Wednesday 21 August 2019

Gm John Spong: Bài 13: Đồng tính luyến ái là thành phần sự sống chứ không phải tai ương


Chương 5
Đồng tính luyến ái là thành-phần sự sống
chứ không phải tai-ương.
(Bài 13)

Thành-kiến, thường hay định-hình nạn-nhân một cách tiêu-cực bằng việc trùm lên người họ đủ mọi hình-thức cốt sao không cho ai thấy được tính nhân-bản ở những người như thế. Nguyên-tắc này hiện rõ trong đầu tôi chỉ mới đây thôi, khi tôi quan-hệ với một Giáo-hội từng bầu chọn nữ-phụ làm thủ-trưởng cộng đoàn (chứ không phải mục-sư). Thủ-lãnh cộng-đoàn, đã can-đảm chọn nữ-phụ vào vai-trò này. Đây, là việc có một không hai trong đời sống giáo-xứ. Và cho đến nay, việc này vẫn là chuyện khác thường đối với Giáo-hội nói chung.

Tuy thế, mục sư ngoại thường này còn cho thấy: đây không là chọn-lựa tốt, xét trên nhiều lãnh vực. Bởi, chỉ một thời-gian ngắn sau ngày bầu chọn, mọi người lại bàn về chuyện ra đi của vị ấy.

Và, Giáo-hội sở tại lại phải bắt đầu tìm mục-sư khác thay thế. Thoạt khi tên tuổi của nữ-phụ thứ hai được cất lên, thì chủ-tịch tuyển chọn đã công-bố chắc-nịch rằng: lần này ủy-ban không còn trông chờ ứng-viên nào khác khi ông quả quyết: “Chúng tôi đã thử nhiều lần mà lần nào cũng thất bại, nên đành thôi”. Nghe thế, người ngồi bàn bên cạnh đã gật gù tỏ bày đồng ý.

Tiếp đó, ông còn nói thêm:

“Giả như quí vị có nam mục-sư nào không làm nhiều người mãn nguyện, hẳn quí vị cũng sẽ bảo: chúng tôi có vị trưởng-lão lâu nay không làm tốt trách-nhiệm do bề trên giao-phó, nên chúng tôi sẽ không kiếm mục sư nào khác mà làm gì!”.

Phòng họp bỗng trở nên im-ắng cách lạ thường. Từ đó, ta lại sẽ bảo: thành-kiến bao giờ cũng hợp tình/hợp lý cho đến lúc nó bắt đầu lộ diện, cách rõ ràng.

Thành-kiến đính-kết vào con người, để rồi từ đó sẽ thấy “khôn-ngoan cộng đoàn” duy-trì nó cho đến khi mọi người coi đó là ý Chúa, mới thôi. Thành thử, thành-kiến chỉ phai nhạt dần khi hai sự việc sau đây xảy đến, một là khi kiến-thức mới tạo đã rũ bỏ đi nền-tảng hiểu biết cũ và hai là, khi con người bắt đầu quan-sát sự việc xảy đến hầu bác bỏ mọi khác-biệt giữa hành-xử mang tính hủy-diệt và việc tỏ bày cuộc sống vốn cho đi và cho mãi.

Dấu hiệu cho thấy: thành-kiến phai-nhạt dần, là khi nạn-nhân từ-chối không để người khác nhận ra mình là ác-thần sự dữ, mới thôi. Thành thử, mọi người đều chào đón lời gọi mời từ “nhóm đồng tính kênh-kiệu.” Điều này tạo cảm-xúc cũng hệt như những gì mà nhiều người thường bảo: “Da màu trông vẫn đẹp!…” Tự chấp-nhận, là thách-đố đối với đám đông quần chúng, nay trở-thành sức-mạnh chính hoạt-động trong giới đồng-tính.

Diễn-đạt theo cách bảo-thủ ở nhà Đạo, lại cũng cho thấy: ngày nay, mọi người ai cũng chịu ảnh-hưởng của phong-trào nhận ra rằng: người đồng-tính dù nam hay nữ, vẫn trổi bật hơn nhiều người khác. Nói cách khác, thì: lịch-sử Giáo-hội cũng đã thay-đổi nhiều về cung cách hành-xử đối với người đồng tính luyến ái.

Diễn-tả rộng rãi hơn, phải nói là: mọi người đều thấy vấn đề đồng-tính luyến ái khi xưa bị Giáo hội lên án gắt gao hồi đầu thế kỷ, thì nay ai cũng ngần-ngại không đề-cập chuyện này khi tụ-tập tham-dự bí tích hoặc lễ lạy khác. Con người ngày nay, không còn coi chuyện đồng-tính luyến-ái như hành-động xấu xa khác gì chuyện giết người, hãm-hiếp, đốt phá và/hoặc xách nhiễu con trẻ. Đã có thời, chuyện đồng-tính-luyến-ái được liệt vào một trong các loại-hình như thế.

Càng ngày con người càng thấy khó định-nghĩa thế nào là “ác-thần/sự dữ” theo cách giản đơn, nên các nhận-định về việc này nay cũng đổi thay rất nhiều. Và, việc phẩm-bình người đồng-tính luyến ái cũng như chấp-nhận phạm-trù đạo-đức, nay khác trước nhờ được tôi-luyện lại.

Cơ-chế Giáo-hội, lâu nay từng giáp mặt với đủ loại biện-luận như thế, đã bắt đầu thay-đổi mọi quyết-tâm, ngõ hầu làm nhẹ bớt thành-kiến sẵn có đối với người đồng tính luyến-ái. Việc chỉnh-sửa sớm nhất, lại ẩn-tàng trong lớp vỏ bọc đạo-đức xưa nay nhà Đạo từng bộc-bạch.

Nay, người đồng-tính luyến-ái được coi là con nhà có Đạo, nên mới hành xử theo cương vị của trưởng-lão trong thừa-sai mục-vụ. Nhiều năm qua, Giáo hội rất mãn-nguyện về công việc nhóm này thực-hiện, bởi: chẳng một ai thấy phiền-hà khi định-vị “vai-trò” thừa sai cho những người như thế.

Đôi lúc Giáo hội, với tư-cách là đấng bề trên/kẻ cả, lại cũng đề-nghị các bậc vị vọng là: “hãy thương yêu kẻ có tội” dù thành-viên nào cũng đều chán ghét tội lỗi. Có điều khôi-hài, là: người được định-vị là hối-nhân sai phạm lại chẳng có kinh-nghiệm gì hết về tình thương-yêu ấy.

Phần lớn người đồng-tính được khuyên bảo là: chớ nên tạo dịp cho tín-hữu thuộc giáo-phái khác tin vào tính nhạy cảm kiểu thể-xác nơi công tác mục-vụ mà Giáo hội từng bác bỏ. Mặc dù thế, giải-pháp được chọn có mang tính tiêu-cực cỡ nào đi nữa, nó vẫn chứng-tỏ là: ta tiến-bộ cũng khá nhiều, chỉ cần hướng về phía trước là xong ngay.

Ít ra thì, thành-kiến vẫn được bảo-vệ hết mình và nhiều dấu hiệu cho thấy có sự tính-toán, lưỡng-lự từ ban đầu. Ngoài ra, lại cũng có điều là: vấn-đề này cũng quan-trọng khiến mọi người suy nghĩ kỹ lưỡng hơn.

Giai đoạn hai của tranh-luận đã khởi sự một khi quyền-lợi kinh-tế và dân-sự của người đồng tính bị đe dọa; khi ấy Giáo-hội về phe với nạn nhân, nên đã thông qua các giải-pháp được định-vị ngõ hầu đạt công-bằng trước luật pháp khi phải giáp mặt với tất cả mọi giới, cả đến người đồng tính luyến ái cũng được chiếu cố, nữa.

Giáo hội lúc ấy mới khẳng định rằng: ta không nên chống trả mọi người chỉ vì họ đồng tính luyến ái. Và, không nên lạm dụng những người như thế về thể xác, dù họ có khuynh hướng tình dục khác-biệt thế nào đi nữa. Người đồng tính phải được phép dễ dàng có tài-khoản vay mượn ngân hàng với tiền lời hệt người thường, dù họ có quá-trình vay mượn xấu/tốt thế nào đi nữa. Đàng khác, ta cũng không nên có biện pháp áp-đặt tài chánh đối với những người ấy.

Hãy tưởng tượng xem trường hợp nam-nhân hay nữ-phụ đồng tính nào đó buộc phải trả tiền phạt kinh-tế khi người ấy không có khả-năng cho bạn cho mình như nội-qui đề cập, hoặc trường hợp người đồng tính không có quyền lợi luật pháp nào hết nếu phối-ngẫu của người ấy chết tại tiểu bang khác.

Nguyên-tắc đặt ra như thế có lý không, khi 10% dân số không thể cưới/hỏi và sống với nhau theo luật của tiểu bang khác? Giả như có cặp phối-ngẫu đồng tính nào muốn lập thế-chấp mua nhà tại khu vực nào đó, ta có nên tỏ ra cởi mở với họ không?

Các chính-trị gia trong mùa bầu cử, thường vẫn phải phân biệt chính-kiến chống lại người đồng tính luyến ái. Tranh đấu cho quyền-lợi của người đồng tính luyến ái không là cách-thức để kiếm phiếu. Cảm-xúc tiêu cực xuất tự các cuộc vận-động tranh cử, thường tỏa chiếu sáng rực cho đến khi các vị buộc phải sử dụng những gì là dư thừa từ phe của mình.              

Vào thế kỷ 17, ngay các phù-thủy từng lộng hành ở một số vùng như: Salem, Massachusetts, vv… cuối cùng, rồi cũng kết thúc cách đột ngột. Tuy nhiên, cho đến ngày ấy, nhiều nữ-phụ bị kết tội hoặc phải ra tòa chịu xét xử hoặc lên án là có tội, rồi bỏ tù và có khi còn bị hành quyết vì đã mê-hoặc. Thành ra, những sự việc như thế xảy ra khá thường xuyên đến ghê tởm, khi sự việc đồng tính được nêu lên như vụ chính-trị.

Và rồi, các giai-đoạn như thế lại phải trả một giá khá đắt, bởi chúng là thành phần của tiến-trình thay thế ý-thức quần-chúng. Như việc triệt-hạ nhóm thiểu số, xem ra đã đánh dấu giai-đoạn chuyển tiếp, cũng rất gần.

Khi có dấu hiệu cho thấy: phần lớn các nơi đặt nặng lên lưng/cổ các kẻ tin từng bảo là: ác quỉ đã trở thành quỉ dữ rồi thì bất cứ khoa-học-gia nào dù có đầu óc sắc-bén đến mấy cũng phải xét lại lối suy tư của mình để có hành-động thay cho nạn-nhân của mình, để rồi ít ra, đảm bảo quyền lợi cá nhân của mình nữa.

Hầu hết nhóm hội/đoàn thể ở Giáo hội, nay đã và đang chuyển động đi vào giai đoạn hai này. Quả đây là bước tiến cũng khá lạ ở chỗ nó luôn thu hút/hấp dẫn dù ở cấp độ ngây thơ đến không thể tin được.

Trong các giải pháp và/hoặc tuyên-bố của các nhà lãnh-đạo Giáo hội và giới chức từng chủ-trương phải vẽ lên sự khác-biệt giữa chiều-hướng tính-dục với hành-động dục tình mới được. Các vị đề-xuất ra chuyện bảo rằng: bởi lẽ con người không thể chọn lựa chiều hướng dục tính, thế nên việc định-hướng ấy không thể coi là hành động tội lỗi được.

Tuy nhiên, khi con người có thể chọn cách hành-xử bất kể mình có hướng bản-thể như thế nào, và do bởi các hành-động dục-tính của đám người có khuynh-hướng đồng tính bị cho là tội lỗi, nên không được phép hành-xử trong khuôn khổ những điều cấm kỵ của Giáo hội. Thành ra, nếu ta sinh ra đã bị định-hướng từ trước rồi, thì ta không thể hành-động trên căn-bản những gì đã định như thế. Và, năng-lượng dục-tình của ta phải bị kềm chế, o ép, thăng-hoa.

Điểm tích-cực của định-kiến này là ở chỗ nó báo hiệu một chân trời mới bảo rằng dục tính không phải là định-hướng có chọn lựa cho bằng thực tại đã được định-vị. Khi bước ngoặt của sự thật này được chấp-nhận thì các trạng-huống cũng như hành-xử khác phái tính bèn bắt đầu thích ứng theo đó, như chúng đã thích-ứng khi ta ngưng dừng lại để không còn nghĩ rằng những người “sử dụng tay trái” đều mang tính bất thường.

Chắc chắn đây là bước tiến về phía trước để nhận thức rằng đặc-trưng thiểu số không nhất thiết phải bất thường mà đúng hơn lại là lối suy-nghĩ về các khác-biệt trong cuộc sống con người. Và như ta thấy rằng con người không thể chọn lựa chiều hướng dục-tính của mình được thì không ai lại có thể chọn làm người “thuận tay phải” bắt đầu có được đường lối của mình, và một số ngôn-từ cũng như các câu kéo hoặc thành-ngữ có thành-kiến đã bắt đầu ra khỏi bảng ngữ-vựng của con người.

“Chọn-lựa phái tính” là một trong các thành-ngữ như thế; nó ngụ-ý bảo rằng con người không thể cứ ngang nhiên đứng giữa giao-lộ rồi mới quyết-định xem mình nên trở-thành người đồng tính luyến ái hoặc có cảm tình với người khác phái tính.

Tuy nhiên, trước khi ca tụng lối thẩm-định này, xin cho tôi phát biểu rằng đây là sự ngây thơ không thể tưởng tượng được. Bởi, làm thế chỉ để nói lên rằng: người có chiều-hướng đồng tính luyến ái cũng có khả-năng kềm chế hoạt-động dục tình của mình như mọi người. Điều đó còn muốn nói rằng: 10% dân số vẫn có thể khẳng định và chấp-nhận độc thân mà người khác đã chuẩn thuận.

Người biết nhiều về đời sống độc thân vẫn hiểu rằng độc thân đích-thực là ơn gọi hiếm có chỉ một ít người được như thế. Ơn gọi hoặc lối sống theo kiểu không thể áp đặt một cách miễn cưỡng lên bất cứ người nào cũng thế.
                                                (còn tiếp)                                                                    
                                                                             
Gm John Spong biên soạn
Mai Tá lược dịch

No comments: