạn 24 câu 36 cũng nói đến:

-Ở Mc 13: 32, ta thấy rõ:

“Còn về ngày hay giờ đó, thì không ai biết được, ngay cả các thiên-sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi.”    

-Và, Mt 24: 36 cũng viết y hệt:

“Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên-sứ trên trời hay cả người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi.”

                                                                                                (Còn tiếp)


Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược-dịch

      
 

   

No comments: