Tuesday 30 June 2009

SỐNG CHUNG VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ - Lm Mai Van Thinh

Con người không chỉ là s tng hp được liên kết bi nhng chi th; nhưng là mt hin hu bao gm thân xác và linh hn. Tuy thân xác con người thuc v lãnh vc t nhiên, l thuc vào hòan cnh và môi trung sinh sng, nên con người d b ‘tc hóa’. Nhưng tht ra, nh có t do và ý chí và nht là bị thu hút v phía linh thiêng; vì thế họ đủ kh năng để vut qua lãnh vc t nhiên mà đi vào cnh gii siêu nhiên để ri có kh năng kết hp vi Thiên Chúa và tha nhân. Như thế, t căn bản con người đã là mt mu nhim đuc tim tàng và n du trong mt thân xác tuy yếu hèn; nhưng li có mt năng lc phi thường để vượt qua các gii hn ca chính mình và đến vi tha nhân.

Con người không đựơc to dng như mt sinh vt đơn độc, nhưng để sống liên kết vi người khác. Con người là nn tng ca s hip thông, s hòa hp trong tương quan mt thiết vi chính mình, vi thế gii, vi tha nhân và vi Thiên Chúa. Đây chính là đim quan trng mà con người có th thiết lp và xây dng thm thiết mi tương quan gia mình vi Thiên Chúa và gia mình vi nhau. Tht vy, không ai có th hin hu mà không cn đến người khác; không t mình mà nên người nếu không được hp th và nuôi dung bởi người khác. Trong tiến trình này, con người không da vào nhng kinh nghiệm ca ch nghĩa cá nhân, hoc nhng suy tư ca triết hc; nhưng bng cách cho đi chính mình cho người khác. Vi hành động hiến thân (ch không phi tiến thân) này con người tìm được s sung mãn, s an tòan cho chính bn thân.

Thì ra việc thiết lập tuơng quan ca chúng ta là hu qu ca mi liên h (giao ước) ca Chúa vi ta. Chính Chúa là sc mnh giúp ta thc hin tt các mi liên h vi tha nhân. Tuy nhiên, có nhiu người than th là yêu Chúa thì dễ nhưng thương người li khó. Thánh Gio-an nói: “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà li ghét anh em mình, người y là k nói di; vì ai không yêu thuơng người anh em mà h trông thy, thì không th yêu mến Thiên Chúa mà h không trông thy.” (Gio-an 4:20) Vn đề yêu và ghét không đơn gin như thế. Tự thâm tâm nào tôi có dám ghét ai; ghét h cũng chng đem li điu gì b ích cho tôi. Nhưng thuơng anh n ch kia sao mà khó thế. Đây là điu tôi nói tht. Căn c trên kinh nghiệm bn thân, điu làm tôi đau kh không phi là thuơng / ghét ai; hoc người đó thuơng hay ghét tôi. Nhưng chính s lnh lùng ca tôi (tha nhân) đối vi tha nhân (tôi ) khiến tôi đau kh. Phi chăng Chúa ca tôi và Chúa ca tha nhân khác nhau? Có nhiu người nhân danh Chúa th sng th chết. Khi th xong mi biết h dùng Chúa làm b mà th để đem li phn thng v (phe) mình. Chúa ca chúng ta qu tht l lùng; b li dng mà vn yêu thuơng; b xua đui mà vn không lai b mt ai; b giết chết mà vn hy sinh… Tht phi thung và khó hiu. Chính vì khó hiểu nên chúng ta cần chọn thái độ thn phc kính tôn. Và Chúa chng h b rơi mt ai, như li Chúa phán trong sách tiên tri Isaia ‘Thiên Chúa phán thế này… Có ph n nào quên đuc đứa con thơ ca mình, … Cho dù nó có quên đi na, thì Ta, Ta cũng chng quên nguơi bao gi.” (Is 49:8a, 15)

Chúa không hề bỏ rơi ai. Còn chúng ta có để ý và quan tâm đến tha nhân trong cộng đòan của chúng ta không? Hoặc ta nghĩ sao về mối tương quan giữa ta và tha nhân?

Khi nói đến tương quan, thì chúng ta nghĩ ngay đến cộng đòan. Một cộng đòan dù nhỏ bé như gia đình hoặc rộng lớn như Giáo hội hay thế giới sẽ là tòa nhà hạnh phúc nếu tất cả các thành viên đều biết sống cho nhau. Trái lại, nếu họ chỉ nghĩ và sống cho quyền lợi riêng, thì không cần đi tìm ‘hỏa ngục’ nữa; nó hiện diện ngay trong lối sống ích kỷ đó. Vì thế, cũng chẳng ngạc nhiên khi nhìn thấy những va chạm, bất hòa hay đổ vỡ tại các cộng đòan có lối sống như thế. Một điều đáng buồn là chúng ta lại quá dễ dàng hòa hợp với lối sống đó. Và như cơn bịnh ung thư, nó cứ thế lan rộng và ăn dần vào từng bộ phận và giết dần giết mòn các chức năng khác của thân thể.

Đây không phải là chuyện mới mẻ gì; vì ngay từ thủa sơ khai, khi Tin Mừng bắt đầu được rao giảng, các tín hữu tụ họp thành cộng đoàn, một mặt họ chuyên cần nghe giáo huấn của các Tông đồ, hiệp thông với nhau trong việc bẻ bánh và cầu nguyện, làm gương sáng cho người khác (Cvtd 2:42-43). Mặt khác họ lại chia rẽ và gây tổn thương cho cộng đoàn (1Cor 11:17-33). Những nguyên nhân gây ra tình trạng chia rẽ trong cộng đoàn thì nhiều. Thật đáng buồn nhiều lúc mầm mống của sự chia rẽ lại xẩy ra trong giới lãnh đạo; như thỉnh nguyện của Gio-an va Gia-cô-bê: “Xin cho hai anh em chúng con, một người đuợc ngồi bên hữu, một người đuợc ngồi bên tả của thầy, khi Thầy đuợc vinh quang.” (Mk 10:37). Tham vọng quyền bính đã khiến các ông nhìn sai lạc mục tiêu và sứ vụ của Đức Giê-su. Các ông vẫn tin tưởng rằng Đức Giê-su đến để khôi phục vương quyền Israel (Cvtd 1:6). Và một khi vương quyền đã được khôi phục, các ông cũng được chia chác quyền lực. Các tông đồ kia cũng có tham vọng như thế, nhưng không ‘bon chen’ và ‘nhanh miệng’ bằng hai anh em ông Gio-an, vì thế đâm ra tức tối (Mk: 10:41). Đây là một trong những nguyên nhân trọng đại khiến cộng đòan - dù nhỏ bé như gia đình, hay rộng như Giáo hội - bị phân tán. Anh chị em đều có kinh nghiệm này: Gia đình không bị đổ vỡ vì con cái, chúng có thể là nguyên nhân gây ra sự bất đồng trong việc giáo dục. Nhưng nguyên nhân chính yếu thường xẩy ra bởi cha mẹ. Thay vì hỗ tuơng để xây dựng, các bậc cha mẹ lại xử dụng uy quyền để thống trị nhau. không nguời nào chịu thua người nào. (Trong khi đó, thua cũng là nghệ thuật sống chung trong gia đình. Khi bạn thua là lúc bạn thắng. Thắng chính mình để sống cho nguời khác hầu đem lại bầu khí an vui và hạnh phúc cho gia đình.) Như căn nhà bị dột, đã dột thì thuờng dột từ trên nóc. Việc cần làm là hàn hay vít lại những lỗ dột. Nhưng nếu dùng chậu để hứng nuớc chảy ra từ những lỗ hổng. Cuối cùng nhà dột vẫn dột và những lỗ hổng đó sẽ hổng to hơn.

Giáo hội ngày nay lắm phe nhiều phái cũng chỉ vì các đấng có quyền không biết đối thọai, nhường nhịn, sửa lỗi và tha thứ cho nhau. Cuối cùng không còn ai nghe ai nũa, hậu quả là sự phân tán. Cùng tin vào một Chúa, thế mà ngay trong Giáo hội còn có Đông Phuơng với Tây Phuơng; rồi Anh Giáo, Baptist, Lutheran, v.v…

Không cần nhìn những sinh họat công đòan ở các nơi khác, cứ nhìn những gì đã và đang xẩy ra nơi cộng đòan trong thời gian qua. Những biến cố dồn dập xẩy đến khiến cho cộng đòan bị phân tán. Điều đau khổ nhất là sự phân tán đó không xuất phát hay được khởi động bởi tầng lớp giáo dân. Nhưng lại xẩy ra do sự bất hòa nơi hàng ngũ lãnh đạo (khiến cho cả cộng đòan bị lãnh đạn). Nguyên nhân cũng chỉ vì ‘các đấng các bậc không còn đối thọai và làm việc chung được với nhau’. Thay vì quên đi những sai lỗi của nhau, để nếu không tiếp tục làm việc chung được với nhau, thì ít nhất cũng nên tôn trọng vị trí ‘tá điền, là những kẻ được sai’ của mình để tôn trọng công việc mà bề trên đã trao cho người khác. Nhưng chỉ vì nông nỗi nhất thời hoặc tôn thờ chủ nghĩa ‘cái tôi’, chỉ một mình và duy nhất mình ta mới làm nên sự việc. Vì vậy, họ kéo nhau lên gặp bề trên với danh nghĩa là đối thọai; nhưng thật ra là kiện tụng, đổ lỗi cho nhau và tranh phần thắng về mình. Những người được sai lẽ ra phải thực hiện lệnh truyền của Đấng đã sai họ. Trái lại miệng thì nói có, nhưng hành động lại là không. Thật đúng như ý nghĩa của bài Tin Mừng về du ngôn hai người con được cha sai đi làm vườn nho. Câu trả lời của anh thứ nhất là không; nhưng sau đó hối hận lại ra đi làm. Còn anh kia đáp rất lịch sự ‘thưa ngài, con đây’; nhưng cuối cùng anh lại không đi (Mt 21: 28 – 30). Giống như thế, nhiều người trong chúng ta, miệng thì nói ‘có, có, thưa ngài con đây.’ Nhưng hành động thì không… Trong lúc suy niệm bài Tin Mừng này, lòng tôi cảm thấy bị áy náy. Bởi vì, dường như Chúa muốn nhắc cho chúng tôi nhớ lại rằng làm nhân chứng cho Tin Mừng không chỉ là công việc nói về Chúa mà thôi. Nếu muốn cho lời có hiệu quả và sinh nhiều hoa trái; chúng tôi truớc tiên phải biết sống những gì chúng tôi rao giảng. Và một khi chúng tôi chưa sống đều mình nói thì anh em linh mục chúng tôi là những nguời đau khổ nhất. Vì thế, xin anh chị em cầu nguyện cho chúng tôi biết sống những điều chúng tôi giảng dậy. Bởi vì giả như chúng tôi chưa làm đúng thì Chúa sẽ phù trợ; bằng không công lý sẽ được áp dụng theo tinh thần ‘nhận nhiều trả nhiều; nhận ít trả ít’. Nhưng hiệu quả trước mắt là cộng đòan bị phân hóa; dân chúng không tìm được gương sáng. Từ đó, họ chán nản và chạy theo hướng khác. Thậm chí có nhiều người chán quá rồi bỏ tham dự những nghi thức phụng vụ. Hậu quả này ai gánh chịu: cộng đòan.


Như vậy cho chúng ta thấy sống chung, sống hòa hợp, sống đồng tâm nhất trí thật khó khăn. Tuy vậy, vẫn có giải pháp.

Tôi tin chắc rằng tất cả mỗi người chúng ta dù luời đến độ nào, mỗi ngày cũng cầu được một kinh lậy cha. Trong bản kinh của Chúa Giê-su đã dậy có một câu phù hợp với đề tài mà chúng ta đang bàn thảo – Xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha cho người mắc nợ chúng con. Tha thứ theo tinh thần của kinh lậy cha vừa là nguyên nhân vừa là hiệu quả để được Chúa tha. Có nghĩa là nếu muốn được Chúa tha thì ta phải tha cho anh chi em ta trước; và muốn thật sự tha cho anh chị em thì bản thân ta phải cảm nghiệm sâu xa sự tha thứ của Chúa. Chính Chúa là nguổn động lực thúc đẩy ta tha cho nhau. Một khi cầu nguyện là mong đuợc Chúa nhận lời. Không biết những ước nguyện khác Chúa có nhận lời hay không? Nhưng điều cầu xin này, tôi tin Chúa sẽ ban cho. Phần còn lại là bổn phận của chúng ta: biến lời cầu nguyện thành hành động.

Nhưng, thực tế thật phũ phàng. Nhiều lúc chúng ta sẵn sàng tha thứ cho nhau. Nhưng kiểu tha của chúng ta chỉ trên môi miệng. Miệng thì tha nhưng tâm trí vẫn ghìm lỗi của người đó. Nhiều lần tôi đã chứng kiến cảnh con cái đuợc cha mẹ tha cho những lỗi lầm của chúng; nhưng khi tha cho con cái mình, cha mẹ vẫn dặn hờ một câu: lần này ba mẹ tha cho con; nhưng nếu còn tái phạm sẽ tính gấp đôi. Và trẻ em thì hay tái phạm, thế là lần sau cha mẹ không chỉ nói lỗi mà chúng vừa phạm, mà con kể lại những lỗi trong quá khứ nữa. Như vậy, đâu phải là tha thứ. Tha thứ đòi hỏi chúng ta phải quên tất cả những lỗi lầm của quá khứ. Người cha trong dụ ngôn tình phụ tử trong Tin Mừng theo thánh Luca đâu có kể tội của anh con thứ, thậm chí ông ta cũng không cho phép cậu kể lễ về những tội của mình. Ông vui vì con trở về, niềm vui đó đã khiến ông quên hết mọi lỗi lầm của con. Tha như thế mới gọi là tha trọn vẹn. Nhờ việc đón nhận sự tha thứ mà người con có thể hòa hợp với niềm vui của cha. Cậu đã vuợt qua được sự mặc cảm để đồng bàn với nỗi vui mừng của cha cậu.

Tha thứ là bước quan trọng để xây dựng sự hiệp nhất trong cộng đòan. Với khí cụ này, những thành viên trong cộng đòan có nhiều cơ hội để gần nhau hơn. Vẫn biết rằng ‘nhân vô thập tòan’. Và nếu mỗi thành viên trong cộng đòan cứ nại vào những khuyết điểm, những thiếu sót trong cuộc sống thì sức sống của cộng đòan cũng bị trì trệ. Không ai nên Thánh một mình. Bổn phận và trách nhiệm của chúng ta là cùng giúp nhau kiện tòan những thiếu sót. Vì thế, trong yêu thuơng chúng ta còn phải giúp nhau thành tòan và sửa chữa những khuyết điểm của nhau.

Việc sữa chữa này rất tế nhị, đòi hỏi sự khôn ngoan, cần cân nhắc cẩn thận khi góp ý. Đôi khi vì qúa nhiệt tình, thay vì sửa lỗi chúng ta lại lên giọng thầy đời dậy khôn người khác. Như truờng hợp của Thánh Phê-rô: Khi nghe Đức Giê-su loan báo về số phận của Thầy sẽ bị khổ nạn, rồi bị giết chết; Thánh Phê-rô vì quá nhiệt tình lo cho số mạng của Thầy, nên đã kéo Đức Giê-su riêng ra, rồi mới lên tiếng trách Thày: “Xin Thiên Chúa thương đừng để cho Thày gặp phải chuyện ấy!” (Mt 16: 22b) Phêrô lập tức nhận được lời nguyền rủa “Quỉ sứ, lui ra đằng sau Ta”. Sự kiện làm chúng ta chóang váng. Mới vừa được khen là kẻ có phúc vì đã tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa; nay trở thành Satan cản lối Chúa.

Đây là vấn đề cần suy nghĩ để tìm ra câu giải đáp. Như Phê-rô, chúng ta hy vọng đạt đến vinh quang bằng con đuờng thênh thang, không muốn chịu khổ cực, không muốn vào của hẹp. Đó là cái bẫy cực kỳ nguy hiểm. Tước bỏ tất cả những khổ chế, hy sinh ra khỏi tôn giáo và đời sống cá nhân! Chúng ta muốn một tôn giáo hoành tráng, đầy quyền lực huy hoàng để trình diễn hầu thu hút người khác nhìn vào. Đây là một sai lầm dễ sợ, nhưng lại rất phổ thông. Làm sao một tôn giáo như vậy có thể thấm vào lòng người như nước thấm vào đất khô? Chúng ta ước ao một nền phụng vụ gọn gàng, tôn nghiêm với những cộng đồng tín hữu ăn vận chỉnh tề, sạch sẽ, thứ tự nếp nang, nhịp nhàng. Hoàn cảnh ấy giúp cầu nguyện sốt sắng hơn. Nhưng không nên câu nệ vào những hình thức đó như những tiêu chuẩn để lượng định, bắt ép người ta đáp trả tiếng Chúa mời gọi!

Phê-rô không có gì đáng trách, chẳng làm chi nên tội. Tuy nhiên, chính nhờ sự vội vàng và tính bộc trực của Thánh Phê-rô mà chúng ta học đuợc bài học: Nhận rõ Chúa Giê-su là ai, công việc của Ngài làm sao, vai trò của từng người trên thế gian? Sống và họat động ào ào không thể nào nắm bắt được Chúa. Cần ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Sự thiếu hiểu biết của Phê-rô về sứ mạng của Đức Giê-su, và tính bộc trực của ngài nhắc nhở chúng ta bài học: con đường theo Chúa không phải thênh thang mà nhiều cay đắng. Sự sống của chúng ta chỉ có thể đạt tới qua hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa.

Góp ý để sửa chữa những khuyết điểm để kiện tòan là việc tốt. Nhưng ‘vạch lá tìm sâu’ là việc nên tránh. Trên thực tế, chúng ta chỉ nhìn thấy cái xà trên mắt nguời khác, còn cái xà trong mắt ta lại chẳng nhìn thấy. Vậy làm sao đây?

Những phuơng thức sửa lỗi cho nhau đã được trình bày trong Tin Mừng theo thánh Matthew: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi cho người đó, một mình anh với người đó thôi… Còn nếu họ không chịu nghe thì hãy đem theo một hay hai nguời nữa, để mọi công việc đuợc giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu người đó vẫn không nghe họ, thì hãy trình cho công đòan. Nếu cộng đòan mà người ấy cũng chẳng nghe, thì hãy kể họ như một người ngọai hay một người thu thuế.” (Mt 18: 15- 17)

Tác gỉa của Tin mừng thứ nhất quan tâm đến những sinh họat trong cộng đòan. Cộng đòan của ngài chỉ bao gồm khỏang 50 – 60 thành viên. Họ mới trở lại tin vào Chúa; nên những lề lối sống đạo của Do Thái giáo vẫn còn ảnh hưởng trong cách hành xử của họ. Đối nội, họ cần dung hòa những va chạm phát sinh bởi nếp sống mới, nếp sống của Tin Mừng và nếp sống cũ. Đối ngọai, họ sống chung đụng với những người Do Thái chưa tin (bảo thủ, cực đoan) và dân ngọai. Vì thế một việc xấu, dù nhỏ đến đâu, xẩy ra trong cộng đòan cũng chẳng dấu được ai! Chúng ta có thể so sánh họ như một gia đình di dân; một xích mích nhỏ xẩy ra trong gia đình đó cũng chẳng dấu đuợc ai. Bất kỳ chuyện xấu gì xẩy ra tại Cabramatta, thì cả cộng đồng nguời Việt bị mang tiếng lây. Trong môi trường sống đó và nhất là với những va chạm khiến cho các tín hữu của cộng đòan đó phải tự hỏi: tại sao những chuyện như thế vẫn còn. Có cách thức sống nào khiến cho đời sống cộng đòan mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn không?

Chương 18 của Tin mừng theo Thánh Matthew đã đưa ra những nguyên tắc sống chung trong cộng đòan. Đây không phải là những khỏan luật nặng hình thức; nhưng là cẩm nang được linh ứng bởi Thánh Linh nhằm mục đích kiện tòan nếp sống trong cộng đòan theo đúng lời giảng dậy của Chúa Giêsu.

Nguyên tắc sống thứ nhất là một cộng đòan chỉ là cộng đòan Kitô giáo đích thực khi không một thành viên nào bị lọai bỏ. Đặc biệt là những người cô thân tất bạt, những người không có địa vị, những người nghèo đói, những người đang bị lạc hướng đi, v.v.. ; tất cả đều được đón nhận. Không một ai bị hư mất. (Mt 18: 1-14)

Nguyên tắc thứ nhì là không một ai là không được tha thứ trong cộng đòan đó. Tất cả đều được huởng sự tha thứ. (Mt 18: 21-35)

Giữa hai nguyên tắc đó là việc sửa lỗi cho nhau. Việc sửa lỗi này đặt trên nền tảng của lòng mến. Anh em đừng mắc nợ nhau điều gì, trừ phi lòng thuơng mến. Đừng lên mặt thầy đời mà phán xét họ. Việc sửa lỗi này, theo thánh Matthew bao gồm 3 bước:

Bước thứ nhất: Nếu người anh chị em của ta trót phạm tội. Thánh Matthew không nói đến việc người đó phạm tội hoặc có lỗi với ta. Nhưng Ngài nói trống không. Khó xác định đuợc tội của người đó đã trót (lỡ dại) phạm với ai? Nhưng dựa trên mạch văn của đọan Tin Mừng này, ta có thể đóan được ý của thánh Matthew muốn ám chỉ đến tội ở đây là tội phạm đến cộng đòan. Như tội phạm đến công quỹ (xử dụng của chung vào lợi ích riêng tư); hành xử uy quyền một cách bất chính (hiến thân người khác để tiến thân mình); thay vì phục vụ cộng đòan thì lại ‘làm kinh tế’; xử dụng chức vụ làm ố danh việc đạo v.v… Gỉa như ta là người biết trước tiên, thì cũng không đuợc phép nói cho nguời khác. Trong tình bác ái, đừng chờ người đó đến với ta; nhưng ta đi bước trước để đến và đối thọai với họ; giúp họ nhận ra hành động sai lầm đó; rồi nhẹ nhàng đưa họ về với Chúa, về với cộng đòan. Gỉa như họ nhận ra lỗi lầm và nghe ta thì ta đã lợi được người anh em rồi. Trên thực tế, chúng ta thường quên nguyên tắc này. Khi khám phá ra lỗi lầm của ai, thay vì đối thọai với họ; lại đi nói nhỏ cho người khác biết. Cứ vài lần ‘nói nhỏ’ như thế thì chẳng bao lâu cả làng đều biết. Đến khi cả làng, cả xóm đã biết thì cơ may giúp họ nhận ra lỗi lầm để hối cải dường như không còn. Như anh chị em biết là chẳng ai muốn người khác biết những điều xấu của mình; thì cũng đừng bao giờ nói về những điều xấu của họ cho người khác; cộng đòan Kitô- hữu không có nguyên tắc sống đó.

Bước hai: Ít khi chúng ta thành công ở buớc thứ nhất. Bước thứ hai cũng mang một tinh thần như thế. Vẫn vì lòng bác ái mà đến giúp họ. Nhưng cần đến hai hay ba nhân chứng. Cách giải quyết này dựa trên luật của người Do Thái; “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ một tội lỗi nào… phải căn cứ vào lời của hai hoặc ba nhân chứng, việc đó mới được cứu xét.” (Đnl 19:15) Trong đọan tiếp theo Chúa phán: “…Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đó, giữa họ. Lời Chúa phán ở đây thuờng đuợc áp dụng vào việc cầu nguyện. Nhưng dựa trên văn mạch của thánh Matthew, chúng ta có thể áp dụng cho việc sửa lỗi cho nhau. Luật của người Do thái nhấn mạnh đến vai trò của nhân chứng. Thánh Matthew dùng lại khỏan luật đó nhưng theo tinh thần mới của Đức Kitô. Không phải vì sự hiện diện của hai ba nhân chứng mà sự việc mới được cứu xét. Nhưng đó chính là sự hiện diện của Chúa trong đời sống cộng đòan. Sửa lỗi mà không có sự hiện diện của Chúa, việc đó dễ trở thành việc tranh luận và phán xét nhau. Chính Chúa sẽ giúp cho người đó trở lại để cộng đòan đuợc hiệp nhất.

Bước thứ ba: Buồn thảm hơn, giả như người đó vẫn cứng đầu, mới trình cho cộng đòan. Cứ sự thường thì mức độ thành công ở buớc này cũng rất nhỏ. Đã vậy thì hãy coi người đó như một người ngọai hay một người thu thuế. Đến đây, chúng ta tưởng người đó đã bị lọai ra khỏi tình thuơng của Chúa. Thật sự, không. Vì Chúa lại phán: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nuớc Thiên Chúa trước các ông.” (Mt 21: 31) Cộng đòan đã làm hết bổn phận của mình. Nhưng cho dù cộng đòan có thất bại, thì vẫn còn có Chúa. Hãy để người đó cho Chúa; Ngài có trăm phuơng ngàn lối để thức tỉnh họ. Chúng ta thất bại; nhưng tình thuơng và lòng nhân hậu của Chúa sẽ không thất bại. Vì ý của Chúa Cha là tất cả những kẻ mà Thiên Chúa đã ban cho Chúa Giêsu, Ngài sẽ không để mất một ai. (Gioan 6:39)

Tóm lại, dựa vào lời của Chúa, thánh Matthew đã đưa ra những nguyên tắc rất thực tế để xây dựng, tạo tình liên đới và mối dây hiệp thông trong cộng đòan. Tất cả các tín hữu đều có bổn phận và trách nhiệm đối với nhau. Bổn phận này được đặt trên cơ sở của lòng mến và sự tha thứ. Không có tình trạng nên thánh một mình. Phải hiệp nhất và nâng đỡ nhau. Chính sự đồng tâm nhất trí trong cộng đòan sẽ đánh bật sự dữ ra ngòai; để mọi nguời đểu vui hưởng sự an bình của Chúa. Tinh thần phe phái không có chỗ đứng trong cộng đòan Kitô giáo. Mỗi người, dù sống trong ơn gọi nào cũng đều được mời gọi sống cho nhau. Như vậy, người ta mới nhận biết chúng ta là môn đệ của Thầy; là nhân chứng cho những môi truờng mà nhân phẩm còn bị chà đạp; những kẻ cô thế còn bị áp bức bởi thiểu số có quyền; những người chia phe, lập phái để thống trị người khác; v.v..

Cầu xin Chúa ban cho chúng ta thấm nhuần tinh thần của Chúa để hòan tất ý định mà Người đã có khi tạo dựng nên ta; để qua tình bác ái, sự tha thứ chúng ta cùng giúp nhau xây dựng cộng đòan mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn.

_____________________________________Lm Mai Van Thinh

No comments: