Wednesday 5 May 2010

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu rỗi:



Ít điều đại cương

Sách thánh gồm hai loại sách: CỰU ƯỚC và TÂN ƯỚC

CỰU ƯỚC:


-Do thái (cùng Thệ Phản chỉ nhận có): 39 quyển chia làm: Lề Luật (Torah) tức là: ngũ Thư, Tiên Tri (Nebiim) tiền (từ Giosua đến 2Vua), hậu (hết các tiên tri); sách khác (thánh thư: Kêrubim)

-Công giáo nhận có 45 quyển chiếu theo bản Hy Lạp, trong số đó những sách như Do thái nhận: Qui điển chính và Qui điển thứ. Còn các sách chỉ có trong bản Hy Lạp và chia tất cả làm: Lịch sử, Giáo huấn, Tiên tri (gồm cả Đaniel).

Theo đức tin, đặc điểm của Sách thánh là: THẦN HỨNG, nghĩa là Thiên Chúa là tác giả các sách đó (Người đã muốn các sách đó dưới hình thức hiện có, và người thực sự đã thực hiện).

Nhưng tin thế không phải là nhận các sách đó hoàn toàn đều là mặc khải một định nghĩa đích xác. Các sách đó là bằng chứng của mặc khải, văn kiện mặc khải. Nhưng không phải vì thế mà thành một kho sự thật siêu thời gian, tuyệt đối từ đầu chí cuối. Mỗi sách có vai trò trong toàn thể mặc khải- nhưng bao giờ cũng mới chỉ là một yếu tố trong Mặc khải toàn diện.

Ngoài Thiên Chúa, và được Thiên Chúa dùng cộng tác, có tác giả trần gian (vì thế mà ta thấy rành rành cá tính của tác giả đó: tâm não, ý tưởng, hoàn cảnh).

Cắt nghĩa việc cộng tác giữa Thiên Chúa và tác giả nhân loại thế nào thì chỉ nói được rằng: Thiên Chúa dùng người ta cộng tác làm cho sách đó nên tất cả là của Thiên Chúa và tất của người ta.

Làm sao ta biết được Sách nào có thần hứng: không có dấu nào cả theo chủ quan: chỉ biết ta chỉ có thể chịu lấy do Hội thánh, mà cuối cùng Hội thánh cũng dựa trên mặc khải (dân Chúa đã được Chúa cho biết Người ban cho mình những gì).

Các sách Thần hứng Hội thánh biết được và lược kê ra trong QUI ĐIỂN (Canon)

TÍNH CÁCH VÔ NGỘ CỦA SÁCH THÁNH: không có sai lầm trong Kinh thánh. Xác tín đó làm sao đi được với những điều không xác đáng chúng ta đã tạm vạch ra trên kia. Cần thiết phải dịch nghĩa rõ rệt: Sai lầm là gì: một phán đoán sai – một điều không xác đáng- nhưng mà người ta nhận lấy và cam kết nhận như thế và dạy kẻ khác.

VÀI NÉT ĐỊA LÝ

Phalệtin ở trong một dải đất thấy xuất hiện những nền văn minh cựu trào nhất: thung lũng sông Nilô, bình nguyên phù sa hai sông Tigra va Frat.

THUNG LŨNG NILÔ

Sông Nilô (Si-Hor): nguồn: Hồ Victoria (Trung tâm Phi Châu) dài 6,400km.

Lụt đem nước có phù sa tối màu, kéo từ tháng 6 đến tháng 10. Những lụt tai hại nếu không được người canh phòng điều chỉnh. Công việc đó phải huy động sức lực nhiều người. Bởi đó sông Nilô: vừa cấu tạo địa dư (thung lũng rộng 4-15km và Delta) vừa bắt dân ven bờ tổ chức, chung vai cộng tác và đành chịu kỷ luật: một sông gầy dựng đế quốc.

Ai cập (Mishrù, Misrayim – còn tiếng Aiguptos: Het-ku-Pxtah) 2 phần: thung lũng (Ai cập thượng) (pa-ta-resj: Patros KT); Delta (Ai cập hạ). Có những đặc tính riêng, nhưng bổ túc cho nhau, không rời nhau.

Địa thế: tiện lợi (giao dịch với Phi Châu nhiều người và súc vật), với biển đỏ (thương mại: sản vật quí, trầm hương, gỗ quí, đá quí…) Bán đảo Sinai (mỏ đồng, lâm ngọc), Địa Trung Hải.

LƯỠNG HÀ ĐỊA

Làm thành do 2 sông (cùng lấy nguồn trong một vùng: Armonia) Tigra (ngắn hơn) Frat: do lụt hàng năm (tháng 3-6) đem nước và phù sa, nhưng lại đòi người ta chung lưng đấu cật để trị thuỷ và bởi đó đòi một xã hội có kỷ luật.

Liên lạc: Vịnh Ba Tư thông với Biển đỏ (Ai cập). Đông nhờ thung lũng các sông mà giao dịch với Elam Iran Tây (có đường giao thông với Tiểu Á, Syri…)

SYRI + PHALỆTIN

Một ngã tư đem các dân tộc chung đụng với nhau.

Không có duy nhất chính trị (nhiều dân tộc) và vì địa dư.

Cơ sở cân đối (một dải đồng bằng duyên hải, một dãy núi, một đường nẻ sụp rồi lại một dãy núi liền khớp với cao nguyên sa mạc) nhưng lại đoạn tục nhiều làm gãy khúc cơ sở cân đối.

PHALỆTIN

Cương giới tự nhiên: Bắc: sườn Nam Libăng và Hermôn (Khe Nahr el-Qasimiyeh); Nam: vùng Negheb (bán sa mạc); Đông: ven sa mạc Syri-Ảrập; Tây: Địa Trung Hải.

Gồm trong: vĩ tuyến 330 15’ (Đan) – 310 13’ (Ber-seba): 250km

kinh độ 340 17’ – 360 : 150km

Diện tích không quá 34.000km vuông: chia làm 5 phần chính.

DUYÊN HẢI: từ Ràs en-Nàqùrah đến Gaza (180km).

Ràs-en-Naqùrah đến Carmel (30km) rộng từ 6 đến 10km, có mũi Ac-cô (Akkà), từ đó đến Carmel : vịnh hơi kín, hải cảng duy nhất Carmel-Jaffa: duyên hải thẳng và đều, cánh đồng Sa-ron rộng từ 5km đến 15km, có nhiều đôn cát – có khe hay sông (Nahr ez-Zerqà, Nahr Iskanderuneh, Nahr el-Auga hay Yarqôn).

Jaffa-Gaza (đất Philistia: Peleset): rộng hơn (20km) trồng lúa mì, mạch nha – bên trong miền đồi nỗng: Sefelah.

MIỀN NÚI: Một dãy núi quãng rồi choải dài biến trong Negheb rộng 50-60km – cao: Bắc (900m), giữa (5-60m), Nam (7-800m).

GALILÊ chia làm thượng (núi Gebel Germaq 1208m) – hạ (5-600m) nhiều mưa, đất tốt nơi thung lũng, cao: rừng đôn cỏ.

ESEREION: 250km vuông – các ngả giao thông cắt nhau, trục giao thông đắc dụng mọi thời, nhiều trận mạc xảy ra.

SAMARI núi cao dần về phía Nam, đứt quãng bởi những mảnh đồng bằng hay thung lũng. Sản xuất: dầu Oliva, lúa, đôn cỏ.

YUĐÊ núi cao dần đến đỉnh Tell el-Asur (Baal Hasôr 1016m) rồi lại xuống (núi Scopus 837m) rồi lên lại đến 1020m (Ramet el Halil) từ Hebrôn thì xuống dốc để ăn khít với Negheb.

Ít thung lũng, ít nước non, giao thông khó khăn. Negheb: khô cháy, buồn tẻ, lòng khe, sông quanh năm cạn, càng xuống Nam tính cách sa mạc càng rõ.

RÃNH YORDAN từ sườn Hermôn đến El-Aqabah: dài 440km, rộng 20km sâu hoắm xuống – có: hồ Huleh (sâu 3-4m, rộng 14km2, 5x6km). Hồ Tibêriade (212m, sâu 45m, rộng 165km2: 21x13km). Yorđan từ Hồ Tibêriade đến Biển chết 105km, xuống 180m. Nhưng dòng sông 300km vì ngòng ngoèo.

Biển chết: 394m, sâu 433m, rộng 245km2, 17x76km. Nước rất mặn.

ĐÔNG YORĐAN: Tây rất dốc xuống, Hố Yorđan, Đông choài vào sa mạc bị cắt bởi các sông Yarmuk, Yabboq, Armôn mà chia ra nhiều vùng. Basan, Golan, Aglun, El-Belqà (hai xứ này: Galaat), vùng el-Kerak.

KHÍ HẬU

Hai ảnh hưởng (biển và sa mạc) chi phối lẫn nhau nhiều ít tuỳ chỗ.

1) Mùa: chia bởi mưa hay không.

Mùa chính: tháng 11 đến tháng 3

Phụ thêm: đầu mùa (tháng 10) và cuối mùa (4-5).

2) gió:

- Đông: Gió từ Tây hay Tây – Bắc đem mưa lại. Ít trận gió Tây, Tây-Nam (không đem mưa, nhưng sương). Còn ít trận gió Đông, Đông-Bắc (lạnh và khô).

- Hè: thời khô nắng (khí chuyển bởi cả vùng Lưỡng hà địa đến đảo Ky-rô có áp lực rất hạ, khí tự I-ran và Tiểu Á ùa đến sau khi đã ngang qua Hắc hải và Địa Trung Hải không đem mưa, nhưng có sương). Thỉnh thoảng có những trận Kham-sin (Syri gọi là Shlouq) vào đầu hay cuối mùa: thứ gió nóng và khô (tự sa mạc xung quanh Biển Đỏ đến).

Ngoài ra trong xứ có gió biển thổi nhẹ vào – có những trận cuồng phong bất ngờ.

3) Mưa: Phân phối khác chỗ kể từ duyên hải đi vào và từ Bắc xuống Nam – đàng khác cũng phải để ý đến sường núi, và rặng n1ui làm khuất gió Liban 2,000mm – Bắc Galilê: 1000mm. Samari 70mm, Yêrusalem: 575mmm, Gaza, Đông Galilê và Đông Yorđan: 400mm – Nhưng Biển chết: 100mm (đã là sa mạc).

4) Nhiệt độ:

Đông

Mossul

Alep

Yêrusalem

Jaffa

Yêricô

44 ngày

36

31

28

40

27 đêm

21

17

24

Ngày: 10

-

12

17

0: đêm

-

6

10

THẢO MỘC

Giáp Địa Trung Hải:

Hình thức thiên nhiên: xưa có rừng gồm những cây lá xanh.

Nông sản: đặc biệt: cây đầu Oliva, nho, lúa mì.

Bán sa mạc (200-500mm nước mưa)

Hình thức thiên nhiên: đồng cỏ theo mùa

Nông sản: ngũ cốc (lúa mì, mạch, có thể vườn tược khi có suối: vùng mà người Ả Rập gọi là ghoutta)

Sa mạc: không hẳn là trơ trụi – ít bụi gai – khi có nước: thì người ta trồng chà là, cây cổ.

THÚ VẬT

Thú hoang: xưa có voi, báo, sư tử… Nay còn chó sói, chồn (ít)

Syri: gấu, heo rừng. Chim: cò, diều hâu, đa đa, cu cu…

Mục súc: ngựa, lớn hiếm có (Do thái và Ả Rập đều kị), bò lừa, cừu, dê, lạc đà.

DÂN SỐ HỌC

Dân chúng thường kiện tráng (thực phẩm tạp loại, điều hoà)

Nhưng chiếu theo thống kê: 1896: Phalệtin thôi, có 450,000

1930: Ả Rập mà thôi, có: 850,000

1937: người ta đã cảm là đất đã thiếu (một phần là cũng do bởi phong trào Sinh của Do thái – Nhưng dân số tăng gần gấp hai cũng làm cho xung đột nên gây cấn hơn.

Vậy vào nhửng thời thịnh xưa thì trung bình xung quanh một triệu.

TÍNH CÁCH XÃ HỘI

Bán sa mạc: Miền nông nghiệp (ngũ cốc phát xuất tự đây)

Văn minh cựu trào nhất (phong tục, biến ngôn xuất hiện, có liên lạc với những hoạt động của người ta)

Giao thông dễ dàng: thương mãi, chiến tranh.

Đô thị (trong những ghoutta): tổ chức chính trị phải mạnh.

Sông lớn: phải tổ chức để khai thác”đế quốc”, cả Tiểu Á dựa vào những cống hiến văn minh của họ.

Bán sa mạc là vùng lịch sử hùng vĩ: kinh tế, chiến tranh, tinh thần, nghệ thuật, tôn giáo.

Đại giá: áp chế, chênh lệch giai cấp, tôn giáo có thể mặc những hình thức quái đản.

Núi: Giao thông khó khăn – trồng trọt nhiều thứ loại làm cho những xã nhỏ có thể sống tự lập: dân chúng liên kết đủ để tự lập thôi. Quyền bính trung ương không thể tự tiện áp bức. Không có cơ sở để thiết lập một nước hùng cường, gánh vác một vai trò lịch sử đáng kể.

Sa mạc: Hệ thống xã hội du mục (không dựa trên kinh tế giữa người với người) – danh dự - tôn giáo (sự trung thành với bộ tộc làm người ta kiên trung cùng thần hoàng, ít biến ngôn, lễ bái) – nhưng sa mạc và canh thổ luôn có giao dịch ít hay nhiều.

VŨ TRỤ THÀNH HÌNH

5.000.000.000 vũ trụ hiện tại bắt đầu (tuổi của kim khí tiên khởi)

3.850.000.000 tuổithọ của một tấm mica tại Transvall.

3.500.000.000 một miếng Galène de Rosetta (Transvall)

2.500.000.000 khởi điểm của sự sống.

500.000.000 Đệ nhất kỳ (Ère primaire): thú vật cựu trào nhất được biết.

200.000.000 Đệ nhị kỳ (Ère Secondaire: crétacé) thời loài bò sát khổng lồ.

70.000.000 Đệ Tam kỳ (Ère Tertiaire) loài có vú xuất hiện. Thời cấu tạo núi non – hồ Yorđan (cuối gọi là Pliocè).

2.000.000 Đệ Tứ kỳ. Loài người hình như đã xuất hiện.

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR

No comments: